26 tháng 12, 2018

Tin Mừng cho người nghèo.cuối năm 2018

Nhờ ace chuyển thông tin này đến cô bác người miền Trung hiện đang mưu sinh tại Sài gòn. 

Rất cám ơn!


Chuyến xe 0 đồng 2018 đưa bà con nghèo miền Trung về quê ăn Tết Mậu Tuất




16 tháng 11, 2018

Giỗ Tổ Cao Thắng - 2018

Cao Thắng Tổ Áo Xanh rạng danh con Lạc Việt
Trời Nam Thầy Kỹ Thuật kiệt xuất cháu Hồng Bàng.

Thưa quý thầy cô, quý đồng môn:
Để tưởng nhớ công đức tiền nhân đã xả thân giữ gìn giang sơn bảo vệ tổ quốc, một nhân tài đất Việt, một vị tổ ngành Kỹ Thuật, là ông Cao Thắng. Một nhóm cựu học sinh trường Kỹ Thuật Cao Thắng cùng quý thầy cô đứng ra làm lễ tưởng niệm và cúng Tổ Cao Thắng, vị Thầy Tổ ngành Kỹ Thuật nước nhà.



Mừng hội ngộ, mừng đồng môn góp mặt
Nhớ trường xưa, nhớ thầy, tổ tìm về

2 tháng 11, 2018

AI GIẾT ANH EM ÔNG DIỆM?


Lịch sử Việt Nam có nhiều biến cố quan trọng. Lịch sử cận đại có biến cố 1 tháng 11 năm 1963, được xem là một dấu mốc đáng ghi nhớ vì nó mở đầu cho một sự thay đổi lớn lao của đất nước Việt Nam. Ngày này, 45 năm trước, các tướng lãnh của miền Nam đã thành công trong cuộc đảo chánh lật đổ chính quyền Ngô Ðình Diệm. Cũng từ đó, cuộc chiến chống cộng sản trở nên khốc liệt hơn, rồi cuối cùng, quân cộng sản Hà Nội đã chiếm trọn Việt Nam , đưa cả nước vào quỹ đạo cộng sản.

Hậu quả là một nước Việt Nam bị phá sản toàn diện, từ kinh tế, chính trị đến đạo đức, giáo dục, văn hóa,… Cái mốc lịch sử này được ghi dấu qua cuộc ăn mừng của cộng sản Hà Nội sau khi nghe tin tổng thống Ngô Ðình Diệm bị sát hại. Ăn mừng là vì miền Nam không còn ai là đối thủ đáng ngại khiến cho cộng sản Hà Nội tin rằng họ sẽ chiến thắng.

Biến cố lịch sử này, thế hệ lớn lên sau chính biến 1-11 đã có nhiều người thắc mắc tại sao hai ông Ngô Ðình Diệm và Ngô Ðình Nhu bị sát hại trong chiếc xe bọc thép, trên đường giải giao về Bộ Tổng Tham Mưu? Tại sao, anh em ông Ngô Ðình Diệm đã đầu hàng và chịu nạp mình mà vẫn bị thảm sát? Cuộc thảm sát này lại được thực hiện mờ ám trong một thiết giáp M-113. Ðã có nhiều tài liệu nói về cuộc chính biến này được công khai hóa, từ những thùng hồ sơ của cơ quan tình báo Hoa Kỳ đến những hồi ký của những người trong cuộc, nhưng vẫn còn có những điểm lờ mờ quanh cái chết của hai ông.

Khi ôn lại diễn biến của sự kiện 1-11-1963 , người ta vẫn gặp phải câu hỏi thường được đặt ra trong 45 năm qua: Ai đã ra lệnh giết anh em ông Diệm? Tại sao?

