24 tháng 12, 2009

Chúc Mừng Giáng Sinh & Năm Mới 2010




Happy New Year_ABBA





Last Christmas




Felix Navidad






Làng Santa Claus


Quà tặng Giáng Sinh
The Best Christmas Album CD1 (trong tập tin nén gồm 21 bản nhạc Giáng Sinh do: John Lenon+Yoko, Jackson Five, Paul McCartney, Elton John...trình bày)
The Best Christmas Album CD2 (trong tập tin nén gồm 23 bản nhạc Giáng Sinh do: Doris Day, Cliff Richad, Roy Orbison...trình bày)



Ẩm thực truyền thống các nước ngày Noel

Giáng sinh đã về rộn ràng từ ngoài phố đến trong nhà, những bàn tiệc với những món ăn đầy hấp dẫn đang chờ đón tất cả mọi người. Hãy cùng khám phá sự khác biệt trong các món ăn mùa Noel trên khắp thế giới.

Đến Áo khi dạo quanh các chợ Noel lâu đời được khai trương khi bước vào Mùa Vọng (Advent) thì người ta có thể ngửi thấy mùi thơm của bánh quế sực thẳng vào mũi hòa lẫn vào hương nến mật ong từ các cây thông.


Bánh Panettone - Ảnh: tifa-folkdance.org.tw

Sẽ không phải là Năm Mới nếu như người dân Bỉ không được thưởng thức món bắp cải nấu chua choucroute. Nhưng để cho truyền thống được trọn vẹn thì cần phải nhét một đồng xu dưới dĩa hoặc trong túi của thực khách.

Tây Ban Nha thì lại có món cháo trái cây khô và món tráng miệng thì không thể thiếu “Bánh của 7 tầng mây” mà hầu như tất cả các tu viện đều làm.

Ghé qua Ý bạn sẽ được trao tặng chiếc bánh truyền thống nổi tiếng Panettone, được gói trong hộp quà kiểu dáng không thay đổi từ thời Trung Cổ đến nay.


Bắp cải nấu chua choucroute của người Bỉ

Dân Phần Lan thì luôn luôn hảo các món hải sản cho nên các ngày lễ hội không thể thiếu hương vị từ cá hồi hồng, cá hồi trắng, trứng cá, cá tuyết. Nếu bạn tìm được đồng xu vàng trong chiếc bánh của Thánh Basile tại Hy Lạp thì chắc chắn nó sẽ mang lại may mắn và thịnh vượng cho bạn suốt cả năm.


Lutefisk, cá tuyết hầm với cháo đậu

Na Uy có thời tiết trái ngược lại với các vùng đất khác của bắc bán cầu cho nên đón Noel trong ánh nắng chan hòa. Thế nhưng họ vẫn có những món ăn truyền thống như lutefisk, một món cá tuyết hầm với cháo đậu, khoai tây nướng, ba rọi muối, mù tạt và phô mai sữa dê. Nhưng đôi khi lớp trẻ Na Uy cũng “nhảy rào” với món Snow chicken, cá hồi và thịt heo.


Món Tourtière - Ảnh: wheatlessbay.wordpress.com

Bồ Đào Nha thì sao? Đêm 24 thì chúng ta sẽ được phục vụ món súp nghiền cá tuyết. Riêng bàn dành cho những món tráng miệng sẽ được trang trí và trưng bày trong mỗi gia đình thường xuyên cho đến ngày Lễ Ba Vua, tức một tuần sau đêm Noel.

Trong khi tại xứ sở của những đêm dài bắc cực Thụy Điển thì tiêu biểu nhất là món Glogg, một thứ rượu gia vị được phục vụ chung với bánh mì gia vị nóng ấm và tỏa hương ngào ngạt.

Thụy Sĩ là quốc gia có những truyền thống ẩm thực lễ hội khác nhau ở mỗi bang. Có thể là món Biscôme từ ngày 6 tháng 12, bánh mật ong của Appenzil…và vô số những món khác ở hội chợ Noel Montreux.

Hãy đến Canada tìm hiểu vì sao họ chuộng nhất món Tourtière, một loại bánh bột nướng, nó như một bệnh dịch trong mỗi gia đình và chưa sẵn sàng bị thay thế.

Đan Mạch bước vào không khí lễ hội ngay từ đầu tháng 12. Tem Noel cũng được phát hành vào dịp này. Bữa ăn Noel bắt đầu từ 18h vào cuối bữa người ta phục vụ món cơm nấu sữa có nhét một quả hạnh đào to. Người nào may mắn được nó sẽ nhận dược một chú heo bằng bột hạnh đào, biểu tượng của hạnh phúc suốt cho Năm mới.

Còn Hawaii thì phong phú hơn, vì đây là hòn đảo du lịch quanh năm nên văn hóa ẩm thực nơi này mang sắc thái đa quốc gia, hòa lẫn hương vị độc đáo bản địa với hương vị phương đông và phương Tây.


Món cozonac - Ảnh: romaniangourmet2u.com

Đi xa hơn một chút, đến quần đảo Antilles thuộc Pháp thì nơi đây tuy chịu ảnh hưởng nhiều từ nền văn hóa ẩm thực truyền thống Pháp là những món như gà tây, ngỗng, hay gan béo hoặc là những bàn buffet ăn chiều với 7 món chính và 13 món tráng miệng, tượng trưng cho 13 môn đồ Chúa Jésus, hòa lẫn vào tiếng trống con, thì người dân bản địa lại chuộng các món từ thịt heo hơn.

Nếu đã đến Pháp thì hãy qua biên giới Đức để có dịp thưởng thức gà tây nướng kèm với xu đỏ và pom.

Có lẽ bạn cũng muốn biết tại Rumani họ tận hưởng lễ nữa đêm như thế nào chăng ? Các quý ông sẽ có nhiệm vụ giết mổ và làm heo để cho các bà làm món cozonac, một loại bánh nhân mặn với trái cây khô.

Tại Mỹ, thì tổng thống sẽ cùng dân chúng chia sẻ chiếc bánh Noel to sau lễ réveillon tại Nhà Trắng, một thông lệ và công thức xưa từ hai thế kỷ nay.

Người dân Mêhicô và Tân Mêhicô thì nổi tiếng với nền ẩm thực nhiều ớt và mùa lễ hội cũng thế nên cho dù là món posolé hay là gà tây nấu chocolate thì hương vị cay nóng của ớt cũng tỏa lan sang bên kia biên giới.

Cuối cùng là dân quý tộc Anh không thể nào bỏ qua món Christmas Pudding được phục vụ ngay sau bài diễn văn của Nữ hoàng, đúng vào giờ Five O’Clock Tea, bất di bất dịch và gà tây nhồi nhân hạt dẻ cho bữa ăn nửa đêm và trên bàn tiệc không thể thiếu món “crackers” bên cạnh mỗi đĩa ăn. Đối với trẻ con thì không phải là Noel nếu không được kéo nổ nó. Một phong tục xưa hơn 150 năm. Các “crackers” này phải tuân thủ những nguyên tắc khắc khe về thành phần cũng như cách sử dụng.


Bàn tiệc giáng sinh - Ảnh: spktforum.info

Việt Nam ta cũng tự hào có nền ẩm thực phong phú, đa quốc gia. Rảo quanh các nhà hàng ẩm thực bạn có thể tìm kiếm cho mình hương vị, khung cảnh riêng cho mùa lễ hội năm nay mà không cần phải đi đâu xa. Tuy nhiên, theo nhận xét chung của các nhà dinh dưỡng thì hầu như tất cả các món ăn truyền thống không thể nào làm chúng ta tăng cân, mối lo lắng không nhỏ của quý bà, nếu như không bị lạm dụng.

Theo Saveurs de Noel

22 tháng 12, 2009

TIN BUỒN







Cáo Phó



Vài hình ảnh về Cố Giáo Sư PHAN VĂN LONG trong ngày Lễ Tri Ân Tết Kỷ sửu 2009,






Hình ảnh về Lễ viếng linh cửu Thầy Phan văn Long của Đoàn Trường THKT Cao Thắng, do Thầy cựu hiệu trưởng Lê Đình Viện đại diện.


Thầy Viện đại diện các thầy cũ và các nhóm chia buồn với cô Phan Văn Long



Vân, Hiệp, Tài, Tạo và vòng hoa phúng điếu của nhóm 62-69



Vân và Bình



Lê Hiệp và Bình



Thầy Viện thắp hương và nói lời vĩnh biệt trước linh cữu của thầy Long



Chụp chung với gia đình thầy Long



Chụp chung với gia đình thầy Long



Các thầy và các nhóm đại diện chụp sau khi thắp hương



Vòng hoa phúng điếu của các Anh khóa 56-63



A.Phát, A.Tông, A.Minh, A.Lợi, A.An, A.Chiếu (khóa 56-63)

Nguồn:Website Cao Thắng khóa 1956-1963

Tải hình Đoàn cựu giáo sư & học sinh THKT Cao Thắng, viếng phân ưu cùng gia đình Thầy Phan Văn Long

21 tháng 12, 2009

Lại thêm một lệnh cấm... hài hước

Chúng ta lại vừa được nghe sắp có một lệnh cấm được ban hành.....
Không phải lệnh cấm kẻ vẽ linh tinh trên các bức tường ở thành phố. Không phải lệnh cấm vứt rác ra nơi công cộng. Không phải lệnh cấm tuỳ tiện lấn chiếm vỉa hè bán hàng. Không phải lệnh cấm các cô gái mặc ba mảnh diễn trên màn hình tivi trong giờ trẻ em còn thức. Không phải lệnh cấm tự do đổ rác và san lấp hồ nước... mà là lệnh cấm hôn nhau ở một số nơi công cộng như Vườn Bách thảo chẳng hạn.
Lúc đầu, tôi tưởng đó là chuyện của mấy ông bà rảnh việc ngồi tán gẫu bịa ra. Nhưng cuối cùng thì là sự thật mà một số tờ báo đã nói đến. Lúc đó, mới giật mình thất kinh không làm sao hiểu nổi cái lệnh cấm này.


