27 tháng 12, 2017

Chiêm Bái Miếu Bà Chúa Xứ - Núi Sam - Châu Đốc - An Giang (22.12.2017)

Lịch sử Miếu Bà Chúa Xứ – Châu Đốc


Cổng chính Miếu Bà Châu Đốc
Cách đây khoảng 200 năm, tượng Bà được dân địa phương phát hiện và khiêng xuống từ đỉnh núi Sam bằng 9 cô gái đồng trinh, theo như lời dạy của Bà qua miệng "cô đồng", nên người dân đã lập miếu để tôn thờ.

Có ý kiến cho rằng Thoại Ngọc Hầu hoặc vợ là bà Châu Thị Tế là người đã ban lệnh và hỗ trợ việc xây dựng miếu. Tuy khó xác minh, nhưng biết chắc là miếu ra đời sau khi vị quan này về đây trấn nhậm, kênh Vĩnh Tế đã hoàn tất (1824) mang lại lợi ích rõ rệt cho lưu dân và dân bản địa.

Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam


Ban đầu miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam được cất đơn sơ bằng tre lá, nằm trên vùng đất trũng phía tây bắc núi Sam, lưng quay về vách núi, chính điện nhìn ra con đường và cánh đồng làng.

Năm 1870, ngôi miếu được xây dựng lại bằng gạch hồ ô dước. Năm 1962, ngôi miếu được tu sửa khang trang bằng đá miểng và lợp ngói âm dương. Năm 1965, Hội quý tế cho xây nới rộng nhà khách và làm hàng rào nhà chính điện của ngôi miếu.

Năm 1972, ngôi miếu được tái thiết lớn và hoàn thành vào năm 1976, tạo nên dáng vẻ như hiện nay, và người thiết kế là hai kiến trúc sư Huỳnh Kim Mãng (GS ĐHKT Sài-gòn) và Nguyễn Bá Lăng. Đến khi ấy, kiến trúc miếu có dạng chữ "quốc", hình khối tháp dạng hoa sen nở, mái tam cấp ba tầng lầu, lợp ngói đại ống màu xanh, góc mái vút cao như mũi thuyền đang lướt sóng. Bên trong miếu có võ ca, chánh điện, phòng khách, phòng của Ban quý tế...


26 tháng 12, 2017

Viếng Lăng Ông Thoại Ngọc Hầu (22.12.2017)


Thoại Ngọc Hầu tên thật Nguyễn Văn Thoại sinh ngày 26 tháng 11 năm Tân Tỵ (1761) niên hiệu Cảnh Hưng thứ 22, tại xóm An Trung, làng An Hả, thuộc huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam thời Nguyễn; nay thuộc phường An Hải Tây, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.

Cha ông là Nguyễn Văn Lượng, sinh thời làm chức từ thừa, là một chức quan nhỏ chuyên lo việc tế tự tại các đền miếu do nhà nước lập ra. Mẹ ông là bà Nguyễn Thị Tuyết, vợ thứ của ông Lượng

Thời Nguyễn Văn Thoại sinh ra và lớn lên lúc Trịnh và Nguyễn đánh nhau liên miên, tiếp theo nữa là phong trào Tây Sơn nổi dậy (1771). Vì thế, mẹ ông phải dẫn ông và hai em chạy nạn vào Nam, cuối cùng định cư ở làng Thới Bình trên cù lao Dài, nằm giữ sông Bang Tra và sông Cổ Chiên; nay thuộc địa phận huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.

29 tháng 11, 2017

TOA THUỐC GIA TRUYỀN TRỊ BỆNH. ĐAU BAO TỬ

Đã chữa trị rất hiệu quả cho nhiều người bệnh bao tử và được lưu truyền lại nhiều đời.
Nay được sự đồng ý của gia đình sở hữu cho phổ biến rộng rải đến cộng đồng.
Mong ACE quan tâm chia sẻ đến những trường hợp không may mắc bệnh có thể điều trị với chi phí thấp nhất.
Cám ơn Gia đình anh chị Hùng Vân Q4

Toa thuốc
Cách sử dụng:
-Thuốc dạng bột, màu vàng
-Dùng mỗi ngày 3 lần trước khi ăn
-Mỗi lần một muỗng cafe hoà với 1 muỗng mật ong, quậy đều. Ngậm vào miệng để thấm từ từ vào bao tử là cách uống tốt nhất.
-Hiện gia đình anh chị có phát thuốc miễn phí tại nhà

Anh chị Hùng Vân Q4




19 tháng 11, 2017

Chút nghĩa thầy cô


Đầu tuần này, lớp học tình thương của một nhóm thiện nguyện tại quận 3, Sài Gòn, bắt đầu ngày học của mình bằng giờ tập vẽ, làm thiệp chúc mừng ngày thầy cô giáo 20-11.
Lớp học loi nhoi tiếng hỏi han cách thức, đòi thêm giấy, viết màu của nhau. Khó khăn lớn nhất của những đứa trẻ đó là viết được lời chúc đàng hoàng để tặng cho người dạy mình. Một đứa khều khều, hỏi nhỏ “con chúc cô giáo ăn nhiều có kỳ không?”.
Hầu hết những đứa nhỏ học lớp vẽ đó đến từ những gia đình rất nghèo. Còn lại thì là những những đứa không biết một mái nhà là gì, từ lúc ra đời đến giờ. Cô giáo Sa, một trong những thiện nguyên giáo dục đường phố nói rằng nhiều đứa trẻ như vậy đã thân thuộc với vỉa hè, gầm cầu… vì khi ra đời cho đến khi lớn lên, bầu trời là mái nhà. “Nhà” đôi khi rất khủng khiếp, vì đó là những nơi chúng bị bắt về, bị buộc đóng các loại tiền gì gì đó theo chính sách… sau những đợt thu gom của chính quyền để làm “sạch đường phố”.
Nhưng với thầy cô là một chuyện rất khác. Những gương mặt đầy giận dữ, tinh ranh… ngày thường trên vỉa hè của chúng tức thì dịu lại, khi thấy thấp thoáng bóng dáng thầy hay cô xuất hiện. Có cái gì đó rất kỳ diệu trong nghĩa thầy trò vừa mong manh, vừa vĩ đại này. Những đứa trẻ Việt Nam dù ở hoàn cảnh nào, vẫn thầm lặng mang trong lòng mình một không gian kính ngưỡng dành cho người dạy dỗ mình, thậm chí còn đậm sâu hơn nhiều đứa trẻ đeo khăn quàng và được giáo dục trong mái trường xã hội chủ nghĩa.