4 tháng 10, 2018

CHIẾC ÁO DÀI MÀU MỠ GÀ - Truyện ngắn


…Hình hài ông bán vé số ngày hôm nay thay đổi.
Ông không mặc bộ quần áo lam lũ hàng ngày, tóc chải gọn gàng, cằm được cạo nhẵn nhụi không còn đám râu mọc lún phún , lưa thưa, xơ xác. Ghê hơn, bên ngoài ông khoác một bộ comle lịch sự, chân đi giày đen. Ông đến gần tôi, nói tự tin:
- Anh cho tôi mua chiếc áo dài màu mỡ gà kia! – Tay ông chỉ chiếc áo dài màu mỡ gà treo trong tủ kính, ngoài đường nhìn vào rất rõ.
Tôi nói với ông, ngạc nhiên:
- Chiếc áo dài đó đắt lắm đấy! Ông nhìn bảng giá chưa?
Ông gật đầu:
- Tôi biết. Tôi đủ tiền!
Ông rút trong ví một tập tiền đặt ngay ngắn trước mặt tôi:
-Anh đếm đi!
Tôi vừa đếm tiền,vừa suy nghĩ. Ông già này thật kỳ lạ. Vợ ông lúc trước cũng đi bán vé số, nghe đâu chết rồi. Thế ông mua chiếc áo dài này để làm gì? Giá chiếc áo dài có rẻ đâu? Không lẽ vợ chết, giờ ông mua chiếc áo dài này tặng bồ? Dám lắm , hôm nay ông ta ăn mặc diện đến thế cơ mà…
Cầm chiếc áo dài được gói cẩn thận, ông nói rụt rè với tôi:
- Anh có thể cho tôi tham quan cửa hàng này một lúc được không?

15 tháng 9, 2018

Người mẹ Trung Quốc “bị sốc” với nữ sinh Mỹ ở nhà mình


Con gái của một người mẹ Trung Quốc đi học ở trường có chương trình trao đổi học sinh với một trường trung học cơ sở ở Hoa Kỳ, vì vậy có một nữ sinh người Mỹ đã đến sống ở nhà của bà. Trong những ngày tiếp xúc, cô bé này đã gây ấn tượng sâu sắc với bà. Bà cho biết:

Lần bất ngờ đầu tiên

Lần đầu tiên gặp, cô bé cao hơn con gái tôi một cái đầu, da trắng bóc, dáng người cao gầy, cô bé nở nụ cười chân thành vô cùng lôi cuốn. Bữa sáng đầu tiên, tôi chuẩn bị bánh bao và hoành thánh Dương Châu, các cháu đều ăn rất vui vẻ, cô bé người Mỹ cũng dùng đũa, nói là muốn ‘nhập gia tùy tục’.

Khi sắp ăn xong, cô bé nói với tôi: “Đây là bữa sáng ngon nhất mà cháu từng ăn, vô cùng cảm ơn cô!” Cô bé này rất giỏi khen ngợi người khác, tôi hoàn toàn bất ngờ. Tôi nấu cho con gái ăn mười mấy năm cũng chưa từng được nghe con gái khen. Cảm giác khi được cô bé này khen ngợi thật sự rất tuyệt, khoảng cách giữa chúng tôi lập tức gần hơn không ít.

Lần bất ngờ thứ hai

Vào bữa tối, tôi nấu những món như trứng chiên cà chua, sườn xào chua ngọt mà mình giỏi nhất, chúng tôi vừa ăn vừa trò chuyện rất vui. Ăn xong, hai cháu đang nói chuyện, tôi bắt đầu dọn dẹp chén đũa, cô bé người Mỹ lập tức đứng dậy nói với tôi: “Cháu có thể giúp cô không ạ?”

Đây là lần thứ hai tôi bất ngờ, nhìn thấy sự chân thành của cô bé này, tôi vội nói: “Không cần đâu, hai đứa cứ nói chuyện đi”. Con gái tôi thấy mẹ bận rộn mười mấy năm quen rồi, còn cô bé này biết suy nghĩ cho người khác, lập tức phản ứng theo bản năng như một thói quen.

22 tháng 8, 2018

Đồng Ứng Trị Liệu Pháp của Thầy LÝ PHƯỚC LỘC

Hãy học cách tự chữa bệnh cho mình, rất nhẹ nhàng, không dùng thuốc mà kết qủa thần kỳ không ngờ khỏi bệnh nhanh chóng, cần phổ biến đến mọi người pp Đồng Ứng Trị Liệu của thần y Lý Phước Lộc

Video dạy chữa bệnh theo pp. Đồng Ứng Trị Liệu của Thầy LÝ PHƯỚC LỘC

Thầy Lý Phước Lộc 
Lời nói đầu của Thầy Đỗ Đức Ngọc :

Điểm đặc biệt của Thầy Lý Phước Lộc là Thầy đã khàm phá ra cơ thể có sẵn kho thuốc qúy nó tự chữa khỏi bệnh, khi cơ thể bị bệnh, mặc dù chúng ta có thể chưa biết tên bệnh nó là gì, thì hệ thống nội dược trong cơ thể mà tây y gọi là système de l'endocrine cũng đã sản xuất ra thuốc chữa bệnh đó rồi và thuốc đó nó được cất dấu nằm ở những điểm đối xứng hay đồng ứng là nơi không đau, khi chúng ta tìm ra, tay chúng ta chạm vào chỉ một trong các điểm đối xứng hay đồng ứng đó nó cho cảm giác đau, thì nơi đó chính là thuốc, chúng ta chỉ việc dùng ngón tay day vào đó hết đau thì bệnh chúng ta khỏi.

