17 tháng 7, 2010

Vài tấm ảnh về chuyến thăm Thầy cũ.

Được tin thượng tuần tháng 4 năm 2010, nhóm bạn cựu học sinh khóa 1974 Nguyễn Tự Trọng, Bùi Thường Khuê, Lê Trần Trung có dịp hội ngộ các Thầy cũ, Thầy Nguyễn Đỗ Hùng (cựu Giám Học), Thầy Trịnh Xuân Đính tại Washington DC.

Dưới đây là vài hình ảnh ghi lại cuộc họp mặt này.


Bùi Thường Khuê (12T7), Nguyễn Tự Trọng (12T4) và bánh "Cao Thắng" do vợ Thầy Hùng tự làm



Thầy Hùng, Thầy Đính và Trọng (12T4)



Thầy Đính, Trọng và Thầy Hùng thăm động thạch nhủ



Trung, Thầy Đính và Thầy Hùng bên tượng ông "Cao Thắng" của Mỹ.



Bạn Bùi Thường Khuê (12T7) ngày nay.



Bạn Lê Trần Trung (12T1) ngày nay.



Bạn Nguyễn Tự Trọng (12T4) và Lê Trần Trung (12T1) ăn tối tại quán Monmartre do vợ chồng bạn Trung làm chủ


HVN
(trích từ tin mail do bạn Hồ Minh Luân gởi đến)


website stat

15 tháng 7, 2010

Chuyện thật như đùa

Trận ngập ớn lạnh sau cơn mưa bình thường sáng ngày 13-7 ở thủ đô Hà Nội khiến cuộc sống có quá nhiều sự kiện. Các tờ báo chạy tin nóng bỏng

Tờ Tốc Độ đưa tin : “Một chiếc xuồng và ôtô tông nhau trên phố Nguyễn Công Trứ. Ôtô móp đầu và xuồng hư phần mũi. Tài xế ôtô đã bơi ra ngoài. Không có thương vong. Đây là lần đầu tiên lực lượng cảnh sát thủy - bộ cùng giải quyết chung một tai nạn giao thông”.

Tờ Cao Niên đau buồn viết: “27 cụ bà bị nước đẩy ngã trên phố. 18 cụ ông bị viêm họng do lội nước đi họp tổ dân phố” và đòi hỏi “cần phải có dịch vụ cõng người già khi nước ngập”....

Bài hát rất đỗi bình thường Em đi bơi thuyền trên phố Đại La hớp hồn giới trẻ trên chương trình Tuổi teen radio và ca sĩ chưa bao giờ biết đến Bông Chua & Giấm bỗng nổi đình nổi đám và cátsê tăng lên 17 lần.



HVN
(nguồn trích thông tin từ Tuoitre online & VietNam net)



website stat

13 tháng 7, 2010

TƯỜNG THUẬT CHUYẾN THĂM THẦY NGUYỄN KHÁNH NHUẦN

Ngày 5 tháng 7 năm 2010, tại Seattle – Washington State

Sau buổi ăn trưa vào ngày July 5th 2010 do Anh chị Hồng văn Thêm khoản đãi, được tuyên bố vào đêm trước, trong tiệc "mừng July 4th" tại tư gia của Đền trưởng Bùi Đức Ly, một nhóm cựu học sinh THKT . Cao Thắng lên xe thẳng tiến thăm Thầy Nguyễn Khánh Nhuần gồm có :

1- Niên trưởng đồng môn CT. 63 Nguyễn văn Huệ, Seattle WA, nguyên Cựu Hiệu trưởng trường THKT Ban Mê Thuộc, hiện cũng đã ngoài 70
2- Đồng môn CT. 65 .Trịnh văn Hồng ( ? ) Olympia - WA
3- Anh chị Đồng môn CT.68 .Phạm Ngọc Phụng -Tacoma -WA
4- Anh chị Đồng môn CT.68 Đào Ngọc Hải - Federal Way - WA
5- Anh chị Đồng môn CT.69 Hồng văn Thêm -San Diego
6- Anh chị Đồng môn CT.69 Bùi Đức Ly - Tổ Đền (Tổ Đình ViệtNam) Seattle - WA
7- Anh chị Đồng môn CT.69 Nguyễn văn Khang - Kirland - WA
8- Đồng môn CT.69 Nguyễn Đức Lăng từ Oregon ( đến và về trong ngày )
9- Đồng môn CT.69 Trần thành Nghiệp - Toronto - Canada

