20 tháng 11, 2011

Bắc Kinh bị đơn độc trên vấn đề Biển Đông

Thượng đỉnh Đông Á bác bỏ lập luận về Biển Đông của Trung Quốc

Tổng thống Obama dự Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á tại Bali (Reuters)


Hôm 19/11/2011, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã chính thức nêu vấn đề Biển Đông ra trước diễn đàn của Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, nhấn mạnh thêm tính chất quốc tế của hồ sơ này. Bên cạnh đó, vấn đề Biển Đông cũng được gợi lên trong rất nhiều cuộc họp song phương và đa phương.

Trung Quốc luôn luôn bác bỏ những lời kêu gọi quốc tế hóa hồ sơ Biển Đông, nơi họ viện dẫn yếu tố lịch sử để đòi chủ quyền trên hầu hết vùng biển này. Trong những ngày qua, Bắc Kinh đã hoài công chống lại ý định của Tổng thống Mỹ Barack Obama muốn nêu vấn đề Biển Đông ra trước Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á – gồm 18 nước - vào hôm nay, 19/11/2011 tại Bali. Chẳng những thế, quan điểm chủ quyến lịch sử của Trung Quốc hầu như đã bị toàn bộ các nước có mặt tại Bali phủ nhận. Đặc phái viên Trọng Nghĩa tường trình từ Bali.

Đặc phái viên Trọng Nghĩa, Bali

"Thực tế trong những ngày qua tại các cuộc họp ở Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 19 này cho thấy là Bắc Kinh bị đẩy vào thế thủ, do quan điểm đòi chủ quyền rộng khắp trên Biển Đông của họ dựa trên yếu tố lịch sử.

Trong nhiều cuộc họp song phương hay đa phương, kể cả trong các cuộc họp với Trung Quốc, vấn đề này đã được gợi lên và đi đến cùng một kết luận : tranh chấp phải được giải quyết trên tinh thần tôn trọng luật lệ quốc tế.

Nhật Bản : Nguyên tắc của luật pháp quốc tế cần được tôn trọng tại Biển Đông
Ví dụ rõ nhất là trường hợp Nhật Bản. Vào hôm qua, thủ tướng Noda đã có hai cuộc họp thượng đỉnh liên tiếp, một với 10 lãnh đạo ASEAN, và một với 5 lãnh đạo các nước vùng Mekong. Trong bản thông cáo chung của cuộc họp thượng đỉnh Nhật Bản – Mekong chẳng hạn, hai bên đã gợi lại vấn đề Biển Đông, và nhấn mạnh đến sự cần thiết phải tôn trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế được mọi người thừa nhận. Các nguyên tắc này bao gồm tự do hàng hải và giải quyết hòa bình các tranh chấp.

Trước đó, trong cuộc họp với ASEAN, Thủ tướng Noda cũng kêu gọi ASEAN ủng hộ sáng kiến về việc tổ chức một hội nghị đa phương về an ninh và an toàn hàng hải trong vùng, « phù hợp với các nguyên tắc của luật pháp quốc tế ». Yêu cầu này đã được ASEAN đáp ứng.

Dù không nói trắng ra, nhưng khái niệm tôn trọng luật quốc tế - đặc biệt là Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 – được nhắc lại ở đây, là nhằm phản bác quan điểm của Bắc Kinh theo đó Biển Đông thuộc về Trung Quốc, họ là người tìm thấy trước tiên, một quan điểm từng được nhiều học giả Trung Quốc phát triển theo hướng yếu tố lịch sử có giá trị trên hết.

Chắc chắn là sự đồng thuận giữa Nhật Bản với ASEAN trên hồ sơ gọi là an ninh hàng hải tại Biển Đông này không thoát khỏi sự cảnh giác của Trung Quốc, nhất là khi gần đây, Tokyo đã công khai tăng cường hợp tác quốc phòng với hai nước ASEAN đang bị Bắc Kinh chèn ép dữ dội là Việt Nam và Philippines.

Ngoài Nhật Bản, vấn đề Biển Đông còn thu hút mối quan tâm của các nước nào khác ?

