28 tháng 1, 2010

SAO LƯU & PHỤC HỒI HỆ THỐNG BẰNG NORTON GHOST



SAO LƯU HỆ THỐNG
A/. Phần mềm:
1/.Sử dụng dĩa “Hiren’s BootCD “ (hỏi mua tại các cửa hàng kinh doanh phần mềm) hiện nay là phiên bản Hiren 10.
2/. Xem lại cách tạo DOS ảo cho Windows XP. Sử dụng trình Norton Ghost 2003 đã tích hợp sẳn. Nếu sử dụng phương án này không cần thực hiện từ bước 1 đến bước 4, theo hướng dẫn bên dưới.

B/. Thực hiện:
-Khởi động máy tính, nhấn giử phím F2 (tùy nhản hiệu có thể là F1, F2, F8, F10, ESC, DEL, Delete…) để vào CMOS.
-Khi vào CMOS, chọn mục BOOT, dùng phím mủi tên (arrow) tiếp tục chọn ưu tiên khởi động từ CD-ROM (Frist Boot CD). Bấm F10 lưu lại thiết lập, gỏ Y (Yes) để máy tính tự khởi động lại theo tùy chọn Boot từ ổ CD. Tiến trình lần lượt qua các bước mô tả sau:

Bước 1: chọn Start BootCD, enter.


Bước 2: chọn Disk Clone Tools (hoặc Backup Tools với Hiren 10)


Bước 3: chọn Norton Ghost (có thể Norton Ghost 9 hoặc 10 tùy theo phiên bản dĩa bạn đang sử dụng).


Bước 4: chọn Ghost (Normal).


Mất vài giây chương trình load trình điều khiển (driver) tương thích cho hệ thống

Bước 5: Đến khi giao diện trình Ghost bật ra bạn bấm OK để vào menu chính chương trình .


Bước 6 &7: chọn Local > Partition > To Image ( nếu chọn Local > Disk > To Image, là bạn sao lưu cả ổ C, tập tin này rất lớn, nên chỉ nên chọn Partition)




Bước 8: bấm OK nếu thông số đúng


-Chỉ số ổ cứng hiện diện, nếu có hai ồ cứng (hard disk driver), bảng này sẻ báo hai dòng Drive 1, Drive 2.
-Trong trường hợp như hình minh họa trên chỉ có duy nhất một ổ cứng.
Giải thích: Giả sử bạn có hai ổ cứng (drive), mỗi ổ chia làm 2 phân vùng ( partition) và bạn cài Windows trên ổ cứng 2 và phân vùng 1 (chỉ số 2:1), trong trường hợp này bạn phải chọn Drive 2, OK.

Bước 9: chọn phân vùng cài Windows (partition: 1-primary), OK


Bước 10: chọn phân vùng lưu tập tin ảnh trong menu xổ Look in.


Bước 11: đặt tên tập tin, mặc định định dạng là đuôi *.GHO trong ô File name (ví dụ: SYSTEM.GHO), bấm Save.


Bước 12 & 13: chọn High nén cao giảm dung lượng lưu trữ. Hộp thoại yêu cầu xác nhận, bấm Yes.



Bước 14: tiến trình sao lưu bắt đầu thực hiện.


Khi nhận thông báo sao lưu hoàn tất, lấy dĩa Hiren ra khỏi ổ CD , nhấn enter. Máy tính tự khởi động trở lại vào Windows.
Đến đây bạn đã thực hiện xong bản sao hệ thống cài Windows.

PHỤC HỒI HỆ THỐNG
Bước 1: Thực hiện như phần sao lưu từ bước 1 đến 5.
Bước 2: Chọn Local > Partition > From Image
Bước 3: Khi hộp thoại “Image file name to restore from” bật ra, trên menu xổ look in.
Chọn ổ (ví dụ: D, E, F…), thư mục lưu ảnh đã tạo, bấm chọn tập tin, bấm OPEN.
Bước 4: Tại hộp thoại “Select source partition image file”, bấm OK.
Bước 5: Tại hộp thoại “ Select local destination drive by clicking on the drive number”, chọn đúng ổ (drive), nơi mà bạn cài Windows , bấm OK.
Bước 6: Tại hộp thoại “Select destination partition from basic drive:1”, chọn partion primary C (phân vùng cài Windows), bấm OK.
Bước 7: Hộp thoại thông báo xác nhận tiến trình thực thi, bấm YES.
Đến đây trình Norton Ghost khởi động thực hiện, cho đến khi có thông báo hoàn tất, nhấn Enter để máy tính khởi động lại.

Ghi chú:
- Bước 6 &7 rất quan trọng nên lưu ý cẩn thận chọn chính xác. Nếu chọn sai ổ (drive) hay phân vùng (partition) bạn sẻ mất tất cả dữ liệu trên partition đó một khi tập tin ảnh chép đè lên.
- Trước khi thực hiện xem trước phần chuẩn bị Phần 1

Chúc bạn thực hiện thành công

HVN

26 tháng 1, 2010

Bài học từ người quét rác

“Nếu không gặp được Allen - người quét rác 10 năm về trước có lẽ giờ này, tôi đang quay cuồng trong vòng quay vô tận của đồng tiền”, Giám đốc Thái Hà Books - Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ quan điểm sống của mình.

Học là việc của cả đời.. Ngày tốt nghiệp đại học tôi mới mới bắt đầu sự nghiệp học hành của chính mình - học từ cuộc sống. Biết bao người thầy sau này đã dạy cho tôi vô vàn kiến thức. Họ là các giáo sư, tiến sĩ, các chủ tịch, tổng giám đốc của nhiều tập đoàn lớn trên thế giới. Tuy nhiên tôi không thể nào quên được một người thầy đặc biệt của mình - thầy Allen.

Hằng ngày từ ký túc xá trên phố Mountain - Sydney (Australia), tôi khoác ba lô đi học hay lên thư viện. Mỗi buổi sáng, tôi đều bắt gặp một anh công nhân vệ sinh thu dọn quanh khu nhà. Anh luôn tươi cười và kèm theo là lời chào rất thân thiện “Hello, how are you” (Chào bạn, bạn khỏe chứ?). Anh làm như vậy ngay khi gặp tôi. Về phần mình tôi luôn lẳng lặng bước đi, khuôn mặt lạnh tanh và khó chịu. Trong đầu tôi lúc đó chỉ hiện lên một ý nghĩ duy nhất “Thằng cha này thấy sang bắt quàng làm họ.. Hắn thấy tôi có chức vụ, có tiền bạc, có học thức nên muốn bắt quen đây. Hắn thì có khác gì mấy cô công nhân vệ sinh hay đi dọn rác trước cổng nhà mình ở phố Thái Hà, Hà Nội”..

Ngày tiếp theo, anh công nhân vệ sinh vẫn cười tươi, vẫn chào tôi hết sức niềm nở. Tôi vẫn khó chịu và đút hai tay vào túi quần đi thẳng. Khuôn mặt vênh váo. Ngày thứ ba vẫn vậy, anh quét rác lại chào tôi rất vui vẻ, khuôn mặt và thân hình thể hiện sự thân thiện với tôi. Tuy nhiên, trong lần này, để cho xong chuyện tôi đã trả lời anh ta một cách miễn cưỡng: “I am fine, thank you. And you?” (Tôi khỏe, cám ơn anh. Thế còn anh?) Tôi nói xong và chợt nhận thấy rằng mình đã cười. Tôi đã cười mà không biết, điều này không như trong kế hoạch ban đầu của một người coi thường anh công nhân dọn vệ sinh. Thú vị hơn tôi phát hiện ra khuôn mặt tươi tỉnh của chính mình, rằng hình như mình vui hơn, dễ chịu hơn, hạnh phúc hơn, thư giãn hơn.

Vừa đi tôi vừa nghĩ về mình rồi lẩm bẩm: “Ta thật là ngu dốt”. Quả thật, từ trước đến nay, trong suốt bao nhiêu năm qua tôi đã có một suy nghĩ không đúng, rằng khi cười với ai đó tôi mang lại niềm vui cho họ. Khi bắt tay ai tôi luôn nghĩ mình ban ơn cho họ. Khi gần gũi ai, tôi luôn nghĩ họ được lợi từ tôi. Và, tôi thấy mình thật sai lầm. Bởi, khi tôi cười với anh công nhân quét rác này người được lợi đầu tiên không phải là anh ta mà là chính tôi.

Và tôi chợt nhận ra rằng anh ta đâu có biết tôi là ai. Anh không hề biết tôi có bao nhiêu tiền, làm chức vụ gì, có học thức đến đâu. Trong mắt anh ta tôi từ ký túc xá bước ra tức tôi là sinh viên, là người đi học. Dù có học tiến sĩ, thạc sĩ hay đại học vẫn là người đi học, là sinh viên. Mà thậm chí anh cũng chẳng quan tâm tôi có là sinh viên hay không.

Trên thực tế tôi chỉ là một người châu Á da vàng, mũi tẹt. Nhưng anh ta cũng chẳng để ý đến chuyện ấy. Anh chỉ cười và chào tôi như đã và đang làm việc đó với tất cả những ai từ ký túc xá bước ra. Tất cả mọi người là bình đẳng. Tất cả chúng ta là con người. Tôi thấy xấu hổ và tôi đã nhận ra vấn đề. Tôi đã được học một bài quý giá. Từ đó đi đâu, gặp ai tôi cũng chào và cười. Không chỉ cười mà là cười rất tươi. Cười từ trái tim mình, từ đáy lòng mình.