11 tháng 11, 2017

Văn hóa kinh doanh Nhật: không chỉ là cái cúi đầu!

Sự xuất hiện của doanh nghiệp xăng dầu do người Nhật đầu tư đã gây ra vài ý kiến trái chiều. Có ý kiến cho rằng cái cúi đầu của doanh nhân Nhật là không thật lòng. Cũng có ý kiến cho rằng sự hiện diện của doanh nghiệp Nhật là một sự cần thiết cho cạnh tranh lành mạnh. Ở đây, tôi nghĩ có thể nhìn sự hiện diện của doanh nghiệp Nhật một cách tích cực hơn, nhất là sự tử tế và văn hoá kinh doanh của họ sẽ đóng góp phần tích cực vào văn hoá kinh doanh Việt Nam.


Tôi có vài lần trải nghiệm với văn hóa ứng xử Nhật và không thể nào quên được sự tử tế cùng tính lịch lãm của họ. Có lần tôi sang dự hội nghị quốc tế ở Osaka, chuyến bay đáp xuống phi trường ngoài biển lúc hơn 11 giờ đêm. Tôi thích đi xe điện, nên quyết chí đi xe điện của Nhật để trải nghiệm và so sánh với xe điện bên Úc. Xe điện của Nhật thật là không chê được. Từ khâu mua vé đơn giản, giờ khởi hành chính xác đến từng giây, đến vị trí lên tàu điện chính xác ngay nơi khách đứng, làm tôi thán phục tính chính xác của người Nhật. Sau này tôi đi nhiều chuyến xe điện xuyên thành phố và cũng chứng kiến tính chính xác tuyệt vời. Lên xe thấy ghế vừa tiện nghi vừa sạch sẽ, làm cho chuyến đi về trung tâm thành phố hết sức thoải mái. Xe chạy ngang qua những tòa nhà tôi thấy đèn điện còn sáng chưng, và nhìn kĩ thì thấy vẫn có người làm việc lúc đó (tức gần nửa đêm). Sau này tôi mới biết người Nhật làm việc quá giờ hành chánh là bình thường. Họ làm xong việc chứ không hẳn là xong giờ.

2 tháng 11, 2017

PHÂN ƯU

Trân Trọng thông báo tin buồn:


THẦY LÊ VĂN KIỆT


Cựu GS Trường THKT VĨNH LONG và Trường THKT CAO THẮNG
Sinh năm 1935 tại Long An
Từ Trần lúc 14 giờ 25, ngày 01 tháng 11 năm 2017
(nhằm ngày 13 tháng 9 năm Đinh Dậu)
Hưởng Thọ 84 tuổi

Lễ Nhập Quan lúc 21 giờ cùng ngày 1/11/2017
Linh Cữu quàn tại tư gia số: 6A/16 Nguyễn Cảnh Chân -  Q1
Lễ Động Quan lúc 7 giờ ngày 5/11/2017
(nhằm ngày 17 tháng 9 năm Đinh Dậu)

***

25 tháng 10, 2017

Kích hoạt tính năng FAST STARTUP cho Windows 10

Windows 10 có thể khởi động khoảng 5 giây nếu cài trên ổ SSD. Tuy nhiên nếu vẩn dùng ổ HDD thời gian sẻ chậm hơn nhiều. Để kích hoạt tính năng fast Startup (khởi động nhanh) của Windows 10 trên ổ cứng HDD bạn làm theo hướng dẩn sau:

Theo kinh nghiệm nếu cài mới Windows 10 thì mặc định tính năng này đã kích hoạt cả khi nâng cấp từ Windows 8 nhưng nếu nâng cấp từ Windows 7 thì fast startup không được kích hoạt. Một vài trường hợp đặt biệt có khi ngay chính trên Windows 10 tính năng này cũng không được kích hoạt vì lỗi trong quá trình cài đặt. Gặp trường hợp như vậy bạn thực hiện tưng bước:

- Đầu tiên, hãy đến Power Options trong bảng điều khiển Windows 10. Cách dễ nhất là mở tìm kiếm, gõ "power", sau đó chọn Power Options. hay trong Control panel.


6 tháng 10, 2017

PHÂN ƯU

Trân trọng thông báo đến quý Thầy Cô , quý cưu học sinh và bạn hữu:


         CỤ BÀ ANNA NGUYỄN THỊ XUÂN TƯỜNG.
      Thân Mẫu của Thầy NGUYỄN HỒNG LAM -
Hiệu trưởng  Trường TRUNG HỌC KỸ THUẬT CAO THẮNG (1967-1975) .

Sinh ngày 06 tháng 01 năm 1913 tại Nghệ An-Việt Nam.
Tạ thế lúc 19 giờ 30 ngày 2 tháng 10 năm 2017
(nhằm ngày 13 tháng 8 năm Đinh Dậu)
Tại Bry Sur Marne - FRANCE .
Thượng thọ 104 tuổi.
 
Linh cữu được quàn tại Maison Funéraire Bry Sur Marne
02  rue des Moines Saint   Martin BRY SUR MARNE (94).
Thánh lễ an táng:Église Sainte -Sulpice,place de Le Église Noisy le Grand
Lúc 10h30 ngày 09 tháng 10 năm 2017.
Nơi an nghỉ cuối cùng : Cimetière Nouveau ,rue de Le université NLG

Những lời thăm hỏi,phân ưu cùng tang quyến xin gửi về : 
Email :nguyenlam93@yahoo.fr
Tel:        01 43   04 16 46    
Mobile:  06 81   51 52 51
M.et Mme NGUYEN Hong Lam 
61 rue Jules Ferry
 93160 Noisy le Grand- France

25 tháng 8, 2017

Đừng im lặng trước cái xấu

Đức Dalai Lama :
“Lòng từ bi không bao hàm ý nghĩa đầu hàng trước sự sai trái hoặc bất công. Khi một hoàn cảnh bất công đòi hỏi sự phản ứng mạnh mẽ, lòng từ bi đòi hỏi, không phải là thái độ chấp nhận sự bất công, mà là lập trường chống lại nó



Từ bi trong Phật giáo không có nghĩa là sự chịu đựng, chấp nhận một cách thụ động, bàng quan.