Như vậy, việc của chúng ta là phải tìm xem thuốc chữa bệnh cho cơ thể chúng ta được cất dấu ở đâu để tìm ra nó, day vào đó để khỏi bệnh, thì công việc tìm những điểm cất dấu thuốc trên người không phải là dễ tìm, phải mất nhiều thời gian tìm tòi nghiên cứu, nhưng may thay Thầy Lý Phước Lộc đã nghiên cứu và tìm ra những điểm cơ thể cất dấu thuốc tự chữa bệnh đó rất dễ dàng và đã hệ thống hóa nó bằng phương pháp đồng ứng trị liệu, giúp chúng ta tìm ngay ra được điểm cất thuốc của cơ thể để chữa đúng vào bệnh mà không bị phản ứng phụ.

Phương pháp Đồng Ứng Trị Liệu Corresponding response therapy của Thầy Lý Phước Lộc dễ học dễ thực hành nhẹ nhàng mang lại kết qủa nhanh bất ngờ mà mọi người không phải là thầy thuốc, chưa từng học ngành y, ai cũng có thể tự chữa khỏi bệnh cho chính mình, cho những người thân trong gia đình và bạn bè xa gần không phải tốn tiền thuốc.

Thầy là người Việt Nam đầu tiên trên thế giới phát minh ra phương pháp này, đã đi giảng dạy và truyền bá khắp năm châu mà hiện nay ngành y chính thống chưa có, Thầy xứng đáng là vị tổ khai sáng phương pháp Đồng Ứng Trị Liệu.

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu khuyến khích đến mọi người hãy tự học theo tài liệu của Thầy để nối tiêp kế thừa một phương pháp chữa bệnh tuyệt vời lưu truyền cho các thế hệ mai sau. 

21 tháng 8, 2018

Vì sao người xưa nói: Mọi bệnh tật đều khởi phát từ trong tâm?




Tâm thái của bạn chính là chủ nhân của cơ thể. Hoàn cảnh không trói buộc con người, mà là con người ta tự buộc chặt mình vào trong hoàn cảnh.

1. Tâm niệm và bệnh tật là có quan hệ trực tiếp với nhau

Tâm hồn có tổn thương, có vấn đề thì sẽ biểu hiện ra ngoài thân thể. Rất nhiều bệnh tật trên thân thể chỉ là giả tướng. Giống như chúng ta chỉ có thể nhìn thấy được hình dạng của quả, chứ không biết được hạt giống gieo xuống từ khi nào và ở đâu, rồi lại nảy mầm kết trái ra sao.

Bệnh tật có tâm niệm trong đời này, còn có nhân duyên, quan niệm, của những đời trước. Hãy để cho mỗi một niệm đều chan chứa tình thương. Trong tình yêu thương đó không có đau lòng, sợ hãi, phẫn nộ, mà chỉ có bình thản, hài hòa. Học cách yêu thương để thân thể trở thành đồng hồ đo của tình thương, để tâm hồn tỏa ra ánh sáng lương thiện vốn có!

Đời người, mỗi một cảm xúc đều là một cái hộp tối của tâm hồn. Đời người, mỗi một trạng thái đều là hiển hiện của tâm linh. Đó cũng chính là góc khuất của tâm tình mà người ta hay nói đến.

Con người ta một khi sinh ra tâm trạng tiêu cực trong suốt khoảng thời gian dài, rất mau chóng sẽ chiêu mời bệnh tật. Có những người sợ hãi quá độ, kết quả có thể dẫn đến các chứng bệnh thần kinh. Lại có những người tâm oán hận rất lớn mạnh, sẽ chiêu mời các loại tai họa.

7 tháng 8, 2018

Tin về GĐ anh Nguyễn Tấn Hưng (chs 1961-1968)


Nhận được tin từ BLL cựu học sinh hiện gia đình anh Hưng đang gặp khó khăn vì có hai trường hợp bệnh cùng một thời điểm

1./ Vợ anh đã hơn 70 tuổi, tiền sử bệnh tai biến và tiểu đường hơn 10 năm nay. Không may lại ngả gảy chân nên phải phẩu thuật.
2./ Con gái anh bị suy thận nên phải điều trị dài hạn.