Một bữa nọ khi từ thư viện về tôi phát hiện ra Allen - người quét rác đang ngồi uống cà phê trong quán. Anh ăn mặc rất lịch sự, vừa nhấm nháp ly café vừa đọc sách. Ngạc nhiên và tò mò, tôi lại gần làm quen, cùng uống café, cùng nghe nhạc với anh. Tôi không ngờ rằng người mặc bộ quần áo bảo hộ, đi lau nhà, quét rác mỗi sáng bây giờ lại biến thành một người lịch lãm, trí tuệ thế này. Anh đọc sách say sưa và đọc khá nhanh. Bài học nữa tôi đã học được: Mỗi lúc chúng ta đang đảm nhận vai diễn nào đó, lúc đóng vai nào phải làm tốt vai đó. Hơn nữa, không nên coi thường người công nhân quét rác. Anh ấy cũng đọc sách, cũng nghe nhạc, cũng thưởng thức café và các món ăn.

Allen đã kể cho tôi nghe vanh vách về Kim Tự Tháp ở Ai Cập, về những gì còn sót lại từ vườn treo Babillon ở Iraq, về vùng đất lạnh và băng giá Siberie của nước Nga. Anh nói về thời kỳ La Mã, về chiến tranh Nam Bắc của nước Mỹ, về cuộc sống của người Eskimo. Đặc biệt anh nói về Việt Nam khi biết tôi là người Việt (Sau này anh kể rằng anh cứ ngỡ tôi là người Thái hay Indonesia).

Hóa ra Alen đam mê đi du lịch. Anh đi du lịch qua sách. Những hiểu biết của anh làm tôi kinh ngạc. Hóa ra anh rất hiểu biết và có trí nhớ và sự tưởng tượng tuyệt vời. Allen hỏi tôi khu vực Hạ Long có bao nhiêu hòn đảo? Khi đó, vì không biết, tôi đã nói đại rằng quãng 1.000 hòn. Allen đã giảng giải về các hòn đảo, về địa lý, khí hậu, thảm thực vật và thủy sản cũng như tính chất vùng biển của 1.960 hòn đảo, (chứ không phải con số 1.000 như tôi nghĩ) trong vùng diện tích 1.553 km2 này. Nhờ Allen mà tôi, có lẽ, đến chết không quên được những con số này.

Allen đề nghị tôi phân tích về nhạc Việt Nam, nhất là vấn đề đặc biệt của loại nhạc 5 nốt này. Tôi ngạc nhiên vì chưa bao giờ biết đến nhạc của đất nước mình lại chỉ có 5 nốt. Tôi luôn nghĩ nhạc gì thì nhạc, đã là nhạc thì phải là 7 nốt chứ. Cuối cùng tôi đã phải há miệng ra nghe Allen nói về chèo, về cải lương, về chầu văn, và về các loại nhạc cụ của Việt Nam, đất nước nơi tôi sinh ra và lớn lên. Allen đã dạy cho tôi bài học quý giá về tính tìm tòi khám phá, rằng tôi phải đọc nhiều hơn, tìm hiểu nhiều hơn, quan sát và ghi nhớ nhiều hơn.

Chính từ bài học quý giá này mà ngay sau khi về Việt Nam tôi đã quyết định lái xe làm một chuyến xuyên Việt. Tôi cũng quyết đi tham quan toàn bộ đất nước mình, không bỏ sót tỉnh nào. Tôi chợt nhận ra rằng mình đã bỏ qua rất nhiều điều quan trọng, rằng tôi đã đi đến tận 39 quốc gia nhưng lại chẳng hiểu được nhiều thứ đang diễn ra ngay tại đất nước mình.

Ngày tôi đến thăm nhà của Allen, tôi lại học thêm được một bài học quý giá nữa. Allen có khoảng gần 1.000 cuốn sách. Là người học nhiều, đi nhiều, thường xuyên mua và đọc sách nhưng tủ sách của tôi cũng chỉ có quãng 3.000 cuốn. Còn Allen, một công nhân vệ sinh đã có một tủ sách quá vĩ đại. Anh đam mê sách và đã bỏ một khoản tiền lớn ra mua, trưng bày sách. Anh nói đã đọc hết những cuốn sách này. Thậm chí có những cuốn đọc đến 2-3 lần. Tôi nhớ khi đó tôi có mong muốn quỳ dưới chân anh xin nhận anh làm thầy.

Cũng tại những lần đến thăm anh, tôi đã được học cách nấu ăn. Làm sao nấu đơn giản, đủ chất, ngon miệng mà không quá cầu kỳ. Một tình bạn thân thiết đã nảy mầm giữa một doanh nhân với một anh quét rác. Chuyện này tôi không thể tưởng tượng được trước đó một vài năm. Từ ngày gặp Allen tôi bỏ hẳn các tính xấu của mình: kiêu ngạo, soi mói, coi thường người khác. Tôi cũng trở nên điềm đạm hơn, nói nhỏ hơn, ít nóng tính hơn. Tôi cũng không còn “bệnh” nhìn hình dáng bên ngoài mà kết luận con người nữa. Tôi luôn niềm nở và giúp đỡ mọi người. Tôi quyết định chọn sứ mệnh “sẻ chia” của mình từ ngày đó.

Cũng nhờ Allen và những người thầy khác sau này tôi đã hiểu và thực hành nguyên tắc “cho mà không đòi hỏi, cho mà không cần nhận”. Tôi cũng đã triển khai mỗi ngày, mỗi giờ cách sống “pay it forward” - đáp đền tiếp nối. Cũng từ ngày đó cuộc đời của tôi luôn hạnh phúc, bình an và chan chứa yêu thương.

Gần chục năm đã trôi qua. Bây giờ nghĩ lại, nếu không gặp được Allen, chắc tôi vẫn đang quay cuồng trong vòng quay vô tận của đồng tiền, không chút nghỉ ngơi, không dành thời gian để hiểu và sống hạnh phúc với những người xung quanh, trong đó có các bạn bè, đồng nghiệp và hàng xóm. Tôi thật biết ơn thầy tôi, bạn tôi - Allen.

Nguyễn Mạnh Hùng
Chủ tịch HĐQT, kiêm Giám đốc Thái Hà Books

23 tháng 1, 2010

Microsoft vá khẩn cấp lỗi nguy hiểm cho IE

Bản vá khẩn cho trình duyệt web Internet Explorer đã được phát hành nhằm ngăn chặn việc mã độc tấn công người dùng IE để lướt web.

Ảnh minh họa: Internet


Mã khai thác lỗi IE bị phát tán rộng rãi trên mạng
Một lỗi nguy hiểm trong trình duyệt web Internet Explorer đã bị khai thác trong những cuộc tấn công bởi các hacker được nghi vấn có xuất xứ từ Trung Quốc nhằm vào Google. Đây là thông tin được hãng bảo mật McAfee công bố sau đợt nghiên cứu những cuộc tấn công vào Google.

Microsoft cũng đã xác nhận về lỗi trong trình duyệt IE qua thông báo bảo mật 979352. Theo đó, các phiên bản IE lỗi bao gồm IE 5.01 có trên Windows 2000 chứa đựng lỗ hổng bảo mật nguy hiểm nhất, tất cả các phiên bản IE6, IE7 và IE8 trong Windows 2000, XP, Server 2003, Vista, Server 2008, Windows 7 và Server 2008 R2 đều có thể bị tấn công.

Lỗi nhanh chóng được công bố rộng rãi trên mạng, mức độ nguy hiểm tăng nhanh đối với người dùng chưa có những biện pháp phòng bị thích hợp. Hãng Symantec cho biết hiện có rất nhiều website chứa mã độc khai thác lỗi nguy hiểm này nhằm tấn công người dùng sử dụng trình duyệt IE để lướt web.

Giám đốc bảo mật của hãng nCircle Network Security, Andrew Storms cho biết "Tất cả các phiên bản IE đều mắc một lỗi 0-day". Tuy nhiên, trong Windows 7 do chế độ DEP (Data Execution Prevention - ngăn chặn thực thi dữ liệu) mặc định kích hoạt cho IE nên phần nào hạn chế việc thực thi mã tùy ý, chỉ làm treo hệ thống.

Bản vá MS10-002 khẩn cấp được phát hành
Do mức độ nguy hiểm của lỗi nên Microsoft phát hành trực tiếp ngay lập tức thay vì đưa vào chu kỳ vá lỗi thường kỳ "Patch Tuesday".

Đáng trách thay khi lỗi nguy hiểm trong trình duyệt IE đã được hãng bảo mật BugSec (Israel) thông báo đến Microsoft từ cuối tháng 8-2009. Trong nhiều tháng Microsoft vẫn "làm ngơ" trước lỗ hổng 0-day này bỏ mặc cho hacker khai thác. Ngay cả khi bản vá gần đây nhất vào tháng 12-2009 cho trình duyệt IE cũng không có phần khắc phục lỗi này.

Người dùng có thể cập nhật tự động bản vá IE từ Windows Update hoặc tải thủ công theo các liên kết bên dưới:
- Microsoft Security Bulletin MS10-002: truy cập vào liên kết, cuộn xuống phần thông tin các phiên bản trình duyệt Internet Explorer 6, 7 hay 9 tương ứng với các phiên bản hệ điều hành Windows XP/Vista/7/2003/2008...bấm vào để tải bản vá về update thủ công.