Trên một kênh truyền hình thực tế ở nước ngoài sản xuất dàn dựng những tình huống bất thường để biết phản ứng của người chứng kiến, ở đây là câu chuyện về một người mù đến mua hàng ở một tiệm bán thức ăn nhanh. Người mù đã nhờ một người trung gian (do nhân vật trong đoàn làm phim đóng) đếm tiền để mua một ly cà-phê với giá 3 đô-la bên cạnh một người khách tình cờ. Người đàn ông mù đã đưa ra 4 tờ mệnh giá 20 đô-la; nhưng người trung gian tỏ ra muốn giúp đỡ và xác nhận mới chỉ có 4 đô-la.


Vị khách bên cạnh tỏ ra quan tâm câu chuyện; sau một hồi theo dõi, cuối cùng đã lên tiếng nói với người khách bị mù rằng 4 tờ kia đều có mệnh giá 20 đô-la; và đã lịch sự cho biết người trung gian đã nói dối. Hai bên đôi co, vị khách tình cờ vẫn cương quyết tỏ thái độ và xác nhận sự thật, dù người trung gian kia có ý chia phần lợi thu bất chính từ vị khách mù, và cả sự đe dọa dám can dự vào câu chuyện của họ.

Lúc cao trào của câu chuyện, nhóm làm phim đã xuất hiện và nói lời cảm ơn vì sự lên tiếng trước những gian dối mà họ gặp. Hầu hết những người lên tiếng đều buông câu nói đơn giản: “Bình thường thôi, vì nếu ai là tôi gặp trường hợp như thế đều làm vậy!”.

Có thực sự là ai cũng lên tiếng trước những bất công, sự dối trá, lừa lọc… mà họ gặp giữa cuộc đời hay không? Nhiều thông tin trên báo chí đã phản ánh về hiện tượng vô cảm, thờ ơ, xem mọi việc không liên hệ đến mình, hoặc giấu kín cảm xúc bởi sợ sự liên lụy, bị trả thù.

19 tháng 8, 2017

Viếng Chùa & Lễ Phật Tinh Xá Ngọc Ban và Tổ Đình Bác Ái


Tịnh Xá Ngọc Ban ( TP Buôn Mê Thuột )
Tịnh Xá Ngọc Ban tại phường Tân Hòa - thành phố Buôn Ma Thuột là một ngôi tịnh xá của Ni giới hệ phái Khất sĩ ở thành phố Buôn Ma Thuột. Người đã có công xây dựng ngôi Tịnh xá này là Cố Ni Trưởng Thích Nữ Hoa Liên – một bậc chân tu của Phật giáo trên đất cao nguyên.
Ở ngôi Tịnh xá này có một báu vật độc nhất vô nhị. Đó là pho tượng Bồ Tát Quan Thế Âm tạc bằng gỗ đặc biệt quý hiếm họ Thùy Tùng đã có trên 2000 năm tuổi ! Lịch sử của pho tượng này cùng sự mầu nhiệm trong thời gian chế tác bức tượng “ Mẹ Quan Âm” đã gắn liền với tên tuổi của cố Ni trưởng Thích Nữ Hoa Liên – nguyên Viện chủ Tịnh xá Ngọc Ban

Tổ Đình Bác Ái ( TP Kon Tum )
Tọa lạc ngay trung tâm thành phố Kon Tum, Chùa Tổ Đình Bác Ái là một công trình kiến trúc Phật giáo có mặt sớm nhất ở Kon Tum cũng như Tây Nguyên. Nơi đây, còn được lưu giữ nguyên sơ nét cổ kính của công trình kiến trúc theo phong cách kiến trúc Huế vào đầu thế kỷ XX.
Năm 1932, triều đình nhà Nguyễn đưa Võ Chuẩn lên Kon Tum làm quản đạo. Là người có tấm lòng hướng Phật, ông đã ủng hộ cho nhân dân hai làng Lương thành lập một ngôi chùa trên khu đất của Âm Linh Miếu. Đây là vùng đất có địa thế cao, xung quanh bao bọc bởi rừng già, phía nam có suối, phía bắc có núi, địa thế rất uy nghi và linh ứng.
Ngày 7/9/1933, Chùa tổ chức làm lễ khánh thành lấy tên là chùa Bác Ái. Thầy Từ Vân, được cử trụ trì chùa.
Ngày 3 tháng 10 năm Bảo Đại thứ 7, vua Bảo Đại ban biển ngạch "Sắc Tứ Bái Ái Tự".
Đến năm 1955 đổi thành chùa Tổ Đình Bác Ái cho đến ngày nay.

17 tháng 8, 2017

Từ bi với môi trường là từ bi với chính mình

GN - “Mỗi người đều có trí tuệ, chúng ta khám phá ra khoa học. Giỏi như vậy thì không thể sống bừa bãi để tự mình hủy hoại môi trường của chính mình được”. Đó là thông điệp của Giáo sư Trịnh Xuân Thuận, nhà thiên văn học gốc Việt nổi tiếng thế giới đồng thời là Phật tử trong buổi giao lưu chủ đề “Con đường đến vũ trụ” sáng 13-7, tại Trường Đại học Bách khoa TP.HCM.

Những mất mát trong hệ sinh thái đều xuất phát 
từ sự xâm chiếm rừng, lòng tham của chính con người gây nên...

“Sự sống” của môi trường
Nói đến môi trường, suy nghĩ lóe lên ngay lúc này, trong đầu mỗi chúng ta ắt hẳn là bị ám ảnh bởi bóng đen “ô nhiễm”. Đây là một thực tế, khi mà chỉ trong vỏn vẹn 6 tháng đầu năm 2016, chúng ta đã phải gánh chịu biết bao hiện tượng xấu, thảm họa môi trường. Từ những đợt nắng nóng như thiêu đốt, cướp đi bao nhiêu sự sinh tồn trên đất đến những cơn mưa trái mùa mang nhiều độc tố, để cả tấn cá chết nổi trắng cả dòng kênh. Hay những cơn rét buốt, thổi đến thấu xương mà mấy em nhỏ ở vùng cao phải gồng chịu trong bộ áo manh mỏng.
Chưa dừng lại đó, một trời biển mênh mông trải dài theo các tỉnh miền Trung, tưởng chừng như “miễn nhiễm”, đột ngột ngắt lịm, bóp chết bất kỳ sự sống nào tồn tại trong nó. Vậy đâu là nguyên nhân cho khung cảnh không thể bi thương hơn của “sự sống” môi trường quanh ta.

