26 tháng 10, 2009

Remove Restrictions Tool (RRT)

Công cụ miễn phí mang tên Remove Restrictions Tool (RRT) sẽ giúp bạn khôi phục lại những gì mà virus đã vô hiệu hóa, trả lại quyền điều khiển hoàn toàn máy tính cho bạn.

Chương trình siêu nhỏ gọn (72K) và dễ dùng, bạn phải có quyền quản trị và tốt hơn hết là khởi động máy tính vào chế độ Safe Mode để sử dụng Remove Restrictions Tool (RRT). RRT tự động nhận biết các chức năng hiện đang bị khóa, có khả năng khôi phục 32 chức năng của Windows bị virus vô hiệu.

Bạn chỉ việc chọn chức năng nào cần khôi phục rồi ấn Remove. Sau đó khởi động lại máy tính là xong.


Remove Restrictions Tool có khả năng phát hiện và khôi phục lại các chức năng bị khóa sau:
1 - Folder Options
2 - Registry Tools
3 - Ctrl+Alt+Del
4 - Show hidden files & folders
5 - Run Command
6 - Windows Firewall (SharedAccess)
7 - Windows Firewall (Wscsvc)
8 - Windows Firewall (Wuauserv)
9 – Internet Explorer Home Page Changing
10 - Internet Explorer Closing
11 - Internet Options
12 - Internet Explorer Address Bar
13 - Internet Explorer Right Click
14 - Internet Explorer Navigation Buttons
15 - Internet Explorer Context Menu
16 - Internet Explorer Toolbar
17 - Command Prompt (cmd.exe)
18 - Control Panel
19 - System files/folders
20 - Show Hidden files option button
21 - Show System files check box
22 - Show all files/folders check
23 - Desktop items
24 - Files extensions
25 - File Extentions Check
26 - Windows Update
27 - Shut Down Command
28 - Restrict Settings Folders
29 - Taskbar context menu
30 - Logoff Command
31 - Start Menu Logoff
32 – Add/Remove Programs

Tải RRT 3 Beta tại: http://www.4shared.com/file/143723046/8e430c33/RRT.html

16 tháng 10, 2009

Chấm dứt ngay việc cướp tài sản, đánh đập ngư dân Việt Nam

Hội Nghề cá Việt Nam kịch liệt phản đối và yêu cầu Chính phủ Trung Quốc chỉ đạo các lực lượng của mình chấm dứt ngay và không lặp lại các hành động ngăn cản, cướp phá tài sản, đánh đập ngư dân Việt Nam khi họ vào đảo để tránh, trú bão.

Tổng thư ký Hội Nghề cá Việt Nam Trần Cao Mưu cho biết, hôm nay (16/10), Hội chính thức có văn bản gửi Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam về việc ngư dân tại Quảng Ngãi gặp nạn khi vào trú bão tại đảo Trụ Cẩu, quần đảo Hoàng Sa.

Phải bồi thường thiệt hại

- Được biết Hội Nghề cá Quảng Ngãi đã có báo cáo về việc ngư dân huyện Bình Sơn, Lý Sơn bị cướp phá tài sản, đánh đập khi trú bão số 9. Nội dung cụ thể sự việc như thế nào, thưa ông?

Chúng tôi vừa nhận được báo cáo của Hội Nghề cá Quảng Ngãi về việc ngư dân trong tỉnh khi trú bão tại đảo Trụ Cẩu, thuộc quần đảo Hoàng Sa, bị Trung Quốc đánh đập và tịch thu tài sản.

Mỗi ngày có hàng nghìn ngư dân ra khơi đánh bắt cá. Ảnh: TC Thủy sản

Cụ thể, trưa 28/9, bão số 9 đã ảnh hưởng trực tiếp đến quần đảo Hoàng Sa. 16 tàu đánh cá của ngư dân Quảng Ngãi đang hoạt động ở gần đó đã chạy vào đảo Trụ Cẩu để tránh bão nhưng bị các lực lượng của Trung Quốc đứng trên đảo nổ súng không cho vào.

Đến 15h cùng ngày, sóng gió mạnh lên cấp 11-12, nếu không vào đảo, tàu sẽ bị đánh chìm và tính mạng sẽ rất nguy hiểm. Vì vậy, ngư dân Quảng Ngãi quyết định chạy vào để tránh bão.

Lúc này, trong khu vực đảo Trụ Cẩu đã có rất nhiều tàu đánh cá của ngư dân Trung Quốc cũng đang tránh trú bão từ trước đó.

Sau khi bão tan, tàu đánh cá của ngư dân ta chuẩn bị rời đảo thì bị chiếc tàu lớn của Trung Quốc có số hiệu 1312 chặn lại. 3 chiếc canô tiến lại tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam, trong đó có 1 ngư dân mặc quân phục rằn ri và cầm súng hỗ trợ cho những người khác mặc quần đùi, áo phao, tay cầm dao, búa xà beng lên tàu và ra lệnh cho ngư dân Việt Nam - có 1 phiên dịch tiếng Việt - đưa hai tay ra sau gáy, và tập trung ở boong tàu.

Sau khi quay phim, chụp ảnh xong, những người này bắt đầu lục soát, lấy đi tất cả các trang thiết bị thông tin liên lạc như máy thông tin, bộ đàm, máy định vị; đập phá các trang thiết bị, ngư cụ khai thác; lấy tất cả các tư trang cá nhân có giá trị như điện thoại di động, đồng hồ, dây chuyền; ném tất cả xoong, nồi, đổ bỏ lương thực, thực phẩm xuống biển, lấy đi tất cả các sản phẩm thủy sản có giá trị.

Không những thế, họ còn đánh đập dã man những thuyền trưởng, thuyền viên mà họ cho rằng không khai báo thành thật.

Thuyền trưởng Trương Minh Quang vẫn chưa hoàn hồn sau tai nạn. Ảnh: VNN

Tất cả các tàu đánh cá của ngư dân Quảng Ngãi trú bão tại đảo Trụ Cẩu đều bị lục soát, đập phá và cướp tài sản như vậy, gồm 3 tàu tại xã Bình Châu, huyện Bình Sơn và 13 tàu của huyện đảo Lý Sơn.

- Trước sự việc này, Hội Nghề cá Việt Nam có biện pháp gì để bảo vệ ngư dân?

Hội Nghề cá Việt Nam kịch liệt phản đối những hành động này. Chúng tôi yêu cầu Chính phủ Trung Quốc chỉ đạo các lực lượng của mình chấm dứt ngay và không lặp lại các hành động ngăn cản, cướp phá tài sản, đánh đập ngư dân Việt Nam khi họ vào đảo để tránh, trú bão.

Đồng thời, phải bồi thường những thiệt hại mà phía Trung Quốc gây ra. Chúng tôi có văn bản về thiệt hại của ngư dân ở đây. Chẳng hạn, tàu của ông Bùi Văn Bốn có tổng trị giá tài sản bị mất khoảng 40 triệu đồng, tàu ông Dương Quang Giàu mất 70 triệu đồng, tàu ông Trương Thế Mỹ mất 19,5 triệu đồng...

