16 tháng 3, 2018

STEPHEN HAWKING – NGƯỜI TỪNG KHƯỚC TỪ MỘT BẢN ÁN TỬ HÌNH


Stephen Hawking, một trong những nhân vật ngoại hạng vĩ đại nhất thế giới, vừa từ trần ở tuổi 76. Sinh ngày 8-1-1942 (300 năm sau cái chết của Galileo) tại Oxford (Anh), Hawking là bậc thầy về vật lý vũ trụ. Một trong những khám phá quan trọng ban đầu của Stephen Hawking là các lỗ đen không hoàn toàn đen mà chúng phát ra phóng xạ rồi cuối cùng “bốc hơi” và biến mất. Tuy bệnh tật trầm trọng, Hawking đã viết nhiều công trình nghiên cứu vĩ đại mà "Brief history of time" là tác phẩm nổi tiếng nhất. Sống trọn đời trên chiếc xe lăn, Hawking đã chứng minh rằng nghị lực phi thường có thể vượt qua tất cả. Hawking đã bộc bạch về một phần của đời mình và những vất vả mà ông lướt qua. Ông kể...

Người ta thường hỏi rằng tôi có tâm trạng như thế nào khi sống với căn bệnh teo cơ ALS (amyotrophic lateral sclerosis). Chẳng có gì nhiều để trả lời. Tôi cố sống như bình thường, không nghĩ về tình trạng bệnh tật và quên đi những rào cản mà căn bệnh đưa đến.

14 tháng 3, 2018

VĂN TẾ CHIẾN SĨ GẠC MA


Than ôi!

Biển bốn hướng sóng dậy hờn căm,
Trời tám phương mây giăng u uất.

Chẳng sao ngăn niềm đau đớn tột cùng,
Khó xóa hết nỗi hờn căm chất ngất!

Nhớ linh xưa,

Lớn lên bằng củ sắn củ khoai;
Trưởng thành trong lời ca lời hát.

Thấm nhuần đạo đức, ươm ước mơ cố gắng tôi rèn,
Chẳng ngại gian truân, nuôi hoài bảo chuyên cần học tập.

Giữ gìn đất nước, biết quê hương từ tiếng mẹ ru,
Yêu mến non sông, thương tổ quốc từ câu cha hát.

13 tháng 3, 2018

Sự quì gối của luân lí học đường

Tranh minh hoạ của tuoitre.vn

Một cô giáo ở Long An phạt một số học trò quì gối trong lớp học. Phụ huynh của học trò đáp trả bằng cách yêu cầu cô giáo quì gối suốt 40 phút mới "cho qua". Tình tiết câu chuyện có lẽ không quá nghiêm trọng nếu như sự việc không xảy ra trong môi trường học đường. Sự việc nói lên một sự loạn chuẩn ở học đường và xã hội thời nay.

 Tôi nghĩ trong cuộc đời của bất cứ học trò nào cũng trải qua một vài lần lầm lỗi và vài lần bị thầy cô phạt. Nhớ ngày xưa thời của tôi (thập niên 1960s – 1970s) ở miền Nam, các thầy cô (nhất là các thầy) rất nghiêm khắc với học trò. Thời đó, học trò, dù trong quê hay thành thị, đều phải mặc đồng phục và đeo phù hiệu, tóc tai phải gọn gàng, ăn nói phải lễ độ. Gặp thầy cô ngoài đường hay chợ là tự động khoanh tay cuối đầu chào. Trong giờ học mà ồn ào hay quậy phá là thế nào cũng bị phạt. Con trai bị phạt nhiều hơn con gái. Chẳng hiểu sự khác biệt là do kì thị hay tại vì con gái dễ thương hơn đám con trai.