10 tháng 8, 2017

Thư cảm tạ từ Gia Đình cố GS Lê Quang Tần


Kính gửi Quý Thầy Cô và Quý Anh Chị Học Trò thân thương của Ba em – Thầy LÊ QUANG TẦN,

Em xin phép thay mặt Gia đình, em CHÂN THÀNH CÚI ĐẦU CẢM ƠN tấm chân tình của Quý Thầy Cô, Quý Anh Chị học trò của Ba Tần đã đến thăm lúc Ba bị bệnh và đã đến viếng với tất cả tấm chân tình và số tiền tình nghĩa mà Quý Thầy Cô và Quý Anh Chị đã gửi biếu và đã cùng tiễn đưa Ba em đến nơi an nghỉ cuối cùng. Gia đình em mãi mãi trân quý tình cảm này.

Em tên là Lê Thị Bích Đào là con gái của Ba Tần. Đến bây giờ gia đình em vẫn còn cảm thấy hụt hẫng và trống rỗng cảm xúc khi xem xét lại 27,5 ngày qua kể từ lúc Ba em nhập viện cho đến khi mất.

Ba em vào nhập viện chỉ vì sốt, đau bụng và đi cầu khó khăn khi thì bón, khi thì xổ, và khi vào bệnh viện Bác sĩ chỉ định phải dùng dụng cụ thụt tháo thì đi rất dễ dàng. Sau một tuần nhập viện Bác sĩ đã làm các xét nghiệm, cuối cùng kết luận Ba em bị ung thư trực tràng giai đoạn 4, di căn gan, phổi sơ xẹp 1 lá, khối u tuyến tiền liệt.

Đến hết tuần thứ 2, Bác sĩ thông báo mổ gấp do tắt ruột: Cắt bỏ đoạn ruột già bị ung thư. Trước khi mổ, Ba em vẫn còn đi lại và nói chuyện được rất vui vẻ. Bác sĩ thông báo sẽ mổ nội soi rất đơn giản vì Gia đình em chọn gói phẩu thuật mắc nhất để Ba đỡ đau đớn và tốt cho quá trình gây mê do phổi đã xẹp. Nhưng sau khi mổ xong Ba em chỉ nằm một chỗ không đi nhiều được, và cũng không đi cầu được, ăn uống không được và bị ói ra hết, và vết mổ thì rất dài ở trên bụng khoảng 12cm cùng với 3 lổ nội soi ở bụng.

Một tuần sau nữa Bác sĩ thông báo: vết mổ bị hoại tử, không lành, có nhiều chất dịch nhầy bên trong, bụng trướng sình, khí hơi trong bụng đầy, nếu để đến chiều thì sẽ bị nổ bụng, thế là chuyển Ba vào mổ lần 2 theo dạng cấp cứu và Bác sĩ nói chi phí phát sinh ngoài BHYT sẽ nhiều hơn do cấp cứu. Cả nhà xin ý kiến Ba, Ba đồng ý và vui vẻ cho Anh Chị Em tắm rửa thay đồ để vào phong mổ lần 2, bởi vì Bác sĩ nói với Ba là: Ba em chỉ bị tắc ruột non, bây giờ mổ thông ruột non, đoạn ruột bị ung thư không sao hết, chỉ cần 30 phút là xong, đơn giản lắm. Vậy mà trưa 11 giờ ngày 31/07/2017 Ba vào phòng mổ và mãi mãi không tỉnh lại, đến 7 giờ 30 phút sáng ngày 01/08/2017 Bác sĩ thông báo Ba em hôn mê sâu và không thể tỉnh lại. Bác sĩ sẽ chích cho Ba một mũi thuốc để giữ tim còn đập và trong vòng 1 giờ đồng hồ phải rời bệnh viện để cho Ba về nhà để được mất ở nhà, mà khỏi phải vướng bận thủ tục rườm rà tại bệnh viện nếu như mất ở bệnh viện.

Cả nhà em hoang mang, tại sao Bác sĩ nói là chỉ 30 phút đơn giản, sức Ba em vẫn còn khỏe, vậy mà tại sao mổ mà không tỉnh lại? Và lại thông báo quá muộn khi chỉ còn 1 tiếng đồng hồ thôi? Xe cấp cứu chở Ba về đến nhà, người Ba vẫn còn ấm, tim Ba vẫn còn thoi thóp, chân tay Ba chưa lạnh, nhưng dần dần Ba ra đi chưa một lời trăng trối, chưa một lần nắm tay các con chúc mừng sau khi mổ, Ba đã không còn biết gì sau ca mổ lần 2 ấy.

Từ lúc Ba em vào bệnh viện đến lúc Ba mất đi thì 27,5 ngày ở bệnh viện của Ba với rất nhiều cảm xúc vui bồn lẫn lộn, Ba em đã được nhận rất nhiều tình cảm về tinh thần lẫn vật chất của Quý Thầy Cô, Quý Anh Chị học trò Ba, Quý Bạn bè thân hữu của Ba và của Gia đình Sui gia đã giúp Ba em có rất nhiều nghị lực và lúc nào cũng tươi cười. Ba đã ra đi vẫn với hình ảnh nụ cười hy vọng trên môi trước khi bước vào phòng mổ lần 2.

Em xin phép chia sẻ chặng đường này của Ba đến Quý Thầy Cô và Quý Anh Chị để em được vơi bớt cảm xúc buồn và bất ngờ mà cho đến giờ em vẫn chưa thể nào quên được.

Sau quá trình này, có dịp hỏi thăm khắp nơi, ai cũng khuyên: Không nên mổ bất kỳ bệnh gì ở bệnh viện Nguyễn Tri Phương, em thấy lời này là đúng cho đến hôm nay. Có lẻ là ý Trời, và số của Ba em ở cõi nhân gian này đã hết.