Các cuộc tấn công vào mạng doanh nghiệp vẫn tiếp diễn
Microsoft khuyến cáo người dùng trình duyệt IE nên thiết lập sang chế độ bảo mật cao hơn (High) cho phần Internet và Local intranet trong thẻ Internet Options - Security để tránh bị tấn công.
Nếu muốn bật chế độ DEP trong IE, người dùng có thể tải về công cụ "Fix it" (Tắt DEP, bật DEP).

Người dùng ở Úc, Pháp và Đức đã chuyển sang các trình duyệt khác như FireFox với phiên bản FireFox 3.6 Final vừa ra mắt hoặc Opera theo sự khuyến cáo từ chính phủ.

TT (nguồn Tuoitre online)

18 tháng 1, 2010

Hoàng Sa sau 36 năm



Ngược dòng thời gian, cách đây 36 năm tình hình tại biển Đông đột ngột trở nên căng thẳng vào ngày 11-1-1974 khi Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đang được chính quyền Sài Gòn quản lý, là một phần lãnh thổ của họ. Ngay sau tuyên bố nói trên, hải quân Trung Quốc đã mở màn chiến dịch xâm chiếm Hoàng Sa bằng cách tung nhiều chiến hạm và tàu đánh cá vũ trang xâm nhập hải phận Hoàng Sa.

Trong các ngày kế tiếp, phía Trung Quốc bất ngờ đổ người lên các đảo của Việt Nam. Đến ngày 15-1-1974, quân Trung Quốc đã chiếm đóng các đảo Cam Tuyền (Robert), Vĩnh Lạc (Money), Quang Hòa (Duncan) và Duy Mộng (Drummond)...

Ngày 12-1-1974, ngoại trưởng Vương Văn Bắc của chính quyền Sài Gòn đã cực lực bác bỏ luận điệu ngang ngược và lên án hành động gây hấn của Trung Quốc, đồng thời Bộ tư lệnh Hải quân Sài Gòn đã đưa bốn chiến hạm ra vùng biển Hoàng Sa để bảo vệ lãnh thổ. Và trận hải chiến Hoàng Sa đã nổ ra ngày 19-1-1974.




Hoàng Sa sau 36 năm

Hơn 36 năm trước, những người con đất Việt đã nhận lệnh vượt trùng dương ra quần đảo Hoàng Sa canh giữ biển trời Tổ quốc. Họ tự hào ra đi trong tâm thế của người Việt ra canh giữ đảo biển của người Việt! Bây giờ nhắc lại, mắt họ rưng rưng, tim họ nghẹn lại khi Hoàng Sa vẫn còn trong tay nước ngoài.

Quân đồn trú Pháp - Việt chào cờ trên đảo Hoàng Sa

Từ số báo này, Tuổi Trẻ đăng tải hồi ức của những người từng canh giữ biển trời Hoàng Sa 35 năm trước. Thời gian dài trôi qua, nhưng những gì tận mắt họ chứng kiến, những gì họ trực tiếp tham gia không thể phai mờ trong tâm trí.

Phần 1: Ký ức của đảo trưởng Nguyễn văn Đức
Ông Nguyễn Văn Đức

Cách nay đúng 40 năm, ông Nguyễn Văn Đức đã cùng các cộng sự vượt trùng dương đến với Hoàng Sa. Nhiệm vụ của ông là canh giữ biển trời Tổ quốc với chức vụ là đảo trưởng theo lệnh của Bộ chỉ huy biệt khu Quảng Đà. Lúc đó ông vừa tròn 22 tuổi, là một trong những đảo trưởng trẻ nhất từng làm nhiệm vụ trấn giữ tại quần đảo Hoàng Sa.

Mái đầu ông Nguyễn Văn Đức đã điểm muối tiêu của tuổi ngoài 60. Hỏi ngày nào đáng nhớ trong cuộc đời của mình, ông trả lời không chút đắn đo: “Đó là ngày 14-10-1969, tôi nhận được tờ sự vụ lệnh biên chế về trung đội Hoàng Sa ra đảo làm nhiệm vụ dưới chức danh đảo trưởng”.

Buột miệng hỏi ông về những lo lắng trước lúc lên đường làm nhiệm vụ, ông phản ứng: “Tại sao phải lo lắng? Đó là đất của cha ông mình để lại, là máu mủ thân yêu của Tổ quốc nên chúng tôi ra đi như lẽ bình thường, hiển nhiên. Chẳng có chút gì phải lo sợ khi chúng tôi đi trong tâm thế của một người Việt ra canh giữ đảo biển của người Việt! Khi đó quần đảo Hoàng Sa thuộc quyền kiểm soát của chính quyền Sài Gòn, thuộc về người Việt, đó là sự thật lịch sử không thể chối cãi”.

Một ngày cuối tháng 10-1969, ông Đức cùng trung đội Hoàng Sa gồm 34 người và bốn nhân viên khí tượng rời cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) lên đường làm nhiệm vụ. Sau hơn 24 giờ lênh đênh trên biển, Hoàng Sa thân yêu hiện dần lên trước mắt ông.

Ông Đức nhớ lại: “Lúc đầu biển khá êm, nhưng khi rời đất liền được khoảng hơn 100km thì sóng lớn dần. Từ xa Hoàng Sa hiện lên giữa nền xanh của đại dương. Bao bọc quanh Hoàng Sa là những rạn san hô rộng lớn, vì thế chúng tôi không thể cặp tàu vào được mà phải dùng canô để chuyển quân và quân trang vào đảo. Trên đảo có một tòa nhà lớn được xây dựng từ thời Pháp thuộc, cao khoảng 8m, tường dày 2m dành cho đảo trưởng.

Trong phòng làm việc của đảo trưởng có một bức tường ghi tên tất cả những người lính đã ra đây giữ đảo. Và tên của chúng tôi đã được ghi lên đó, đó là niềm vinh dự lớn lao của một người con đất Việt. Xung quanh đảo là những rừng cây, tuy không to lớn nhưng cũng đủ để che chắn nắng gió cho lính đảo. Hình ảnh lần đầu tiên đặt chân lên mảnh đất tuyệt đẹp của Tổ quốc nơi xa đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ y nguyên. Xúc động lắm”.

Ông Nguyễn Văn Đức kể: “Nhiệm vụ của chúng tôi là đo đạc, báo cáo về sở chỉ huy ở đất liền những tin tức ở Hoàng Sa mỗi ngày. Anh em khí tượng làm nhiệm vụ quan trắc và báo cáo tình hình thời tiết để phục vụ cho tàu bè lưu thông trong vùng. Trang bị vũ trang lúc ấy không nhiều, chỉ có hai khẩu đại liên 50mm nhưng anh em vẫn kiểm soát được toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Tàu bè quốc tế ngang qua đều tôn trọng chủ quyền của chúng ta, và chúng ta cũng sẵn sàng hỗ trợ tàu bè khi gặp bão tố. Những lúc rảnh rỗi chúng tôi thường dùng canô đi qua các đảo lân cận để chơi vì cảnh quan ở đây rất hữu tình. Đảo Cát, đảo Chim, đảo Elbe, đảo Duncan, đảo Drumond... chúng tôi đều đã đặt chân đến”.

Tờ sự vụ lệnh quyết định điều chuẩn úy Nguyễn Văn Đức làm đảo trưởng Hoàng Sa tháng 10-1969 trong đợt thay quân thứ 38 của quân đội chính quyền Sài Gòn tại Hoàng Sa - Ảnh: Thế Anh

Trầm ngâm nhớ lại những ngày tháng gắn bó với mảnh đất xa xôi của Tổ quốc, cựu chuẩn úy Nguyễn Văn Đức kể tiếp: “Khi thủy triều xuống, cả rạn san hô hiện lên tuyệt đẹp như một rừng hoa biển. Mỗi khi nhớ đất liền, anh em lại lấy vài cành san hô bỏ vô chậu, bắt vài con cá nhỏ ngồi ngắm nghía bên tách cà phê đen. Có sống ở đảo mới thấy nhớ đất liền, yêu quê cha đất tổ. Thời tiết ở đây khá ôn hòa nhưng gió mạnh lắm, nhiều khi anh em bị gió đẩy ngã sóng soài. Tuy vất vả, thiếu thốn nhưng anh em thấy vui và hãnh diện khi được trấn giữ biển đảo quê nhà”.

Ông nói có hai di tích ở đảo Hoàng Sa ông không thể nào quên. Đó là cái miếu nhỏ ở góc đảo mà anh em lính đảo vẫn thường ra đó để tìm chút an bình giữa sóng gió.

Ông kể: “Mỗi khi sóng to gió lớn hay thấy lòng bất an, anh em chúng tôi thường tìm đến ngôi miếu. Lạ lắm, chỉ cần ngửi thấy mùi nhang khói là cảm giác ở xa đất liền như được gần lại. Hơn nữa, mùi nhang khói như gợi lên những tiềm thức về quê cha đất tổ, nhớ về nguồn cội. Đó là những điều cần thiết để những người con đất Việt như chúng tôi yên lòng nơi đầu sóng ngọn gió giữ gìn biển đảo của cha ông để lại. Cạnh đó là một nghĩa trang có hơn 30 ngôi mộ là hài cốt của những chiến sĩ người Việt ngã xuống vì bệnh tật nơi đảo xa, là nắm xương của những người con Việt đã nằm xuống sau những lần đụng độ với âm mưu xâm lược của ngoại bang.