Được thông báo trước nên Anh Cường ông xã của Cô Mai con gái của Thầy ( Cũng là cựu học sinh THKT Qui Nhơn ) đã ra tận bên ngoài đón tiếp anh em và hướng dẫn vào thăm Thầy. Thầy Nhuần và cô Mai đã đợi sẳn nơi phòng khách của nhà " Dưỡng lão "

Thầy vui mừng bắt tay từng người học trò cũ đến thăm, mỗi người tự nhắc tên mình. Đặc biệt thầy nhớ mái tóc bạc trắng giống như Thầy của Đền Trưởng Bùi Đức Ly, những năm trước đây Thầy cũng có dịp ghé thăm Tổ Đền, do đồng môn CT.69 Bùi Đức Ly chủ trì, với cương vị Thủ từ, Tổ Đền có tượng Trần Hưng Đạo, có bàn hương án thờ Quốc Tổ Hùng Vương, Thánh tổ Hải Quân Trần Hưng Đạo, cùng thờ tự anh hùng vì quốc vong thân. Mỗi dịp thăm Thầy trước, Bùi Đức Ly thay mặt giới thiệu từng anh em với Thầy , nên Thầy dễ nhớ ...


Ành xưa: Thầy Nguyễn khánh Nhuần, Nhinh, Mười, Phước, Lăng, ?, Bùi minh Sa, Hóa và hai con



Thầy Nhuần và các học trò cũ, ngày nay

Qua vài lời trao đổi anh em hiện diện đều mừng vì nhận thấy Thầy vẫn minh mẫn, chuyện trò bình thường không như "ti dô" cho biết thời gian gần đây Thầy có hơi "quên lẫn"

Niên trưởng đồng môn CT.63 Nguyễn văn Huệ có đề thơ chúc thọ Thầy được thủ từ Bùi Đức Ly thay mặt anh em đọc, giọng ê a ồ ề như Ông Từ đang tụng kinh, anh em nhìn nhau cười thầm không dzám cười lớn, sợ làm mất tôn nghiêm ...

Đồng môn Hồng văn Thêm - San Diego cũng cảm hứng sẳn đề thơ tặng Thầy, mở ra tự ngâm đọc ...

Tất cả cùng chúc Thầy mạnh khoẻ, sống lâu để phá kỷ lục "Người sống thọ nhất của địa cầu" hiện nay .

Sau phần trao quà đến Thầy của Anh chị Hồng văn Thêm với một áo Gấm xanh thêu hình Rồng - Phụng, rất mỹ thuật & công phu, loại áo dài cổ truyền VN. Quà của Anh chị Bùi Đức Ly mang đến tặng Thầy với chậu hoa Lan sắc vàng rực rở. Lan cũng chính là tên thân mẫu của Thầy, người Mẹ, đấng sinh thành dưỡng dục mà ai ai trong chúng ta cũng đều kính mến thương yêu.

Công Cha như núi Thái Sơn
Nghĩa Mẹ như nước trong nguồng chảy ra .
Hết lòng thờ Mẹ kính Cha
Cho tròn chữ Hiếu mới là Đạo con
( Quốc văn Giáo khoa Thư )


Từ vùng "đất lạnh tình nồng" Canada, TTN mang đến tặng Thầy đặc sản rượu nho sản xuất từ loại nho trên cành đong đá vào mùa đông tuyết phủ, " Ice Wine " hương vị ngọt ngào như "sirop" với chút nồng độ ấm nồng hơi rượu cùng vài hộp trà lài thơm, trà sâm và thêm hộp kẹo (candy) sản xuất từ các loại trái cây do anh Chi Phụng làm quà, nhà máy sản xuất loại kẹo từ các loại trái cây này, TTN cũng như Tạ Cẩm Chương (SanDiego) có ghé thăm trong lần du ngoạn tham quan cách đây 2 năm ( 2008) được Đào Hải và Anh Phạm Ngọc Phụng cùng hướng dẫn ...


Sau phần trao quà đến Thầy, tất cả anh em đồng môn cùng quây quần bên Thầy chụp hình lưu niệm và chuyện vãng...