Trân trọng,
LÊ THỊ BÍCH ĐÀO
(Con gái Thầy Lê Quang Tần)

2 tháng 8, 2017

PHÂN ƯU

Nhận được tin buồn:

Thầy LÊ QUANG TẦN

Cựu GS Trường THKT Cao Thắng

(Phụ trách Xưởng MDC)
Sinh năm 1943

Sau thời gian bệnh nặng
Đã tạ thế lúc 10 giờ 00, ngày 1 / 8 / 2017 tại Sài gòn
Hưởng Thọ 75 tuổi
Lễ Tẩm Liệm, lúc 16 giờ ngày 1 / 8 / 2017
Hiện Quàn tại tư gia, số 55 Đường 12 - Phường 4 - Quận 8
Lễ Động Quan lúc 14 giờ ngày 3 / 8 / 2017
Lễ An táng tại nghĩa trang huyện Cần Đước -  Tỉnh Long A



***


Thành Kính Phân Ưu cùng Tang gia
Nguyện Cầu Hương Linh Thầy sớm vang sanh Tịnh Độ nơi cõi Phật

Nguyễn văn Hiếu (chs 1971-1975)

Ghi chú: 
Đoàn chs sẻ đến phân ưu cùng gia đình Thầy, lúc 17 giờ ngày 2/8/2017

24 tháng 7, 2017

Tin về Thầy Lê Quang Tần

Giáo Sư: Lê Quang Tần
Cựu GS THKT Cao Thắng – Sài Gòn
( GS Xưởng MDC)

Trong hình thầy Tần đứng thứ 4 tính từ trái (ảnh Kỷ Niện LTA Thầy Cô 2017)

Hiện điều trị bệnh ung thư gan, tại BV Nguyễn Tri Phương.
Thầy rất cần sự động viên từ các anh chị học sinh để có niềm tin vượt qua bệnh tật.
Với truyền thống " Tôn sư, trọng đạo"  mong các anh chị quan tâm thăm hỏi sưc khỏe thầy

.Liên lạc:
Thầy Lê Quang Tần
ĐT: 0938631320 
Cô Hằng (con gái Thầy)
ĐT: 0909355684

Rất cảm ơn..

17 tháng 7, 2017

KÍNH GỞI QUÝ THÂN HỮU CỰU HỌC SINH CAO THẮNG

Cựu học sinh trường THKT Cao Thắng
CHU VĂN LONG
Lớp CT3 - KỸ NGHỆ GỖ Lớp Thầy PHÉP .
Niên khóa : 1973 - 1976 .


Hoàn cảnh gia đình :
Vợ Anh Long ( Chị Thái ) mới xuất viện do điều trị ung thư (V) khoảng một tháng .Nay anh LONG tiếp tục nhập viện do mắc bệnh Ung thư vòm họng.Nhập viện để điều trị ngày 14/07/2017 tại  khoa ngoại 2 , phòng số : 203 BỆNH VIỆN UNG BƯỚU NHÂN DÂN GIA ĐỊNH.

5 tháng 7, 2017

Kỷ Niệm chuyến công tác thiện nguyện Kon Tum & Quy Nhơn 20-24.6.2017

Thăm và tặng quà Đồng bào dân tộc Mơ Nâm
Xả Măng Cành - Huyện Kon Plong - Tỉnh Kon Tum ( 21.6.2017 )

4 tháng 7, 2017

Tham quan Khu du lịch sinh thái Buôn Đôn - Dak Lak (20.6.2017)

Huyện Buôn Đôn nằm ở rìa phía tây tỉnh Đắk Lắk. Phía Nam giáp huyện Cư Jút, phía Đông Nam giáp thành phố Buôn Ma Thuột, phía Đông giáp huyện Cư M'gar, phía Bắc giáp huyện Ea Súp. Phía Tây huyện là biên giới với Campuchia.


Con sông Serepôk chảy cắt ngang huyện, theo hướng Đông Nam - Tây Bắc, sang đất Campuchia để góp nước vào sông Mê Kông. Trung tâm huyện Buôn Đôn nằm cách thành phố Buôn Ma Thuột 25 km về hướng Tây bắc theo con đường tỉnh lộ số 1. Địa danh Bản Đôn cách thị trấn Buôn Đôn 20 km về hướng Ea Súp.

Huyện Buôn Đôn là tên huyện mới đặt khi thành lập huyện mới, còn Bản Đôn cũ theo tên gọi tiếng Lào ngày xưa (sắc dân Lào chiếm đa số ở đây khi còn sơ khai) có nghĩa là "Làng Đảo" nghĩa là một ngôi làng được xây dựng trên một ốc đảo của Sông Serepôk. Đây là một trong những điểm giao thương quan trọng của 3 nước Đông Dương ngày xưa. Khi ấy, người Lào trong lúc ngược dòng sông buôn bán, bắt gặp mảnh đất này đã bị quyến rũ và ở lại cùng người Ê Đê bản địa xây dựng lên ở đây một ngôi làng trù phú.

2 tháng 7, 2017

Thăm và tặng quà Cô Nhi Viện Vinh Sơn 4 - Huyện Kon Rẩy - Tỉnh Kon Tum (21.6.2017)

Chiều ngày 21.6.2017 là ngày đáng ghi nhớ đối với tôi trong hành trình thiện nguyện tại Kon Tum. Trời sụp tối đoàn xe đỗ đèo từ huyện cực bắc Kon Plong để trỡ về nghỉ đêm tại TP KonTum sau một buổi tất bật tặng quà đến người dân tôc tại xã Măng Cành. Khi đến Cô nhị viện Vinh Sơn 4 trời tối lắm! Trong viện hắt ra những ánh sáng yếu ớt, trông ảm đạm và buồn bã


Tiếp chúng tôi là Giá (Giá: tên gọi soeur của người dân tộc) quản lý và một số gần hai chục em nhỏ. Chắc có lẽ phần đông các em sau buổi kinh chiều đã đi ngủ cả. Hơn nữa trong lịch trình đoàn cũng không dự định ghé lại nơi đây, nên không liên lạc trước. Một sự bất ngờ đối với Soeur, các em và cả chúng tôi. Chỉ vì quần áo còn thừa nhiều sau khi tặng đồng bào tại Măng Cành nên định gởi nhờ Soeur thay mặt phân phát hết đến những gia đình nghèo tại xã.