Đảm bảo tính mạng ngư dân

- Văn bản này sau khi ký kết sẽ được Hiệp hội gửi đi như thế nào?

Văn bản số 203, do Phó Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam Võ Văn Trác ký ngày 16/10 sẽ được gửi cho Đại sứ quán Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam. Một văn bản khác gửi cho Chính phủ, các bộ, ngành, cơ quan chức năng liên quan của Việt Nam, với nội dung tương tự.

- Ngư dân Việt Nam còn tiếp tục ra khơi và có thể gặp bão, cần nơi trú ấn. Trong tình huống này, Hội Nghề cá Việt Nam có cách gì để bảo vệ ngư dân?

Chúng tôi đề nghị cơ quan trung ương, Chính phủ, bằng con đường ngoại giao, bàn bạc với phía Trung Quốc để khi có bão gió để ngư dân được vào trú tránh an toàn, đảm bảo tài sản, tính mạng của ngư dân, không gây khó khăn cho ngư dân trong quá trình khai thác trên vùng biển của Việt Nam.

Khi gặp bão hay tai nạn trên biển, ngư dân phải tuân thủ luật pháp về ngoại giao. Ví như, khi vào trú bão phải treo cờ Việt Nam đàng hoàng lên, không phải chạy lủi sau tàu nào cả.

Hơn nữa, phải có điện báo cho phía Biên phòng Việt Nam hay các cơ quan ngoại giao Việt Nam trước rằng chúng tôi có tàu, số tàu như thế này, sẽ vào trú bão, xin đề nghị được giúp đỡ. Đấy cũng là việc thường làm như với các nước khác ở vùng Biển Đông thôi.

Hà Yên
Nguồn VietNamNet: http://vietnamnet.vn/chinhtri/200910/Cham-dut-ngay-viec-cuop-tai-san-danh-dap-ngu-dan-VN-874012/

15 tháng 10, 2009

Lê Cung võ sĩ Việt Nam có thành tích xuất sắc trên võ đài quốc tế


Lê Cung với y phục bình dị, gương mặt chất phác và giọng nói từ tốn, người ta khó nghĩ rằng anh là một trong những đấu thủ xuất sắc nhất trên thế giới về môn võ kết hợp các loại quyền cước mà người Mỹ gọi là Mixed Martial Arts (MMA), hay Kickboxing, và người Việt thường gọi là võ tự do. Trong khoảng 20 năm qua, võ sĩ người Việt này đã đạt được thành tích mà ít có võ sĩ nào sánh kịp với 20 trận thắng liên tiếp, trong đó có 15 trận anh hạ đo ván đối thủ, và 3 lần đoạt giải vô địch quốc tế.


Cũng như đa số những người Việt di tản khác ở miền Nam trong tháng 4 nảm 1975, vài ngày trước khi Saigon thất thủ, bé Lê Cung, lúc bấy giờ mới có 3 tuổi, đã cùng mẹ rời khỏi Việt Nam bằng trực thăng trong bối cảnh dầu sôi lửa bỏng vào những ngày cuối tại Sàigòn. Anh và người mẹ đã phải sống vất vả trong nhiều tháng tại một trại tị nạn ở Philippine cho đến khi có được sự bảo trợ tại Mỹ để đến định cư tại thành phố San Jose vào tháng 9 năm 1976.

Là một người Việt Nam nhỏ bé, Lê Cung đã trở thành mục tiêu cho những đứa trẻ khác chọc ghẹo, hiếp đáp, và có khi còn bị đánh đập. Theo lời anh Lê Cung thì đó là một trong những lý do mà mẹ anh đã cho anh đi học võ để tự vệ, tuy nhiên anh không dám tin rằng mình có thể trở thành một võ sĩ chuyên nghiệp.

Lê Cung kể:
-Lê Cung bắt đầu luyện tập võ lúc 10 tuổi nhưng không thể tiếp tục thường xuyên được vì phải đi học và mẹ của Lê Cung không có thì giờ để chở đến võ đường để luyện tập, song Lê Cung bắt đầu luyện tập trở lại vào cuối năm 1992. Lê Cung không biết là mình sẽ trở nên nổi tiếng mà Lê Cung chỉ thích luyện võ và đi đấu. Đến năm 1994 khi Lê Cung thắng mấy giải vô địch tại Mỹ thì Lê Cung mới nghĩ là mình sẽ có thể trở thành một võ sĩ chuyên nghiệp.

Kỹ thuật của Lê Cung không ngừng được nâng cao. Anh luyện cú đá kéo nhuần nhuyễn đến mức thành một đòn vật, đòn đặc trưng của anh: Anh quất 1 chân vào bụng đối thủ khiến hắn tức thở, đồng thời chân kia quét ngang chân hắn, vật đối phương xuống đất. Đòn này rất hiệu quả trong thi đấu. Năm 1999, Lê Cung đấu với Naushauguerile, huyền thoại Tán thủ của Trung Quốc, biệt danh Vua Mông Cổ. Lê Cung thắng đối phương bằng chính đòn đá kéo này. Tuy nhiên, sau khi dùng đòn này đá vỡ xương gò má của 2 đối thủ, Cung quyết định không dùng nó để đá vào đầu đối phương nữa.



Ngày nay Lê Cung đã trở thành một trong những người nổi tiếng nhất về môn võ tự do. Hình ảnh của anh đã xuất hiện trên trang bìa của nhiều tạp chí võ thuật có uy tín trên thế giới, cũng như trong một số chương trình truyền hình tại Hoa Kỳ.

Lê Cung kể lại sự kết hợp các môn võ khác nhau trong 1 trận đấu cách đây gần 10 năm:
-Khi Lê Cung đi đấu trong một trận được gọi là Shidocon, với 3 võ thuật khác nhau kết hợp lại thành một là Karate mà không có găng tay, hiệp hai là đấu giống muitai, hiệp số 3 là lấy găng tay ra và mang một găng tay nhỏ hơn, có đấm đá, có vật với bóp cổ, bẻ tay. Trong trận đấu năm 1998, Lê Cung thắng 3 hiệp trong 1 ngày, mỗi hiệp là Lê Cung thắng knock out.

Gần đây nhất, Lê Cung đã xuất hiện trong một chương trình truyền hình được trình chiếu nhiều kỳ có tên là Journey of a Champion (Hành Trình của một Nhà Vô Địch), trong đó có 3 phần, mô tả cuộc đời của Lê Cung từ lúc khởi đầu cho đến khi đối diện với những thử thách, rồi đến những chiến thắng, và con đường trước mặt mà anh sẽ đi tới.

Ngoài ra Lê Cung cũng còn là đề tài trong một cuốn phim tài liệu mô tả cuộc đời của anh với tựa đề 'Cung Le, The Making of a Champion' (Lê Cung Người Trở Thành Một Nhà Vô Địch) được bắt đầu bằng những ngay thơ ấu của Cung Lê từ Việt Nam cho đến khi trở thành một đấu thủ hàng đầu trong toán đô vật tại Trường Trung Học West Valley ở Hoa Kỳ, và sau đó là những chiến thắng liên tiếp trong nhiều trận tranh tài rất khó khăn, quyết liệt, và đôi khi đẫm máu, để giành được thắng lợi cuối cùng, trong đó có một trận đấu rất cam go trong năm 2006.