Ở đó còn có cả hài cốt của những ngư dân từ miền Trung, miền Bắc gặp nạn trên đường mưu sinh. Và cũng có cả những nắm xương của lính nước ngoài bị chúng ta hạ gục khi âm mưu đánh chiếm đảo. Có một điều là chúng tôi không phân biệt địch ta khi họ đã ngã xuống, mỗi ngày rằm hay cuối tháng chúng tôi đều thắp nhang lên những nấm mồ hoang. Có lẽ đó là một nét đặc biệt của người Việt mình, là một hành xử đầy tính nhân văn, “lấy nhân nghĩa để thắng hung tàn” mà mỗi người Việt chúng ta còn lưu giữ được từ dòng máu Lạc Hồng!”.

Bia chủ quyền VN ở Hoàng Sa được dựng vào những năm 1930 (ảnh chụp tại phòng lưu trữ tư liệu Hoàng Sa, Đà Nẵng)

Ngày 19-1-1974, ngày quân Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm Hoàng Sa - một phần máu xương của Tổ quốc VN, là ngày ông Đức cảm thấy đau đớn nhất trong cuộc đời mình. Ông xúc động kể lại: “Khi hay tin Hoàng Sa bị quân Trung Quốc tước đoạt bằng vũ lực, tôi đau đớn đến mức nước mắt không thể chảy được, lòng dạ như ai xát muối. Tôi biết ngoài kia những đứa con của đất Việt sẽ phải đổ máu vì quê hương. Tôi đau vì một mảnh đất tuyệt đẹp và giàu có của nước nhà đã bị ngoại bang vô cớ cướp đoạt. Đó là nỗi đau của một người con đất Việt!”.

Là một người từng học và hiểu biết về luật quốc tế, ngay trong ngày Hoàng Sa bị chiếm đó ông đã âm thầm lục tìm lại những tài liệu liên quan, gói ghém cẩn thận nhằm làm bằng chứng chủ quyền của VN đối với quần đảo Hoàng Sa. Đó là tờ sự vụ lệnh đã nhàu nát và úa vàng vì thời gian.

35 năm sau, ông Đức quyết định liên hệ với chính quyền và báo Tuổi Trẻ để cung cấp những bằng chứng quý báu đó. Có lẽ những ai quen biết ông đều không mấy khó hiểu về hành động yêu nước của ông khi biết trong ngày 30-4-1975, ông đã từng xuống tàu để rời Việt Nam, nhưng trong một tích tắc của thời khắc lịch sử ông đã nhảy lại lên bờ, bởi ông biết không nơi đâu bằng quê hương.

Ông Đức lần giở lại tờ sự vụ lệnh năm nào rồi nói: “Chừng nào Hoàng Sa vẫn còn trong tay ngoại bang thì niềm vui vẫn chưa thể gọi là trọn vẹn được. Tôi sợ rằng lớp trẻ sẽ quên mất Hoàng Sa, sẽ quên mất một phần máu thịt của Tổ quốc, sẽ quên mất rằng có rất nhiều người con của đất Việt đã ngã xuống vì Hoàng Sa trong ngày đáng nhớ 19-1-1974”. Có lẽ đó không chỉ là điều trăn trở của riêng ông.

THẾ ANH


Ông Lữ Công Bảy

Tác giả câu chuyện này là người đã có mặt trong cuộc hải chiến Hoàng Sa 35 năm trước: ông Lữ Công Bảy - quân nhân trên chiến hạm Trần Khánh Dư HQ-4. Sau ngày giải phóng 1975, ông Bảy vẫn ở lại VN, phục vụ trong lực lượng hải quân quân đội nhân dân VN. Hiện ông là nhân viên bảo vệ của Đài truyền hình VN tại TP.HCM.

Phần 2: Biển động
Khi tôi ghi lại những dòng hồi ký này, sự việc đã xảy ra 35 năm (1974 - 2009). Đã 35 năm trôi qua, những gì tận mắt tôi đã chứng kiến, những gì tôi đã trực tiếp tham gia trong trận hải chiến với hải quân Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa ngày 19-1-1974 vẫn không phai mờ trong tâm trí tôi.

Lúc bấy giờ tôi là thượng sĩ giám lộ (giám sát lộ trình - hàng hải) trên khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ-4 (chiến hạm tối tân nhất của hải quân Sài Gòn thời bấy giờ) với chức danh hạ sĩ quan phụ tá trưởng ngành giám lộ, kiêm hạ sĩ quan phụ tá trưởng khối hành quân.

Với chức danh đó, lúc nào (trong nhiệm sở tác chiến hay hải hành) tôi đều phải có mặt thường xuyên trên đài chỉ huy, thường xuyên bên hạm trưởng Vũ Hữu San (trung tá hải quân). Nhiệm vụ của anh em chúng tôi là ghi lại nhật ký tác chiến, nhật ký hàng hải, xác định vị trí của chiến hạm, đồng thời nhận và chuyển những tài liệu bằng đèn và cờ.

Hôm ấy, ngày 16-1-1974, gió mùa đông bắc thổi mạnh trên biển Đông. Biển động mạnh. Chiến hạm chúng tôi đang tuần tiễu vùng biển Quảng Ngãi từ Sa Huỳnh đến cù lao Ré (đảo Lý Sơn). Đây đã là ngày thứ 14 lênh đênh trên biển. Chỉ còn một ngày nữa chiến hạm sẽ được về Đà Nẵng nghỉ bến, anh em thủy thủ đoàn rộn ràng nghĩ đến ngày được vào đất liền.

Chưa kịp dùng cơm trưa thì từ trung tâm truyền tin đưa lên đài chỉ huy một công điện thượng khẩn: lệnh cho tàu về ngay Đà Nẵng. 17 giờ tàu về đến quân cảng Đà Nẵng (cảng Tiên Sa). Hạm trưởng San và đại úy Diên - trưởng khối hành quân, được lệnh lên họp khẩn cấp ở trung tâm hành quân Bộ tư lệnh hải quân vùng 1 duyên hải. Từ trung tâm hành quân, hạm trưởng điện về tàu lệnh cho ban ẩm thực lên bờ đi chợ (tiếp tế lương thực).

20 giờ hạm trưởng San về tàu. Lệnh cấm trại 100% được ban ra. Ban cơ khí chuẩn bị bắt ống để nhận dầu và nước ngọt. Đến 21g, hai chiếc xe GMC chở một trung đội với đầy đủ vũ khí đạn dược xuất hiện. Lần đầu tiên trước mắt tôi được chứng kiến một toán quân mặc quân phục lạ lùng. Sau một hồi dọ hỏi tôi mới biết đây là lực lượng biệt hải. Tôi được lệnh từ đại úy Diên chuẩn bị hải đồ đi Hoàng Sa. 23g, tàu khẩn cấp rời cảng Tiên Sa trực chỉ Hoàng Sa. Tôi cảm giác có một chuyện gì lớn lao sắp xảy ra.

Ngày N+1
11g30 ngày 17-1, khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ-4 đã có mặt tại quần đảo Hoàng Sa. Trước đó ngày 16-1, tuần dương hạm Lý Thường Kiệt HQ-16 do hải quân trung tá Lê Văn Thự làm hạm trưởng cũng đã có mặt tại Hoàng Sa.

HQ-4 tiến gần đảo Vĩnh Lạc. Còi tác chiến vang lên, tất cả thủy thủ đoàn đã sẵn sàng ở vị trí chiến đấu. 14 giờ, trung đội biệt hải được lệnh rời tàu trên ba xuồng cao su, 20 phút sau trung đội biệt hải đã đổ bộ lên rìa đảo an toàn và nhận lệnh tiến sâu vào đảo lục soát.

Báo cáo từ đoàn quân gửi về: không phát hiện gì ngoài vài nấm mộ hình như mới đắp, không có bia, chỉ có cọc gỗ và bảng gỗ đóng trước đầu mộ ghi bằng chữ Trung Quốc với ngày sinh và ngày chết hàng mấy chục năm về trước.

Các chiến sĩ biệt hải được lệnh đào bới các nấm mộ giả lên, hóa ra chẳng thấy xương cốt gì cả. Đây là những nấm mộ ngụy tạo mà ai đó đã dựng lên để chứng tỏ có người Trung Quốc đã sống và chết trên đảo mà thôi. 16g30, lực lượng biệt hải được lệnh rút về tàu.

Đến buổi chiều, phòng chiến báo theo dõi qua hệ thống rađa tầm xa đã phát hiện hai mục tiêu trên biển đang di chuyển đến quần đảo Hoàng Sa. Từ nóc đài chỉ huy, các bộ phận quan sát bằng ống nhòm đã nhìn thấy hai tàu chiến lạ. Trung tâm chiến báo được lệnh theo dõi và báo cáo thường xuyên mọi hoạt động, hướng đi, khoảng cách của hai tàu trên.