Như tôi đã tường trình trong những ngày qua, Biển Đông là một trong những trọng tâm thảo luận của nội bộ các nước ASEAN và lẽ dĩ nhiên là của Hoa Kỳ. Theo tiết lộ của Ngoại trưởng Philippines Del Rosario, trong Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ ASEAN vào hôm qua, Tổng thống Obama đã nhấn mạnh với các lãnh đạo ASEAN là vấn đề Biển Đông nên được giải quyết một cách đa phương, với ASEAN như một tổng thế hay là với các nước có tranh chấp gộp lại.

Cũng theo Ngoại trưởng Philippines, ông Obama còn nhắc lại là các bên phải giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, phù hợp với luật lệ quốc tế, áp dụng đúng Công ước LHQ về Luật Biển.

Ngay cả một nước xa lạ với Biển Đông là Ấn Độ cũng tỏ thái độ bất đồng tình với đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông. Trong cuộc gặp song phương với đồng nhiệm Trung Quốc Ôn Gia Bảo vào hôm qua, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã thông báo là New Delhi vẫn xúc tiến công việc thăm dò dầu khí ngoài Biển Đông, tại khu vực được Việt Nam giao quyền khai thác. Theo ông Singh, đó là một vấn đề “thuần túy thương mại”.

Tuyên bố này đã mặc nhiên bác bỏ lời phản đối chính thức mà Bắc Kinh đưa ra cho là tập đoàn dầu khí quốc gia Ấn Độ ONGC Videsh đã xâm pham vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

Không những thế, theo một quan chức ngoại giao Ấn Độ, Thủ tướng Singh còn nói với đồng nhiệm Trung Quốc Ôn Gia Bảo là các vấn đề chủ quyền phải được giải quyết trên tinh thần tôn trọng luật lệ quốc tế.
Phản ứng của Trung Quốc như thế nào ?

Phải nói là tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần này, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã cố gắng giữ thái độ hòa hoãn. Ngay cả khí ông Manmohan Singh đưa ra các tuyên bố kể trên, Thủ tướng Trung Quốc hầu như không phản ứng. Thái độ chính thức của Trung Quốc được thể hiện rõ trong bản Thông cáo chung về Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN – Trung Quốc vào hôm qua.

Trong phần đề cập đến hợp tác chính trị và an ninh hai bên cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của nhau, và giải quyết tranh chấp một cách hòa bình qua đối thoại, và không dùng hay đe dọa dùng võ lực.
Riêng về Biển Đông, có thể nói là Bắc Kinh đã cam kết thực thi bản Tuyên bố về Ứng xử tại Biển Đông DOC, và cố gắng tiến tới việc thong qua một bản quy tắc ứng xử tại Biển Đông.

Mặt khác, Trung Quốc cũng đồng ý là sẽ hợp tác với đẻ tăng cường việc bảo đảm quyền tự do hang hải theo tinh thần Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982.

Vấn đề được nhiều nhà phân tích ở đây nêu lên là liệu Trung Quốc có sẽ tôn trọng những cam kết hay hứa hẹn nói trên hay là lại tìm cách dùng sức mạnh để áp đặt các đòi hỏi chủ quyền của họ.

Dẫu sao thì có thể nói rằng tại Hội nghị Bali kết thúc vào hôm nay, Bắc Kinh bị đơn độc trên vấn đề Biển Đông vì không có một nước nào khác lên tiếng ủng hộ quan điểm chủ quyền của Trung Quốc".

Nguồn: RFI

18 tháng 11, 2011

Nhân ngày Nhà Giáo 20-11-2011:
Đôi điều suy ngẫm về nghề giáo xưa và nay !


(ảnh minh họa)

Người xưa đã từng nói: “Không có nghề nào cao quý hơn nghề giáo”. Quả vậy, nghề nhà giáo thật thanh tao và giản dị nếu chúng ta chưa một lần được đứng trên bục giảng vì Thầy cô giáo không chỉ đơn thuần dạy học sinh làm người qua con chữ mà phải đưa các em đến gần với chân-thiện-mỹ bằng chính nhân cách sống của mình. Không có lý do gì mà ông cha ta đã truyền dạy: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Dạy cho học sinh, sinh viên ngày nay là dạy cái lễ trước khi dạy cái chữ. Điều đó có còn đúng với ngày nay không? Và câu nói ngày xưa “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” được hiểu theo đúng nghĩa của nó không? hay “bị quên lãng” và bị giả vờ không hiểu bởi những hư vô vì quan điểm của các “thầy cô giáo trẻ” ngày nay?