Lê Cung:
-Lê Cung nghĩ rằng đó là trận mà Lê Cung đấu trong năm 2006, khi Cung bị trúng một đầu gối vào mũi, Lê Cung bị gãy mũi, Lê Cung thấy mũi mình bị gẫy mà cái xương mũi lòi ra mũi, lúc đó Lê Cung chảy máu nhiều từ ở ngoài và bên trong, Lê Cung phải nuốt máu nhưng chỉ 2 phút sau Lê Cung đã hạ đối thủ bằng knock out.

Mặc dù đã trở thành một đấu thủ nổi danh trên võ đài quốc tế nhưng anh Lê Cung vẫn không quên thân phận và nguồn gốc của mình:

Lê Cung tâm sự:
-Lê Cung đã đấu với các đấu thủ từ Nga, Tàu, Nhật, Mỹ, Mễ, Lê Cung đã đấu với nhiều đấu thủ khác nhau. Lê Cung thi đấu không phải vì tiền mà là vì với tư cách là một Martial Artist. Lúc Lê Cung luyện tập thì Lê Cung thích đấu với các đấu thủ khác để xem mình có luyện tập đầy đủ và đúng hay không ? Khi đấu thì Lê Cung nghĩ rằng mình không phải đấu cho riêng Lê Cung mà còn cho cộng đồng Việt Nam. Lê Cung đã giành được khá nhiều sự ủng hộ của các cộng đồng bạn, tuy nhiên cộng đồng người Việt vẫn là nguồn hứng khởi chính trên con đường sự nghiệp. Lê Cung biết rằng số người ủng hộ Lê Cung là từ Mỹ, Mễ cho đến người Mỹ gốc Phi Châu, tuy nhiên số người ủng hộ Lê Cung nhiều nhất và thương Lê Cung nhiều nhất vẫn là cộng đồng Việt Nam. Khi đấu thì Lê Cung nghĩ rất nhiều đến những người và cộng đồng ủng hộ Lê Cung .


Với 3 lần đoạt giải vô địch thế giới và hàng chục chiến thắng về môn võ tự do, nhiều người Việt tin rằng Lê Cung không những chỉ là niềm hãnh diện cho cộng đồng người Việt trên đất Mỹ mà còn trở thành một nguồn hứng khởi cho hàng triệu thanh thiếu niên nam nữ ham chuộng võ thuật tại nhiều tiểu bang ở Hoa Kỳ.

Hiện nay ngôi sao võ thuật gốc Việt này đóng thành công vai một anh hùng Việt Nam tên Mạnh, cùng với các tài tử nổi tiếng của Hollywood là Dennis Quaid, và Ben Foster trong phim Pandorum. Bộ phim khoa học giả tưởng- kinh dị do Christian Alvart làm đạo diễn, với chi phí sản xuất lên đến 40 triệu đôla này bắt đầu được công chiếu tại Mỹ vào cuối tháng 9 vừa qua, và tại Anh từ đầu tháng 10.

Cầu chúc Lê Cung thành công như Bruce Lee (Lý Tiểu Long),Jet Li (Lý Liên Kiệt) hay Jackie Chan (Thành Long) để đi đâu, người Việt mình cũng tự hào là một dân tộc anh hùng trong chiến trận cũng như trên võ đài quốc tế.

HVN (Bài ảnh tổng hợp từ internet)

Võ Sĩ Lê Cung Hạ Đo Ván Võ Sĩ Trung Hoa
Video clip:



Bài bình luận của Chu Tất Tiến về trận đấu (tháng 7 năm 2007)

Từ xưa cho tới nay, đại đa số dân "sồn sồn" đều thích xem phim chưởng với những kiếm sĩ, võ sĩ Trung Hoa bay lượn như chim, tung hoành ngang dọc, phóng lên ngọn cây cao tít, múa kiếm trên những cành tre ẻo lả, và đánh "chưởng" vù vù. Giới trẻ ham võ nghệ cũng mê mải với chưởng pháp của người Tầu, và hăng say luyện tập võ nghệ cũng vì ảnh hưởng phim võ thuật Đài Loan hay Trung Hoa Lục Địa.
Mọi người mê say phim chưởng nên quên mất rằng, những kiếm sĩ, võ sĩ ấy, ngày xưa sang Việt Nam bị đánh tơi bời hoa lá, trận nào trận ấy kinh hoàng, đến Thái Tử Thoát Hoan, từng chỉ huy một đạo quân vô địch thiên hạ mà phải chui trong ống đồng, chạy thục mạng về nước. Có người muốn bênh vực võ sĩ Tầu nên nói là tại quân Nhà Thanh, quân Tống, quân Nguyên, Mông Cổ bị trúng gió An Nam nên thua trận, chứ không phải vì võ sĩ ta giởi cung kiếm.

Họ đã quên những trận Liễu Thăng bị chém rơi đầu ở ải Chi Lăng, Mộc Thạch bị tướng sĩ An Nam rượt chạy đến chết, rồi các trận công phá thành, sau khi binh sĩ tràn lên, thì tướng tá đánh nhầu, ai giỏi người ấy thắng. Những anh hùng Yết Kiêu, Dã Tượng là những hung thần sông, rạch mà kẻ địch cứ nghe tên là hoảng hốt. Phạm Ngũ Lão, người bị dáo đâm vào đùi mà ngồi tỉnh bơ, cũng là một tên tuổi kinh hãi cho giặc Tầu.

Những danh tướng đời Trần như Trần Quốc Toản, Trần Nguyên Hãn, đời Quang Trung như Đô Đốc Bùi Thị Xuân, hai tay hai kiếm đánh Nam dẹp Bắc như chỗ không người. Ngay cả Hai bà Trưng, Bà Triệu, từ hồi Âu Châu còn ăn lông ở lỗ, đã xung phong, giết không biết bao nhiêu danh tướng của Tầu. Các trận như thế, thì không có phim chưởng nào chiếu lại. Làm cho nhiều người An Nam ta lúc nào cũng mặc cảm: "Võ Ta thua Võ Tầu!"

Bây giờ, thực tế lại chứng minh người Việt ta đánh võ hay hơn Tầu, qua sự kiện Võ Sĩ Lê Cung ở San Jose lại một lần nữa dành ngôi vị vô địch Thế giới về "Kick Boxing" hay "Mixed Martial Arts", nghĩa là phối hợp vừa đánh "bốc" với "đá" và "vật", dùng tất cả mọi chiêu, miễn sao thắng được thì thôi (không được cắn, móc mắt và không được đánh vào sau cổ và xương sống).. Loại đánh này mới gay cấn, dữ dằn hơn "bốc" vì "bốc" chỉ có đấm, không có đá; lại ác liệt hơn "Kick Boxing" cổ điển vì thêm "vật" và "đè."

Lê Cung sinh năm 1972, đến nay mới có 35 tuổi nhưng đã giành được 17 trận thắng quốc tế, không thua trận nào, trong đó có 12 trận đã hạ địch thủ "KO" nghĩa là "knock out" làm địch thủ lăn xuống, không dậy được. Anh đã 3 lần Vô Địch Thế Giới về hạng Trung, không kể những lần Vô địch hạng Nhẹ.