Đêm 17 rạng 18-1 là một đêm cực kỳ căng thẳng. Còi nhiệm sở tác chiến báo động suốt đêm. Phía Trung Quốc tăng cường lực lượng và cố tình khiêu khích, các chiến hạm của họ tiến sâu vào lãnh hải Hoàng Sa. Tàu HQ-4 và HQ-16 dùng tín hiệu cảnh cáo: Đây là lãnh hải của Việt Nam. Yêu cầu các ông hãy rời khỏi đây ngay! Phía Trung Quốc đáp trả, cho rằng Hoàng Sa là của họ.

Tàu đánh cá vũ trang Trung Quốc chặn đường tàu VN trên đường ra Hoàng Sa - Ảnh tư liệu

Ngày N+2
Sáng 18-1, chiến hạm HQ-4 của chúng tôi tiến về đảo Cam Tuyền. Lúc 8g, trung đội biệt hải được lệnh đổ bộ lên đảo. Sau khi lục soát chỉ phát hiện những nấm mộ mới đắp không hài cốt y như ở đảo Vĩnh Lạc.

Đến 11g, đài khí tượng và quân đồn trú đảo Hoàng Sa báo cáo có hai tàu đánh cá vũ trang mang cờ Trung Quốc xâm nhập và tiến gần đến đảo Hoàng Sa, tàu HQ 4 và HQ 16 được lệnh tiến về đảo Hoàng Sa. Khi tiến đến gần tàu đánh cá vũ trang của Trung Quốc, tàu HQ-4 dùng tín hiệu cảnh cáo và đuổi đi nhưng cả hai tàu Trung Quốc cố tình khiêu khích.

Tàu HQ-4 tiến thẳng đến một tàu đánh cá vũ trang Trung Quốc. Trên tàu có khoảng 30 thuyền viên mặc đồng phục màu xanh dương đậm. Tàu được trang bị hai thượng liên (một đằng trước mũi và một đằng sau lái tàu), ngoài ra có rất nhiều súng AK 47. Tàu HQ-4 quyết định áp sát mạn tàu đánh cá Trung Quốc để xua đuổi.

Hai bên đánh nhau bằng... võ mồm. Thấy không tác dụng, tàu HQ-4 lùi ra dùng mũi tàu ủi thẳng vào tàu Trung Quốc, mũi tàu HQ-4 và neo mũi vướng vào cửa và hành lang phòng lái làm gãy hành lang và cong cửa phòng lái của tàu Trung Quốc. Trước thái độ cương quyết của hải quân VN, họ vội vàng tháo lui. Chiến hạm HQ-16 cũng quyết liệt xua đuổi tàu đánh cá vũ trang còn lại.

Cũng trong sáng 18-1, tuần dương hạm Trần Bình Trọng HQ-5 do trung tá hải quân Phạm Trọng Quỳnh làm hạm trưởng được lệnh tăng cường ra Hoàng Sa. Cùng đi trên HQ-5 có đại tá Hà Văn Ngạc, được giao nhiệm vụ chỉ huy trưởng lực lượng bảo vệ Hoàng Sa. Ngoài ra, đi theo tàu có một trung đội người nhái (lực lượng đặc biệt của hải quân).

Lúc 15g30 chiều 18-1, lệnh đại tá Ngạc cho ba chiến hạm HQ-4, HQ-5, HQ-16 sắp đội hình hàng dọc tiến thẳng về đảo Duy Mộng. Khoảng 16g, có hai tàu chiến Trung Quốc bắt đầu khiêu khích, cắt đường ngang mũi HQ-4 và HQ-16. Đội hình bị chia cắt không thể tiến lên được vì các tàu rất gần nhau, các khẩu đại bác sẵn sàng nhả đạn nhưng không ai được lệnh nổ súng.

Đêm 18 rạng ngày 19-1, tàu chiến và tàu đánh cá vũ trang Trung Quốc vẫn tiếp tục khiêu khích, tiến đến gần đảo Hoàng Sa. Chiến hạm HQ-4 phải dùng còi hơi thật to và đèn hồ quang trên nóc đài chỉ huy rọi thẳng vào đội hình tàu Trung Quốc. Tình hình dịu hơn khi tàu Trung Quốc rút lui về hướng bắc.

Đến nửa đêm, hộ tống hạm Nhật Tảo HQ-10 do thiếu tá hải quân Ngụy Văn Thà làm hạm trưởng đã ra chi viện cho lực lượng bảo vệ Hoàng Sa.

LỮ CÔNG BẢY


Cả ngày 17 và 18-1-1974, biển Đông dậy sóng. Phía Trung Quốc tăng cường lực lượng và cố tình khiêu khích, các chiến hạm của họ tiến sâu vào lãnh hải phía tây quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Đến nửa đêm 18-1, hộ tống hạm Nhật Tảo HQ-10 đã ra đến nơi chi viện. Đêm ấy, bầu trời Hoàng Sa tối đen như mực, một đêm cực kỳ căng thẳng.

Khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ-4, tuần dương hạm Lý Thường Kiệt HQ-16, tuần dương hạm Trần Bình Trọng HQ-5 đã có mặt ở đó chuẩn bị tình huống đối phó.

Ông Lữ Công Bảy, người đã có mặt trong cuộc hải chiến Hoàng Sa 35 năm trước trong vai trò là thượng sĩ giám lộ trên chiến hạm HQ-4, tiếp tục thuật lại câu chuyện (Tuổi Trẻ ngày 8 và 9-9-2009).
*****


Phần 3: Tử chiến
Ngày N+3
Lúc 6g sáng 19-1-1974, khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ-4 đã tiến sát đảo Quang Hòa và trung đội biệt hải được lệnh đổ bộ khẩn cấp lên đảo. Không một tàu chiến nào của Trung Quốc phát hiện được HQ-4 và tuần dương hạm Trần Bình Trọng HQ-5.

Sơ đồ các hướng tấn công trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19-1-1974

Khi gần đến đảo, bằng ống nhòm và mắt thường từ đài chỉ huy, chúng tôi đã phát hiện doanh trại mới toanh và cột cờ có cờ Trung Quốc (trước đó hơn một tháng, HQ-4 trong một chuyến khảo sát quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam đã không phát hiện gì ngoài chai lọ trôi tấp lên bãi cát). Chúng tôi hiểu rằng quân Trung Quốc đã bí mật chiếm đảo. Hai mươi phút sau, lực lượng biệt hải đổ bộ lên đảo (mặt đông nam). Lực lượng đổ bộ cắm cờ Việt Nam lên bờ cát và hốc đá, rồi khẩn cấp tiến vào bên trong đảo.

Trong khi đó, lực lượng người nhái vẫn còn ngoài xa chưa vào được vì HQ-5 không thể vào sát bờ, gió mùa đông bắc thổi khá mạnh, các xuồng cao su bị sóng gió giật dữ dội không vào bờ được. HQ-5 phải thả tàu cứu hộ xuống để kéo các xuồng cao su vào. Từ đài chỉ huy, bộ phận quan sát chúng tôi đã phát hiện một tàu Trung Quốc đang đổ bộ một đội quân đông đảo lên phía bắc đảo, hàng trăm quân Trung Quốc ồ ạt vào đảo rất nhanh vì xuôi gió.

Khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ-4 - một trong bốn tàu tham gia trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974 - Ảnh tư liệu

Thế rồi báo cáo bất lợi dồn dập gửi về đài chỉ huy tàu HQ-4. Một số đông quân Trung Quốc nấp sau các tảng đá chĩa thẳng mũi súng vào đội hình biệt hải.

Trên mặt biển lúc ấy, chúng tôi thấy tuần dương hạm Lý Thường Kiệt HQ-16 và hộ tống hạm Nhật Tảo HQ-10 đang tiến về rìa tây nam đảo, theo sau là bốn tàu chiến Trung Quốc đang tiến vào đội hình của ta. Tình hình bắt đầu căng thẳng, báo hiệu một trận đụng độ sinh tử không thể nào tránh khỏi. Trong khi đó ở phía bắc đảo, những chiếc tàu đánh cá vũ trang Trung Quốc tiếp tục cho đổ người ồ ạt lên đảo của ta.

Và họ nổ súng trước. Vào lúc 8g30, một loạt đạn đại liên và cối 82 bắn vào đội hình người nhái Việt Nam làm hai binh sĩ tử thương và hai bị thương. Nhưng chỉ huy phía Việt Nam không thể ra lệnh cho các tàu nổ súng vì lực lượng người nhái đang ở vị trí cực kỳ nguy hiểm.

Lệnh nổ súng
Lúc đó, sát bên tàu HQ-4 của chúng tôi đã xuất hiện hai tàu chiến Kronstadt của Trung Quốc mang số hiệu 274 và 271 sơn màu xám đen, trang bị đại bác 100 li và nhiều đại bác 37 li. Các họng súng đại bác Trung Quốc đều đang chĩa thẳng vào tàu HQ-4.

Các tín hiệu bằng đèn hiệu được liên tục chuyển đến HQ-4. Chúng tôi nhận những tín hiệu từ tàu Trung Quốc và trình cho hạm trưởng HQ-4 Vũ Hữu San. Nghe xong một nội dung cực kỳ khiêu khích từ tàu Trung Quốc, hạm trưởng San tức thì đỏ mặt, quát tháo ầm ĩ. Quay sang chúng tôi, ông ra lệnh không nhận tín hiệu từ tàu Trung Quốc nữa.