Biển cấm hôn được đặt trước ga xe lửa Warrington Bank Quay ở Warrington, miền bắc nước Anh. (Ảnh: Xinhua/Reuters)

Mấy năm nay, chúng ta phải chứng kiến một số quy định "quái dị" và cười ra nước mắt. Ví dụ như quy định xe máy số lẻ đi vào ngày lẻ hay xe máy số chẵn đi vào ngày chẵn. Rồi thì xe máy có số đăng ký ở địa phương khác không được vào Hà Nội. Ngày ấy, tôi đã nghĩ đến việc xin nghỉ hưu non vì tôi sống ở Hà Tây lại làm ở Hà Nội thì không biết đi làm bằng gì khi mà đi xe buýt thì suốt đời bị phê bình vì đến muộn về sớm.
Và để mọi người phải chấp hành quy định này, chúng ta sẽ huy động hoặc tuyển thêm hàng vạn nhân viên đứng dọc đường để theo dõi những chiếc biển số và nhanh chóng tính nhẩm xem "thằng này" chẵn hay lẻ. Vô tình, hàng ngày chúng ta có hàng ngàn người là ít đứng trên phố mắt mở to không chớp và miệng lẩm bẩm: chẵn lẻ, lẻ chẵn. Quá kinh khủng.
Bạn đọc kính mến, cho đến bây giờ, tôi cũng không làm sao hiểu được trong trạng thái tâm thần nào mà người ta lại nghĩ ra cái quy định đó cho dù cuối cùng nó không được áp dụng.
Rồi mới đây, người ta lại ra quy định cấm những người có ngực lép điều khiển xe máy. Nếu lệnh đó được thực hiện thì bao chuyện khôi hài và tiêu cực sẽ xảy ra. Trước hết, chúng ta phải tốn kém rất nhiều để tổ chức người người, nhà nhà, ngành ngành... tiến hành đo vòng ngực. Thế rồi sẽ nảy sinh tiêu tực từ độn ngực bằng mút hay bông, rồi xin tăng vòng ngực. Rồi người ngực bé nhờ người ngực to đi đo hộ. Nhiều người lúc đó đã hình dung những cô gái hay những phụ nữ có kém vòng ngực một tí sẽ đến nhà những đo đạc viên dúi phong bì, phong bao miệng năn nỉ như khất nợ: "Em xin anh thương em, thương chồng con em, anh cho ngực em to lên một tí. Nếu không thì em chết mất".
Và đến bây giờ những đôi tình nhân đưa nhau đi chơi ở công viên hay vườn Bách thảo chỉ nhìn nhau hoặc cầm tay nhau chứ không được hôn. Rồi ở những nơi đó, chúng ta lại phải lập ra các "Đội chống hôn" ở những nơi quy định không được hôn. Thế là, bên cạnh các đôi tình nhân ngồi tâm sự là những kiểm soát viên chống hôn lượn lờ bên cạnh từ sáng cho tới khuya.
Các báo chí lại lao vào viết về chiến dịch chống hôn và liên tục đưa tin: "Riêng ngày hôm qua, ngày 8 tháng 3, đội chống hôn số 9 ở vườn Bách thảo đã bắt quả tang 101 đối tượng hôn trộm. Các đối tượng này đã phải ký vào biên bản thưa nhận hành vi sai trái của mình và sẽ bị xử lý hành chính".
Sẽ là như thế. Thực tế phải là như thế chứ không phải chuyện viễn tưởng.
Những đôi trai gái hôn nhau là một hình ảnh đẹp. Nụ hôn từ thuở con người có tình yêu đã mang một biểu tượng đẹp của tình yêu con người. Ngày xưa các cụ không hôn nhau trước người khác. Đấy là tục lệ thời phong kiến. Cũng như ngày xưa làm gì có chuyện một quốc gia tổ chức chấm thi các cô gái có ba vòng đo tiêu chuẩn rồi mặc áo tắm phơi ra trước thiên hạ ở sân khấu và trên tivi với những bài diễn văn trang trọng về những cô gái và nhấn mạnh: "Họ đã mang đến cho chúng ta vẻ đẹp thân thể tuyệt mỹ với những đường cong chết người".
Nhưng bây giờ, cuộc sống được mở ra nhiều vẻ đẹp. Tất nhiên không phải hôn nhau ở bất cứ nơi nào thì cũng là đẹp. Nhưng hình ảnh một đôi trai gái hôn nhau dưới một gốc cây là một hình ảnh đẹp.
Tôi đồng ý ở một số nơi công cộng trong thành phố có những đôi tình nhân đã có những hành động làm xấu đi vẻ đẹp và sự trang trọng của những nơi công cộng đó. Chúng ta phải giáo dục cho con người từ khi còn ngồi ghế nhà trường về những vẻ đẹp của văn hoá để họ tự thân biết xử sự như thế nào cho đẹp nhất và văn hoá nhất. Chứ thấy điều gì đó chưa phải mà lại ra lệnh cấm như cấm xe lẻ không được đi ngày lẻ, cấm ngực không to không được đi xe máy hay cấm những đôi tình nhân hôn nhau trong công viên... thì cấm cả đời.
Tất nhiên nếu những người có quyền vẫn cứ ký vào những quy định hay lệnh này thì người dân cũng phải... chịu. Nhưng qua các quy định hay lệnh cấm kiểu tôi vừa nói đủ cho chúng ta biết đội ngũ những người tư vấn cho các cơ quan quản lý nó ở trình độ như thế nào rồi. (Thở dài).

NGUYễN QUANG THIềU
Nguồn : Tuần Việt Nam

Ý kiến

Có nên cấm… hôn ở nơi công cộng?

Báo chí vẫn hay phản ánh “hiện tượng” nhiều đôi nam nữ đưa nhau vào công viên tâm sự, đôi khi làm những hành động quá đà. Một trong những nơi nổi tiếng với danh hiệu “Đồi Hôn” hẳn là khu vực Núi Nùng ở Vườn Bách thảo Hà Nội.
Trả lời câu hỏi của phóng viên, có nên cấm thanh niên vào công viên để hôn không, bà Nguyễn Thị Thạch, Giám đốc Vườn Bách thảo Hà Nội, cho biết ý kiến: “Tôi nghĩ không nên cấm. Đây là quyền tự do của mỗi người”. (Khoa học và Đời sống Online, 16/12)


Bà Nguyễn Thị Thạch, Giám đốc Vườn Bách thảo Hà Nội. Ảnh: bee.net.vn

Giá như tất cả các quan chức ở ta đều có được tư duy thoáng như bà Nguyễn Thị Thạch. Nói cách khác, giới làm chính sách rất nên học theo gương của vị giám đốc Vườn Bách thảo Hà Nội, để thay đổi tư duy “không quản được thì cấm” bấy lâu nay.
Tất nhiên, bà Thạch cũng không có ý tạo điều kiện cho những hành động quá đà làm chướng mắt người qua lại. Nhưng thay vì trương biển “cấm hôn”, bà cho biết: “Mình khắc phục bằng cách không cho họ có địa điểm đi quá giới hạn yêu đương. Ghế đá khu lẩn khuất được thu dọn hết. Không trồng các lùm cây. Buổi tối thì đèn điện chiếu sáng khắp nơi”.
Đó thực sự là cách suy nghĩ của một nhà quản lý có tư duy hiện đại, hướng tới tính hiệu quả của chính sách và sự tôn trọng quyền tự do cá nhân.

14 tháng 12, 2009

GS. NGÔ BẢO CHÂU: 'TÔI HƠI BẤT NGỜ'

Ông Ngô Bảo Châu bất ngờ khi được tin về cuộc bình chọn của Time.

Giáo sư, Tiến sỹ Khoa học Ngô Bảo Châu, người mà công trình toán học vừa được Tạp chí Time của Mỹ bình chọn là một trong 10 phát minh tiêu biểu của khoa học Thế giới năm 2009, cho BBC Việt ngữ hay, ông bất ngờ trước tin này.

"Quả thực là tôi bất ngờ. Tôi nghĩ ở đây có thể có một yếu tố ly kỳ nào đó khiến Time quan tâm chăng, vì bài toán này đã được ông Langlands đặt ra cách đây suốt 30 năm như những giả thuyết và người ta đã không chứng minh được nó,"

"Và bây giờ khi bổ đề cơ bản đã được chứng minh, thì người ta thở phào nhẹ nhõm," Giáo sư Châu nói với BBC hôm 13 tháng 12 từ Hoa Kỳ.

Tôi hơi bất ngờ vì tuy công trình của tôi có một tầm quan trọng nhất định, nó hướng tới giới hàn lâm nhiều hơn là tới đại chúng.


GS Ngô Bảo Châu (thứ 2 từ trái sang) tại Lễ trao giải thưởng Viên nghiên cứu toán học Oberwofach 2004

Ngày 9/12/2009, Tạp chí Time đã xếp công trình chứng minh Bổ đề cơ bản chương trình Langlands (gọi tắt là Bổ đề cơ bản) bên cạnh một loạt các phát minh khoa học tiêu biểu có tầm vóc quốc tế và có ảnh hưởng tới lịch sử phát triển của nhân loại.

Một số sáng chế khác mà công trình "Bổ đề cơ bản" của Giáo sư Châu được xếp bên cạnh là: Ardi - thủy tổ của loài người, Giải mã gene di truyền ở người, Phát hiện nước trên mặt trăng, Hệ thống ngoại tuyến nguyên tử, Máy gia tốc hạt lớn v.v...

"Tôi hơi bất ngờ vì tuy công trình của tôi có một tầm quan trọng nhất định, nó hướng tới giới hàn lâm nhiều hơn là tới đại chúng," ông Châu, Giáo sư toán học tại Đại học Paris Sud 11của Pháp chia sẻ.

"Theo tôi hiểu, Tạp chí Time đã tham khảo ý kiến một số chuyên gia các ngành khác nhau về đâu là những bài toán, công trình khoa học nổi bật của năm, và một số người đã đưa công trình của tôi cho Time để họ biết."
'Không lý giải được'

Mặc dù làm việc ở nước ngoài trong suốt nhiều năm qua, Giáo sư Châu, người từng được được mời làm Giáo sư tại Pháp khi mới 32 tuổi, vẫn theo dõi sát tình hình phát triển ở Việt Nam.

Ông cho biết đã hơn nửa năm, bức thư của ông ngày 29/5 từ Mỹ, gửi Quốc hội Việt Nam, kiến nghị về dự án Bauxite vẫn chưa nhận được câu trả lời.

"Tôi không lý giải được vì sao, nhưng tôi vẫn hy vọng đến một ngày nào đó, Quốc hội sẽ có câu trả lời chính thức cho bức thư mà tôi viết."

Giáo sư Châu, người đang được mời làm việc tại Viện Nghiên cứu Cao cấp Princeton (Hoa Kỳ) cũng cho biết quan điểm của mình về việc giới trí thức đóng góp, phản biện về dự án khai khoáng của Chính phủ trong suốt năm nay.

Mọi người ai có điều kiện hoặc có một cách nào đó thuận lợi, nên có ý kiến của mình. Còn chuyện ý kiến đó có được tiếp thu hay không là một chuyện khác.

"Tôi không nghĩ tới chuyện vấn đề có thể đảo ngược được hay không. Nhưng chuyện phát biểu ý kiến, tôi nghĩ, mỗi người đều có quyền suy nghĩ độc lập," đồng chủ nhân giải thưởng về toán học Clay 2004 nói.

Trong bức thư gửi Quốc hội Việt Nam, ông Châu đề cập tới chính sách mà ông gọi là "thực dân mới" của chính quyền Trung Quốc liên quan tới khai thác khoáng sản trên quy mô toàn cầu và cảnh báo về dự án Bauxite tại Tây Nguyên: "phần có hại thì cầm chắc, phần có lợi thì mong manh."

Nhà toán học trẻ tuổi cho rằng mặc dù không phải chuyện gì cũng nên có ý kiến, "những chuyện như khai thác bauxite ở Tây Nguyên, nếu làm sai thì không sửa được."

"Vì vậy, mọi người ai có điều kiện hoặc có một cách nào đó thuận lợi, nên có ý kiến của mình. Còn chuyện ý kiến đó có được tiếp thu hay không là một chuyện khác."