Vì thế, thực tế ngày nay nói truyền chữ, dạy người thực ra là một cách nói cho vần, ta vẫn phải đặt việc “dạy lễ” lên hàng đầu trong các trường học. Và để việc dạy Lễ có thể “thẩm thấu” tới học sinh, thầy cô giáo trước hết, phải là một tấm gương sáng về Lễ. Đạo đức phải chuẩn mực, ngôn phong phải sư phạm, tư cách phải minh bạch. Không thể chấp nhận cho người Thầy yêu cầu học sinh lễ phép với mình, khi mình cứ tùy tiện xưng hô “mày-tao, tao-chúng mày”…. với các em, với những đại từ nhân xưng khó nghe và không thể chấp nhận trong môi trường giáo dục như thế. Càng không thể có những người thầy yêu cầu các em giữ vệ sinh chung, hoà nhã, thương yêu với bạn bè bằng cách đưa đến cho các em một hình ảnh trái ngược từ chính những hành vi của bản thân mình. Thầy phải ra thầy, thì trò mới có thể ra trò. Đạo lý này tưởng đơn giản, nhưng bao năm qua, do thiếu hụt giáo viên, và do những lý do khách quan và chủ quan khác, trong khâu tuyển chọn đầu vào ở những trường sư phạm có khi cũng đã bỏ qua điều này.

“Tiên trách kỷ”, để xảy ra những sự cố đau lòng trong ngành giáo dục, để số đông thầy cô giáo phải đối mặt với những sự việc đau lòng, dù chỉ là …rất cá biệt từ đồng nghiệp mình. Vì thế, nên chăng đã đến lúc phải sàng lọc lại và kiên quyết đưa ra khỏi ngành những ai mà về đạo đức có vấn đề, về chuyên môn không đạt những phẩm chất nhất định của yêu cầu đứng lớp? Thực tế qua 12 năm đứng lớp trên giảng đường đại học, tôi đã chứng kiến bao nhiêu trường hợp trò phản thầy hay trò chơi xấu thầy ngay khi họ được may mắn bước vào nghề giáo, mặc dù họ “được may mắn” do có “những mối quan hệ qua lại của những người có chức có quyền” hay vì nhờ một điều gì đó……và họ chỉ cần lấy một chứng chỉ sư phạm trong vòng 2-3 tháng cũng hiển nhiên trở thành những “giảng viên đại học”.

Hôm nay, họ là những người đồng nghiệp của thầy cô đã từng dạy mình năm xưa và họ tự cho mình cái quyền được thể hiện mà không nhận ra nhân cách đạo đức của mình bị che mờ bởi những cái lợi vô lý của bản thân và sự ích kỷ, nhỏ nhen của mình để có thể dễ dàng tiến thân, đạp đổ đạo lý “uống nước nhớ nguồn” để lấy lòng các lãnh đạo nhằm nắm được một vị trí cho mình để đánh bóng bản thân. Nhân cách bị hoen ố và có tài nhưng không có đức thì sao, lỗi này tại ai? nguyên nhân từ đâu? Biết bao câu hỏi đặt ra trước một số trường hợp đặc biệt này.

Dĩ nhiên, thực tế không ít những em học sinh, sinh viên có được nền giáo dục gia đình chuẩn mực vẫn một lòng tôn kính những người đã dạy dỗ mình. Các em hiểu và thấm nhuần câu nói người xưa “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Chúng ta vẫn được sưởi ấm bởi những tình cảm chân thành mà các em dành tặng khi các em ngộ ra một điều: “không có tiền có thể kiếm được, không có trình độ có thể học hỏi, không có quan hệ có thể tạo lập nhưng không có thầy cô đưa đường dẫn lối, truyền thụ kiến thức thì sẽ không thể làm được gì cả.