Bạn Hồng văn Thêm còn nhớ và nhắc chuyện Thầy chính là người đặt tên cho trường THKT Cao Thắng, nên Thầy nhớ và kể lại rằng:

"Vào năm đó ...Ông Được ( Thầy không nhắc Họ ) nguyên Giám Đốc Nha Kỹ Thuật học vụ thời bấy giờ, cho gọi gặp Thầy nữa đùa bảo " Anh dạy Sử hay Giả Sử " Thầy hơi khựng đáp " Tôi dạy Sử thật chứ ! Thầy tiếp ..Ông Được bèn bảo Sử thật hay Giả Sử gì cũng được, Anh xem trong Sử có vị anh hùng nào có liên quan đến ngành kỹ thuật thì chọn tên đặt tên cho trường ( vào thời đó tên trường từ Trường kỹ thuật Á Châu, rồi Trường Bách nghệ ). Thầy nhắc... sau mấy phút suy nghĩ, Thầy thấy thời Ông Phan Đình Phùng được Cao Thắng phù trợ lấy mẫu súng chiến lợi phẩm thu được từ quân Pháp đã đúc được súng trưòng,. ngoài ra " Tổ sư KT.Cao Thắng" còn chiêu mộ anh hùng hết lòng vì nước, lập xưởng rèn, làm nên binh khí.tạo thêm phương tiện chống giặc, nên Thầy chọn đề nghị đặt tên trường là "Trường THKT.Cao Thắng". Danh gọi này được Nha Kỹ thuật học vụ chấp nhận và tên "Trường THKT.Cao Thắng" được lưu truyền cho đến nay. Dù sau 1975 trường có nâng cấp thành Trường Cao đẳng Kỹ thuật cũng vẫn với tên Cao Thắng.

Như phần trên đã nói, do báo trước qua liên lạc của Đào Hải và Bùi Đức Ly cùng gia đình người thân của Thầy, nhóm cựu học sinh THKT.Cao Thắng sẽ có mặt thăm Thầy vào khoảng 2:00 pm, nên vợ chồng Cô Mai & anh Cường đã chuẩn bị sẳn phần ăn trưa cùng nước giải khát. Mặc dù anh em cho biết là chỉ thăm Thầy xong là từ giả ra về. Tuy nhiên với lời mời của vợ chồng cô Mai với mọi thứ đã sẳn sàng nên anh em đành nán lại dùng cơm trưa cùng Thầy, cũng nhằm tạo không khí gia đình với Thầy, nơi nhà " Dưỡng già " vắng vẻ người thân ...Vừa ăn vừa trò chuyện ...Rượu nho đá " Ice Wine " cũng được khui ngay tại chỗ mời Thầy ...thấm giọng ..Thầy ...đưa liền mấy hốp chắc cùng cảm thấy ngọt…cần cổ, TTN cũng quên hỏi Thầy nhấm thấy ra sao ? Nhưng xem ra TTN biết là ngọt lịm như đã từng thấm giọng với loại rượu nho đá này .

Dùng trưa xong cả nhóm thấy cũng đã đủ nên xin phép kiếu từ cho Thầy nghỉ ngơi, như bao lần trước Thầy lưu luỳến dùng tay vịn với bánh lăn ra tận hành lang trước nhà vẩy chào anh em thêm lần nữa !


Tất cả lên xe ra về với lòng kính mến người Thầy học cũ từ hơn 40 năm qua còn hiện hữu, dù mỗi người đều hưởng trọn "60 năm cuộc đời" mái đầu cũng đã điểm sương hay bạc trắng. Có người cho rằng với tuổi gần " thất thập cổ lai hi " mà còn có được người Thầy cũ để thăm viếng, vấn an là điều phúc lộc hiếm người có được .

Tường trình từ Toronto
July 09th 2010
CT.69 Trần thành Nghiệp

HVN
(nguồn trích thông tin từ mail của Anh Trần Thành Nghiệp CT69)


Ghi chú:
Điạ chỉ liên lạc thư: Bưu điện nhà " Dưỡng già " của Thầy Nguyễn Khánh Nhuần là:
Lynnview Family Home
Số 1417 - Đường 179th SW Ave
Lynnwood WA 98037
USA
Tel : (206) 361 - 9077 ( Ask to Speak to Mr. Nhuần )
Hoặc điện thoại trực tiếp cho Thầy qua số: ( 206 ) 288 - 3824




website stat

9 tháng 7, 2010

Vượt tường lửa truy cập Facebook

Hiện nay người dùng internet có thể không truy cập được các trang xã hội như Facebook.

Để giải quyết vấn đề này, bạn chỉ cần tải về phần mềm cập nhật Freegate 6.80 và khởi động nó là bạn sẻ truy cập thoải mái các trang bị chặn.

Freegate là một chương trình máy chủ proxy được tạo ra bởi Bill Xia, một người Trung Quốc Nó cho phép người dùng lướt web ẩn danh bằng cách chuyển lưu lượng truy cập các trang bị chận vòng qua mạng lưới trung gian "của một số máy chủ tình nguyện viên trên khắp thế giới" để vượt tường lửa.