Nay thông tin này đến các các ace đồng môn.
Mong các anh chị quan tâm thăm hỏi, chia sẻ những khó khăn trước mắt với anh Hưng
Rất cảm ơn.

Hiếu Nguyễn (chs 1971-1975)

Mọi chi tiết xin liện lạc trực tiếp:
Anh Nguyễn Tấn Hưng
ĐC: 117/17/14 Cống Quỳnh – Q1 – Sài gòn
ĐT: 0933277335
***

4 tháng 8, 2018

Nhà văn Thuần Phong Ngô Văn Phát người đặt tên cho các đường phố Sài Gòn trước 1975

GS Ngô Văn Phát

Từ lâu, tôi đã có dịp bày tỏ lòng ngưỡng mộ và khâm phục về việc đặt tên cho các đường phố tại Sài Gòn vào năm 1956, ngay sau khi chúng ta dành được độc lập từ tay thực dân Pháp. Vì đây là một công việc quá xuất sắc và quá hoàn thiện, nên tôi vẫn đinh ninh rằng đó phải là một công trình do sự đóng góp công sức và trí tuệ của rất nhiều người, của một ủy ban gồm nhiều học giả, nhiều sử gia, nhiều nhà văn, nhà báo…

Nhưng thật là bất ngờ, bất ngờ đến kinh ngạc, khi qua tài liệu đính kèm của tác giả Nguyễn Văn Luân, chúng ta được biết kiệt tác của lịch sử này đã được hoàn thành bởi… một người. Người đó là ông Ngô Văn Phát, Trưởng Phòng Họa Đồ thuộc Tòa Đô Chánh Sài Gòn.

17 tháng 7, 2018

Trở lại Vinh Sơn – Kon Tum

Trở lại Vinh Sơn sau gần một năm từ chuyến thăm bất ngờ tháng 6 năm trước. Dịp này lịch trình đã được chuẩn bị nên tôi hy vọng có đủ thời gian để tận mắt chứng kiến sinh hoạt hàng ngày của các em.


Tôi và anh chị em đoàn thiện nguyện FEF sau khi làm lễ khánh thành trường tiểu học tại Phú Yên. Ăn trưa và nghỉ ngơi tại huyện Sông Hinh. Khoảng 14 giờ chúng tôi lên xe vượt qua hơn 300 km đường đèo, đến TP Kon Tum, lúc này trời đã về chiều. Nhưng ngày mai chúng tôi sẻ có mặt rất sớm, từ sáng để tìm hiểu cặn kẻ về nơi đây. Nơi mà nổi tiếng với món ăn “đọt mì” truyền thống được phổ biến trên internet..

Trại Mồ Côi Vinh Sơn 4, thuộc huyện Kon Rẫy, cách TP Kon Tum khoảng 20 km. Hiện do 4 nữ tu thuộc Hội Dòng Ảnh Làm Phép Lạ cùng vài thiện nguyện viên điều  hành. Vì thế các Ya (soeur theo cách gọi của người dân tộc theo đạo công giáo tại Tây Nguyện) phải tổ chức cho các em tự quản và chăm sóc cho nhau. Vị nữ tu 58 tuổi, Sơ Augustine Y Lieng, người thiểu số Xêđăng đã thành lập Trại Mồ Côi nầy vào năm 1999, sau khi nằm mơ thấy Đức Mẹ Đồng Trinh Maria. Đa số các trẻ mồ côi tại đây là các sắc tộc:  Xê đăng, Bana, Jơ rai, Ê đê…  Tuy nhiên các trẻ được nuôi ở đây không chỉ có những em mồ côi đúng nghĩa mà còn một số em ở những hoàn cảnh ngặt nghèo khác. Đời sống khó khăn nhưng ngược lại mỗi gia đình người dân tộc lại rất đông con, từ 5 đến 10 đứa con. Vì nuôi không nổi, đành phải cắt ruột mà gởi con cho các vị nữ tu nuôi dưỡng.

Đặc biệt có em Matthew Long được 3 ngày tuổi, mẹ Long đã chết trong khi sinh con. Và theo hủ tục rất tàn khốc của người thiểu số, Long sẽ bị chôn sống theo mẹ (*). May mắn thay các soeur đã cứu được mạng sống của em; đem về Trại mồ côi Vinh Sơn 4 nuôi dưỡng. Không riêng Vinh Sơn 4 mà các nhà Vinh Sơn khác cũng có nhiều trường hợp " thập tử nhất sinh" tương tự như Matthew Long.