'Không biết lắng nghe'
Ứng viên được đề cử cho Giải thưởng Fields 2010, tương đương với "Nobel", trong ngành toán học, cũng bình luận về hành vi, ứng xử của giới có trách nhiệm khi nhận được các đóng góp của giới trí thức. Ông nói:

"Còn đối với những người đã được những người khác có ý kiến mà không tiếp thu, thì đấy là trách nhiệm của họ."

Ông Châu cũng cho hay ông có theo dõi sự kiện Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS), một Viện nghiên cứu và phản biện chiến lược của tư nhân do Giáo sư Hoàng Tụy và Tiến sỹ khoa học Nguyễn Quang A đứng đầu, giải thể sau khi Viện này cho rằng một quyết định quản lý khoa học của Chính phủ ban hành năm nay là bất hợp lý.

Nhà lãnh đạo vì lý do này, lý do kia bịt tai lại, không muốn lắng nghe mình, nhưng thực ra, nó vẫn sẽ thấm vào đâu đó. Nếu không thay đổi vào lúc này, thì sẽ thay đổi vào lúc khác.
GS. Ngô Bảo Châu

"Tôi có theo dõi tuy không chi tiết như giới nhà báo. Nhưng một xã hội mà không biết lắng nghe các ý kiến phản biện là một chuyện tương đối dở."

"Bởi vì chỉ muốn nghe những ý kiến mà mình muốn nghe thì không bao giờ có thể làm đúng được."
Tuy nhiên ông Ngô Bảo Châu tin rằng các ý kiến đóng góp tâm huyết và thẳng thắn của các trí thức trong và ngoài nước đối với các chính sách phát triển của đất nước vẫn có tác dụng nhất định:

"Có thể trong một thời điểm nào đó, nhà lãnh đạo vì lý do này, lý do kia bịt tai lại, không muốn lắng nghe mình, nhưng thực ra, nó vẫn sẽ thấm vào đâu đó. Nếu không thay đổi vào lúc này, thì sẽ thay đổi vào lúc khác," ông khẳng định.

Ông Ngô Bảo Châu, sinh năm 1972, là Giáo sư Đại học Paris 11, thành viên Viện Nghiên cứu Cao cấp Princeton, Hoa Kỳ, nhận giải thưởng của Viện Toán học Clay năm 2004, là người Việt Nam đầu tiên được mời làm Báo cáo viên toàn thể tại Đại hội toán học Thế giới, đồng thời là ứng viên được đề cử cho giải thưởng danh giá về toán học Fields 2010.

Quốc Phương
nguồn BBC vietnamese :
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/12/091213_prof_ngo_bao_chau.shtml

11 tháng 12, 2009

Ai bức tử sông Hồng?

Bài này tôi viết lên trong tâm trạng khẩn trương bức xúc bởi vì tình hình đất nước càng lúc càng đi vào khó khăn phức tạp, mà lãnh đạo Nhà nước thì có vẻ bó tay chịu thua.
Tôi đã nghe phong phanh chuyện sông Hồng bị khô cạn trơ đáy từ lâu. Trong dịp về thăm nhà cuối năm 2007, tôi có cơ hội ra thăm miền Bắc và đáp xe buýt qua cầu Chương Dương để ngắm nhìn con sông thân yêu từng nuôi sống tổ tiên dân tộc Lạc Việt từ nghìn năm trước.
Tháng Ba vừa rồi, tôi vào VNExpress vô tình đọc và giữ được vài hình ảnh con sông Hồng bị cạn kiệt trơ đáy, khúc chảy qua Thủ đô Hà Nội (xem hình ảnh đính kèm). Tôi thắc mắc và lo ngại vô cùng, vào Google tra cứu, tôi biết con sông này bắt nguồn từ cao nguyên Vân Nam bên TQ, chảy qua nhiều thành phố làng mạc TQ rồi vào Việt Nam, nhập chung với nhiều nhánh sông khác như sông Đà, sông Đuống, sông Đáy, chảy xuống hạ lưu qua Thủ đô Hà Nội và thông ra biển Đông. Con sông dài khoảng 1200km, nhưng có 3/4 chiều dài tập trung bên TQ, khúc chảy vào VN chỉ khoảng 400km, nhưng thừa hưởng nhiều phù sa từ thượng lưu nên đã có công bồi đắp cho khu vực hạ lưu thành một vựa lúa phì nhiêu đủ sức nuôi toàn dân miền Bắc nước ta. Tôi cũng biết TQ đã và đang ra sức tập trung mọi nỗ lực xây đắp đập thủy điện khắp nơi để hiện đại hóa nền công nghiệp đất nước họ, trong đó vùng thượng lưu sông Hồng cũng bị khai thác tối đa. Đi đôi với nước bạn, thì Nhà nước ta cũng ban hành chính sách thủy điện hóa đất nước, với những công trình lớn như thủy điện Hòa Bình vắt qua sông Đà. Tất cả mọi công trình thủy điện to nhỏ rải rác khắp nơi đó đã góp phần tạo ảnh hưởng trầm trọng cho khu vực hạ lưu, do đó mới có hiện tượng sông cạn khô trơ đáy.
Và tuần qua, VNExpress lại đăng tiếp hình ảnh con sông cạn kiệt một lần nữa (bản tin đầu tháng 12), không lý nào trong một năm có thể nào xảy ra hai lần hạn hán? Một lần nữa người ta đã tìm cách giải thích hiện tượng bằng một câu trả lời đơn giản: “thiên tai, hạn hán”, chấm dứt! Mặc cho số phận dân chài lưới sống khổ cực ra sao, mặc kệ tàu bè bị mắc cạn chìm dưới lớp cát bồi, mặc cho ruộng đồng, vườn tược bị mất mùa, và một số quận vùng ngoại thành bị thiếu nước sinh hoạt, v.v.

thuyền mắc cạn tại chân cầu Chương Dương

Tôi không phải là một Kỹ sư chuyên môn về thủy lợi, nhưng nhờ kiến thức khoa học căn bản tôi nghi ngờ “nguyên nhân hạn hán” vì những lý lẽ sau:
1)- Nếu cho rằng bị hạn hán, đến không còn một giọt nước trên vùng hạ lưu thì có nghĩa cả con sông dài 1.200km và những vùng đất hàng trăm ngàn cây số vuông xung quanh đó đã bị khô cằn, thiếu mưa suốt cả tháng trời. Chuyện này không hề nghe báo động trên báo chí truyền thông TQ và VN. Lời giải thích này coi như mơ hồ không luận cứ khoa học.
2)- Nếu lý do thiên tai hạn hán không đứng vững, thì chỉ còn một giả thuyết thứ hai, đó là những hồ nước nhân tạo vĩ đại cùng với những đập thủy điện trên thượng lưu đua nhau đóng cửa đập giữ nước lại. Hàng chục con đập và hàng chục cái hồ đó giữ tích trữ nước trong mùa khô, thì chắc chắn vùng đồng bằng sông Hồng sẽ không còn một giọt nước. Lý do này có cơ sở vững hơn, vì nghe nói Liên hiệp quốc đã từng báo động thế giới về khả năng đồng bằng sông Cửu Long sắp bị bức tử bởi những đập thủy điện cao nhất thế giới đang xây bên TQ. Khi một khúc sông dài bị mất nước thì chuyện gì xảy ra: trước hết là dân chài lưới trên sông bị chết đói, thứ là đến nông nghiệp trồng trọt trong vùng bị thiếu nước, hoang tàn, tàu bè bị mắc cạn hay bị nhấn chìm dưới lớp cát dày (xem tin trong báo Công an nhân dân, 08-12-09), dân cư thành phố thiếu nước sinh hoạt, v.v.
3)- Tuy nhiên, song song với sự kiện nước ngọt bị giữ lại trên vùng cao nguyên, thì nảy sinh một nguy cơ trầm trọng khác ảnh hưởng đến môi trường vùng hạ lưu. Đó là lượng phù sa từ thượng nguồn chảy về hạ lưu giảm đi trầm trọng, làm giảm đi nguồn dinh dưỡng quí giá cho cây trồng. Đó còn là nước biển từ biển Đông tràn vào, vì lòng sông thấp hơn mặt nước biển. Tình trạng “nhiễm mặn” này có tính cách trầm trọng hơn, thủy sản nước ngọt (tôm, cua, cá) chết hàng loạt, nước ngầm bị nhiễm mặn, hạ tầng cơ sở (cầu, cống) bị rỉ sét, xi măng bê tông bị phân hóa vữa ra. Toàn bộ hệ thống dẫn thủy nhập điền bị nhiễm mặn, đồng ruộng, vườn tược tan hoang.
4)- Trước tình thế nguy hiểm đó có thể Nhà nước ta bắt buộc phải tìm cách cứu gỡ, bằng cách xây một con đập ngăn nước mặn ở cửa biển. Nhờ vậy chúng ta mới nhìn thấy quang cảnh một khúc sông Hồng bị cạn kiệt khô cằn dưới lòng sông, trong khi cây cỏ hai bên bờ vẫn mọc xanh um tươi tốt.
Tôi chỉ nêu lên đây vài giả thuyết, mong mỏi các nhà nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong nước quan tâm và tìm hiểu cho ra nguồn cơn, ngõ hầu tránh được một đại họa khác có khả năng xảy ra: đó là hiểm hoạ lũ lụt. Khi hàng chục con đập trên thượng nguồn không còn sức giữ nước trong đỉnh cao mùa mưa bão, họ bó buộc phải mở cửa đập, chỉ trong vài giờ ngắn ngủi hàng tỷ tỷ mét khối nước đổ ào ào xuống miền đồng bằng, gây ra một trận Đại Hồng Thuỷ thứ hai ngay tại thủ đô Hà Nội, kinh nghiệm đau đớn tang thương ở các tỉnh miền Trung vừa qua chắc không ai quên. Đến nước này, thì chỉ có Trời cứu!!!
Con sông Hồng từ xưa đến nay thường gây lũ lụt quanh năm, do đó con đê Yên Phụ được xây đắp để ngăn ngừa thiên tai theo tính toán dự phòng hàng năm, ai cũng biết rõ. Nhưng khi xảy ra “thiên tai do nhân họa gây ra” thì thử hỏi con đê Yên Phụ đó có cón khả năng chống đỡ nổi sức nước vĩ đại đó không? Tôi nhớ không lầm trong bài viết “Bao giờ cho hết tháng Mười” của GSTS Nguyễn Thu đăng trên trang mạng BauxiteVietNam, có đoạn:
“3)- TQ cũng đang xây đập trên đầu nguồn sông Đà và sông Hồng trên đất của họ, sau này muốn làm áp lực kinh tế hay chính trị, họ chỉ việc siết nước lại tại thượng nguồn thì chúng ta chỉ còn cách van lạy!”…

trụ cầu hở cả chân đế

Trời đất! Phải chăng mạng sống người dân Thủ đô Hà Nội đang bị đe doạ từng giờ từng phút sao?
Thuở nhỏ tôi học Việt văn, rất xúc động khi đọc tác phẩm Anh phải sống của nhà văn Khái Hưng trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn. Chuyện kể về một gia đình anh phó nề Thức nghèo rớt mồng tơi, con đông, sống bằng nghề vớt củi trên sông Hồng, gặp mùa nước lũ kéo về, hai vợ chồng gắng sức chèo xuồng ra vớt củi và bị đắm, hai người gắng sức vật lộn với sóng gió. Đến lúc khốn quẫn, tuyệt vọng, chị Lạc, vợ anh Thức, đành phải nhắm mắt buông tay hy sinh:
…”Bỗng Lạc run run khẽ nói:
- Thằng Bò! Cái Nhớn! Cái Bé!… Không!… Anh phải sống!
Thức bỗng nhẹ hẳn đi. Cái vật nặng không thấy bám vào mình nữa. Thì ra Lạc nghĩ đến con đã lẳng lặng buông tay ra để chìm xuống đáy sông, cho chồng đủ sức bơi vào bờ“…