Chương trình được cung cấp miễn phí tại trang chủ DIT (Dynamic Internet Technology) hay tại CNET.


Trang chủ : http://us.dongtaiwang.com/home_en.php

Download: http://download.cnet.com/Freegate/3000-2085_4-10415391.html
HVN


website stat

6 tháng 7, 2010

OneVietnam kết nối người Việt toàn cầu


OneVietnam kết nối người Việt toàn cầu
Gần đây một nhóm các chuyên gia người Mỹ gốc Việt ở California đã thành lập một mạng lưới điện tử mang tên OneVietnam để kết nối người Việt trên khắp thế giới. OneVietnam mong muốn tạo cơ hội cho mọi người tìm hiểu và tham gia các hoạt động cộng đồng và kết nối họ với các dự án từ thiện mà họ quan tâm thông qua một hệ thống tin học hữu hiệu.


Rất tình cờ, trong cuộc trò chuyện vào một lần đi ăn món Phở Việt Nam, các bạn trẻ trong nhóm cựu sinh viên người Mỹ gốc Việt, những người đã tốt nghiệp từ những trường đại học danh tiếng ở Hoa Kỳ như Havard và Berkeley, cùng có chung một suy nghĩ rằng kể từ thập niên 1960, hàng triệu người Việt đã di cư và sống ở hơn 30 nước trên khắp thế giới nhưng chưa hề có một mạng lưới nào kết nối họ với nhau. Hơn nữa, khoảng cách giữa các thế hệ đang trở nên ngày càng lớn và những rào cản về mặt địa lý đã khiến cho bản sắc văn hóa ngày càng phai nhạt. Theo họ, giới trẻ lớn lên tại nước ngoài vì thế trở nên lạc lõng và thiếu dần sự quan tâm đến cộng đồng và quê hương. Từ suy nghĩ chung đó mà ý tưởng thành lập OneVietnam ra đời.


Cô Uyên Nguyễn, người đồng sáng lập OneVietnam

Cô Uyên Nguyễn là người đồng sáng lập OneVietnam, cô từng tốt nghiệp hạng xuất sắc ngành kinh tế tại đại học UC Berkeley và hiện tại đang là một tư vấn gia về kinh tế. Uyên cho biết thêm về ý tưởng thành lập mạng lưới này:

“Mấy bạn nói với nhau là mình đã ra trường lâu rồi và bây giờ mình muốn làm cái gì đó để giúp Việt Nam, nhưng mà nhìn lại thì thấy là không có một cái hướng nào dễ dàng để cho các bạn trẻ biết về những hội từ thiện khác nhau để tham gia giúp Việt Nam và giúp cho cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Nhóm bạn này đã quyết định làm ra một mạng lưới để kết nối cộng đồng người Việt ở thế giới và giúp đỡ những thế hệ trẻ sau này để liên hệ với cộng đồng và Việt Nam dễ dàng hơn.”

Cô Isabella Lại là một trong những thành viên ban đầu của mạng lưới. Isabella đã tốt nghiệp đại học Havard và hiện đang là phụ tá nghiên cứu tại viện khoa học Jules Stain Eye Institute của trường đại học UCLA. Isabella chia sẻ:

“Isabella thấy là cộng đồng Việt Nam cần một cách thức mới để kết nối lại với nhau, tại vì bên Mỹ tất cả mấy cộng đồng Việt Nam rất xa xôi với nhau, một nhóm thì ở Nam California, một nhóm ở Bắc California, ở Boston, ở Washington, DC, hay ở Houston cũng có các nhóm khác nhau, nhưng không có nhiều sự trao đổi liên lạc với nhau. Vì vậy, Isabella thấy là OneVietnam là một ý tưởng rất hay, Isabella rất vui được tham gia với một nhóm bạn trẻ người Việt rất muốn giúp đỡ cộng đồng Việt Nam.”

Theo cô Uyên Nguyễn mục đích của mạng lưới là để kết nối tất cả mọi người Việt không phân biệt tuổi tác, quan điểm hay vị trí địa lý.

“Chúng tôi không phân biệt ai có thể tham gia, chúng tôi thiết kế mạng lưới này với mục đích kết nối mọi người trên khắp thế giới, cho dù bạn là người Bắc hay người Nam, bạn đến từ Đức, Pháp, Mỹ, Australia hay bất cứ nơi nào, điều chúng tôi quan tâm là việc bảo tồn nền văn hóa của Việt Nam. Là thế hệ thứ hai ở Mỹ, chúng tôi thấy giới trẻ ngày càng thiếu quan tâm đến cộng đồng, đến văn hóa và đến đất nước Việt Nam, vì vậy chúng tôi muốn tạo một cổng thông tin, nơi mọi người có thể học hỏi lẫn nhau, mở các cuộc đối thoại với nhau, và điều quan trọng nhất là giúp đỡ các tổ chức phi chính phủ vốn phụ thuộc rất nhiều vào sự hỗ trợ của cộng đồng chúng ta.”