Vào thời điểm hết sức căng thẳng này, khi trận chiến sắp nổ ra, việc thông tin liên lạc giữa lực lượng bảo vệ Hoàng Sa và Bộ tư lệnh hải quân vùng 1 duyên hải thường xuyên bị đứt. Tần số liên lạc bị phá rối, trên hệ thống bộ đàm chỉ nghe toàn tiếng Hoa. Đại tá Hà Văn Ngạc, lúc đó đang ở trên chiến hạm HQ-5, được giao toàn quyền hành động (lệnh khai hỏa đã được truyền đi từ Bộ tư lệnh hải quân vùng 1 duyên hải trước đó. Nhưng một hồi lâu sau, quyết định nổ súng mới được thực hiện sau cuộc điện đàm giữa đại tá Ngạc và tư lệnh hải quân vùng 1 Hồ Văn Kỳ Thoại - B.T.).

Đại tá Ngạc ra lệnh: Tất cả đại bác đều phải hướng lên đảo. Khi nhận lệnh bắn thì tất cả khai hỏa lên đảo, dọn đường lập đầu cầu để biệt hải và người nhái đổ bộ tái chiếm đảo. Đó là lệnh từ soái hạm chỉ huy HQ-5. Nhưng hạm trưởng Vũ Hữu San đã bực bội trước lệnh này. Trước khi chuẩn bị nổ súng, đại tá Hà Văn Ngạc có hỏi ý kiến từng hạm trưởng.

Đến khi hỏi ý kiến HQ-4, hạm trưởng Vũ Hữu San gằn từng tiếng trong bộ đàm: “Trình đại bàng, tôi là quân nhân, tôi chấp hành quân lệnh nhưng hiện nay nước cờ đã bị lộ, không còn yếu tố bất ngờ, muốn đổ bộ lên chiếm đảo trước mắt phải tiêu diệt lực lượng trên biển trước khi tính đến việc đổ quân, hiện nay số tàu địch gấp đôi tàu ta, quân địch đã đổ bộ từ sáng đến giờ đầy trên đảo, ta chỉ có hai trung đội thì làm sao thành công được?”. Rồi hạm trưởng San nói tiếp: “Tôi là quân nhân, tôi chấp nhận hi sinh vì Tổ quốc, nhưng...”.

Ông cúp máy và ra lệnh: “Tất cả khẩu súng nhắm thẳng vào tàu địch!”.

Quyết liệt
Đúng 10g20, bốn chiến hạm HQ-4, HQ-5, HQ-10, HQ-16 đồng loạt khai hỏa. Như đã chuẩn bị trước, hạm trưởng Vũ Hữu San ra lệnh “bắn”. Chiến hạm di chuyển với tốc độ cực nhanh, khói đen bốc lên ngùn ngụt, thân tàu rung lên bần bật vì trúng đạn, vì tiếng dội của các khẩu đại bác vừa khai hỏa.

Chiến hạm HQ-4 chạy uốn lượn như con rắn, hết sang phải lại sang trái nên đã tránh được loạt đạn đại bác của đối phương. Thế rồi các cột nước bùng lên, đạn rít xung quanh tàu vèo vèo. Một mảnh đạn phạt lủng đài chỉ huy, văng ra trúng chân trung úy Roa đang cố gắng theo dõi tàu Trung Quốc qua màn hình rađa. Thượng sĩ nhất giám lộ Ry trúng mảnh đạn nơi cánh tay trái. Hạ sĩ giám lộ Phấn, xạ thủ đại liên 30 trên nóc đài chỉ huy, bị thương nơi ngực, máu thấm đỏ cả áo. Tiếng la ơi ới của các anh em bị thương vọng lên đài chỉ huy.

Tuần dương hạm Trần Bình Trọng HQ-5 - Ảnh tư liệu

Tuy nhiên, chiến hạm HQ-4 vẫn vững vàng trong cuộc hải chiến. Đài quan sát trên nóc báo cáo có tàu Trung Quốc đang đuổi theo. Tôi nhìn ra phía sau vừa thấy hai tàu chiến Trung Quốc. Liền lúc đó từ mạn phải HQ-5 cắt đuôi HQ-4 rồi phóng thẳng vào hai tàu đối phương. Những khối cầu lửa từ mũi HQ-5 bắn ra (đại bác 127 li) bay thẳng vào tàu Trung Quốc. Một chiếc trúng đạn bốc cháy, một chiếc quay ngang và sau đó lãnh đủ hàng loạt đạn từ HQ-4.

Nhưng ngay lúc đó, thông tin từ HQ-5 cho biết ụ tháp đại bác 127 li của tàu này đã bị trúng đạn, ba quân nhân tử thương, hai bị thương nặng. HQ-4 vòng lại yểm trợ HQ-5. Không thấy tàu HQ-16 và HQ-10 đâu cả. Liên lạc mãi với hai tàu này vẫn không được.

Hộ tống hạm Nhật Tảo HQ-10

Thật ra lúc ấy tàu HQ-10 đã bị thương nặng. Tàu này nhỏ, cũ kỹ, các khẩu đại bác xoay trở bằng tay nên bị trúng liền hai quả 100 li từ tàu Trung Quốc. Trong bộ đàm tôi đã nghe tiếng bạn tôi, trung sĩ nhất giám lộ Vương Thương, báo cáo: HQ-10 đã bị trúng đạn, hạm trưởng Ngụy Văn Thà tử thương, hạm phó Nguyễn Thành Trí trọng thương ngay bụng. Hầu hết sĩ quan, hạ sĩ quan và thủy thủ trên đài chỉ huy đều bị tử thương và bị thương rất nặng.

Cố trung tá Ngụy Văn Thà (hạm trưởng Nhật Tảo HQ-10)

HQ-4 và HQ-5 quay đầu về hướng nam. Sau đó một giờ không còn thấy HQ-5 ở đâu. HQ-5 do máy yếu và một máy bị sự cố chưa kịp khắc phục nên “rớt” lại đâu đó. Trên biển HQ-4 trở nên lẻ loi một mình. Đó cũng là lúc hải quân Trung Quốc tung xuống một lực lượng rất mạnh từ đảo Phú Lâm gần đó và từ căn cứ ở đảo Hải Nam. Trước tình hình đó, để bảo toàn lực lượng, hạm trưởng Vũ Hữu San đã vẽ một đường trực chỉ về Đà Nẵng.

Lúc này tôi mới rời được đài chỉ huy. Trên đường xuống nơi nghỉ ngơi, tôi đã chứng kiến một cảnh tượng kinh khủng sau chiến trận. Hành lang dưới tàu tanh đến ngộp thở: mùi máu, mùi cồn, bông băng... Hơn 130 binh sĩ bám chặt vị trí chiến đấu giờ đều mệt lả, nằm đâu ngủ đó. Họ chỉ cầm hơi bằng mì gói, nước ngọt và lương khô. Các binh sĩ biệt hải kiệt sức nằm rải rác trên hành lang phòng ăn.

Nỗi đau còn lại
Khoảng 16g30, tôi đang trong giấc ngủ sâu vì đã mấy hôm không chợp mắt thì còi tập họp vang lên. Tất cả thủy thủ đoàn tập họp đầy đủ nghe thông báo: “Tất cả chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu, tàu được lệnh quay lại Hoàng Sa. Nếu cần sẽ ủi thẳng lên bờ đảo Hoàng Sa, chiến đấu đến cùng để giữ đảo”. Nhìn sau lái tàu, tôi biết tàu đang quay lại và hướng thẳng về Hoàng Sa. Tất cả đều bất động, không ai nói với ai một lời nào trước giờ phút cảm tử này.

Tôi vào phòng hải đồ phía sau đài chỉ huy mệt lả và thiếp đi, đến khi thức dậy trời tối hẳn, trung sĩ nhất giám lộ Khiết cho biết tàu đang quay đầu về Đà Nẵng. Anh nói hạm trưởng San báo cáo thẳng với tư lệnh hải quân là HQ-4 không còn khả năng chiến đấu, lương thực cạn, cơ số đạn không còn đủ để tác chiến, các khẩu đại bác đều có trục trặc... Lệnh từ đất liền: các tàu quay về, hủy bỏ lệnh tấn công tái chiếm Hoàng Sa.

5g30 sáng 20-1 HQ-4 về đến cảng Tiên Sa, 9g tàu HQ-5 tiến vào vịnh Đà Nẵng. Lúc 12g30, tàu HQ-16 bị thương nặng, từ từ tiến vào vịnh với sự trợ giúp của hai tàu lai dắt biển.

Tối hôm đó, 20-1-1974, cũng là đêm 30 tết âm lịch, anh em chúng tôi được dự buổi liên hoan tất niên cuối năm theo truyền thống. Giữa mâm cao cỗ đầy nhưng ai nấy đều buồn bã, không thiết gì đến ăn uống. Mọi người vẫn hết sức lo lắng cho số phận đồng đội đang trôi giạt trên sóng biển giữa ngày tết thế này, lo lắng cho số phận anh em mắc kẹt lại các đảo. Ai cũng hồi tưởng trận hải chiến hôm qua và đau đớn trước một điều: dù đã cố gắng hết sức vẫn không giữ được mảnh đất thiêng liêng mà tổ tiên để lại.

Trận hải chiến Hoàng Sa chỉ kéo dài hơn 30 phút, nhưng nỗi đau ấy vẫn làm quặn thắt trái tim chúng tôi dù 35 năm đã trôi qua.