Tôi sinh trưởng trong Nam, gia đình gốc Bắc, nhưng tôi yêu quý quê cha đất tổ, bên tai tôi hãy còn vẳng lại âm hưởng bản nhạc “Tiếng sông Hồng” tuyệt tác của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương (trong tuyển tập Hội Trùng Dương):
…”Chiều nay, nước xuôi dòng đại dương,
có em tên sông Hồng dâng sóng tuôn trên nguồn.
Vẩn vơ nắng quái vươn trên phù sa
có những cô thôn mờ xa đón bầy dân đánh cá.
Ngày qua trai gái sống vui một miền,
quanh năm anh cuốc em liềm
vun xới ruộng mùa lúa chiêm.
Từ thượng du nước trôi về trung châu,
ấp êm đồng ruộng sâu bên người áo nâu dãi dầu.

Hò ơi… Gối đầu trên Lào Cai Việt Trì,
em nằm tóc xõa bãi cát dài
thả hồn mơ tới Thái Bình qua Sơn Tây.
Hò ơi … Nhớ ngày nao dân chúng lên đường
đem thịt xương ngăn giữ nương đồng
đem vinh quang thắm tô sông Hồng
Nằm mơ, xuân vinh quang,
trở về cho non sông,
và ngày nao
nơi nơi xiết chặt nguồn thương,
là ngày em mơ duyên người lập công…”

Nhân nghe nói về dự án “Mở bể than sông Hồng” tôi xin có vài lời nhắn nhủ với ông TS Nguyễn Thanh Sơn, Giám đốc Công ty Năng lượng sông Hồng, vì ông từng lên tiếng bảo vệ dự án đó: “Ông Sơn có bao giờ nghĩ rằng một khi con sông Hồng thân yêu bị bức tử, khô cạn, thì đồng bằng còn đủ lúa gạo nuôi sống dân tộc Việt Nam không, vậy thì hơn 200 tỷ tấn than đá mà ông ra sức cổ vũ có đem lại no ấm cho toàn dân không?”.
Để kết luận, tôi cầu khẩn Trời Phật phù hộ cho dân tộc Việt đừng để thảm họa này xảy ra, các nhà khoa học trí thức VN và Nhà nước nên tìm hiểu và giải thích tường tận hoặc tìm phương án giải quyết vấn đề càng sớm càng tốt.
Kính chào,
Lê Quốc Trinh
Kỹ tư tư vấn Canada
Nguồn: http://bauxitevietnam.info/c/20839.html

3 tháng 12, 2009

VƯỢT QUA LỖI DNS TRUY CẬP FACEBOOK

Theo thông báo một số nhà cung cấp mạng Việt Nam ( VNN, FPT, Viettel…) máy chù tại VN bị lỗi DNS …?, nên không truy cập được vào trang Facebook và một số trang khác... Sau khi có một số phản ảnh từ khách hàng. Tuy nhiên bạn vẫn có thể truy cập vào Facebook bằng 2 cách sau:

PHƯƠNG ÁN 1: Chỉnh thông số Open DNS
-Ckick phải vào icon network trên thanh taskbar, tiếp click vào open network connections (h1)


Hình 1

- Vào hộp thoại Network Connections, chọn thiết bị nối mạng ( wireless: không dây; local area connection: có dây), click phải chọn Properties (h2)


Hình 2

- Khi vào hộp thoại wireless network connection properties (hoặc local area connection), chọn mục Internet Protocol [TCP/IP], click properties, mở hộp thọai Internet Protocol (h3)


Hình 3

-Ở tab General, chọn mục Use the following DNS server addresses ( xóa số cũ nếu có) điền vào số sau ( h4):


Hình 4

Preferred DNS server : 208-67-220-220
Alternable DNS server: 208-67-222-222

-Click Ok, đóng tất cả hộp thoại lại, quay lại Internet Explore bạn sẻ vào được trang Facebook

PHƯƠNG ÁN 2: Sử dụng phần mềm UltraSurf
Tài phần mềm UltraSurf 9.6 (zip)tại đây:
Giải nén khởi động UltraSurf (như hình minh họa dưới đây)


Điền trang tìm vào hộp, bấm Google Search.

22 tháng 11, 2009

Viết tắt & Nói tắt

Viết tắt
Tại xưởng sửa ôtô, những người thợ vì quá quen thuộc với các xe quen, đồng thời vì hà tiện chữ, nên tấm bảng nhỏ ghi công việc hàng ngày của họ toàn những dòng viết tắt lạ lùng.
Nhìn lên tấm bảng, người ta thấy:
- Thêm nhớt cho cô Liên. Hai lít.
- Bugi ông Hoàng yếu. Cạo
- Bác Anh yếu điện. Sạc
- Bà Thắm tuột dây Ăm-bray-da.
- Rửa cô Hà...

Nói tắt
Trong quán nhậu, khách gọi anh bồi:
- Anh ơi, cho thêm hai đĩa thịt dê nhé!
Cùng lúc đó, một ông khách mới vào quán kêu:
- Cho tôi hai đĩa thịt chó!
Anh bồi hướng vào bếp la lớn:
- Hai dê ăn thêm, hai chó mới vào!!!

21 tháng 11, 2009

Điền dấu tiếng Việt tự động

VietMarker được phát triển bởi nhóm nghiên cứu là giảng viên và sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Nhóm nghiên cứu gồm: Từ Minh Phương, Nguyễn Thị Lan Phương, Nguyễn Minh Tuấn, Lê Hồng Luân (email: vietmarker@gmail.com).

Bằng việc áp dụng công nghệ mới, việc thêm dấu tự động đạt được độ chính xác cao, đến 93% với đa dạng thể loại văn bản trong các chủ đề, lĩnh vực khác nhau.VietMarker là phần mềm được cung cấp miễn phí.

Tải VietMarker(dung lượng 4,01MB)tại:
http//www.4shared.com/file/155848296/3e0453c0/VietMarker.htm

Sau khi tải VietMaker.rar về, bạn giải nén vào thư mục tuỳ ý, khởi động tập tin AddMake.exe.

Giao diện chương trình gồm hai phần, phần bên trái dùng để nhập văn bản không dấu, phần bên phải là kết quả sau khi thêm dấu. Bạn nhập vào đoạn văn bản không dấu, hoặc có thể vào menu File > Open để chọn một văn bản có sẵn trên máy.
Để điền dấu tự động cho văn bản, bạn nhấn nút Dấu.


giao diện chương trình


Hoàn tất văn bản, vào menu File > Save để lưu lại đoạn văn bản (ví dụ: vietmaker.txt, vietmaker.doc).

Qua thử nghiệm (ảnh trên) chương trình còn chưa biên dịch chính xác (các từ đánh dấu phải là: nhánh, nhớ, giả, nhớ, nhưng thầm, nhớ).

Tuy nhiên với kết quả trên cũng hổ trợ không ít cho người sử dụng. Do đó, nếu bạn thấy sai chỗ nào, có thể tự sửa lại ở khung bên phải bằng mã tiếng Việt Unicode.

Tham khảo thêm thông tin trang: http://websitetinhoc.com/,tải add-on và hướng dẫn cách tích hợp VietMaker vào OpenOffice Writer.

Sau cùng xin gởi lời tri ân đến nhóm phát triển vì lợi ích cộng đồng đã cung cấp miễn phí nhu liệu này.

20 tháng 11, 2009

CHÀO MỪNG NGÀY HIẾN CHƯƠNG NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20-11

Lời giáo huấn từ tiền nhân: “ Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ người trồng cây”. Hôm nay kỷ niệm ngày Nhà Giáo Việt Nam 20-11. Xin mượn trang này gởi tấm lòng tri ơn của chúng con đến quý Thầy Cô đã từng giảng dạy tại trường THKT Cao Thắng (Sàigòn).

Nhân đây xin được phép trích ký sự ghi nhanh của anh Trần Thành Nghiệp (c/hs khóa 62-69) tường thuật chuyến đi thăm thầy Nguyễn Khánh Nhuần của nhóm bạn học hải ngoại vào tháng 7 năm 2008. Mong bài viết này như nguồn tư liệu cung cấp cho các bạn cựu học sinh một ít thông tin về thầy cũ bạn xưa.

Một kỷ niệm đẹp, mà có lẽ chỉ khi gặp nhau mới có thể diển tả hết giá trị và ý nghĩa của tình Thầy, tình bạn. Hoài niệm dù đã ra đi rất xa, phai nhạt trong cuộc sống tất bật lo toan, nhưng một khi bổng trở về nó vẫn còn nguyên bóng dáng thời học sinh thuở nào.

NVH



TƯỜNG TRÌNH CHUYẾN THĂM THẦY NGUYỄN KHÁNH NHUẦN

Nhiều tháng trưóc ngày kỷ niệm Độc lập Hoa Kỳ, July 4th 2008, qua liên lạc trên hệ thống e-mail cùng với sự gợi ý của bạn Bùi Đúc Ly – Seattle, một số bạn đồng môn KT Cao Thắng củ đã đồng ý và cùng quyết định “ bay “ về Seattle với mục đích họp bạn đồng môn, sau nhiều năm xa cách, đồng thời luôn tiện thăm lại Thầy học củ, giáo sư Sử - Địa Nguyễn Khánh Nhuần, nay đã thọ lộc 93 tuổi .

