15 tháng 2, 2014

VĂN TẾ ĐỒNG BÀO VÀ CHIẾN SĨ TỬ TRẬN TRONG CUỘC CHIẾN TRANH BẢO VỆ BIÊN GIỚI THÁNG 2 NĂM 1979


Tù binh Trung quốc  (Ảnh tư liệu)
Hỡi ơi!
Thấm thoắt đã ba lăm năm
Mới đấy đã thành thiên cổ!

Trời biên giới ầm vang tiếng súng, thanh niên lớp lớp lên đường
Miền biên cương máu nhuộm đỏ sông, dân chúng nhà nhà tan tác

Nhớ linh xưa:

Chiến sĩ tòng chinh

Tuổi hoa niên đang bận sách đèn
Lòng trai tráng chứa bao mơ ước


Đáp lời non sông, hăm hở lên đường
Từ biệt quê hương, gạt niềm thương nhớ

Súng bắn chưa quen, quân sự đôi bài, đánh giặc bằng lòng căm hận
Chiến trận chưa từng, ba lô một gánh, nhắm bắn bằng nỗi hờn căm.

14 tháng 2, 2014

35 năm cuộc chiến biên giới phía Bắc

Tháng 1/1979, Việt Nam mở chiến dịch Tây Nam lật đổ chế độ diệt chủng Khmer đỏ thân Trung Quốc tại Campuchia, Phó Thủ tướng Trung Quốc Đặng Tiểu Bình tuyên bố "dạy cho Việt Nam một bài học".

Quan hệ Việt - Trung bắt đầu rạn nứt năm 1968 khi Việt Nam đồng thời giao hảo với cả Liên Xô và Trung Quốc trong bối cảnh mối quan hệ 2 nước này xuất hiện nhiều xung đột căng thẳng. Năm 1972, Tổng thống Mỹ Nixon tới thăm Bắc Kinh và đạt được thỏa thuận với Trung Quốc. Ba năm sau đó, Việt Nam từ chối tham gia liên minh chống Liên Xô của Trung Quốc.

Nhấn vào các mũi tên trên bản đồ để xem chi tiết diễn biến cuộc chiến năm 1979

Bắc Kinh đã xem đó như mối đe dọa. Tháng 5/1975, Khmer Đỏ cho quân đánh chiếm các đảo Phú Quốc và Thổ Chu, thọc sâu vào lãnh thổ Việt Nam, tàn sát hàng nghìn dân thường. Đứng sau viện trợ cho Khmer Đỏ về vũ khí, khí tài cũng như cố vấn quân sự là Trung Quốc. Tranh chấp Trường Sa và Hoàng Sa cũng nổi lên rõ hơn khi Việt Nam tuyên bố chủ quyền với hai quần đảo.

Những người lính đầu tiên bảo vệ đất nước là bộ đội địa phương, công an vũ trang (bộ đội biên phòng), dân quân tự vệ và nhân dân 6 tỉnh biên giới. Ảnh tư liệu.

10 tháng 2, 2014

Lễ Tri Ân Thầy Cô Xuân Giáp Ngọ (2014)

Địa điểm buổi Lễ Tri Ân 2014


Ngày tổ chức buổi lễ năm nay đúng vào mùng 10, ngày nghĩ cuối của Tết Nguyên Đán nên anh em cựu học sinh tham dự khá đông. Những anh ở rất xa thành phố cũng thu xếp thời gian về đông đủ như anh Hòa, anh Hưởng ở tận An Giang... Khoảng  9 giờ các Thầy và trò đã ngồi chiếm trọn hết 1/3 dãy bàn.

Những cái siết chặt tay thâm tình của các Thầy, với nụ cười  rạng rỡ hay những lời chúc tốt đẹp nhất của các anh em cựu học sinh làm cho không  khí  hôm nay thật ấm cúng như trong cùng gia đình, mà đã trãi qua hơn một năm xa cách. Sự vắng mặt rất tiếc của một số  thầy ở xa hay cao niên như Thầy Phan văn Mão, thầy Trần văn Bền, thầy Phan Trương Dần  cũng gây thất vọng cho một số anh từng được các thầy trực tiếp đứng lớp giảng dạy, chỉ mong  gặp lại Thầy mình. Tuy nhiên không  về tham dự chung vui,  nhưng các Thầy cũng không quên gởi lời chúc sức khỏe cho cả gia đình Cao Thắng như thầy cựu hiệu trưởng Nguyễn Hồng Lam (Pháp) ,thầy Nguyễn Đức  Thiêm (Hoa Kỳ) hay thầy Lâm Thế Oanh (Úc)...