11 tháng 6, 2018

Lòng dân



Thực hiện: Kim Hoàng
Địa điểm: Bờ hồ - Hà Nội
Ngày: 10.6.2018

6 tháng 6, 2018

SỐNG VỚI TRUNG QUỐC?!


Bui một tấc lòng ưu ái cũ
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều Đông
(Nguyễn Trãi)
Lời tự bạch:
Cổ nhân có câu: “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”. Người thất học còn phải chịu trách nhiệm trước sự hưng vong của xã tắc, nữa là một kẻ ít nhiều có đọc qua vài trang sách Thánh hiền.
Tôi có ba tư cách để viết chuyên luận này: Tư cách con dân Việt, tư cách chiến binh Việt bẩm sinh và tư cách một kẻ sĩ Việt.
Tôi dựa trên nền tảng quan điểm sau:
- Mục tiêu lớn nhất của Trung Quốc trong thế kỷ 21 là thôn tính Biển Đông và đối thủ số một là Việt Nam.
- Việt Nam là nước nhỏ hơn nên luôn cần hoà bình, sống yên ổn bên cạnh Trung Quốc, nhưng Trung Quốc cũng cần yên bờ cõi không kém, đặc biệt là cửa ngõ phía Nam, nơi Việt Nam có lợi thế về vị trí địa lý trong tác chiến.
- Một cuộc chiến tổng lực giữa Việt Nam và Trung Quốc trên Biển Đông là bất phân thắng bại nhưng là thảm hoạ cho cả hai nước. Cả Việt Nam và Trung Quốc đều cần hoà bình.
Tôi tin rằng:
- Thượng sách là làm sao để sống hòa bình với Trung Quốc mà vẫn giữ được chủ quyền lãnh thổ và chủ quyền tinh thần (bao gồm chính trị, văn hóa, lối sống…)
- Hạ sách là phải lựa chọn chiến tranh, dù ngắn hay dài, bởi hệ lụy của nó thì chưa thể biết hết, nhưng điều biết trước là – do cùng chung biên giới – sau sự tan hoang, đổ máu sự căng thẳng luôn trở về đúng điểm xuất phát khi chưa xảy ra binh đao và nguy hiểm hơn là nó tiếp tục làm tăng thêm mối hằn thù dân tộc là thứ sẽ để lại hậu quả cho con cháu lâu dài.
- Tối hạ sách là quá sợ chiến tranh mà đành ôm mối nhục để kẻ thù xâu xé cương vực, nuốt dần lãnh thổ, giết hại dân lành.
Chuyên luận chia làm ba phần: Bản chất của mối quan hệ Việt-Trung; Biển Đông và những điều có thể xảy ra; và Dự đoán hành động của Trung Quốc và sự lựa chọn của Việt Nam.
Tôi được khích lệ, chia sẻ ý tưởng từ nhiều người, nhất là những bạn trẻ nhiệt huyết với vận mệnh đất nước, những đồng nghiệp nhiều ưu tư nhưng vì nhiều lý do mà không thể tự do phát biểu quan điểm như tôi. Tôi xin tặng lại chuyên luận này cho họ.
Có thể những gì tôi suy nghĩ và viết ra chỉ đáng là những điều vô bổ, nông cạn hoặc là những chuyện đã biết rồi, không ai cần đọc. Nhưng tôi không vì điều đó mà nản chí bởi đây là tấm lòng của tôi với đất nước, một đất nước chưa bao giờ thôi khốn khó nhưng là nơi duy nhất tôi có thể sống và chết. Tôi cũng không giấu giếm rằng, cho đến khi hạ chữ cuối cùng của chuyên luận này, tôi vẫn chưa thoát khỏi cảm giác Nghĩ mãi không ra.

12 tháng 5, 2018

CÔ NHI VIỆN VINH SƠN - KONTUM



Quý Mạnh thường quân quan tâm, tham khào địa chỉ của các mái ấm Vinhson Kontum và tài khoản chung của các Vinh sơn.