Chúng tôi cùng Anh Chi Võ Hồng Phúc đã đến phi trường Tacoma International Airport – Seattle vào trưa July 3rd 2008, được biết bạn đồng môn Nguyễn Văn Khang đã phải tranh thủ xin nghĩ để đón bạn từ phi trường, sau đó “ drop “ ba chúng tôi ghé thăm tư gia của LĐ. Tống Viết Thuật ( gần phi trương) để trở lại nhiệm sở, đến xế chiều gần 04:00Pm, lại phải trở lại phi trường đón Tạ Cẩm Chướng rồi mới ghé lại đưa chúng tôi cùng đến Hội trường thuộc Tổ Đình Việt Nam của Bùi Đức Ly, có 2 phòng vãng lai, nơi khuôn viên có đặt tượng Đức Thánh Trần Hưng Đạo, Thánh Tổ của Hải Quân … mà bạn Bùi Đức Ly cùng gia đình đã cố công xây dựng, tiếp nối tâm nguyện của Ông thân sinh từ Việt Nam, vào những năm trước 1975 .


tượng đài Đức thánh Trần


Sau khi được bạn Bùi Đức Ly giới thiệu , hướng dẫn tham quan tượng đài Đức thánh Trần và cùng chụp hình lưu niệm …Bạn Hồng Văn Thêm cho Anh em xem Tấm Bảng Lưu Niệm dành tặng Thầy Nguyễn Khánh Nhuần , được Thêm thực hiện khá công phu,trên cùng là dòng chữ lớn Trường Trung Học KT Cao Thắng bên cạnh có hình tượng thước vẽ chữ T,” ê ke ‘ vuông góc,”compas” cùng bánh xe răng, chồng lên nhau,như trong Huy hiệu của Trường KT Cao Thắng ngày xưa, ở giữa bên dưới là ảnh của Thầy, vòng quanh dưới ảnh là bài thơ “ Mừng Thượng Thọ Thầy “ của bạn Hồng văn Thêm, hai bên là danh sách các bạn đồng môn Cao Thắng hiện cư ngụ tại hải ngoại …Tất cả được khắc trên bảng kim loại không rĩ sét. Đặc biệt bạn Thêm đã thực hiện 2 bảng : một bảng đã trao tặng Thầy Nhuần, bảng còn lại hiện do bạn Bùi Đức Ly lưu giữ .

Một buổi tiệc họp bạn vô cùng thân mật được gia đình bạn Bùi Đức Ly cùng gia đình các đồng môn và thân hữu địa phương Seattle chung góp khoản đải, mỗi gia đình tự mang đến vài mòn thức ăn, đã bày chật trên khoảng mặt bàn dài và đã phải kê thêm bàn vài ba lượt, khi có thêm bạn và thân hữu đến ...Đặc biệt món "Lẫu vịt nấu chao " do đầu bếp Đào Hải, đã từng có kinh nghiệm với món ăn độc đáo này, cung cấp ... Anh em chuyện vãng, tâm tình, ca hát,văn nghệ “bỏ túi” với tiếng đàn guitare và tiếng hát của Tạ Cẩm Chương, Hồng Văn Thêm, Phạm Ngọc Phụng, Trần Thanh Nghiệp, Chị Phúc cùng nhiều bạn khác nữa …Đặc biệt bạn Thêm đã hát lại bài vọng cổ mà Anh đã sáng tác trước đây đã 20 năm …

Sáng hôm sau, July 4th 2008, sau buổi đìểm tâm, Anh em còn lại 11 người với sự liên lạc và hướng dẫn của bạn Đào Hải, chúng tôi thẳng tiến đến nơi hẹn thăm Thầy lúc 02:00 pm cùng ngày .

Với tuổi thọ 93, mái tóc bạc phơ, người chùn thấp, đi đứng phải cần tay vịn với bánh lăn , Thầy vẫn còn minh mẫn chuyện trò, Thầy rất vui khi anh em đến thăm (vì hoàn cảnh sống nơi săn sóc người già thật cô đơn và buồn tẻ ). Trước đây, Thầy sống cùng cô Vân, người con gái út, nhưng thời gian tụi này đến thăm, vợ chồng họ đang đi nghĩ hè tại Thái Lan, nên đưa Thầy đến gởi ở một nhà chăm sóc người già tư nhân này, chỉ độ vài ba phòng nhỏ, có người thường xuyên trông nôm. Lúc Anh em đến vì là cuối tuần, nên có Cô Mai, một người con gái khác của Thầy đã đến trước.




Thầy trò gặp nhau


Gặp lại đám học trò củ Cao Thắng Thầy rất xúc động , từng người một chào hỏi và bắt tay cùng Thầy. Quà thăm Thầy gồm: một bộ bình & tách trà, một hộp trà thơm Đài Loan, một bịt càfé hổn hợp Việt Nam cùng Bảng Lưu niệm và bức ảnh củ ngày xưa, lúc Thầy chụp cùng hai cô con gái nhỏ mặc đầm trắng và một số Anh em học sinh Cao Thắng, mà Vũ Ngọc Nhinh đã chuyển gởi trước đây ( tôi đã copy và lộng vào khuôn hình dành tặng lại Thầy, Cô Mai rất ngạc nhiên vì chúng tôi còn giữ được tấm hình này). Bùi Đức Ly đọc cho Thầy nghe bài thơ “Mừng Thượng Thọ Thầy” của bạn Hồng văn Thêm và tên các bạn, thứ tự theo danh sách trên Bảng Lưu NIệm…Thầy xúc động đến nghẹn lời …Không nén được cảm xúc, Thầy đã bật khóc …Tụi này phải vỗ về giúp Thầy trấn áp nỗi xúc động đang dâng trào, đồng thời cũng rướm lệ kể cả Cô Mai, con gái của Thầy …Vài phút sau, lấy lại sự bình tỉnh, Thầy thốt :” Tôi đã từng đi dạy Việt Văn, Pháp Văn, Sử Địa, cả Quốc Gia Thương Mại nhưng hôm nay lại không thốt được nên lời ..”


Thầy Nguyễn khánh Nhuần, Nhinh, Mười, Phước, Lăng, ?, Bùi minh Sa, Hóa và hai con


Tiếp đó chúng tôi chụp ảnh lưu niệm cùng Thầy…Vì căn phòng nhỏ, gồm cái ghế bành cũng là nơi Thầy dựa ngủ, nên chúng tôi 11 người thêm Cô Mai là 12, đã choán cả căn phòng …Cô Mai và cả Thầy cùng đồng ý, nên chúng tôi đưa Thầy ra phần “Deck” sau nhà với bàn & ghế ngồi có dù che nắng ( may là bầu trời Seattle hôm ấy không mưa )…Ngồi quanh Thầy chuyện vãng ..Thầy vui miệng kể chuyện xưa…Xưa hơn cả chuyện Cao Thắng nữa …!



Ành lưu niệm


Thầy kể rằng : “Ngày xưa khi còn bôn ba bên đất Thái Lan, nhờ có hiểu biết về khoa bói toán, nên Thầy kiếm sống bằng nghề Thầy Bói, bởi người dân Thái rất mê thích xem bói ... Ở Thái Lan có một Chợ Thầy Bói có gần đến 300 Thầy Bói …Người Thầy Bói cần đăng quãng cáo trên báo, tự gìới thiệu về mình để chiêu dụ người xem … Một hôm nọ, bổng nhiên Thầy được quân lính đến với một chiếc xe màu đen vời Thầy vào Cung Vua…“hồn phi bách tán” chưa biết chuyện lành dữ ra sao ?! Vào đến Cung gặp Vua Thái , còn rất trẻ, chỉ độ 18 , Ngài cho biết là du hoc từ Thụy Sĩ vừa trở về nước để nối ngôi Hoàng huynh vừa bị ám sát …Nhà vua phán “ Biết Ông là người Việt Nam ( là dân ngoại quốc) giỏi nghề bói toán, lại nói thạo tiếng Tây ( Pháp ), nên ta muốn nhờ bói xem một quẻ”…Thế là Thầy lấy hết sức “bình sanh” ( Nguyên văn lời của Thầy ) xem cho Vua Thái một quẻ...

Thầy nhắc lại : “Xem xong, không biết có hay ho gì không ?”, nhưng Vua Thái ngợi khen và ban thưởng cho Thầy 100 đồng ( một trăm ) tiền Thái thời bấy giờ, Thầy ngại ngần không dám nhận, quyết chối từ, chỉ xin nhà vua viết cho vài chử để làm kỷ niệm cùng con cháu về sau …Thấy thế, nên Vua truyền ban cho Thầy một giấy khen , xác nhận tài bói toán của Thầy…Nhờ trương giấy khen này lên, nên thiên hạ xúm nhau nhờ Thầy xem bói đông “nuồm nuộp”, vì ngoài việc mê bói toán, người dân Thái rất trọng kính nhà Vua, nên thấy Giấy khen của Vua ban cho Thầy nên họ càng tin tưởng, và Thầy có dịp “hốt bạc triệu" Tụi này chen vào “Thế thì Thầy quả là cao kiến nhả con tép, để bắt được con tôm càng lông rồi !”…Thầy cười thích thú !…

Lợi dựng lúc Thầy vui, tôi nhắc lại câu nói bất hữu mà Thầy thường chêm vào lúc giảng bài cho bọn mình đỡ …ngáp ... Tôi nhắc :" Thầy có còn nhớ câu nói gì Thầy thường chêm vào lức giảng bài Sử Địa cho tụi này đỡ buồn ngủ không ?”... Không đợi Thầy đáp, tôi tiếp luôn “…Haha ! Thầy thường nói : Vô lậu , bất thành nhân đó !”

Nghe câu hỏi này Thầy làm bộ tỉnh bơ : “Nói gì kỳ vậy ? Ai dạy mà nói tục tỉu quá vậy ?” Im lặng một lúc ,Thầy lại hỏi : “Nhưng mà có đúng không ?” Cả bọn cùng ráp nhau cười !
Tôi liền đáp : “Đúng quá chứ ! Tụi này vào lính rồi, đi chơi thằng nào cũng dzính hết ! Đúng quá đi chứ !” .Thầy cười

Thầy nói là Thầy rất vui, so với ngày xưa, bây giờ Thầy còn hơn Ông Picarno bên Pháp, chỉ có được mỗi một người học trò củ ghé thăm lúc già yếu …Vì nắng gió lên, nên Cô Mai ( ngườì đã xác nhận hai cô bé trong hình, mặc áo đầm trắng chụp hình cùng Thầy khi xưa, là 2 cô em, Liên và Vân, Vân là cô gái Út sống cùng Thầy trước đây và hiện đang đi Vacation tại TháiLan) sợ Thầy bị lạnh nên đề nghị đưa Thầy vào phòng khách …Bất chợt như nhớ điều gì, nên một mình Thầy nhanh nhẹn bước về phòng, tụi này sợ Thầy té ngã, nên vội chạy theo, vào phòng Thầy kéo các ngăn kệ nhựa tìm chi đó, hình như Thầy muốn tìm tập nhật ký để ghi chép ngày tụi học trò đến thăm ?! Thấy Thầy đang tìm kiếm, nên tôi ra báo cho Cô Mai đang trò chuyện cùng Chị Phúc và Chi Ly, vội vào thì Cô báo cho Thầy là vì mới chuyển đến đây, nên Cô em út chưa mang hết đồ dùng của Thầy đến …Thầy và chúng tôi lại trở ra phòng khách …Một chốc sau thì có thêm một người con rễ của Thầy cùng đến, Anh cho biết ngày xưa cũng là dân Kỷ thuật Qui Nhơn, có chuyển vào Cào Thắng học, nhưng bị dân Cao Thắng húng hiếp quá nên lại trở về học Trường kỹ thuật Qui Nhơn …Có lẻ Anh nói đùa cho vui mà thôi ! Chứ dân Kỹ thuật Ban Toán “hiền như cục bột” luôn chăm chỉ học hành, trọng Thầy, mến bạn, với người ngoài cũng còn thân thiện, huống chi là bạn đồng học cùng trường, ai đành húng hiếp ! …Nhìn trên sổ thăm viếng, tôi thấy ghi 12 người thăm Thầy Nhuần trong ngày …Có lẻ người con Rễ của Thầy đến sau chưa được tính thêm vào …