28 tháng 6, 2017

Tham quan Thác Trinh Nữ - Dak Lak (20.6.2017)

Nằm cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 20 km theo quốc lộ 14, Thác Trinh Nữ là một thác nước trên dòng sông Krông Nô một chi lưu của sông Serepôk, thuộc địa phận huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông và là ranh với tỉnh Đắk Lắk.


Tên thác xuất phát từ một câu chuyện dân gian về một thiếu nữ. Cô gái đã gieo mình xuống dòng thác để giữ trọn tình yêu. Người dân quanh vùng vì cảm động trước hành động đó, đã đặt tên cho dòng thác là Thác Trinh Nữ. Cũng chính vì cái tên thơ mộng, phong cảnh thiên nhiên hữu tình, và những câu chuyện mang màu sắc liêu trai nên từ nhiều năm qua, Thác Trinh Nữ là một trong những địa điểm thu hút nhiều khách đến đây du ngoạn, ngắm cảnh.


Thác Trinh Nữ hiền hòa, nên thơ, chảy êm đềm. Do dòng chảy của thác này không đổ từ trên cao xuống, mà len lỏi qua những tảng đá bằng phẳng, tạo thành luồn nước chảy nhẹ nhàng, sâu lắng. Bao quanh thác là những tảng đá thạch anh có hình dạng cột to lớn, cây rừng cổ thụ. Càng làm tăng thêm sức thu hút đối với những ai đặt chân đến đây.

6 tháng 5, 2017

PHÂN ƯU

Nhận được tin xa: 

THẦY LÊ VĂN TRANG

GS Việt Văn và Công Dân Giáo Dục

Sau thời gian dài bệnh nặng
Đả từ trần tại West Hartford USA



THÀNH KÍNH PHÂN ƯU CÙNG TANG QUYẾN 
NGUYỆN CẦU HƯƠNG LINH THẦY VÃNG SINH CỰC LẠC


Nguyễn Văn Hiếu (CT 71-75)

Cảm ơn các anh chs hải ngoại đã chuyển đến tin này.

21 tháng 4, 2017

Tham quan Cù Lao Thới Sơn - Tỉnh Tiền Giang

Sau khi hoàn thành công tác, trên đường trở lại Sài gòn chúng tôi có dịp đếm tham quan khu du lịch Cù Lao Thới Sơn.
Dưới đây là vài phút ghi lại những kỷ niệm tại đây.

Nhật ký Trà Vinh (Phần 4)

Ngày 12.4.2017

Không phải ngẫu nhiên đoàn dành hết buổi sáng ngày cuối đến thăm và tặng quà hai cơ sở từ thiện tại địa phương. Mà muốn các thành viên có nhiều thời gian hơn để chứng kiến, tìm hiểu hết ý nghĩa của những việc làm cụ thể mà giáo lý nhà Phật đã từng giác ngộ.



Chùa Liên Bữu thuộc huyện Châu Thành, không những là nơi Phật Tử đến chiêm bái, cầu nguyện mà còn mở rộng vòng tay đón nhận những cụ già không thân nhân có nơi nương tựa. Bốn mươi cụ được nuôi ăn ở từ tiền giúp đỡ của khách thập phương nhưng phần lớn công chăm sóc khi bệnh hoạn lại là những thiện nguyện viên với tấm lòng nhân ái.

20 tháng 4, 2017

Nhật ký Trà Vinh (Phần 3)

Ngày 12.4.2017

Như bao ngôi chơ miền Tây, chợ Trà Vinh cũng nằm cạnh một nhánh, phần cuối của sông Tiền chảy ra biển, tên gọi là sông Cổ Chiên. Trà Vinh là một tỉnh nghèo so với các tỉnh lân cận nên hầu như ngôi chợ không lớn lắm. Trong khi hầu hết các tỉnh phát triển nhanh như Cần Thơ, An Giang… đều xây thêm chợ mới theo quy mô trung tâm thương mại. Dù sao du khách như tôi vẫn thích tìm lại những đường nét cũ vì nó còn mang trong đó bao nhiêu di tích của tổ tiên khi mở nước



Buổi sáng anh em trong đoàn quây quần bên quán cà phê cóc đầu chợ, trao đổi về lịch trình kế tiếp. Riêng tôi tản bộ quanh chợ tìm mua môt ít quà đặc sản. Vào thời điểm trái cây đang vào mùa, xoài, mãng cầu (na), dừa, chuối… rất nhiều, xanh tươi, hấp dẫn. So với miền Trung thì miền Tây trù phú hơn nhiều, Cứ liếc qua sinh hoạt tại các chợ bạn có thể kết luận như tôi vậy. Các “chành” (quầy bán sỉ) đóng gói tưng thùng đưa lên xe tải, chắc hẳn mang về nơi tiêu thụ nhiều nhất là Sài gòn.

Nhưng sự khác biệt giữa Trà Vinh mà các tỉnh khác ở đồng bằng Cửu Long không có là đặc sản “bánh tét cốm dẹp”. Nghe đâu cách chế biến theo truyền thống dân tộc Khme, rất công phu từ nguyên liệu nếp non. Tôi chọn mua vi cà họ bánh nếp, bánh chưng, bánh tét, bánh ít… đều hạp khẩu vị cả gia đình. Sau khi ăn sáng và mua ít quà xong, 7 giờ mọi người rời khách sạn, lên xe tiếp tục đến điểm tặng quà thứ 3.


Nhật ký Trà Vinh (Phần 2)

Ngày 11 tháng 4 năm 2017

Nằm trên Quốc lộ 53, cách Sài gòn gần 200 km phải hơn 5 tiếng chạy xe, Trà Vinh là một tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long, Phía bắc Trà Vinh giáp với Bến Tre, phía nam giáp Sóc Trăng, phía tây giáp Vĩnh Long. Trên địa bàn Trà Vinh có 3 dân tộc, đó là người Kinh (69%) và người Khmer (29%) còn lại là người Hoa. Đa số người Khme theo đạo Phật (Nam Tông) và với những bản sắc văn hóa rất riêng đã xây dựng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh nhiều chùa có kiến trúc độc đáo.