Vinh sơn 6
Địa chỉ : Thôn 8, Kon đờ Xing, Huyện Kon rẫy, tp Kontum
Phụ trách : Sơ Y Nhưn 0935157317
Thư ký Lê Nguyễn Hồng Ân 01202781156

Vinh sơn 5 
Địa chỉ : Thôn Konklo 2, xã Đăk Rowa, thành phố Kontum
Đt : ( + 84) 0260 3211 258
Phụ trách: Sơ Y Ylylan (+84)1647652328

Vinh sơn 4
Địa chỉ: Thôn 10, xã Dak tơre, huyện Kon rẫy TP Kotum
Đt 0260 3210 525
Phụ trách: sơ Y Liêng
Mb 01262574534

Vinh sơn 3
Làng Kon Jo dreh, xã Dawk pla, Tp Kontum
đt ( +84) 01657050829
Phụ tránh: Sơ Y Chẻ 01657050829

Vinh sơn 2 
Địa chỉ : 202 Lý Thái Tổ, thôn Konhrachol, Phường Thống nhất, tp Kontum
ĐT:0260 386 1939
Phụ trách: sơ Ygong 0904644572

Vinh sơn 1 
13b Nguyễn Huệ, Phường Thống nhất, TP Kontum ( Phía sau nhà thờ gỗ).
(+84) 0260 3863 132
Phụ trách : Sơ Y Blưih
Sơ Y Kham 01229086720

18 tháng 4, 2018

Thời tôi học Cao Thắng


Ở cái tuổi “Thất thập cổ lai hy”  trong xã hội Âu Mỹ cách sống đầy đủ tiện nghi, ít có cụ phải làm lụng nữa. Khi đến tuối này thì đời đã sống qua, con cháu đi làm và đi học, muốn đi làm thêm cũng gặp nhiều khó khăn vì tuổi tác vã lại tre già măng mọc. Thời gian chồng chất, những kỷ niệm khó quên thời trẻ trí nhớ lẫn lộn, thiếu chi tiết. Cho nên nhớ gì ghi đó để cḥo khỏi quên với thời gian Lời quê chắp nhặt dông dài, Mua vui cũng được một vài trống canh. Tôi giữ nguyên các từ kỹ thuật ngày ấy.

Ngày ấy, sau khi học hết lớp nhất ở trường tiếu học Bàn cờ và thi  tiếu học xong, tôi nộp đơn thi vào lớp đệ thất trường Pétrus Ký. Nhưng thi rớt vì hỏng toán.

Sau một năm học ở trường tư thục Kiến thiết, tôi lại thi vào trường công để giảm phí tổn việc học vì nhà nghèo đông con và ba tôi là công chức về hưu. Mẹ tôi phải tần tảo buôn bán để nuôi gia đình.
 
Tôi muốn thi vào Pétrus Ký là trường có danh tiếng như các trường Chu Văn An, Võ Trường Toản, Gia Long, Trưng Vương... Nhưng ba tôi có bạn thân là bác Cư, có con là anh Vỹ đang học ở  trường Kỹ thuật Cao Thắng khuyên nên cho tôi thi vào trường này vì số thí sinh ít hơn và  trường cấp học bổng cho học sinh nghèo. Hơn nữa anh Vỹ sẽ  dạy tôi về kỹ nghệ họa. Anh Vỹ sau làm trung tá không quân.

Tôi đậu hạng 13 trên khoảng 250 trúng tuyển. Thời ấy, trường nầy được coi như là trường học nghề, đào tạo dân thợ, không như các trường trung học phổ thông khác, học xong tú tài và thi vào đại học ra dân thầy như luật sư, bác sĩ,giáo sư…

2 tháng 4, 2018

Những kết hợp bất thường trong ca từ nhạc Trịnh Công Sơn dưới góc độ ngữ pháp




Đã gần 20 năm nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trở về với “cát bụi”. Bao năm qua, ở mọi miền trên đất nước Việt Nam, người ta vẫn xao xuyến khi nhắc đến tên ông, say sưa hát những nhạc phẩm của ông và mê mải viết về ông từ nhiều góc nhìn của văn học, văn hóa, ngôn ngữ, triết học, âm nhạc, đời sống, tôn giáo… Hình như ở bất kì lĩnh vực nào, người ta cũng có thể dễ dàng lấy ông làm đề tài nghiên cứu. Theo dòng chảy mãnh liệt đó, chúng tôi thử liều lĩnh “đọc” những ca khúc của ông dưới góc độ ngữ pháp, trước hết, để thỏa mãn những khao khát của chính mình, sau nữa hi vọng góp một tiếng nói làm sáng rõ hơn những tuyệt phẩm mà ông – kẻ du ca về tình yêu, quê hương và thân phận – đã để lại cho nhân thế.
Người ta đương nhiên thừa nhận Trịnh Công Sơn là một nhạc sĩ, bởi ông đang sở hữu một kho tàng âm nhạc khổng lồ – hơn 500 ca khúc. Người ta còn gọi ông là một nhà thơ, bởi ca khúc của ông thấm đẫm chất thơ và đầy vần điệu. Người ta cũng phải công nhận ông là một triết gia bởi ca từ của ông mang đầy màu sắc triết lý về cõi đời, về nhân thế… Còn chúng tôi, chúng tôi cho rằng ông là một phù thủy về ngôn ngữ. Những độc đáo trong cách sử dụng ngôn ngữ của ông không ai bắt chước được, không ai làm giả được (Lê Hữu). Nó khiến người ta ngỡ ngàng, hạnh phúc; rồi trăn trở, âu lo; rồi thảnh thơi, siêu thoát… 