Thăm viếng rồi cũng đến lức từ biệt để Thầy nghỉ ngơi …Nhưng Thầy có vẻ lưu luyến lắm ! Không muốn tụi này ra về…Cả bọn ra đến xe đậu phía trước ..Chợt thấy Thầy bước ra đến “ Balcon” dọc lối ra vào nhà, nên cả bọn phải vội quay trở lại để bắt tay và vẩy chào từ biệt Thầy thêm lần nữa …Thầy vẫn đứng trông theo cho đến khi tụi này lên xe, lăn bánh khuất dạng …


Thầy trò lưu luyến chia tay


Đấy ! Diển tiến thăm Thầy là như thế đó ! Tôi cố gắng ghi lại trung thực, đầy đủ để các bạn đồng môn, không có dịp về thăm Thầy lần này, cùng chia sẻ được những tình cảm, tương giao tình nghĩa Thầy Trò cùng người Thầy học củ. Chúng ta có được may mắn hay nói cách khác, có được cái Phúc, đã vào tuổi lục tuần, có người mái tóc cũng đã “hoa râm” nhưng còn có được một người Thầy học củ còn hiện hữu với tuổi thọ gần bách niên, cho chúng ta có dịp thăm viếng, vấn an, thể hiện tình nghĩa Thầy Trò trong tập quán đời sống văn hóa Việt từ ngàn xưa, với ảnh hưởng Khổng học Trung Hoa “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” luôn kính trọng người Thầy học.

Trần Thành Nghiệp (CT khóa 62-69)
Website: http://www.ktcaothang.com
Email: ntran98@gmail.com

NVH : Xin lỗi anh TTN vì là ‘trích’ nên có bỏ bớt một số đoạn trong bài. Rất cảm ơn anh chuyển cho tôi bài viết này.

18 tháng 11, 2009

MS-DOS CHO WINDOWS XP

Với đa số người còn sử dụng hệ điều hành Windows XP, thì việc tạo menu khởi động có MS-DOS đã ‘ lỗi thời’. Tuy nhiên đôi khi là nhu cầu cần thiết để có thể khắc phục khi HĐH bị lỗi hay bị virus phá hoại, thông thường dùng trình GHOST chạy trên DOS và còn nhiều việc khác nữa... Nhưng việc chuyển qua Windows XP, Microsoft đã từ bỏ DOS không còn có menu boot MS-DOS như Windows 98.

Vậy vấn đề đặt ra ta phải làm thế nào để tích hợp DOS vào menu boot Windows XP ?

Có hai giải pháp thực hiện việc này:

-Phương án thứ nhất ‘Tạo Dos thực cho Windows XP’ như hướng dẫn dưới đây.
-Phương án thứ hai ‘ Tạo Dos ảo’xem trang: http://hieushareallfiles.blogspot.com/2009/04/phuc-hoi-windows-xp.html

Tạo DOS thực cho Window XP

Phần chuẩn bị:
1/Một dĩa mềm Startup disk Windows 98 (*)
2/Một dĩa CD nguồn cài Windows XP

Phần thực hiện:

A/ Trường hợp chọn cài mới Windows XP
Boot máy bằng dĩa mềm khởi động A Startup disk Windows 98 ( *)
-Chọn format phân vùng dự định cài Windows XP bằng lệnh: A:\>Format C/s (format và chép ba tập tin hệ thống).Hoàn tất lấy dĩa mềm ra.
-Khởi động lại, boot ưu tiên từ ổ CD-Rom chứa dĩa cài Windows XP.
-Sau đó tiến hành cài mới Windows XP đến lúc vào hộp thoại chọn lựa format bạn chọn “Không format giử các tập tin”
Windows settup tự động nhận dạng và tạo menu boot với hai lựa chọn cho bạn.

B/ Trường hợp trên PC đã cài Windows XP
Điều kiện Windows XP phải được cài trên phân vùng format theo thể thức FAT 32, nếu NTFS bạn phải chuyển phân vùng qua bản FAT 32 (dùng trình Partition Magic trong Hiren’s BootCD)

Khởi động vào Windows XP
1/Cho dĩa mềm Startup Disk Windows 98 vào ổ A:
-Khởi tạo một file mới bằng Notepad tên READ.SCR lưu lại trên A, bằng lệnh như sau:
L 100 2 0 1
N C:\BOOTSECT.DOS
R BX
0
R CX
200
W
Q
xong lưu lại (tên READ.SCR)
-Trong Windows XP, vào ổ C tạo một thư mục, ví dụ: C:\DOS
-Copy tất cả files trên A vào C:\DOS (Driver nhận dạng thiết bị như OAKCDROM.SYS; MOUSE.COM…)

2/Tiếp theo, vào My Computer>Properties>Advanced>Startup and Recovery>Setting>Edit
thêm dòng
C:\="MS-DOS"
lưu lại.

3/Khởi động lại PC, chọn Boot máy ưu tiên từ ổ A có chứa dĩa mềm khởi động W98
-Đánh lệnh : SYS A: C: (nếu thành công có dòng Systems transfer )
-Tiếp theo đánh lệnh: "DEBUG < READ.SCR" (file Debug phải có trong dĩa A Startup Windows 98) để tạo menu boot khởi động có MS-DOS.
-Từ A dùng lệnh lệnh “Attrib.exe –h *.*” (để thấy các files Autoxec.bat: Config.sys dạng files ẩn )
-Dùng lệnh A:\>Edit để mở files AUTOEXEC.BAT và CONFIG.SYS

-File AUTOEXEC.BAT (xóa hết ghi như sau)
@Echo off
Path C:\DOS;
C:\DOS\MSCDEX.EXE/D:MSCD001
C:\DOS\MOUSE.COM
Lưu lại

-File CONFIG.SYS (xóa hết ghi như sau)
DEVICE=C:\DOS\OAKCDROM/D:MSCD001
Lưu lại.

4/Khởi động lại PC, chọn boot máy ưu tiên từ ổ CD- Rom có dĩa Windows XP
Chọn Repair (hiệu chỉnh file Boot.ini), đến khi vào màn hình repair chọn
-Phân vùng cài Windows XP ( thường là 1) enter
-Khai tên quản trị mật khẩu nếu có (không có thì Enter).
Sau đó đánh lệnh: FIXBOOT, tại dòng xác thực kế tiếp, gỏ Y (yes), đợi cho đến khi nhận được thông báo thành công.
Đánh tiếp lệnh EXIT để máy tính khởi động lại.

Bạn sẻ có menu chọn khởi động theo HDH Windows hay MS-DOS

Ghi chú:
(*) Dĩa mềm khởi động’Startup disk Windows 98’ : Có thể hỏi mua tại các cửa hàng tin học. Nếu PC không có ổ dĩa mềm, bạn nhờ cửa hàng ghi ảnh dĩa mềm khởi động này vào dĩa CD để sử dụng trên ổ CD-Rom. Ngoài ra cũng có thể tìm tập tin ảnh dĩa mềm này trên mạng rồi tự ghi vào dĩa A hay CD, thủ thuật ghi dĩa này vào Google tìm bài viết hướng dẫn thực hiện.
-Nếu bạn sử dụng dĩa CD boot: chép tập tin READ.SCR (tự tạo trong Windows) và DEBUG (trong dĩa CD) vào thư mục gốc ổ C, để thực hiện lệnh "Debug < Read.scr" từ ổ C (thay vì dùng dĩa mềm thì thực hiện lệnh tại ổ A).
-Thủ thuật này tuy hơi phức tạp hơn tạo ‘Dos ảo’nhưng ưu điểm chạy ổn định trên mọi mainboard. Hơn thế bạn có thể tùy ý chép thêm các tập tin chạy được trên DOS vào thư mục C:\DOS, ví dụ như GHOST.EXE, thậm chí các trình quét virus ngoài dos như Symantec…

16 tháng 11, 2009

Tin vui và tin buồn

* Bác sĩ gọi ông chồng đang ở phòng chờ vào phòng làm việc và trịnh trọng nói:
- Anh à, tôi cố gắng diễn đạt tế nhị nhé. Thế này. tôi có một tin vui và một tin buồn cho anh. Nói cái nào trước nhỉ?
- Tin buồn đi, thưa bác sĩ - ông chồng lo lắng.
- Vợ anh vừa sinh bốn.
- Trời, đúng vào thời buổi khủng hoảng này... Thế còn tin vui?
- Cả bốn đứa đều da đen, khả năng là không phải của anh...

* - Tôi có một tin buồn và một tin vui cho ông, ông muốn tôi nói tin nào trước? - bác sĩ bảo bệnh nhân.
- Chịu thôi... Cho tôi nghe tin buồn trước đi!
- Chiều nay, đáng tiếc là chúng tôi phải cưa cả hai chân của ông...
- Thế còn tin vui?
- Ở phòng bên cạnh, có một bệnh nhân sẵn sàng mua lại đôi giày của ông...

13 tháng 11, 2009

20 năm trước: GORBACHEV ĐÃ NGĂN CHẶN MỘT CUỘC ĐỔ MÁU LỚN TẠI ĐÔNG ĐỨC

Nhờ quyết định của Mikhail Gorbachev mà Berlin tránh được một cuộc tắm máu vào năm 1989, khi bức tường Berlin sụp đổ - đó là khẳng định của sử gia Vladimir Fyodorovsky, cố vấn ngoại giao thời đó của vị tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô.

Trước nay, liên quan đến Đông Đức năm 1989, đa phần công luận mới chỉ biết đến vai trò của Gorbachev trong những diễn biến trước khi bức tường Berlin sụp đổ, như việc lãnh tụ Liên Xô “làm ngơ” trước động thái Hungary dỡ bỏ Bức màn sắt và mở biên giới cho người tị nạn Đông Đức sang Phương Tây; hoặc câu nói nổi tiếng của ông trong dịp kỷ niệm 40 năm thành lập CHDC Đức, theo đó những ai chậm chân sẽ bị lịch sử đào thải.

Tuy nhiên, theo ông Fyodorovsky thì công lao của Gorbachev đối với Đông Đức còn lớn hơn nhiều vì ông đã ngăn chặn được một cuộc đổ máu lớn khi bức tường Berlin sụp đổ, do phe cứng rắn trong Ban lãnh đạo thượng đỉnh Liên Xô đương thời muốn ngăn chặn bằng mọi giá những biến chuyển mạnh mẽ tại Đông Đức và họ đã chuẩn bị tất cả cho một hành vi can thiệp như vậy.

Trong hồi ký mới được ấn hành bằng tiếng Pháp cách đây ít lâu, phần viết về sự sụp đổ của bức tường Berlin, ông Fyodorovsky cho hay: phe cứng rắn “đã tính đến con số hàng ngàn nạn nhân thiệt mạng trong quá trình “tái lập trật tự”, giới bác sĩ cũng đã chuẩn bị “vào cuộc”, tất cả đều đã sẵn sàng cho công tác cứu thương. Nhưng quyết định can thiệp đã không được đưa ra”.