Trận gần đây nhất và độc đáo nhất là anh đại diện đội Hoa Kỳ đấu với đội Trung Hoa, đại diện là Võ Sĩ Na Sun, người nhiều lần thắng giải vô địch ở nơi khác.

Trong trận đấu với Na Sun, những người mê phim chưởng đã đinh ninh Lê Cung sẽ thua vì làm sao mà võ sĩ Việt hạ được võ sĩ Tầu! Thắng các đối thủ quốc gia khác thì dễ, chứ thắng Tầu là cả một vấn đề, nhất là Na Sun lại cao hơn Lê Cung rất nhiều.

Ngay hiệp đầu tiên, chỉ trong vòng một phút, sau khi đánh dứ với nhau vài đòn, đá qua đá lại, thử bắp thịt xem ai rắn chắc hơn ai, Lê Cung đã bất ngờ ôm lấy hông địch thủ, rùn người xuống, vất ngược địch thủ bay qua đầu mình, Na Sun ngã dập ra sau lưng của Lê Cung, choáng váng. (Đòn này trông hơi giống đòn Ura Nage của Nhu đạo.) Sau khi Na Sun lập cập đứng dậy, mới giao đòn, lại bị Lê Cung đè gập chân quỵ xuống góc đài. Chừng 30 giây sau khi gượng dậy, Lê Cung áp dụng một đòn hơi giống như Utsuri Goshi của Nhu Đạo, hai tay ôm bụng đối phương, vật ngã ngang sang một bên. Đợi cho Na Sun đứng dậy, lấy hơi xong, đá dứ vài cú, đấm dứ vài lần, Lê Cung lại dùng lừa thế, nhập nội, áp dụng đòn đầu tiên (Ura Nage) quật Na Sun lộn vòng qua đầu mình lần nữa. Qua 3 lần quật được một địch thủ cao lớn hơn mình, có lẽ Lê Cung thấy không cần đứng tấn vững như trước nên khoảng nửa phút sau, anh bất ngờ bị Na Sun đẩy mất đà, loạng choạng ngã vào góc đài. Lúc đó, cũng vừa hết hiệp một.

Sang hiệp hai, Na Sun có vẻ đã gờm Lê Cung nên chỉ có đá ngang được vài cái, còn lại là thủ thế ở góc đài, hoặc ôm Lê Cung để nhờ trọng tài gỡ ra. Lê Cung chỉ chờ có thế là xông tới, lần đầu tiên vật Na Sun ngã ngay tại góc, lần thứ hai vật anh ta vất vào giây. Na Su đã tỏ vẻ lúng túng thấy rõ, cố tình ôm lấy vai Lê Cung để tránh đòn, thì lại bị Lê Cung xoay lưng vào bụng địch thủ, áp dụng đòn chân, tương tự như Uchi Mata, đánh chân mình vào bắp chân trong địch thủ cho bung chân lên. May cho Na Sun, là một võ sĩ danh tiếng, nên dù cho bị bung chân phải lên, cũng cố đứng vững bằng chân trái. Dầu sao, đòn đánh vào chân này cũng làm cho Na Sun mất bình tĩnh, anh ta chỉ dám đứng ngay tại góc, giơ chân ra trước huơ huơ, cản không cho Lê Cung tiến vào. Vì không nhập nội được nữa, Lê Cung bực bội giơ hai tay lên trời, khiếu nại với trọng tài. Ông này ra hiệu cho Na Sun rời khỏi góc đài để tiếp cận với Lê Cung. Vừa mới bước ra, Na Sun bị Lê Cung đá cú vòng cầu, ngã ngay trở lại vào góc. Mới đứng dậy được, và trả đòn tay chừng một hai cú, lại bị Lê Cung dọng đầu gối trái vào mặt, Na Sun không còn tự chủ được nữa, phải lùi vào góc đài thủ thế nữa.

Hiệp thứ ba, mới 30 giây đầu, Lê Cung đã ôm bụng đối phương quật ngã sang một bên. Na Sun chưa tỉnh hồn, bị Lê Cung bồi thêm một cú đá vất bàn chân lên cổ, đau điếng. Từ đó, võ sĩ Trung Hoa này, có lẽ thấy mình không phải là địch thủ của anh võ sĩ Việt Nam nữa, nên càng lúc càng giơ thân ra chịu đòn. Khi bị Lê Cung ném ngược ra sau đầu lần thứ ba, Na Sun tỏ ra mất thăng bằng, đi đứng lạng quạng, bị Lê Cung tặng thêm vài cú đấm cả trăm "pao" vào mặt, anh ta phải xin nghỉ, đứng vào góc đài, quay lưng lại đối thủ, hai tay cầm lấy hai sợi giây chăng bao quanh võ đài, cúi đầu xuống thở một lúc. Với tinh thần võ sĩ đạo, Lê Cung đứng chờ cho Na Sun thở dốc xong, thì mới tiến tới. Để chấm dứt cuộc đấu giữa Mèo và Chuột, Lê Cung bất ngờ bay lên, hai chân phóng thẳng tới, kẹp ngang đối thủ, chân phải phía sau, chân trái phía trước như cái kéo, quật đối thủ ngã ra sau giống như đòn Kani Hashami của Nhu Đạo. Lúc này Na Sun chỉ còn chịu trận, không thủ được nữa, cố đứng dậy để Lê Cung bay lên kẹp tiếp lần thứ hai, rồi đầu hàng.

Khi được trọng tài thông báo ý định chấm dứt cuộc đấu với phần thắng về Lê Cung, anh đã nhẩy ngược lên, hai tay giơ lên trời, phấn khích, nhưng không quên vội quỳ xuống, làm dấu Thánh Giá, cám ơn Chúa, sau đó, thì hai người săn sóc viên cũng nhẩy vào và cùng quỳ cúi đầu với Lê Cung, người thắng trận trong khiêm cung, lúc nào cũng biết tạ ơn Thượng Đế.

Xem qua nhiều trận đấu của Lê Cung, người xem nhận xét thấy Lê Cung đã phối hợp nhiều khía cạnh độc đáo của võ thuật để hạ địch thủ. Ngón đòn chân của Lê Cung với thế đạp vào bụng, hay đá vòng cầu vào cổ địch thủ làm cho đối phương khiếp hãi. Có trận anh chỉ dùng có một cú đá vòng cầu này làm cho đối thủ từ từ gục xuống như thân chuối bị đốn. Không cổ người nào chịu nổi sức mạnh và sự chính xác của bàn chân này. Ngón đòn chân thứ hai là kẹp ngang hông địch thủ như chiếc kéo, hai chân xéo nhau, một chân kẹp trước, một chân kẹp sau, rồi bẻ theo chiều thuận bình thường của đôi chân, là đối thủ ngã bật ngửa ra sau, cái lưng muốn gẫy đôi, giống như đòn Kani Hashami của Nhu đạo. Đòn chân thứ ba anh hay dùng là đá móc chân địch thủ, mục đích làm cho bắp chuối kẻ địch bị đau, đứng không vững. Đối thủ nào yếu bàn tọa, thì lập tức ngã nhào về phía trước, có thể lãnh luôn một cú đầu gối vào mặt. Một đòn nữa là quay lưng mình lại áp vào bụng địch thủ, dùng chân phải đánh vào bắp chân trong địch thủ cho địch thủ bốc lên cao.