Cô Isabella Lại, biên tập viên của OneVietnam

Các bạn trẻ trong mạng lưới OneVietnam cũng mong muốn khẳng định lại ý nghĩa của danh từ “người Việt Nam”. Họ muốn chứng minh cho mình và cho thế giới biết rằng họ không còn là nạn nhân, hay là con cháu của nạn nhân chiến tranh, mà họ là những người có thể vượt qua tất cả. OneVietnam xác định không hỗ trợ cho bất cứ tổ chức chính trị nào và họ cũng yêu cầu các thành viên của mình cùng làm như vậy.

Isabella nói:

“Gần đây OneVietnam đã rất thành công trong việc kết nối những người có mối quan tâm về Việt Nam và văn hóa Việt Nam và đó là quan điểm chính của OneVietnam. Chúng tôi không muốn đề cập đến vấn đề chính trị hay sự cay đắng của quá khứ. Chúng tôi muốn xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn, một tương lai mà tất cả mọi người cùng tự hào rằng mình là người Việt Nam và tự hào về ý nghĩa của danh từ “người Việt Nam”.

Để thực hiện được ý tưởng kết nối này, OneVietnam tận dụng công nghệ Web 2.0 nhằm tạo điều kiện tối đa cho mọi người cùng tương trợ lẫn nhau trong tình đồng bào. Thay vì thành lập một mạng lưới xã hội giống như facebook, những người sáng lập OneVietnam tập trung vào việc gây dựng những mối liên hệ giữa các cộng đồng người Việt với nhau và là nơi để các thế hệ người Việt sau này có thể đóng góp tiếng nói của họ. Uyên Nguyễn nói tiếp:

“OneVietnam tập trung vào lĩnh vực nhân đạo và tổ chức đỡ đầu của chúng tôi là Tổ chức Đông Tây hội ngộ, một trong những tổ chức từ thiện lớn nhất đang hoạt động tại Việt Nam. Khi hình thành khái niệm về OneVietnam, chúng tôi nhận ra rằng các tổ chức phi lợi nhuận vẫn còn tụt hậu trong việc sử dụng công nghệ cũng như khả năng tiếp cận cộng đồng để tìm kiếm sự hỗ trợ. Vì lẽ đó, OneVietnam muốn trở thành một công cụ để các tổ chức phi lợi nhuận đang phục vụ cộng đồng người Việt ở khắp nơi trên thế giới có thể tiếp cận với cộng đồng, tiếp cận với các nguồn tài chính và hàng ngày họ có thể truyền tải những thông điệp quan trọng về những hoạt động có ý nghĩa của họ tới cộng đồng.”

Mặc dù chưa chính thức ra mắt, tuy nhiên tới nay trên trang mạng xã hội facebook của mạng lưới OneVietnam đã có 6.000 người kết nối.

Uyên và Isabella hy vọng sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của cộng đồng Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới đối với hoạt động của OneVietnam. Uyên nói:

“Quí vị có thể vào trang onevietnam.org để đăng ký. Nhưng tới ngày 19 tháng 7, OneVietnam mới bắt đầu mở cho khắp cả thế giới, ai lên mạng cũng có thể tạo một tài khoản và bắt đầu nói chuyện với cộng đồng mình ở trên cả thế giới. Còn bây giờ thì OneVietnam vẫn còn đang xây dựng, thành thử nếu quí vị lên OneVietnam có thể tìm hiểu thêm chi tiết về mạng lưới và các thành viên của nhóm.”

Được biết không chỉ dừng lại ở việc giúp đỡ cộng đồng người Việt mà một trong những mục đích lâu dài của OneVietnam là chia sẻ nền tảng kỹ thuật với các cộng đồng sắc tộc khác có cùng hoàn cảnh và cùng mong muốn được kết nối thông qua một hệ thống mạng lưới điện toán toàn cầu. Các thành viên OneVietnam tin rằng dù ở đâu các bạn cũng có thể kết nối với quê hương và tham gia các hoạt động cộng đồng và các hoạt động nhân đạo vì lợi ích chung của xã hội.

Minh Anh

Nguồn: http://www1.voanews.com/vietnamese/news/women/onevietnam-07-03-10-97732519.html


website stat