Điểm đến thứ hai của chúng tôi Chùa Đông Xuân thuộc ấp Lộ Sỏi, xã Đông Xuân, huyện Trà Cú cũng là một trong 141 ngôi chùa Khme cổ. Thật tiếc vì đến đây khá trễ, nếu không tôi cũng có dịp chứng kiến tận mắt ngày đầu trong 3 ngày Tết Chôl Chnăm Thmây (15 tháng 3 AL) của người Khme tại chùa này. Khi bước vào chùa, buổi văn nghệ đã đến hồi kết thúc. Đoàn xe hoa trang trí đầy màu sắc rực rỡ chuẩn bị rời chùa hai hàng sư còn trẻ mang bình bát sẵn sàng đi khất thực đầu năm theo truyển thống nguồn gốc dân tộc.

17 tháng 4, 2017

Nhật ký Trà Vinh (Phần 1)

Ngày 11 tháng 4 năm 2017

Rời Sài gòn khi trời hừng sáng nhưng mãi 8 giờ xe mới đến địa phận huyện Bình Chánh vì còn bận ghé vài trạm lên quà. Nào mì gói, bột nêm, nước tương, dầu nóng, áo thun…vv…Hơn 200 phần quà sẵn sàng để tặng những cụ già neo đơn tại bốn xã của tỉnh Trà Vinh như dự kiến.

Thật ra chuyến đi công tác thiện nguyện này bất ngờ bởi dự định trong tháng 4 nơi đến là tỉnh Kon-tum. Tuy nhiên có nhà hảo tâm tài trợ một phần và nguyện vọng là muốn giúp đỡ đồng bào nghèo tại tỉnh nhà. Nên chúng tôi cũng vận động quyên góp thêm đủ số quà có ý nghĩa để mong muốn thấy được nụ cười của những cụ già quá nghèo lại mang thêm bệnh tật

.

30 tháng 3, 2017

Tại sao những ca khúc trước 1975 ở miền Nam được ưa chuộng?


Nhân sự việc các quan chức văn hoá cấm hát 5 ca khúc được sáng tác trước 1975, tôi có cảm hứng chia sẻ cùng các bạn vài cảm nhận của tôi về dòng nhạc bị vùi dập đó. Câu hỏi đặt ra là tại sao những bài ca đã được sáng tác hơn nửa thế kỉ trước mà đến nay vẫn còn được giới thưởng ngoạn, từ bình dân đến lịch lãm, đều ưa thích. Tôi nghĩ đến 4 lí do và cũng là đặc điểm của những ca khúc trước 1975 ở miền Nam: tính nhân văn, tự do tư tưởng, tính phong phú, và giàu chất nghệ thuật.

Thứ nhất là đậm chất nhân văn. 
Nếu nhìn lại những bài ca trước 1975 ở miền Nam và so sánh với những sáng tác ở miền Bắc, tôi nghĩ ít ai có thể bác bỏ tính nhân văn trong các sáng tác ở trong Nam. Khi nói "nhân văn", tôi không chỉ nói đến những sáng tác về thân phận con người, mà còn kể cả những sáng tác thuộc dòng nhạc lãng mạn, trữ tình, nói lên cảm xúc của con người trước thời cuộc.

11 tháng 2, 2017

Đi đến nơi tội ác bị lãng quên...


Vừa qua, một số thành viên CLB Hoàng Sa đi đến thôn Tổng Chúp- Cao Bằng (cách Hà Nội 300km) để thắp hương những đồng bào đã bị lính Trung Quốc sát hại trong chiến tranh biên giới 17- 02- 1979.

Đây là một trong nhưng nơi mà quân xâm lược đã gây ra tội ác khủng khiếp nhất đối với đồng bào ta. Tại nơi này, chúng bắt được một đoàn phụ nữ và trẻ em, trong đó có cả phụ nữ đang mang thai. Giặc Tàu hãm hiếp rồi dùng gậy, búa bổ củi xiên vào âm hộ, đập chết tất cả 43 người rồi quăng xuống giếng làng.

Nơi này giờ dường như đang rơi vào quên lãng và ít được nhắc tới, thậm chí không có lối đi. Chúng tôi phải lội qua một con suối và men theo những bụi tre um tùm xung quanh. Có lẽ đươc những oan hồn nơi đây phù hộ. Đoàn gặp được một cụ già người Tày hơn 80 tuổi, cụ là người đã chứng kiến trực tiếp những tội ác mà lính Trung Quốc gây ra, cụ kể lại:

... Khi dân làng trở về thì thấy ruồi xanh bay kín miệng giếng. Họ chạy lại thì xác chết la liệt. Tổng cộng 46 người, có 43 người dưới giếng và 3 người bị vứt cách đó mấy mét...

Nếu không được cụ đưa đường chắc chắn đoàn không tìm được tấm bia tưởng niệm nhỏ bé đã bị những bụi tre xung quanh bao phủ...

Thật buồn là những địa danh như những cô gái ngã ba Đồng Lộc, thảm sát Mỹ lai thường xuyên được nhắc đến, có bia tưởng niệm, hướng dẫn rõ ràng thì nơi này lại đang bị quên lãng. Mà cách đó chỉ mấy km thôi, một quảng trường nguy nga đang được tu sửa.

Thiết nghĩ, chúng ta cần hướng đến tương lai nhưng không được phép quên đi quá khứ, những tội ác mà quân xâm lược gây ra. Chúng ta cần nhắc nhở để mỗi thế hệ phải luôn cảnh giác với kẻ thù...

FB Từ Anh Tú

7 tháng 2, 2017

LỄ TRI ÂN THẦY CÔ THKT CAO THẮNG – XUÂN ĐINH DẬU

Buổi lễ tổ chức tại Nhà Hàng 241 Phạm Viết Chánh
Ngày Mùng 9 Tết Đinh Dậu
(Ngày Chủ Nhật 5/2/2017)


Phần 1: Đón Tiếp Thầy Cô 


Phần 2: Tuyên Bố Khai Mạc Chúc Tết Quý Thầy Cô và các Cựu học sinh

   

Phần 3: Liên Hoan và Văn Nghệ



Xem thêm album ảnh tại:

1 tháng 2, 2017

Mùng 5 Tết: Giỗ trận Đống Đa và ngày kỷ niệm Hoàng Đế Quang Trung Nguyễn Huệ



Trận chiến thắng Đống Đa đã xẩy ra cách đây hơn 200 năm, nhưng mỗi lần nhắc lại ta đều cảm thấy thật hãnh diện về chiến công oai hùng của Vua Quang Trung Nguyễn Huệ trong ngày lịch sử mùng 5 Tết Kỷ Dậu (1789).