Đòn tay của Lê Cung cũng như một cái búa dáng vào mặt địch thủ hai ba cái là địch thủ không còn biết mình đang đứng hay ngồi nữa. Nếu xem Lê Cung tập luyện, mới biết những bắp thịt tay của anh như búa sắt cả trăm "pao". Nhưng thế mà anh hay dùng để hạ đo ván đối phương là đòn vật, vật đối phương lộn qua đầu mình về phía sau (như Ura Nage của Nhu Đạo) hoặc ôm bụng đối phương vật ngã ngang sang một bên, (Utsuri Goshi), giật chân địch thủ hỏng lên (Sukui Nage)…

Anh không quên Tổ Quốc, nơi anh sinh ra và lớn lên. Anh đã làm cho những người Việt Nam hãnh diện…Bao tiếng hô "Việt Nam! Việt Nam!" đã làm cho không khí võ đài sôi động. Nhiều báo chí Mỹ đã viết hàng tựa về anh như "Viet-American Wins Again!", hay "Viet-American Champion!" Cả chục tờ báo võ thuật quốc tế in hình anh ngay trang đầu. Hàng chữ "Cung Le" đem lại vinh dự lớn cho Việt Nam.

Tham khảo thêm:
http://www.cungle.com
http://www.svcn.com
http://www.asiepassion.com/martiaux

12 tháng 10, 2009

Microsoft Security Essentials 1.0.

Ba tháng thử nghiệm với hai bản Beta trước đây. Đầu tháng 10-2009 Microsoft đã công bố phiên bản chính thức của Microsoft Security Essentials 1.0 hoàn toàn miễn phí

Giao diện khi hoàn tất cài đặt MSE

Tuy giao diện đồ họa không có gì thay đổi so với hai bản Beta trước đó, song bản chính thức của Microsoft Security Essentials 1.0 (có số hiệu 1.0.1611.0) hoạt động ổn định hơn, quét máy với tốc độ nhanh hơn, đồng thời nhận dạng được nhiều virus, spyware hơn, quét virus chức năng thời gian thực ‘real time protection’

Để tải về file cài đặt Microsoft Security Essentials 1.0, bạn truy cập vào địa chỉ tải về và cài đặt:
-Windows XP 32 bit ( 8.61 MB ): http://www.4shared.com/file/140353267/d0af0ed2/mssefullinstall-x86fre-en-us-xp_2.html
-Windows Vista 32 bit ( 4.28 MB ): http://www.4shared.com/file/140352308/af34b997/mssefullinstall-x86fre-en-us-vista-win7_2.html

Khi cài đặt hoàn tất, để MSE khởi động lần đầu bạn phải chuyển qua thẻ Update, chọn update (nối mạng) chương trình tải về khoảng thêm 45 MB dữ liệu cập nhật. Sau khi cập nhật xong chương trình bắt đầu scanvirus.

MSE update

MSE sau khi update

MSE scanvirus

Lưu ý:
-Với máy tính đã cài sẵn bản Beta của Microsoft Security Essentials 1.0 từ trước, lúc khởi động vào Windows, hộp thoại với nút lệnh nâng cấp lên bản chính thức của Microsoft Security Essentials 1.0 sẽ xuất hiện trên khay hệ thống; bạn bấm nút Upgrade now để chấp thuận. Hoặc bạn mở giao diện chính của Microsoft Security Essentials 1.0 Beta, rồi bấm nút Upgrade now trong thẻ Home.
-Chọn Real time protection ON để chương trình thường xuyên cập nhật virus list từ server Microsoft.
-Chỉ cài đặt được trên bản Windows có bản quyền.
-Bạn có thể tham khảo thêm hoặc cài đặt trực tiếp chương trình tại: http://www.microsoft.com/security_essentials
HVN

11 tháng 10, 2009

Trú bão: bị cướp và ăn đòn

Báo SGTT,ngày 10-10-2009 thông tin:
Khoảng 21 chiếc ghe (17 ở Lý Sơn, 4 ở Bình Châu) đã gặp bão khi đang lênh đênh trên vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa. Mỗi ghe đều có sự chọn lựa riêng: kẻ đi trú bão, người chạy về nhà. Tất cả đều thoát chết nhưng số phận của 21 chiếc ghe lại không giống nhau khi lâm nạn bão và người.

cha con ông Lê Đủ kể lại những ngày chạy bảo


Bốn chiếc ghe của dân đảo Lý Sơn đã chọn cách chạy thẳng vào bờ. Còn 17 chiếc rủ nhau đi trú bão vì đánh bắt cách quần đảo Hoàng Sa, nơi có cảng trú bão, chỉ khoảng 50 hải lý. Hơn 200 con người, tuy không bị bão dập nhưng phải chịu cướp bóc và đòn thù của lính trên cảng.

Đến bị súng bắn
Ông Dương Văn Thọ (là một trong 13 ngư dân bị Trung Quốc bắt hồi tháng 6 vừa qua), nhớ lại, đêm 26.9, khi nghe tin bão, ông lệnh nhổ neo nhằm hướng đảo chạy tới, trên ghe đã đánh được hơn bốn tấn cá. Đến sáng sớm 27, ghe của ông đến cửa cảng Hữu Nhật, một cảng quân sự của hải quân Trung Quốc nằm trên quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam. Cảng này là nơi tàu bè đi ngang trú mỗi khi có bão, người Việt gọi là cảng Cần Cẩu vì nơi đây có nhiều cần cẩu. Gần như cùng lúc, 17 chiếc ghe của ngư dân Việt Nam (13 chiếc của xã An Hải, Lý Sơn; 4 chiếc của Bình Châu) đánh chung một vùng biển đều giương cờ trắng chạy đến đây.
Thấy ghe Việt Nam đến, lính đảo liền nổ súng cảnh cáo. Mấy ghe đi đầu lập tức vòng ra xa. Lúc này nhiều ghe đã gọi điện thẳng về Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi nhờ can thiệp để ghe được vào cảng trú bão và đừng lấy đồ của ghe. Biên phòng nhận lời và dặn thêm, không lo đồ đạc, vì nguyên tắc, vào núp bão sẽ không ai lấy gì. Đoàn ghe tạm yên tâm, quay mũi về cửa cảng, nhưng đạn lại vãi ra, ghe lại cuống cuồng bỏ chạy.
Kể chuyện buổi sáng hôm đó, ông Nguyễn Phụng Lưu còn bàng hoàng, ghe của ông chạy cùng lúc với ông Thọ, lính đảo bắn choé lửa quá trời quá đất. Hai ghe đi đầu chạy dạt ra vì lo trúng đạn. Vài lần như thế, không còn ai dám mon men đến cửa cảng nữa. Tất cả neo ngoài khơi, nhìn từng đoàn ghe tàu của Trung Quốc, Hong Kong, Nhật Bản chậm rãi vô tránh bão mà buồn bực. Neo đến chiều, gió lớn thổi mạnh, sóng cao đập từng hồi, bão đang đến gần, thấy vậy ông Lưu la lớn: “Lao vô đại thôi, trúng đạn thì còn người sống người chết, ở ngoài này bão vô sẽ chết hết”. Tất cả ùn ùn lao vào cảng, ghe ông Thọ chạy vào trước, tất cả nín thinh, nhưng lần này không nghe súng nổ. Thế là thoát bão, ba ngày ba đêm trong cảng an toàn, không bị ai kiểm tra, ai nấy mừng thầm tai qua nạn khỏi.