LỮ CÔNG BẢY
trích từ Tuoitre online


Đến ngày 20 tháng 1, các chiến hạm HQ/VNCH về tới Đà Nẵng. HQ-4 và HQ-5 cập cầu Thống Nhất tại bến thương cảng hối 7 giờ 30 sáng. Riêng Tuần Dương Hạm Lý Thường Kiệt HQ-16 được Tuần Dương Hạm Trần Bình Trọng HQ-6 hộ tống cập cầu Tiên Sa thuộc BTL/V1DH vào lúc 10 giờ sáng.

Thiệt hại về phía VN: 1 chiến hạm bị chìm (HQ 10)và 3 chiếc khác bị hư hại. Nhiều binh sĩ tử thương và bị thương . Theo các nhân chứng trên tàu Nhật Tảo HQ-10 còn sống sót, khi hộ tống hạm này sắp chìm, 28 thủy thủ đã được lệnh đào thoát bằng các phao bè. Họ đã trôi giạt trong sóng gió 78 giờ liền, và sáu người đã chết trên biển vì kiệt sức hoặc bị thương quá nặng, trong đó có hạm phó đại úy Nguyễn Thành Trí. Mãi đến chiều 22-1 họ mới được tàu dầu của Hãng Shell là Kopionella mang quốc kỳ Hà Lan cứu vớt. Lúc lên tàu, thêm một thủy thủ nữa qua đời vì kiệt sức.

Ngoài ra, còn một số binh sĩ và nhân viên dân chính bị bắt giữ vào ngày 20/1/74 khi phi cơ và chiến hạm Trung Quốc oanh, pháo kích rồi cho quân đổ bộ lên các đảo. Nhóm tù binh này gồm 14 nhân viên thuộc HQ-4 được đổ bộ lên đảo Cam Tuyền vào khoảng 10 giờ sáng ngày 18/1 và 34 binh sĩ Địa Phương Quân cùng nhân viên khí tượng, trong số này có một nhân viên dân chính Hoa Kỳ tên Gerald Emil Kosh. Những người bị bắt bị đưa về đảo Hải Nam vào ngày 21/1 và sau cùng bì giam tại nhà lao Thu Dung thuộc tỉnh Quảng Châu. Năm thương bệnh binh được trao trả vào ngày 31/1 tại cầu Shumchum là ranh giới giữa Hồng Kông và tỉnh Quảng Đông. Sau 27 ngày bị giam giữ, trước sự đòi hỏi hợp lý của VN và dưới áp lực của giới ngoại giao cũng như hội Hồng Thập Tự quốc tế, Trung Quốc đã phải phóng thích toàn bộ số 43 tù binh còn lại.

Trận hải chiến tại quần đảo Hoàng Sa giữa Hải quân quân đội Saigon và Hải quân Trung Quốc diễn ra trong vòng 30 phút, một thời gian tương đối ngắn ngủi, nhưng hậu quả còn kéo dài cho tới ngày nay.

Sau khi chiếm được Hoàng Sa, lực lượng TQ tiến sâu hơn về phía Nam, chiếm thêm một số đảo thuộc vùng Trường Sa. Hiện nay, các đảo tại Hoàng Sa đã được xây dựng thành những căn cứ quân sự quan trọng, có phi trường và cầu tàu khá tối tân. Ngoài ra, TQ cũng đã có quân đồn trú thường trực và xây cất công sự phòng thủ rất kiên cố trên nhiều hải đảo khác tại Biển Ðông. Tham vọng của Trung Quốc còn biểu lộ trắng trợn hơn khi họ đơn phương vẽ lại bản đồ, đòi chủ quyền hầu như trọn Biển Ðông, có nơi chỉ cách bờ biển Việt Nam vài chục hải lý.

Mất quần đảo Hòang Sa và những đảo khác ở Trường Sa, chúng ta mất những tiền đồn quan trọng của quốc gia, mất những mỏ dầu vào tay gã khổng lồ đang khát dầu, và đặc biệt, chúng ta mất những nơi che chở an tòan cho ngư dân khốn khổ của chúng ta vào mùa giông bão.

Chúng ta luôn nhớ Hòang Sa và Trường Sa, quần đảo thân yêu ấy mãi mãi là của chúng ta. Những người đi trước đã đổ máu vì mảnh đất này, do vậy, hỡi các bạn trẻ, đừng bao giờ quên điều đó ! Nơi ấy là Tổ quốc chúng ta !

Kỷ niệm 36 năm trận hải chiến Hoàng Sa (19-01-1974)
Hoàng Sa & Trường Sa

Xem thêm
BBC
BBC
anhbasam

HVN (tổng họp từ internet)

14 tháng 1, 2010

HƯỚNG DẪN SAO LƯU & PHỤC HỒI HỆ THỐNG BẰNG NORTON GHOST
Phần 1

Vài lưu ý trước khi sao lưu và phục hồi hệ thống.

Norton Ghost là trình sao lưu ảnh phân vùng chứa hệ thống (Windows) và phục hồi lại nguyên bản thời điểm khi tạo bản sao tập tin. Nên bạn đặc biệt chú ý các điều nêu ra sau đây trước khi bắt tay vào thực hiện.


Trước khi sao lưu

-Windows XP& Vista phải không báo lỗi khi cài đặt.

-Chỉ cài những phần mềm thật cần thiết cho nhu cầu của bạn, ví dụ như Microsoft Office, Adobe Reader, Photoshop, ACDSee…

-Sử dụng phần mềm miễn phí quét sạch hệ thống như CCleaner

-Vào My Computer, C (cài Windows) > Properties > Tools > Check Now, đánh dấu chọn cả hai mục “Automatically fix…”và “ Scan for and attempt…” ,nhấn Start. Vào Start > Turn off computer> restart khởi động lại Windows, phải đợi vài phút để hệ thống quét và sửa lỗi.

-Xong, trở lại bước trên, nhưng chọn Tools > Defragment Now, và chọn ồ C để giảm phân mảnh tập tin hệ thống, tiến trình này làm việc ngay trong Windows, tuy nhiên có thể phải mất hàng giờ nếu cài nhiều phần mềm.

-Phân vùng chứa tập tin ảnh sao lưu (ví dụ D) phải có dung lượng nhỏ hơn hoặc bằng C.

Trước khi phục hồi

- Nếu vẩn còn vào được Windows, di chuyển hoặc sao chép các thư mục tập tin cá nhân trong ổ C đến phân vùng khác (ví dụ D), thông thường nằm trong My Document.

-Nếu không, sử dụng Windows XP Mini trong dĩa Hiren’s BootCD để thực hiện.

-Phần phục hồi hệ thống rất quan trọng trong việc chọn ổ (drive) và phân vùng (partition). Nên cẩn thận chọn chính xác phân vùng hệ thống, nếu chọn sai bạn sẻ mất hết dữ liệu trên phân vùng đó.

Kinh nghiện sử dụng máy tính trong môi trường nhiều virus, spyware, worm bạn nên lưu dữ liệu ở phân vùng khác hơn là phân vùng hệ thống.

HVN
(còn tiếp Phần 2: Sao lưu & phục hồi hệ thống)

Google 'có thể chấm dứt hoạt động ở TQ'





Tập đoàn internet khổng lồ, Google, tuyên bố họ có thể sẽ chấm dứt hoạt động tại Trung Quốc sau khi tin tặc tấn công các tài khoản thư điện tử của các nhà hoạt động về nhân quyền tại nước này.

Google nói họ phát hiện một “vụ tấn công tinh vi, có mục tiêu, nhắm vào cơ sơ hạ tầng của tập đoàn chúng tôi, xuất phát từ Trung Quốc”.

Google không cáo buộc cụ thể chính phủ Trung Quốc, nhưng nói họ không còn sẵn lòng kiểm duyệt công cụ tìm kiếm các trang mạng được sử dụng tại Trung Quốc, google.cn, như chính phủ yêu cầu.

Google nói quyết định này có nghĩa là họ có thể phải đóng cửa trang mạng tại TQ, vốn được thiết lập năm 2006.

Lấy trộm thông tin

Ngoại trưởng Hoa Kỳ, bà Hillary Clinton, nói các cáo buộc của Google “đặt ra những câu hỏi và quan ngại nghiêm trọng”, và rằng Hoa Kỳ đang muốn nghe một lời giải thích từ Trung Quốc.

Cổ phiếu của Google giảm 1.1%, xuống còn 584.8USD trong các phiên giao dịch tại New York sau khi tin này được loan ra.

David Drummond từ công ty Google nhận xét: “Mục tiêu hàng đầu của những kẻ tấn công là để truy cập vào các tài khoản Gmail của các nhà hoạt động nhân quyền Trung Quốc”.

Công ty này nói một cuộc điều tra về vụ tấn công phát hiện ra tin tặc đã truy cập được vào hai tài khoản Gmail.

Việc Google ngừng hoạt động tại TQ có thể khiến chính phủ nước này tức giận

Tuy nhiên, các hoạt động này chỉ giới hạn trong thông tin về tài khoản, như tài khoản được mở khi nào, và chủ đề là gì, chứ chưa vào được nội dung của các email.