Theo cựu cố vấn ngoại giao, năm 1989, trong Ban lãnh đạo thượng đỉnh Đảng Cộng sản Liên Xô, những quyết định quan trọng được đưa ra bởi 5 lãnh tụ. Trong số đó, Vladimir Kryuchkov (chủ tịch Ủy ban An ninh Quốc gia KGB) và nguyên soái Dmitry Yazov (bộ trưởng Quốc phòng) tuy có ủng hộ cải tổ (perestroika) trên một số góc độ nào đó, nhưng họ muốn ngăn chặn sự sụp đổ của cả hệ thống.

Hai nhân vật khác – tư tưởng gia chính yếu, “cha đẻ” của quá trình cải tổ Alexander Yakovlev và ngoại trưởng Eduard Shevardnadze – thì theo hướng cởi mở, đấu tranh chống lại sự tồn tại của chủ nghĩa cộng sản theo mô hình Stalinist.

Trên cương vị “quan tòa” có tiếng nói quyết định, với cảm quan được Fyodorovsky đánh giá là tuyệt vời, Gorbachev đã khéo léo dàn hòa được những quan niệm đối đầu vì đối với ông, giải pháp hòa bình là điều quan trọng duy nhất. Theo diễn đạt của sử gia này, Gorbachev đã “lùi một bước để tiến hai bước và bằng cách ấy, ông đã tránh được biển máu”.

Theo hồi tưởng của vị cựu cố vấn ngoại giao, phe cứng rắn không bao giờ dám đối đầu một cách trực diện với Gorbachev và sự khủng hoảng kinh tế tại các quốc gia vùng Đông Âu cũng có vai trò trong các quyết định được đưa ra. Khi dân Đông Đức ồ ạt sang Phương Tây qua ngả Hungary, Yakovlev nói với ông: “Càng tốt, giờ thì mọi thứ là không thể đảo ngược…”

Tuy nhiên, Fyodorovsky cho rằng những sự kiện lúc đó đã nhanh chóng vượt quá tầm suy nghĩ và kiểm soát của phe cải tổ, những người hình dung sự cải thiện tình thế như một quá trình tiến triển từng bước và có thể mặc cả dần dần, chứ không quá bất ngờ như những gì đãy xảy ra.

Tuyên bố “ngẫu hứng” của Günter Schabowski, phát ngôn viên Đảng Cộng sản Đông Đức về việc mở biên giới “tức thì” đã quyết định tất cả. “Nếu không có sai lầm của Schabowski, sẽ phải trả giá nhiều hơn và lâu hơn để phá bỏ bức tường Berlin. Nhưng sự sụp đổ của nó là không tránh khỏi: đó là bộ máy vận hành của lịch sử” - cựu cố vấn ngoại giao của Gorbachev nhấn mạnh.

Hoàng Nguyễn

8 tháng 11, 2009

Kỷ niệm 20 năm ngày Bức tường Berlin sụp đổ, 9/11/1989 – 9/11/2009

Thời gian trôi qua, lịch sử và đời sống con người cũng đổi thay theo dòng đời. Nhớ lại hai mươi năm trước, đứng dưới bức tường dài kiên cố chia đôi Berlin, không ai có thể tưởng tượng nổi nó sụp đổ sau một đêm, nhờ hàng triệu cánh tay đưa lên tạo thành trận bão dân chủ, chấm dứt chiến tranh lạnh. Các quốc gia Đông Âu chính thức thoát khỏi địa ngục hơn 40 năm dài từ đó có đời sống mới với tự do và nhân quyền.

Ngược dòng thời gian, ngày 01.08.1961 để ngăn chặn làn sóng người chạy trốn khỏi phía Đông ngày càng gia tăng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Krushchev đề nghị Chủ tịch Đông Đức lúc đó là Walter Ulbricht “xây tường”. 16.00 chiều thứ bảy 12.8.1961, Walter Ulbricht ký lệnh xây tường, và ngay đêm hôm đó đã cho quân đội, cảnh sát và công nhân, dưới sự hỗ trợ của Hồng quân Liên Xô, xây tường. Sáng hôm sau, 13.8.1961, một phần bức tường ngăn cách Đông-Tây Đức đã được dựng lên.


Berlin ngày 10/09/1989: "Chúng tôi là những người hạnh phúc nhất!" - Ảnh: PWN

Bức tường Berlin sụp đổ vào ngày 9 tháng 11 năm 1989. Năm nay cả châu Âu mừng kỷ niệm 20 năm với lễ hội “Freedom Festival” tại thủ đô Berlin, Cộng hòa Liên Bang Đức. Lễ kỷ niệm năm nay, 9/11/2009, mang ý nghĩa lớn lao và đặc biệt, bởi vì sau 20 năm nước Đức thống nhất, thế giới có một châu Âu thống nhất, một châu Âu không hàng rào biên giới, thịnh vượng và phát triển với 27 thành viên thuộc Liên hiệp châu Âu, mà trong đó 9 thành viên thuộc khối Warszawa cũ. Đó là Ba Lan, CH Czech, Slovakia, Hungary, Bulgaria, Romania, Estonia, Lithuania, Latvia.

Trước Lễ hội vài ngày, Tổng thống CH Czech Vaclav Klaus là nguyên thủ quốc gia cuối cùng đã ký Hiệp ước Lisbon, mở đường cho Liên hiệp châu Âu xây dựng các định chế theo phương thức mới, củng cố sức mạnh và sự bền vững trong các chính sách đối ngoại, kinh tế và quốc phòng, thực sự là đối tác hàng đầu với gần 500 triệu dân và tổng thu nhập cao nhất thế giới (16.600 tỷ USD năm 2007).

Cộng hòa Liên Bang Đức ngày nay như thế nào ? Xin xem các ảnh sau:

CỔNG BRANDENBURG


Cổng Brandenburg xưa



Cổng Brandenburg nay


Trong bức ảnh đầu tiên, được chụp năm 1988, những khách tham quan leo lên một chiếc bục quan sát đặt bên khu vực do người Anh kiểm soát ở Tây Berlin để nhìn được rõ hơn cái biểu tượng qua bức tường cao 12 bộ. Trên chiếc bục quan sát đó, một tấm biển đề nhắc nhủ những người dân Berlin: “Tự do của các bạn là nhiệm vụ của chúng tôi.”

Giữa thời điểm kết thúc cuộc Đệ nhị Thế chiến và việc xây dựng lên Bức tường vào năm 1961, đã có 3,5 triệu người Đông Đức chạy trốn sang phía tây. Sau khi nó được dựng lên, có chưa tới 5.000 người trốn thoát.

Hôm nay, quảng trường Pariser Platz, nơi có chiếc Cổng Brandenburg, lại lần nữa là một quảng trường đông đúc nhộn nhịp.

Chiếc cổng giờ đây được bao bọc bởi những tòa nhà mới với kiến trúc cổ điển: phía bên trái là bảo tàng Liebermann Haus, trong khi bên phải là Sommer Haus, nơi trú đóng đại bản doanh của một ngân hàng và tòa đại sứ Hoa Kỳ. Tòa đại sứ các nước Anh, Pháp và Hungari quây tụ ở gần đó.

PHỐ BERNAUER


Phố Bernauer xưa


Phố Bernauer nay

Tầng trệt của khu nhà ở nằm bên phải bức ảnh đầu tiên – được chụp từ khu vực do người Pháp trú đóng ở Tây Berlin năm 1985 – đã bị nhà chức trách Đông Đức xây bít kín lại sau khi nó được sử dụng cho một loạt các cuộc đào thoát liều lĩnh.

Vào hai đêm của tháng Mười năm 1964, 57 người Đông Đức đã tìm cách trốn thoát sang phía Tây qua một loạt những đường hầm được đào từ tòa nhà chung cư. Những nỗ lực đó đã bị phát hiện và có những phát súng nổ qua lại giữa lính gác biên giới và những người đào hầm.

Dần dần, những tòa nhà nằm kế bên Bức tường đã bị phá hủy nhằm tránh việc có những người trốn chạy liều lĩnh nhảy qua các cửa sổ và nóc nhà – để hoặc là được tự do hoặc là chết. Quân đội Anh đã giúp phá hủy phần Bức tường ở khu vực này, và ngày nay Bernauer Strasse là một con đường và tuyến xe điện chính đông đúc.

Phía nam của Phố Bernauer đã trở thành bộ phận của “mảnh đất chết” ô nhục – một khu vực cấm qua lại, rộng tới 500 thước Anh mà nhiều điểm đã bị dọn sạch để cho lính biên phòng của Đông Đức có được không gian quan sát ngắm bắn thuận lợi, với mệnh lệnh phải bắn những đối tượng nằm trong tầm ngắm của mình. Tổng cộng, đã có 239 người chết khi cố gắng vượt qua Bức tường. Người cuối cùng là Chris Gueffroy, ngày 6 tháng Hai, năm 1989.

Đường băng này có đèn pha chiếu sáng và được kiểm soát chặt bởi 116 tháp canh, 20 trung tâm chỉ huy và chó canh phòng. Nó bao gồm cả những chướng ngại vật ngăn chặn xe cộ – có thể nhìn thấy cận cảnh trên bức ảnh đầu tiên – và được rải sỏi dày kín, khiến ta không thể chuyển động mà không gây nên tiếng ồn được, trong khi đinh được rải bên dưới các ban công nhô ra từ tầng các tòa nhà.

PHỐ EBERT


Phố Ebert xưa



Phố Ebert nay

Bức ảnh thứ nhất được chụp năm 1962, một năm sau khi “Hàng rào Bảo vệ Chống Phát-xít” – là cái tên mà bộ chính trị Đông Đức đặt cho Bức tường – được dựng lên, và cho thấy trọn vẹn quy mô của con đường băng chết chóc này.

Nhìn dọc theo Phố Ebert về phía Cổng Brandenburg, hướng bên trái chỉ còn lại tòa nhà từ thời trước Đệ nhị Thế chiến nằm trong khu vực này. Còn hầu hết đều hoặc bị phá hủy hoặc bị cảnh sát biên phòng dọn sách để làm nhụt chí những người chạy trốn.

Ngày nay, khu vực này đã được gìn giữ và quy hoạch lại để trở thành một khối nhà làm văn phòng nhìn xuống con phố giờ đây đông đúc, đầy những cửa hàng mua bán, các du khách tới thăm và những doanh nhân. Những tòa nhà mới bất ngờ mọc lên trên nền đất hoang cũ – những công trình kỷ niệm một nước Đức mới, và tất nhiên, về chủ nghĩa tư bản phương Tây đã mang tới cho nó.

Sau khi tái thống nhất, Berlin đã chi ra 50 triệu bảng Anh để giật đổ Bức tường, xóa bỏ những dấu vết của nó và trang trí lại những công trình kiến trúc đã rơi vào tình trạng đổ nát, với việc con đường băng chết chóc trở thành thứ bất động sản được săn lùng và đắt đỏ nhất của thành phố.