Đi bị đánh và cướp
Sáng 30.9, biển đã bớt sóng gió, 17 chiếc ghe sửa soạn ra khơi. Bỗng dưng, trước cửa cảng xuất hiện một toán lính khoảng vài chục người, tay lăm lăm súng đạn nhảy xuống các ghe.
Lúc đó, ông Thọ bị bất ngờ vì đinh ninh ghe trú bão sẽ không bị làm khó, nên khi lính ồ ạt nhảy lên ghe, cả chục nòng AK chĩa vào, mọi người chỉ còn biết quỳ xuống, giơ hai tay lên đầu. Đi cùng toán lính là một viên sĩ quan nên không ai bị đánh đập, nhưng đồ đạc bị thu gom một cách nhanh chóng: máy Ecom (liên lạc), máy đo nước, bốn cuộn dây lặn, định vị, khoảng một tạ cá. Có lẽ do ghe ông cập ngay sát cầu cảng nên hai chiếc thuyền thúng cũng bị tước mất. Ông nài nỉ xin lại máy định vị (để biết hướng đi về) nhưng kẻ lấy không cho. Tài sản còn lại chỉ là chiếc la bàn. Xong việc, toán lính lại nhảy sang ghe khác.
Thấy các ghe trước lao xao chuyện lính lấy đồ, ông Lê Đủ liền giấu ngay máy móc xuống khoang máy, vừa kịp lúc toán lính khác nhảy lên. Hai lính đi trước, một cầm búa, một cầm dao chỉ mặt ông ý hỏi máy định vị và Ecom đâu? Ông lắc đầu, chiếc dây chuyền vàng trong cổ lòi ra, một tên lao vào vạch áo giật sợi dây đút ngay vào túi. Tên khác ra hiệu mọi người lột đồ trong túi, nguy ngập, ông Đủ lanh trí móc ra cái điện thoại xịn và số tiền còn để chúng không truy bạn ghe. Chưa yên, tên cầm búa bằm nát tám cuộn dây lặn, một số tên khuân luôn đồ ăn, thức uống xuống ca nô. Mọi thứ tạm ổn, lúc này hai tên trong toán quay lại hỏi máy móc, ông Đủ chỉ sang ghe bên cạnh nói hai ghe đi chung nên chỉ có một máy (đã bị thu). Thấy Hợp (con út ông Đủ, 15 tuổi) nhỏ bé nhất, hai lính vắt người thằng bé lên cửa và bắt đầu tra tấn. Hợp nhớ lại, giày đinh thi nhau đá vào hai mạng sườn, những cú tát nảy lửa. Đau đến ngất nhưng thằng bé nhất định không hé răng. Trước họng súng gí vào đầu, người cha bất lực nhìn con bị hành hạ. Đánh một lúc, không moi được gì, hai tên lính thả Hợp ra, sức vóc 15 tuổi chẳng thấm vào đâu với những đòn thù, thằng bé đổ gục, toán lính rút, người cha lao ra ôm đứa con, hai be sườn đỏ tấy, người mềm oặt.

Bạn ghe của ông Nguyễn Trọng Lưu đang kiểm tra lại khoang chiếc ghe, sau những ngày sóng gió trên biển

Số phận của cha con ông Lưu còn bi đát hơn, thấy lính chặn đường, ông cùng con trai tên Tâm, 19 tuổi, vội vàng nhét máy móc, điện thoại vào thùng gạo ở gầm ghe. Khi toán lính ập vào, thấy cục sạc pin điện thoại ở góc, tất cả lao vào tra tấn thuỷ thủ để tìm điện thoại. Cả hai cha con bị đánh nặng, đứa con chịu đòn không nổi, chỉ sau vài loạt đấm đá, Tâm khóc thét chạy vô lấy điện thoại từ hũ gạo ra. Nhưng, một tên lính đi theo, biết chỗ và moi ra hết đồ giấu, trận đòn tái diễn và nặng hơn đổ xuống đầu cha con ngư dân và bạn ghe vì tội “nói dối, không chịu khai”. Mắt phải Tâm đỏ rực, máu chảy ròng ròng, người cha vừa chịu đòn, nhìn đứa con trong nước mắt. Đánh xong, toán lính gom sạch đồ, cả hai chiếc radio cũng không thoát, trừ chiếc la bàn.
Cứ thế, hết chiếc này đến chiếc khác, mười bảy chiếc ghe cùng chung bi kịch, phần đông bị đánh, có người bị đánh đến ngất xỉu, máy móc, thức ăn bị cướp, thùng phuy chứa nước ngọt bị búa băm thủng, thúng bị chặt rách đít... Tính sơ, mỗi ghe mất hết đồ chừng 50 – 70 triệu đồng.
Định vị không còn, ông Thọ chọn hướng bằng la bàn, ghe theo đó mà đi, lênh đênh trên biển thêm hai ngày nữa, bến quê hiện ra. Không may mắn, ghe của ông Lưu đi lệch xuống mãi Quy Nhơn.
Ghe ông Đủ thiệt hại nhẹ nhất nên ông vẫn ra khơi thêm ít ngày nữa, chỉ khổ đứa con út quằn quại cả tuần trên ghe, Hợp bị sốt, khắp người ê ẩm vì đòn. Đến khi về nhà, đôi mắt đứa trẻ 15 tuổi còn ngơ ngác, khuôn mặt còn sưng mọng sau những ngày hãi hùng trên biển.
Ngồi quanh ngọn đèn dầu dưới nền nhà, đôi vai ông Lưu như càng thõng xuống khi kể lại những ngày đã qua. “Mình trú bão chứ có làm gì đâu mà họ đánh đập, cướp bóc tàn tệ”, ông nức nở. Mấy người bạn ghe ngồi cạnh đều lặng lẽ khóc, không một tiếng nấc mà nước mắt cứ chảy dài xuống chiếu.
Doãn Khởi
nguồn: http://www.sgtt.com.vn/Detail24.aspx?ColumnId=24&newsid=57913&fld=HTMG/2009/1008/57913
Xem thêm: http://www.bauxitevietnam.info/c/13139.html

Em Tập Vespa



Đêm nao xa lộ Biên Hòa
Dạy em học lái Vespa một mình
Chiếc xe cắt chỉ mới toanh
Lần đầu em cưỡi....nên anh phải kèm

