11 tháng 2, 2017

Đi đến nơi tội ác bị lãng quên...


Vừa qua, một số thành viên CLB Hoàng Sa đi đến thôn Tổng Chúp- Cao Bằng (cách Hà Nội 300km) để thắp hương những đồng bào đã bị lính Trung Quốc sát hại trong chiến tranh biên giới 17- 02- 1979.

Đây là một trong nhưng nơi mà quân xâm lược đã gây ra tội ác khủng khiếp nhất đối với đồng bào ta. Tại nơi này, chúng bắt được một đoàn phụ nữ và trẻ em, trong đó có cả phụ nữ đang mang thai. Giặc Tàu hãm hiếp rồi dùng gậy, búa bổ củi xiên vào âm hộ, đập chết tất cả 43 người rồi quăng xuống giếng làng.

Nơi này giờ dường như đang rơi vào quên lãng và ít được nhắc tới, thậm chí không có lối đi. Chúng tôi phải lội qua một con suối và men theo những bụi tre um tùm xung quanh. Có lẽ đươc những oan hồn nơi đây phù hộ. Đoàn gặp được một cụ già người Tày hơn 80 tuổi, cụ là người đã chứng kiến trực tiếp những tội ác mà lính Trung Quốc gây ra, cụ kể lại:

... Khi dân làng trở về thì thấy ruồi xanh bay kín miệng giếng. Họ chạy lại thì xác chết la liệt. Tổng cộng 46 người, có 43 người dưới giếng và 3 người bị vứt cách đó mấy mét...

Nếu không được cụ đưa đường chắc chắn đoàn không tìm được tấm bia tưởng niệm nhỏ bé đã bị những bụi tre xung quanh bao phủ...

Thật buồn là những địa danh như những cô gái ngã ba Đồng Lộc, thảm sát Mỹ lai thường xuyên được nhắc đến, có bia tưởng niệm, hướng dẫn rõ ràng thì nơi này lại đang bị quên lãng. Mà cách đó chỉ mấy km thôi, một quảng trường nguy nga đang được tu sửa.

Thiết nghĩ, chúng ta cần hướng đến tương lai nhưng không được phép quên đi quá khứ, những tội ác mà quân xâm lược gây ra. Chúng ta cần nhắc nhở để mỗi thế hệ phải luôn cảnh giác với kẻ thù...

FB Từ Anh Tú

7 tháng 2, 2017

LỄ TRI ÂN THẦY CÔ THKT CAO THẮNG – XUÂN ĐINH DẬU

Buổi lễ tổ chức tại Nhà Hàng 241 Phạm Viết Chánh
Ngày Mùng 9 Tết Đinh Dậu
(Ngày Chủ Nhật 5/2/2017)


Phần 1: Đón Tiếp Thầy Cô 


Phần 2: Tuyên Bố Khai Mạc Chúc Tết Quý Thầy Cô và các Cựu học sinh

   

Phần 3: Liên Hoan và Văn Nghệ



Xem thêm album ảnh tại:

1 tháng 2, 2017

Mùng 5 Tết: Giỗ trận Đống Đa và ngày kỷ niệm Hoàng Đế Quang Trung Nguyễn Huệ



Trận chiến thắng Đống Đa đã xẩy ra cách đây hơn 200 năm, nhưng mỗi lần nhắc lại ta đều cảm thấy thật hãnh diện về chiến công oai hùng của Vua Quang Trung Nguyễn Huệ trong ngày lịch sử mùng 5 Tết Kỷ Dậu (1789).

Nguyễn Huệ (1753-1792) sinh năm 1753, còn có tên là Nguyễn Quang Bình là em út của ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ. Tổ của Nguyễn Huệ họ Hồ, nhưng khi khởi nghĩa ở Qui Nhơn, lấy họ mẹ (Nguyễn). Theo Đại Nam Chính Biên Liệt Truyện, Nguyễn Văn Huệ có tiếng nói như chuông, mắt lập lòe như ánh điện, là người thông minh, giỏi chiến đấu. Vua Quang Trung Nguyễn Huệ  mất ngày 29 tháng 7 năm Nhâm Tý (16 tháng 9 năm 1792), vào khoảng 11-12 giờ đêm, ở ngôi 4 năm, thọ 40 tuổi, miếu hiệu là Thái Tổ Vũ Hoàng Đế. Hiện nay có đền thờ tại huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.

Khác với lệ thường, dân tộc Việt không lấy ngày băng hà của vua Quang Trung làm ngày kỷ niệm, nhưng lại chọn ngày “Giỗ Trận Đống Đa”. Có hai lý do: Thứ nhất, lịch sử cận đại triều Nguyễn coi vua Quang Trung Tây Sơn là “Nguỵ”, nên không cho phép ai được chính thức làm lễ kỷ niệm Ngài. Thứ hai, ngày “Giỗ Trận Đống Đa” ban đầu chỉ là lễ giỗ những vong hồn người Thanh chết nơi đất lạ, xa nhà. Lễ này được người Hoa tán thành, vua quan nhà Nguyễn cũng không có lý do gì để cấm đoán. Vì liên hệ giữa những cái chết của quân Tàu với chiến thắng lừng danh của vua Quang Trung, nên sau này ai cũng công nhận ngày “Giỗ Trận Đống Đa” là ngày kỷ niệm vua Quang Trung.