Ở cuối Phố Ebert, cách xa nửa dặm, là Potsdamer Platz nổi tiếng, nơi từng là một trong những khu mua sắm bận rộn nhất ở Berlin thời tiền chiến.

Trong suốt những năm tháng dài của cuộc Chiến tranh Lạnh, giao lộ và quảng trường đông đúc bận rộn đó đã bị con đường băng chết chóc nuốt chửng – song giờ đây nó đã lần nữa lại vươn dậy như trái tim mới đầy sức sống của thành phố được trẻ lại này.

Tổng hợp từ internet

Bức Tường Berlin

Bà Angela Merkel, vừa lên tiếng trên cương vị Thủ tướng nước Đức thống nhất cám ơn Hungary cách đây 20 năm, tháng 8-1989, đã mở cửa biên giới của mình, để cho hơn 60 nghìn người Đông Đức thoát ra, dẫn tới sự kiện bức tường Berlin sụp đổ.

Tháng 6-2004, Hoàng- một đồng đội cũ của tôi ở trường sĩ quan, cựu đại úy quân đội nhân dân Việt Nam...lái xe chở tôi chạy từ Đông sang Tây và cuối cùng đến trước bức tường Berlin. Hoàng nằm trong số những người Việt Nam đầu tiên leo qua phía Tây, thay vì đủ kiên nhẫn để đập đổ cái mà Hoàng, cho đến ngày nay, vẫn coi là “bức tường ô nhục”.


Một phần của Bức tường Berlin ở Bethaniendamm (1986)

Berlin cũng như nước Đức, sau Thế chiến thứ II, bị “xẻ làm tư” theo thỏa ước Potsdam. Cho dù Liên Xô phản đối, các nước Anh, Pháp, Mỹ sau đó vẫn trả lại quyền tự chủ cho người Đức trên phần lãnh thổ mà mình tiếp quản. “Kế hoạch Marshall” đã giúp Tây Đức phát triển rất nhanh dựa trên nền tảng tự do.

Năm 1948, Stalin ra lệnh phong tỏa, không cho vận chuyển lương thực thực phẩm từ Đông sang Tây. Nhưng vẫn không có người Tây Đức nào đi theo Stalin. Trong khi, trong suốt thập niên 50 đã có hơn 3,5 triệu người Đông Đức bỏ chạy sang Tây Đức. Ngày 1-8-1961, Tổng Bí thư Liên Xô, Krushchev, điện đàm với Ulbricht, Bí thư thứ nhất Đông Đức “đề nghị xây tường”. Ngày 12-8 năm đó, Ulbricht ký lệnh đóng cửa biên giới và “bức tường ô nhục” đã được người Đức cùng với “Hồng Quân Liên xô” nửa đêm “dựng lên lén lút”.

Bảo tàng Bức tường Berlin là một trong những bảo tàng vô cùng ấn tượng. Có thể tìm thấy ở đây những sự kiện bi thảm; nhưng, cũng có thể tìm thấy ở đây những câu chuyện hết sức li kỳ. Chỉ có với khát khao tự do con người mới có thể bất chấp sự hiểm nguy mà vượt thoát mãnh liệt đến vậy. Lượng người dân Đông Đức bị bắn chết khi trèo qua bức tường Berlin không dừng lại ở con số 1.374; mới đây, Bảo tàng vừa cho bổ sung vào danh sách này những người không phải là dân “vượt biên” mà là lính biên phòng Đông Đức. Hàng chục lính biên phòng Đông Đức đã tự sát thay vì chấp hành lệnh chính quyền bắn vào nhân dân, những người tìm kiếm tự do.


Người lính Conrad Schumann Đông Đức nhảy qua hàng rào kẽm gai để chạy sang Tây Đức
(Bức ảnh của tác giả Peter Leibing chụp được vào ngày 15/8/1961)

Chỉ cần đến Bảo tàng Bức tường Berlin là có thể hiểu vì sao cả Đông Âu, tràn ngập xe tăng Liên Xô, thế mà vẫn đổ; có thể hiểu vì sao Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu lấy ngày “23 tháng Tám là ngày tưởng niệm các nạn nhân của chủ nghĩa Stalin và Phát xít”. Ngày 23-8-1939, Stalin đã bắt tay với Hitler, ký Hiệp ước phân chia Châu Âu. Chỉ một tuần sau, ngày 1-9-1939, Hitler đánh chiếm một phần Ba Lan; ngày 17-9-1939, Liên Xô xâm lược phần còn lại. Người của Stalin, ngay sau đó đã giết hại hàng trăm nghìn người Ba Lan và đưa hơn một triệu người Ba Lan khác lưu đày viễn xứ.

Nếu như, chủ nghĩa Hitler chỉ kịp gây tội ác trong những năm tháng chiến tranh thì chủ nghĩa Stalin lại tiếp tục hủy hoại con người ngay cả khi không còn tiếng súng. Sự hy sinh của hơn 20 triệu người Liên Xô, sự anh dũng của các tướng lĩnh, của Hồng quân là vô cùng vĩ đại. Nhưng, sự hy sinh ấy của nhân dân đã bị những người như Stalin tước đoạt. Liên Xô, quốc gia đóng vài trò quyết định trong cuộc chiến chống Phát xít, thay vì được ghi nhớ như là “giải phóng quân” đã trở thành một lực lượng chiếm đóng và đã áp đặt lên Đông Âu một chế độ tước đoạt hết của con người những quyền căn bản.

Tại Đông Đức, sau 8 năm chiếm đóng, chính quyền do người Nga lập nên liên tục có những hoạt động thanh trừng nội bộ; khủng bố những người bất đồng; kiểm soát thanh niên; trong khi, thực phẩm thì khan hiếm và đắt đỏ. Sau khi Stalin chết, hơn 1 triệu người dân Đông Đức đã xuống đường biểu tình. Chính phủ Đông Đức rút chạy vào tổng hành dinh của Hồng quân Liên Xô. Chính họ đã cầu cứu và “ngoại bang” đã dùng xe tăng thẳng tay đàn áp cuộc chống đối đâu tiên của nhân dân ấy.

Tại Hungary, sau năm 1945, cuộc bầu cử dân chủ chỉ đem lại cho đảng cộng sản Hungary 17%. Nhưng ngay sau đó, “toàn quyền Liên xô”, tướng Kliment Voroshilov đã buộc một thành viên không đảng phái trao ghế Bộ trưởng Nội vụ cho László Rajk, người của đảng cộng sản Hungary. László Rajk đã lập ra cơ quan an ninh quốc gia sử dụng cách mà Hitler đã làm trong thập niên 30: vu cáo, bắt bớ, tra tấn… tiêu diệt dần đối lập.

Ngày 23-10-1956, người Hungary đứng dậy hô to “không cam chịu làm nô lệ nữa”. Nhưng, ngày 4-11-1956, xe tăng Liên Xô nghiến nát cuộc chính biến sau khi máy bay ném bom xuống Thủ đô Budapest: 2.500 người Hung bị giết; 200 nghìn người khác phải trốn khỏi quê hương.

Sự ngột ngạt về chính trị và bế tắc về kinh tế trở thành tình trạng phổ biến ở Đông Âu. Năm 1967, sau khi trở thành Bí thư thứ Nhất Tiệp Khắc, Alexander Dubcek tiến hành cải cách. Dubcek cho phát triển kinh tế tự chủ hơn; các tù nhân chính trị được tha và báo chí bắt đầu có tiếng nói. Không chủ trương đa đảng, Dubcek chỉ có ý định xây dựng “chủ nghĩa xã hội nhân bản hơn”. Tuy nhiên, những nỗ lực của Dubcek càng mang lại sự thịnh vượng cho nhân dân thì lại càng gây lo lắng cho Liên Xô. Cho dù không có “nổi dậy”, đêm 20-8-1968, xe tăng Liên Xô vẫn tiến vào Praha theo sau bởi hơn 165 nghìn quân của khối Warsava.

Tại bảo tàng Bức tường Berlin, có một đoạn video gần như được liên tục phát, đó là trích đoạn phát biểu ngày 12-6-1987 của Tổng thống Mỹ Ronald Reagan: “Mr. Gorbachev, hãy phá bỏ bức tường này”. Thật khó để xác định ai là người đóng vai trò chính để kết thúc chiến tranh lạnh. Tuy nhiên, có thể bức tường Berlin đã không sụp đổ nếu như tháng 3-1989, Thủ tướng Hungary, Miklos Nemeth, khi có ý định “tháo gỡ hàng rào kẽm gai dọc theo biên giới” không nhận được tín hiệu từ ông Gorbachev: “Vấn đề an ninh biên giới là việc của ông Nemeth”.

Không có một dân tộc nào không nuôi khát vọng tự do ngay cả dưới họng súng của xe tăng và đại bác. Câu trả lời của ông Gorbachev đơn giản chỉ là trả cho người Hungary quyền tự quyết. Cái quyền mà người dân Đông Âu lẽ ra phải được hưởng kể từ 1945.

Cũng trong tháng 6-2004, tôi có đi qua một vài nghĩa trang quân Đồng Minh chết sau sự kiện Normandy. Những tấm bia ở đây nói rõ là nghĩa trang được lập bởi dân chúng địa phương góp đất và tiền để tưởng nhớ những người lính Anh, Mỹ, New Zeland, Australia… Những “nghĩa trang dân lập” ấy vẫn được gìn giữ cho đến ngày nay với hoa tươi quanh năm. Trong khi, năm 2007, Tổng thống Nga Putin bị các quốc gia lân bang đặt trước tình huống phải ký sắc lệnh lập 7 văn phòng đại diện tại Ba Lan, Hungary và các nước vùng Baltic để bảo vệ mộ của Hồng quân. Thật không phải khi đụng đến nơi tưởng niệm những người đã hy sinh. Nhưng, cái cách mà Putin cư xử với lân bang đã khiến họ nhớ lại thời Liên Xô và nhận thấy những tượng đài Hồng quân “không còn là một biểu tượng chống phát xít mà là biểu tượng của sự chiếm đóng”.

Bên cạnh những bao cát của Checkpoint Charlie, chốt gác giữa Đông và Tây Berlin, cũng luôn có hoa tươi. Có lẽ ngay chính người Mỹ, sau những chiến tranh Việt Nam, chiến tranh Iraq, cũng thèm khát hình ảnh của chính mình trên bờ biển Normandy hay ở cái Checkpoint Charlie ấy. Từng là một người lính ở Campuchia tôi hiểu, không có người lính nào sẵn sàng hy sinh nếu không nghĩ, sứ mệnh của mình là giải phóng. Nhưng, không chỉ những người đã nằm xuống, người lính thường kết thúc sứ mệnh sau khi buông súng, mà những việc có ảnh hưởng tới “các giá trị thiêng liêng” khi ấy mới thực sự bắt đầu. Một cuộc chiến không còn được coi là “giải phóng” nếu những gì mà nhân dân cuối cùng được hưởng không phải là độc lập tự do.

Huy Đức
nguồn: Blog Osin
Ghi chú: Sau khi đăng bài này trên blog Osin tháng 8/2009, nhà báo Huy Đức bị cắt hợp đồng làm việc cho báo SGTT (Sàigòn Tiếp Thị)