Con đường nhẵn nhụi êm êm
Cỏ non lún phún hai bên ven bờ
Đường lằn chính giữa thẳng ro
Cột đèn dựng đứng chiếu vô rõ ràng

Mắt em ra vẻ mơ màng
Chân co chân duỗi tay sang số đều
Bờ vai lên xuống theo chiều
Ngực vươn hơi thở như diều căng giây
Xe rung, cặp má hây hây
Nệm êm nhún nhẩy, tóc mây rối xoà
Hứng tình, em nhấn lút ga
Ngã ba, anh với tay qua bóp còi

Từ từ, chớ vội nàng ơi
Tuổi xanh còn thấp cuộc đời còn xuân
Cỡi xe, đâu phải một lần
Còn xăng, còn nhớt, còn gân ta chạy hoài
Rô đa, cho máy dẻo dai
Còn con xa lộ, còn hai đứa mình

Bao nhiêu dấu hiệu thuộc rành
Tròn, vuông, tam giác, tụi mình, thông qua.
Nơi nào cho phép bóp còi
Nơi nào đường hẻm, đường đôi, một chiều
Nơi nào, dấu hiệu, hiểm nghèo
Mu rùa, dợn sóng, dốc leo coi chừng
Đường nào không được phép ngừng
Đường nào tốc độ chạy chừng băm lăm

Bao giờ em thuộc nằm lòng
Kết quả ba tháng là trông thấy liền,
Xách xe chạy xuống Trường tiền
Qua kỳ sát hạch đầu tiên lấy bằng

Có bằng , xin chớ chạy nhanh
Coi chừng đụng bậy, xe nằm "phú de"

Lữ Liên (AVT)

Nghe ban AVT trình bày: Em tập Vespa

6 tháng 10, 2009

Họp mặt thân hữu và cựu học sinh

Nhân chuyến về thăm Quê hương anh Điền một thân hữu của nhóm anh em cựu học sinh hiện sống tại USA & Canada thay mặt nhóm mời các bạn trong nước họp mặt "nối vòng tay lớn". Đây là dịp để anh em trong và ngoài nước có dịp trao đổi tư liệu về trường cũ Thầy xưa mà với chút lưu luyến còn giữ lại. Với mong ước như nhịp cầu nối tình đông môn 'tuy xa mà vẫn gần'.

3 tháng 10, 2009

Cuộc thoát chết thần kỳ giữa biển Đông

"Sóng biển dâng cao gần chục mét gíáng thẳng vào con tàu như một tay búa. Gió quật vào mặt, mắt mũi tối sầm. Chúng tôi phải tự cột mình vào với nhau rồi buộc chặt vào thân tàu.", thuyền trưởng Nguyễn Văn Lộc kể về 3 ngày đêm chống chọi với bão tố.


Lần lượt cách nhau 5 tiếng đồng hồ, đêm 30/9 và rạng sáng 1/10, hai chiếc tàu của thuyền trưởng Nguyễn Văn Lộc và Nguyễn Văn Thiện cũng về đến bến đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, trong tình trạng tàu tơi tả, rách bươm... Cả 26 ngư dân cùng loạng choạng bước lên bờ, quỳ xuống đất: "Sống thật rồi!". Nhiều người khụy xuống ngất lịm.
Hàng trăm người dân ở xã An Vĩnh (người nhà của cả 26 thuyền viên) gần như thức trắng đêm, kéo nhau ra bãi biển đón người trở về như một phép màu. Sáng sớm nay cả đảo vỡ òa niềm vui, gần như toàn bộ dân trên đảo Lý Sơn kéo đến nhà những người thoát chết trở về để thăm hỏi. Người nắm tay, người xoa vai, còn ôm theo nước yến, sữa, "để các anh em tẩm bổ", như chị Nguyễn Thị Nhờ, một người hàng xóm của thuyền trưởng Lộc nghẹn ngào nói.
Ba ngày qua, trong lúc cả đảo Lý Sơn chống chọi với cơn bão số 9, gần 90% ngôi nhà bị bay mái, sập vì gió bão; 11 chiếc tàu neo đậu ở bến bị sóng đánh chìm; thì ngoài khơi xa gần quần đảo Hoàng Sa, có hai chiếc tàu nhỏ với 26 người quần nhau với sóng và gió bão.
Nhớ lại thời điểm sống chết, thuyền trưởng Thiện ôm vợ con khóc rưng rức, còn đồng nghiệp Lộc bùi ngùi kể lại: "Chiều ngày 29/9, hai tàu đang cùng đánh cá gần Hoàng Sa thì nhận được tin báo bão của Bộ đội biên phòng, định thu lưới rồi chạy vào đảo trú. Không ngờ các trận gió mạnh đầu tiên của cơn bão đến quá nhanh khiến chúng tôi bất lực". Cả hai tàu bị mất liên lạc với đất liền kể từ hôm ấy. Trong Sổ trực chiến bão của Ban chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Ngãi, số hiệu của hai chiếc tàu này được ghi ở mục mất tích, không liên lạc được.
Uống một ngụm nước trà, anh Lộc bảo chưa bao giờ thấy đại dương dữ dội như những ngày qua. Mấy năm trước tàu của anh cũng bị một trận áp thấp nhiệt đới đánh tan tành và dạt lên đảo Hoàng Sa. Nhưng so với lần này thì "tai nạn ngày trước chỉ như một cuộc dạo chơi trong công viên".
"Biển đen kịt. Gió quật thẳng vào mặt, mắt mũi tối sầm, người rung bần bật tưởng sẽ bay đi như một chiếc lá nếu chúng tôi không tự cột mình vào với nhau rồi buộc chặt vào thân tàu", anh Lộc kể. Sóng biển dâng cao gần chục mét rồi gíáng thẳng vào con tàu như một tay búa, "đến choáng váng". Thuyền trưởng Thiện góp lời: "Kỳ lạ, suốt hai ngày chiến đấu với những cơn sóng gió kinh khủng, vậy mà cả hai tàu của chúng tôi đều không bị vỡ tan từng mảnh, ngoài chuyện bị gãy hết toàn bộ cột, gọng, kiếng...".
Cả hai thuyền trưởng đều cho biết, ban đầu định lái tàu nương theo các cơn gió và sóng để cố thoát đến nơi trú ẩn gần nhất. Thế nhưng sức mạnh của bão khiến cả hai bỏ ý định, đành thả cho con tàu lênh đênh theo sóng gió suốt hai ngày trời, chờ bão tan sóng lặng mới cố "lê lết" về đất liền.
Trong những ngày ở ranh giới của sự sống và cái chết ấy, những cơn hoảng loạn đã xảy ra với một số ngư dân trẻ còn non nghề đi biển. "Tôi cũng rất sợ nhưng phải tự trấn an mình: càng hoảng loạn, càng ít cơ may sống sót", anh Lộc kể. Rồi vượt qua chính mình, mặc cho con tàu giật tới ngả lui theo gió, có khi bị sóng đẩy tung lên rồi rơi xuống, người thuyền trưởng này moi hết trí nhớ kể những câu chuyện vui cho anh em quên đi nỗi sợ hãi.
Chiều 30/9, những cơn gió của hoàn lưu cuối cùng bão số 9 đã giúp cả hai chiếc tàu tìm đường về lại đảo Lý Sơn an toàn. Thuyền trưởng Thiện bộc bạch: "Về đến đất liền, lòng tôi mới thực sự nhẹ nhõm sau những ngày lênh đênh giữa biển khơi và luôn đối mặt với tử thần". Còn đứa con gái giữa của anh Lộc khóc nức nở khi nhìn thấy bố trở về. Em nghẹn ngào trong nước mắt: "Cảm ơn ông trời đã không cướp mất bố con".
Sáng nay, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Ngãi, Chỉ huy đồn biên phòng 328, Chủ tịch UBND huyện đảo Lý Sơn cũng đã đến thăm hỏi, chia sẻ những khó khăn, nỗi lo lắng của gia đình 26 ngư dân. Nhiều người đã gọi cuộc trở về của các anh là: "Cuộc thoát chết thần kỳ giữa tâm bão".
Trước khi đổ bộ vào đất liền hôm 29/9, tâm bão số 9 hoành hành ở quần đảo Hoàng Sa rồi càn quét qua huyện đảo Lý Sơn làm tê liệt mọi sinh hoạt ở đây từ 3 ngày qua.
Lệ Chi - Bạch Hường