Thầy cô sẽ mãi mãi là bóng mát che chở suốt đời của các em vì Thầy cô giáo đã gieo vào tâm hồn các em những hạt mầm, những điều hay lẽ phải và tất cả những điều đẹp đẽ đó sẽ nuôi cho đời những cây trái xanh tươi là những học trò hạnh phúc, những thế hệ được tôi luyện trong cái Đức và cái Tài của đất nước.

Hôm nay, làm người đưa đường dẫn lối, tôi đã nếm đủ cay đắng, ngọt bùi của nghề giáo. Mặc dù, đôi khi chạnh lòng vì cách đối xử thiếu lễ độ của một số em làm nghề giáo như mình nhưng trong thâm tâm của tôi cũng chỉ mong sao các em lớn lên, trưởng thành cả về đạo đức, nhân cách, bản lĩnh và có năng lực thật sự để đạt được những gì mà các em mong muốn cho bản thân, cho gia đình và cho xã hội.

Qua bài viết này, tôi muốn gởi đến các Thầy cô giáo cũ của tôi, những người đã cho tôi thấy được “Chân Thiện Mỹ” của nghề giáo, với những lời chúc sức khỏe và kính mong Quý Thầy Cô hạnh phúc và mãi mãi là tấm gương sáng, soi đường dẫn lối cho chúng tôi – thế hệ sắp về hưu.

Th.s. Nguyễn Thị Ngọc Cẩm
GV Khoa Du lịch, ĐH Huế

12 tháng 11, 2011

Sư nhầm lẫn tai hại

Hai vợ chồng kia rất yêu thương nhau, sau 10 năm thử thách bà vẫn chưa có bầu. Cuối cùng ông đồng ý nhờ một nguời đàn ông khoẻ đẹp để cấy giống. Mọi chuyện đã sắp đặt, giờ hành sự đến, ông rời nhà và dặn vợ sẽ có nguời tới làm phận sự, bà cứ tự nhiên tiếp đãi ân nhân.

Trong khi ấy, một nhiếp ảnh gia chuyên chụp hình trẻ em dạo trong vùng tới gõ cửa. Chủ và khách thuộc diện mau mồm miệng. Khách chưa kịp mở lời, chủ đã vồn vã mời vào, bà nhanh nhẩu:
- Tôi biết ông là ai, đến đây làm gì, tôi đang chờ ông đây, xin ông cứ tự nhiên.
- Thật vậy sao, hôm nay tôi có chuơng trình giảm giá đặc biệt, sản phẩm trẻ em là chuyên nghiệp của tôi, bảo đảm không vừa ý không tính tiền bà.
- Thế tốt, đó là điều vợ chồng tôi mong muốn. Xin ông cho biết mình sẽ làm việc ở đâu?
- Bà cứ yên tâm, theo kinh nghiệm của tôi, phải làm hai cái trong bồn tắm, trên bàn ăn, duới bếp và sau đó có thể bò càng duới sàn nhà.
- Trong bồn tắm? Duới sàn nhà? Chồng tôi chưa bao giờ làm như thế, hèn gì.....
- Thưa bà nghề chúng tôi không bảo đảm làm đâu trúng đó, tôi phải thử 5,7 kiểu, mỗi vị trí 1-2 cái, càng nhiều góc cạnh khác nhau, càng hy vọng mang lại kết quả tốt.
- Chồng tôi xưa nay chỉ có một chỗ, làm hoài một kiểu hèn chi...Nếu vậy, xin ông làm liền, tôi nóng lòng lắm rồi.
- Thưa bà, nghề này không cho phép chúng tôi vội vã, mặc dầu chỉ cần 5-10 phút, nhưng thiếu sự chuẩn bị, kết quả sẽ không làm bà thỏa mãn.
- Phải rồi, chồng tôi không có kinh nghiệm, ông ấy vội vội vàng vàng, phụp một cái là xong, rồi đi rửa !!! hèn chi...
- Thưa bà, tôi không dám chê ông nhà, nhưng hành nghề như vậy, hèn gì trong nhà bà không có một sản phẩm nào ra hồn.
- Phải rồi, chúng tôi cũng muốn có hình ảnh con cháu cho đỡ buồn.