Nguyễn Huệ (1753-1792) sinh năm 1753, còn có tên là Nguyễn Quang Bình là em út của ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ. Tổ của Nguyễn Huệ họ Hồ, nhưng khi khởi nghĩa ở Qui Nhơn, lấy họ mẹ (Nguyễn). Theo Đại Nam Chính Biên Liệt Truyện, Nguyễn Văn Huệ có tiếng nói như chuông, mắt lập lòe như ánh điện, là người thông minh, giỏi chiến đấu. Vua Quang Trung Nguyễn Huệ  mất ngày 29 tháng 7 năm Nhâm Tý (16 tháng 9 năm 1792), vào khoảng 11-12 giờ đêm, ở ngôi 4 năm, thọ 40 tuổi, miếu hiệu là Thái Tổ Vũ Hoàng Đế. Hiện nay có đền thờ tại huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.

Khác với lệ thường, dân tộc Việt không lấy ngày băng hà của vua Quang Trung làm ngày kỷ niệm, nhưng lại chọn ngày “Giỗ Trận Đống Đa”. Có hai lý do: Thứ nhất, lịch sử cận đại triều Nguyễn coi vua Quang Trung Tây Sơn là “Nguỵ”, nên không cho phép ai được chính thức làm lễ kỷ niệm Ngài. Thứ hai, ngày “Giỗ Trận Đống Đa” ban đầu chỉ là lễ giỗ những vong hồn người Thanh chết nơi đất lạ, xa nhà. Lễ này được người Hoa tán thành, vua quan nhà Nguyễn cũng không có lý do gì để cấm đoán. Vì liên hệ giữa những cái chết của quân Tàu với chiến thắng lừng danh của vua Quang Trung, nên sau này ai cũng công nhận ngày “Giỗ Trận Đống Đa” là ngày kỷ niệm vua Quang Trung.

24 tháng 1, 2017

18 tháng 1, 2017

Tưởng niệm Hoàng Sa : Trung tá Hải quân Ngụy Văn Thà (1943-1974)

Trung tá Hải quân Ngụy Văn Thà (16 tháng 1 năm 1943 - 19 tháng 1 năm 1974).


Ngụy Văn Thà là một sĩ quan Hải quân Việt Nam Cộng Hòa, Hạm trưởng hộ tống hạm Nhựt Tảo HQ-10, tử trận trong hải chiến Hoàng Sa ngày 19 tháng 1 năm 1974 và được truy thăng cấp bậc Trung tá Hải quân.
Ông sinh ngày 16 tháng 1 năm 1943 tại Trảng Bàng, Tây Ninh. Ở độ tuổi trưởng thành, ông gia nhập lực lượng Hải quân Việt Nam Cộng hòa và theo học khóa 12 Trường Sĩ quan Hải quân Việt Nam Cộng hòa tại Nha Trang, tốt nghiệp khóa Đệ nhất Song ngư, ngành Chỉ huy vào tháng 3 năm 1964 với cấp bậc thiếu úy.
Sau khi tốt nghiệp, ông thực tập trên hải vận hạm LST-1166/MSS-2 Washtenaw County thuộc Hạm đội 7 của Hoa Kỳ. Trong thời gian phục vụ trên một số chiến hạm của Hạm đội Hải quân Việt Nam Cộng hòa, ông lần lượt đảm nhận các chức vụ:

Thuyền phó Tuần dương hạm Ngô Quyền HQ-17,
Chỉ huy phó Giang đoàn 23 Vĩnh Long,
Thuyền trưởng tuần duyên đĩnh (Patrol Boat) Kèo Ngựa HQ-604,
Thuyền trưởng giang pháo hạm (Landing Ship Infantry Light) Tầm Sét HQ-331, và
Hạm trưởng hộ tống hạm Nhựt Tảo HQ-10 từ ngày 16 tháng 9 năm 1973.

Ông được chính phủ Việt Nam Cộng hòa tặng thưởng 13 huy chương đủ loại, trong số đó có Đệ ngũ Đẳng Bảo quốc Huân chương kèm ông dũng Bội tinh với nhành dương liễu.

BÁNH CHƯNG CAO THẮNG

BÁNH CHƯNG CAO THẮNG


Mấy hôm mưa gió lạnh lùng
Thấy sao lo quá, bánh chưng thế nào ?

Sáng hôm nay gió chào nắng mới
Nắng tung tăng đùa với bướm vàng
Bánh chưng Cao Thắng...huy hoàng !!!
Một ngày rực rỡ, nắng chang chang rồi

Bùi Gia Trang tiếp người xa tới
Bao đồng môn lặn lội về đây
Tiếp tay gói bánh năm nay
Bắc Cali tới sum vầy thật vui !

10 tháng 1, 2017

THƯ MỜI THAM DỰ: LỄ TRI ÂN THẦY-CÔ, XUÂN ĐINH DẬU

Thư Mời tham dự 
LỄ TRI ÂN THẦY-CÔ TRƯỜNG THKT CAO THẮNG – SAIGON


Nhân dịp đầu Xuân Đinh Dậu để các bạn cựu học sinh có thể thăm hỏi và tri ân công lao của quý Thầy, Cô đã giảng dạy tại trường. Nhóm cựu học sinh khóa 1970-1975 sẽ tổ chức buổi Lễ Tri Ân và chúc Tết quý Thầy-Cô cũ.
Buổi họp mặt cũng là dịp để quý anh, quý bạn ôn lại những kỷ niệm vui buồn dưới mái trường xưa và kết tình anh em các khóa.

Trân trọng kính mời các anh, các bạn tham dự
(Xin xem chi tiết thư mời ảnh bên dưới)
Cảm ơn.

Đại diện BLL
Đỗ Thọ Bình (chs khóa 1970-1095)