Án Lệ Huỳnh Ngọc Sỹ

Vụ xử ông Huỳnh Ngọc Sỹ quả là một “event” thành công. Dư luận có vẻ như tập trung vào mức án 3 năm thay vì nói tới khoản hối lộ lên tới hàng triệu đô la mà các quan chức PCI khai đã đưa cho ông Huỳnh Ngọc Sỹ. Vietnamnet coi như “vụ án nay đã được khép lại”. Nhiều người coi Toà và Viện là độc lập, bèn tranh cãi nhau xem Toà hay Viện nghiêm minh: Toà chỉ xử 3 năm trong khi Viện đề nghị 5 đến 6 năm tù ở.

Thực ra, bỏ tù ông Huỳnh Ngọc Sỹ 3 năm đã là rất nặng; toà nhà số 3 Nguyễn Thị Diệu có thể cho thuê được với giá mỗi tháng 5.000 USD mà Nhà nước chỉ cho cơ quan ông Sỹ thuê với giá vài trăm USD thì không phải lỗi của ông. Cơ quan ông, thay vì sử dụng lãng phí toà nhà ấy, đem cho “đối tác” thuê lại một phần là biết khai thác tài sản xã hội một cách hiệu quả. Tất nhiên, việc Ban Quản lý Dự án Đại lộ Đông Tây gồm hơn 80 người, “ăn chia” 80.000 USD tiền cho thuê toà nhà này trong ba năm là sai. Nhưng, nhà nước cũng nên lưu ý, do giá thuê bao cấp, chỉ riêng ở Sài Gòn thôi đang có hàng triệu mét vuông đất đai, nhà cửa của Nhà nước được sử dụng lãng phí hoặc được các cơ quan cho thuê lại với giá cao hơn nhưng chưa mấy ai nộp khoản chênh lệch ấy vào ngân sách. Vụ “số 3 Nguyễn Thị Diệu” nếu trở thành “án lệ” rồi hình sự hoá những vụ việc dạng này thì số lượng đối tượng phải “đi tù 3 năm” là không tiên liệu hết. (Khuôn viên Toà án cũng đang có phần dùng làm bãi giữ xe, tiền giữ xe ấy- nếu có- theo “án lệ Huỳnh Ngọc Sỹ” là phải sung vô công quỹ).

Lê Quả và Huỳnh Ngọc Sỹ

Năm ngoái, khi báo chí bắt đầu nói đến khoản 10% lại quả trong Dự án Đại lộ Đông Tây Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn “trả lời phỏng vấn Thông tấn xã Việt Nam”, tuyên bố: “Ban quản lý Dự án nói là không có hành vi tiêu cực”. Ông Sơn đã làm cho nhiều người thất vọng nhưng có thể vì là người trong cuộc chính ông khi ấy đã biết vụ PCI sẽ được “khép lại ở đây”. Khoảng 4.000 trang tài liệu, chủ yếu là tiếng Anh, liên quan đến “nghi án PCI” đã được phía Nhật Bản chuyển giao cho Việt Nam vẫn “ở trong kho”. Vì, theo Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền nói với báo chí: “Chi phí dịch thuật bộ tài liệu này ước tính khoảng hơn 1 tỷ”.

Nhà “số 3 Nguyễn Thị Diệu” đã đóng một vai trò vô cùng cao cả. Đằng nào thì cũng còng tay ông Huỳnh Ngọc Sỹ. Đằng nào thì cũng bày tỏ được quyết tâm; nhưng, thay vì phải tìm kiếm những người liên quan xa xôi thì chỉ cần còng thêm tay ông già Lê Quả. Về kinh tế, thay vì bỏ ra một tỷ để dịch tài liệu, ngân sách đã thu được 1 tỷ 2 tiền thuê “nhà số 3”. Ông Huỳnh Ngọc Sỹ thì chắc cũng nhớ câu chuyện “tái ông”, cưỡi ngựa gãy chân thì đúng là xui nhưng lại tránh được nguy cơ đi lính bỏ mình ngoài biên ải.

Vấn đề cuối cùng là ‘uy tín”; khi chất vấn Thủ tướng, đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết đã coi thái độ đối với vụ án là danh dự của quốc gia: Có thể bảo vệ danh dự theo cách của Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn, “đề nghị phía Nhật Bản trong khi vụ việc đang được điều tra chưa có kết luận cuối cùng thì các cơ quan truyền thông của Nhật Bản cũng như của Việt Nam đều không nên đưa tin”; Cũng có thể bảo vệ danh dự bằng cách nỗ lực tới tận cùng để lôi bất cứ ai dính đến khoản 2,6 triệu USD tiền của PCI này ra ánh sáng.

Đề nghị của ông Hồ Xuân Sơn khi đó đã không được báo chí Nhật tôn trọng. Nay, nếu như ông Huỳnh Ngọc Sỹ đã thực sự an bài ở mức án 3 năm tù vì “ăn chia” 52 triệu đồng Việt Nam thì để bảo vệ uy tín quốc gia, cơ quan điều tra nên khởi tố các quan chức PCI vì họ đã “vu khống” ông Sỹ ăn hối lộ.

Quần chúng nhân dân thì không phải băn khoăn; nhưng có lẽ, cơ quan chống tham nhũng cũng nên ghi công giáo sư Lê Quả. Nếu như không có bằng tiến sỹ, lẽ ra năm 1999 ông đã được nghỉ hưu. Cái chức Phó giám đốc Ban quản lý không biết ông đã đóng góp được bao nhiêu cho Dự án Đông Tây. Nhưng, hành vi “lợi dụng chức vụ” cho thuê nhà số 3 Nguyễn Thị Diệu của ông, rõ ràng đã cống hiến một “lối ra”; cứu được không chỉ một người có thân nhân tốt như ông Huỳnh Ngọc Sỹ.

Huy Đức
Nguồn Blog Osin:http://www.blogosin.org/