Google cho biết họ cũng phát hiện các tài khoản của hàng chục người sử dụng Gmail tại Mỹ, Trung Quốc và châu Âu, là những người vốn “ủng hộ nhân quyền tại TQ”, có vẻ như “thường xuyên bị các bên thứ ba truy cập”.

Họ nói các tài khoản này không bị truy cập bằng các cách vi phạm đến an ninh tại Google, mà “đa phần là thông qua các chương trình đánh cắp thông tin hoặc các phần mềm xấu cài đặt vào máy của người sử dụng”.

Ít nhất 20 công ty lớn khác hoạt động trong nhiều lĩnh vực kinh doanh cũng bị tấn công theo kiểu tương tự, Google cho biết.

Khó khăn

Google nói họ sẽ hội đàm với chính phủ TQ trong các tuần tới để tìm cách đưa vào hoạt động một chương trình tìm kiếm không bị lọc, phù hợp với luật pháp.

Google nói quyết định này là “vô cùng khó khăn” và do các giám đốc điều hành tại Mỹ đưa ra, chứ không phải từ các nhân viên ở TQ.

Phóng viên về công nghệ của BBC, Rory Cellan-Jones, nói các vụ tấn công, cộng với các nỗ lực thêm nhằm hạn chế tự do ngôn luận, khiến Google phải cân nhắc lại quan điểm của mình.

Phóng viên BBC nhận xét nếu Google thực sự rút ra khỏi TQ, hành động này sẽ khiến cho “các công ty mạng nước ngoài đang hoạt động tại TQ phải đưa ra quyết định khó khăn”.

Thị trường tìm kiếm trên mạng ở Trung Quốc có trị giá hơn 1 tỉ dollar năm 2009. Các phân tích gia cho biết Google dự kiến có thể thu về khoảng 600 triệu dollar từ TQ trong năm 2010.

Chris Hogg, phóng viên BBC tại Thượng Hải, nói hành động của Google có thể sẽ khiến TQ tức giận.


văn phòng Google tại TQ


Google triển khai các hoạt động tại TQ cách đây bốn năm sau khi đồng ý sẽ kiểm duyệt một số kết quả tìm kiếm.

Hành động này gây ra các cáo buộc rằng Google đã phản bội lại phương châm của công ty, nhưng Google nói nếu họ rút hoàn toàn ra khỏi TQ thì thiệt hại sẽ còn lớn hơn nhiều.

nguồn: BBC

7 tháng 1, 2010

Tục ngữ

Nhân đầu năm xin chuyển đến các bạn câu chuyện vui, như lời cầu mong tiếng cười luôn sẽ luôn nở trên môi bạn suốt năm 2010.
HVN



Bốn người khách vào một quán lịch sự. Họ lên lầu cho kín đáo, yên tĩnh. Trong khi chọn món ăn, cô gái chiêu đãi bia tiến lại gần bốn vị khách:
- “Em rót bia cho mấy anh nhé?” - Cô nhoẻn miệng cười tươi rói.
Trước nụ cười tuyệt vời ấy, bốn vị khách nhìn qua nhìn lại thăm dò ý kiến lẫn nhau.
Anh A liền nói với cô gái:
- “Xin lỗi, em quí danh là gì, ở đâu, anh không nhớ nhỉ ?”
Cô ta lại cười, răng trắng lóa, đều như bắp non:
- “Hỏi quê…rằng biển xanh dâu - Hỏi tên…rằng mộng ban đầu đã xa”.
Anh B nghe thế, vỗ đét đùi:
- “Úi chà chà! Lại thuộc cả thơ. Tuyệt vời. Cứ rót bia của em đi”.
- “Dạ. Cảm ơn quí anh”.
Và, thế là họ dùng bia của cô gái tiếp thị. Anh C đon đả:
- “Lấy thêm ly. Em cùng ngồi đây uống cho vui”.
- “Dạ”.

Thế là bàn có thêm một bông hồng giữa đám sỏi đá. Anh D mời tất cả cụng ly và nhận xét:
- “Coi bộ em học giỏi nhỉ!”.
Cô lại cười. Ðúng là cô ta “ăn tiền” nhờ có nụ cười duyên. Nụ cười như thể cái ống bơm, cứ hút người ta té nhào:
- “Em cũng học mót. Nói chơi cho vui mà. Quí anh không phiền chứ ? Chắc quí anh học giỏi lắm thì phải?”
Anh A xoa bụng, ưỡn ngực, cố tình khiêm tốn:
- “Ừ !...Cũng đủ xài. Ai hỏi gì nói nấy. Nhất là lãnh vực văn học. Không bao giờ bị kẹt”.
- “Thế là quá giỏi rồi. Vậy, em đố các anh về lĩnh vực văn học nhé?”

Nghe thế, cả bàn nhốn nháo hẳn lên, mừng rơn như cá gặp nước. Tại vì họ là nhà giáo, nhà thơ, nhà văn cả… Họ cụng ly chúc mừng thắng lợi, và chờ đợi thử thách từ phía hoa hồng.
Cô gái lại cười, giọng êm như ru:
- “Nếu có một ông khỏa thân” – Cô cười cười nói tiếp
- “Ông ta cõng một ông nữa cũng khỏa thân… Về tục ngữ, ông bà ta nói sao ?”.
Bốn khuôn mặt của bốn vị khách đều nhăn nhíu cả. Họ không tìm ra câu tục ngữ nói về trường hợp hy hữu này. Họ bí rị… Anh C nói dứt khoát:
- “Chúng tôi thua. Cô giảng đi. Nếu đạt yêu cầu văn học, chúng tôi uống mãi Tiger cho đến chiều”.
Cô ta bình tĩnh đáp:
- “Quân tử nhất ngôn đấy nhá. Này, một ông khỏa thân, cõng trên lưng một ông cũng khỏa thân… Lúc ấy, tục ngữ nói rằng: “Gậy ông đập lưng ông”.
- “Úi trời ! Ðúng quá đi chớ.” - Cả bàn cười rộ. Quân tử nhất ngôn. Rót thêm bia. Vừa rót bia, cô tiếp thị vừa đố tiếp:
- “Này các anh nhé, cũng cái ông khỏa thân ấy, ông ta nhảy tõm xuống ao, tục ngữ nói sao nào?”
Bốn khuôn mặt của bốn vị khách vẫn cứ tiếp tục nhăn nhíu. Họ lại bí !… Họ lại yêu cầu đáp án. Cô ta cười tủm tỉm, đáp:
- “Ông khỏa thân mà nhảy xuống ao, tục ngữ bảo rằng: “Chim sa cá lặn”.
Cả bàn lại cười như pháo.
- “ Úi trời! Ðúng quá đi chớ. Cá trông thấy hãi quá, phải lặn.”
Thừa thắng xông lên, cô ta đố tiếp:
- “Thưa quí anh, cũng cái ông khỏa thân ấy, ông ta ngồi lên hòn đá, tục ngữ bảo sao nào?”
Bốn khuôn mặt thông minh kia lại tiếp tục nhăn nhíu trông đến tức cười. Họ lại bí rị… Lại đòi đáp án. Cô gái thong thả trả lời:
- “Ông khỏa thân ngồi lên hòn đá, lúc ấy tục ngữ phán rằng: “Trứng chọi đá”.
Cả bàn lại cười như Tết. Ông D tuy thua nhưng vẫn hăm hở:
- “Ðúng quá đi chớ. Trứng này không bể được ! Còn nữa không ?
Cô gái cười đáp :
- Cũng cái ông khỏa thân đó ông ta lại ngồi bệt xuống đất không chịu đứng dậy thì theo tục ngữ các ông nói sao ?
Bốn khuôn mặt sáng láng lúc này trông thật thãm thương, họ vẫn bí rị…đòi cô đáp án. Cô gái trả lời :
- Cái ông khỏa thân ngồi bệt xuống đất tục ngữ gọi là "Ðất lành chim đậu", hiểu chưa ?
Cả bọn cười rộ :
- Chà hoành tráng nhỉ ? Trình độ các vị này thật còn kém xa cô gái chiêu đãi viên kia !

3 tháng 1, 2010

THƯ MỜI HỌP MẶT CỰU HỌC SINH TRƯỜNG THKT CAO THẮNG



THƯ MỜI

Nhân dịp đầu xuân Canh Dần (2010), để chúc Tết và tổ chức lễ tri ân đối với Thầy Cô đã làm việc ở:

TRƯỜNG TRUNG HỌC KỸ THUẬT CAO THẮNG

Thân mời quý anh, các bạn cựu học sinh của trường cùng tham dự buổi họp mặt đầu xuân với quý Thầy, Cô. Buổi họp mặt này là dịp để quý anh, các bạn cựu học sinh được bày tỏ lòng tri ân công lao dạy dỗ của quý Thầy, Cô đã dành cho chúng ta.

Địa điểm: Nhà hàng 241
Địa chỉ: 45 Đường Phạm Viết Chánh-P.Nguyễn Cư Trinh-Q1-TP.HCM
Thời gian: Lúc 8h30 ngày Chủ nhật 21 Tháng 2 năm 2010
( tức Mùng 8 Tết Canh Dần )


Xin xem thêm chi tiết, danh sách các Thầy, Cô và cựu nhân viên được BTC kính chuyển đến thư mời, trong ảnh dưới:





Các Thầy & Cô chụp ảnh lưu niệm

Lễ Tri Ân năm Mậu Tý (2008)tại nhà hàng Kỳ Hòa