16 tháng 3, 2018

STEPHEN HAWKING – NGƯỜI TỪNG KHƯỚC TỪ MỘT BẢN ÁN TỬ HÌNH


Stephen Hawking, một trong những nhân vật ngoại hạng vĩ đại nhất thế giới, vừa từ trần ở tuổi 76. Sinh ngày 8-1-1942 (300 năm sau cái chết của Galileo) tại Oxford (Anh), Hawking là bậc thầy về vật lý vũ trụ. Một trong những khám phá quan trọng ban đầu của Stephen Hawking là các lỗ đen không hoàn toàn đen mà chúng phát ra phóng xạ rồi cuối cùng “bốc hơi” và biến mất. Tuy bệnh tật trầm trọng, Hawking đã viết nhiều công trình nghiên cứu vĩ đại mà "Brief history of time" là tác phẩm nổi tiếng nhất. Sống trọn đời trên chiếc xe lăn, Hawking đã chứng minh rằng nghị lực phi thường có thể vượt qua tất cả. Hawking đã bộc bạch về một phần của đời mình và những vất vả mà ông lướt qua. Ông kể...

Người ta thường hỏi rằng tôi có tâm trạng như thế nào khi sống với căn bệnh teo cơ ALS (amyotrophic lateral sclerosis). Chẳng có gì nhiều để trả lời. Tôi cố sống như bình thường, không nghĩ về tình trạng bệnh tật và quên đi những rào cản mà căn bệnh đưa đến.

14 tháng 3, 2018

VĂN TẾ CHIẾN SĨ GẠC MA


Than ôi!

Biển bốn hướng sóng dậy hờn căm,
Trời tám phương mây giăng u uất.

Chẳng sao ngăn niềm đau đớn tột cùng,
Khó xóa hết nỗi hờn căm chất ngất!

Nhớ linh xưa,

Lớn lên bằng củ sắn củ khoai;
Trưởng thành trong lời ca lời hát.

Thấm nhuần đạo đức, ươm ước mơ cố gắng tôi rèn,
Chẳng ngại gian truân, nuôi hoài bảo chuyên cần học tập.

Giữ gìn đất nước, biết quê hương từ tiếng mẹ ru,
Yêu mến non sông, thương tổ quốc từ câu cha hát.

13 tháng 3, 2018

Sự quì gối của luân lí học đường

Tranh minh hoạ của tuoitre.vn

Một cô giáo ở Long An phạt một số học trò quì gối trong lớp học. Phụ huynh của học trò đáp trả bằng cách yêu cầu cô giáo quì gối suốt 40 phút mới "cho qua". Tình tiết câu chuyện có lẽ không quá nghiêm trọng nếu như sự việc không xảy ra trong môi trường học đường. Sự việc nói lên một sự loạn chuẩn ở học đường và xã hội thời nay.

 Tôi nghĩ trong cuộc đời của bất cứ học trò nào cũng trải qua một vài lần lầm lỗi và vài lần bị thầy cô phạt. Nhớ ngày xưa thời của tôi (thập niên 1960s – 1970s) ở miền Nam, các thầy cô (nhất là các thầy) rất nghiêm khắc với học trò. Thời đó, học trò, dù trong quê hay thành thị, đều phải mặc đồng phục và đeo phù hiệu, tóc tai phải gọn gàng, ăn nói phải lễ độ. Gặp thầy cô ngoài đường hay chợ là tự động khoanh tay cuối đầu chào. Trong giờ học mà ồn ào hay quậy phá là thế nào cũng bị phạt. Con trai bị phạt nhiều hơn con gái. Chẳng hiểu sự khác biệt là do kì thị hay tại vì con gái dễ thương hơn đám con trai.