Anh phó nhòm mở cặp lấy ra mấy tấm hình trẻ em. Chỉ một tấm chụp trong sân truờng:
- Thưa bà, cái này chúng tôi làm việc ở sân truờng.
- Ấy chết, ai lại làm ở nhà truờng, không sợ cảnh sát sao?
- Không sao thưa bà, lúc làm cái này chúng tôi chuẩn bị sẵn từ ngoài, vào tới là phụp liền, cảnh sát cũng khoái đứng xem chúng tôi làm suốt buổi !

Phó nhòm đưa tấm hình khác chụp em bé sinh đôi:
- Cặp sinh đôi này thật là khó khăn, bà mẹ các cháu không giữ nổi, chúng tôi làm suốt ngày.
- Trời đất, làm gì mà giữ không nổi !
- Dạ phải, bà ấy luôn chân luôn tay, hai đứa không đứng yên một chỗ, đứa này xáp vô là đứa kia đã ra, cứ thế, lăng xăng mãi, mệt quá, hai đứa vừa ngồi chụm lại, tôi phụp một cái, thật bất ngờ mà lại đẹp thế này. Ðưa tấm hình em bé khác chụp ngoài công viên:
- Bé này, thưa bà tôi đã mất 4 tiếng đồng hồ làm ngoài công viên, còn hư cả đồ nghề nữa.
- Ông nói sao? Làm tới 4 tiếng đồng hồ? còn hư cả đồ nghề nữa?
- Dạ phải, thưa bà thằng nhỏ nhúc nhích quá, tôi phải chui vào bụi rậm, chỉ lòi đồ nghề ra, vì nặng, tôi phải để đồ nghề trên cái nạng, thằng nhỏ nhúc nhích sàng qua sàng lại lia chia, rung chuyển cả mặt đất, đồ nghề mất thăng bằng rơi xuống, đụng phải tảng đá làm tôi thót cả ruột gan.
- Thôi đuợc, tôi đã xem sản phẩm của ông, mình bắt đầu đuợc chưa, tôi cũng chịu hết nổi rồi.
- Thưa bà, xin bà 5 phút, tôi ra xe lấy cái tripot, cái nạng để đựng đồ nghề ấy mà.
- Trời ơi, đồ nghề của ông phải chống nạng hay sao?
- Thưa bà, cái cà nông ( camera Canon) của tôi vừa dài vừa nặng, tay tôi cầm không nổi. Ấy...ấy....bà sao vậy?

Nghe tới đó, bà chủ nhà kinh hoàng, bủn rủn tay chân té xuống sàn nhà nằm bất động ...
"
Tác giả: vô danh

HVN (nguồn internet)
Chúc bạn cuối tuần vui vẻ

1 tháng 11, 2011

Hoàng Sa Vietnam: La meurtrissure

...
Bộ phim: "Hoàng Sa Vietnam: La meurtrissure" có tựa đề Việt Nam là "Hoàng Sa Việt Nam: nỗi dau mất mát". Đây là một phim tài liệu về cuộc đời hàng ngày của anh chị em ngư dân miền Trung (Bình Châu và Lý Sơn). Nó cho thấy rõ hoàn cảnh cực kỳ khó khăn và nguy hiểm của việc hành nghề biển xa bờ tại vùng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Đa số nhân vật trong phim là vợ góa của những ngư dân "mất tích" tại biển cả, do hải quân Trung Quốc bắt giữ hoặc bắn giết. Chỉ nghe họ nói không cần suy diễn thêm cũng đã biết rõ bản chất trần trụi của "16 vàng – 4 cái tốt" kiểu nhà cầm quyền Bắc Kinh đối với ngư dân Việt Nam nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung.
...
Thực hiện phim: André Menras Hồ Cương Quyết

Youtube HSVN part 1


Youtube HSVN part 2


Youtube HSVN part 3


Youtube HSVN part 4


Youtube HSVN part 5


HVN (trích nguồn Bauxite Viet Nam)