20 tháng 2, 2018

Mùng 5 tháng Giêng Kỷ Niệm Ngày Hoàng Đế Quang Trung Đại Phá Quân Thanh tại Gò Đống Đa (1789-2018)

Tham Quan Bảo Tàng Quang Trung



Thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, quê hương của 3 anh em người anh hùng dân tộc Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ. Vẫn cảnh sắc quen thuộc của một vùng quê trù phú miền nam trung bộ với con sông Côn chảy giữa những nương dâu, những ngôi nhà thấp thoáng sau những rặng tre. Chính tại nơi đây đã phát sinh phong trào khởi nghĩa Tây Sơn.

Bảo tàng Quang Trung được hình thành trên chính nền nhà cũ của gia tộc Nguyễn Huệ ở làng Kiên Mỹ, ấp Kiên Thành, nay thuộc thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, quần thể Bảo tàng Quang Trung – điện thờ Tây Sơn là khu Bảo tàng Danh nhân lớn nhất cũng là một trong những bảo tàng thu hút khách đến tham quan tìm hiểu về danh tướng mà quân Mãn Thanh khiếp sợ

Kỷ niệm chuyến công tác thiện nguyện tại Kon Tum & Quy Nhơn
 (20-24.6.2017)


4 tháng 2, 2018

Xuân về - Thơ: Nguyễn Bính (1937)


Xuân về

Đã thấy xuân về với gió đông.
Với trên màu má gái chưa chồng
Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm
Ngước mắt nhìn trời đôi mắt trong.

Từng đàn con trẻ chạy xun xoe
Mưa tạnh trời quang nắng mới hoe
Lá nõn nhành non ai tráng bạc
Gió về từng trận gió bay đi

Thong thả dân gian nghỉ việc đồng
Lúa thì con gái mượt như nhung
Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng
Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng.

Trên đường cát mịn một đôi cô
Yếm đỏ khăn thâm trảy hội chùa
Gậy trúc giắt bà già tóc bạc
Lần lần tràng hạt niệm nam vô.

Thơ: Nguyễn Bính (1937)

17 tháng 1, 2018

KỶ NIỆM 44 NĂM HẢI CHIẾN HOÀNG SA (17.1.1974 - 17.1.2018)

Hoàng Sa hải chiến sử


* Kính dâng anh hồn Thủy Thủ đoàn HQ. 10
* Kính tặng Thủy Thủ đoàn HQ. 4, HQ. 5 và HQ. 16.

Là con MẸ VIỆT NAM huyền sử
Nối chí cha xuống biển phương Ðông
Ngăn lũ giặc lăm le quấy phá
Dù gian nan, chí cả một lòng.
MẸ ở lại lên non mòn mỏi
Ðợi ngày đoàn tụ với con yêu
Sóng biển dập vùi thân con trẻ
Tận miền xa chưa hướng nẻo về.
Chí đã định đem thân hồ hải
Việt-quốc-ca vang mãi trong hồn

7 tháng 1, 2018

Tham Quan Bãi Sao - Phú Quốc (20.12.2017)

Bãi Sao nằm phía nam Phú quốc, cách thị trấn Dương Đông khoản 26 km thuộc huyện An Thới.


Với bãi cát trắng mịn như kem dài hơn 7 cây số. Cát biển ở Bãi Sao không mang màu vàng như biển Nha Trang, hay vàng đậm ngả sang nâu như biển Vũng Tàu, mà là màu trắng tinh và mịn như kem. Bãi Sao nằm giữa của hai dải núi thoai thoải mang đến không gian yên tĩnh và khí hậu trong lành.

4 tháng 1, 2018

Chùa Hộ Quốc (hay Thiền Viện Trúc Lâm Phú Quốc)

Chùa Hộ Quốc nằm trong dự án khu du lịch tâm linh có diện tích hơn 110ha (diện tích chùa chiếm khoảng 12%) thuộc ấp Suối Lớn, xã Dương Tơ, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang


Chùa được khởi công đồng bộ với hơn 1000 người làm liên tục trong vòng 14 tháng, kinh phí xây dựng lên tới hơn 100 tỷ đổng (bao gồm cả kinh phí làm đường) được kêu gọi từ các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đóng góp.

Tuy nằm trong cùng hệ thống Thiền Viện Trúc Lâm nhưng kiến trúc của Thiền viện Hộ Quốc có chút khác biệt so với các Thiền viện khác bởi chùa được dựng hoàn toàn từ các cột gỗ lim nên chiều cao của các gian cũng bị giới hạn theo chiều cao của cột gỗ. Ngoài ra trong chùa cũng có ban thờ Đức Ông giống như các chùa ở Bắc Bộ.