28 tháng 11, 2019

PHÂN ƯU

Ban Liên Lạc CHS Cao Thắng, trân trọng thông báo tin buồn:

THẦY LÊ VĂN THỐNG 



(GS Pháp Văn & Tổng Giám Thị - Trường THKT Cao Thắng)
Đã từ trân lúc 14g30 ngày 27-11-2019
Hưởng Thọ 88 tuổi

- Lễ Khâm Liệm lúc 5g30, ngày 28-11-2019
Linh Cửu quàn tại Tư gia số 205/23 đường Thích Quảng Đức
Phường 4, Quận Phú Nhuận - TP HCM
(ĐT: 08 3845 8219)
- Động Quan lúc 8 giờ ngày 30 – 11 - 2019
(Nhằm ngày 5 tháng 11 năm Kỷ Hợi)
Hỏa Táng tại Bình Hưng Hoà

***

THÀNH KÍNH PHÂN ƯU CÙNG CÔ VÀ TANG QUYẾN
NGUYỆN CẦU LINH HỒN THẦY SỚM SIÊU SANH TỊNH ĐỘ




Thay mặt BLL- CHS
Nguyễn văn Hiếu (CT 1971-1975)

20 tháng 11, 2019

MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIÊT NAM 20.11


Cái thuở nào cô dạy em đếm trên từng ngón nhỏ
Để giờ đây thời gian như cơn gió
Nhẹ nhàng qua ... Tất cả xa rồi
Tuổi thơ êm đềm trong tiếng à ơi
Cánh võng chao theo tóc bà bạc trắng
Đôi mắt mẹ ánh niềm vui thầm lặng
Con đi học về còn chút nắng trên vai
Cả những kỷ niệm buồn cũng không thể nào phai
Em đếm "một, hai" cất vào ký ức
Không tìm thấy cô qua từng dòng mực
Nhắm mắt đếm thầm cô về lại ... trên tay ...

30 tháng 10, 2019

Thông Tin về tình trạng sức khoẻ của Thầy Lê văn Thống


Chuyển tin nhận được từ anh Đỗ Thọ Bình (Ban liên lạc CHS Cao Thắng - SG )

THẦY: LÊ VAN THỐNG
(GS Pháp Văn & Tổng Giám Thị)

Do bệnh chuyển biến xấu, nên gia đình phải đưa thầy vào bênh viện.
Hiện thầy nằm điều trị tai:

BV Nhân Dân Gia Định
Khoa Tim Mạch 
Lầu 2. Phòng 306

Ảnh: Thầy Lê Văn Thống đang điều trị tại  BV NDGĐ

Thầy Lê văn Thống
Địa chỉ: 205 / 23 Thích Quảng Đức - Phường 4 - Quận Phú Nhuận
Điện thoại: 08 3845 8219

Ảnh: Thầy Thống và Cô họp mặt năm 2011

Ảnh: Thầy Thống tham dự LTA năm 2019



19 tháng 10, 2019

Nguy cơ chiến tranh nước gia tăng trên sông Mê Kông


Trung Cộng với khả năng mới được củng cố để ngăn chặn nước sông Mê Kông chảy đến các quốc gia vùng Đông Nam Á cho thấy một điểm nóng mới trong khu vực này.

Sông Mê Kông, một con sông lớn bắt nguồn từ Trung Cộng (TC) và chảy ngoằn ngèo qua năm quốc gia Đông Nam Á, đang nổi lên như một điểm nóng mới về an ninh, tương tự như những xung đột đang leo thang ở Biển Đông.

TC đã xây dựng 11 đập và có kế hoạch cho tám đập khác dọc theo phần thượng nguồn của dòng sông Mê Kông, là con sông bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, trải dài qua phần lớn lục địa Đông Nam Á (ĐNA), và kết thúc ở đồng bằng sông Mê Kông là vựa lúa của Việt Nam.




8 tháng 10, 2019

CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG LOẠI 2

Áp dụng phương pháp "Việt Nam Đồng Ứng Trị Liệu "
(Thầy Lý Phước Lộc)


CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG LOẠI 2

1/ Vùng đùi chia làm 3 vùng: Mặt ngoài, mặt giữa và mặt trong. Dùng cùm tay đẩy từ trong háng ra tới đầu gối theo 3 mặt nêu trên mỗi vùng 7 lần, chỗ nào đau nhiều nhất dừng lại chỗ đó bóp và day tiếp 7-14-21 cái.

2/Bóp, véo 7 lần, tập trung vào vùng huyệt Huyết Hải (má trong khớp gối trên), vùng huyệt Âm Lăng Tuyền (má trong khớp gối dưới) , vùng huyệt Tam Âm Giao (từ đỉnh mắt cá chân trong đi lên 4 thốn tay của người bệnh)

3/ Véo da 7 lần, từ tuyến ngón chân cái và tuyến ngón út vô tới cổ chân, đi lên tới đầu gối

4/ Nắn, quay, kéo các khớp ngón chân, vuốt các ngón chân theo chiều bẻ xuống từ trong ra ngoài, véo các kẽ ngón chân sau đó kết hợp hơ các kẽ ngón chân, lòng bàn chân, mu bàn chân.

Hơ dọc từ huyệt Đại Chuỳ (dưới đốt sống cổ số 7)(*) xuống thắt lưng. (Véo trước rồi hơ sau và hơ từ từ ở khoảng cách xa xem phản ứng của người bệnh, rồi từ từ hơ gần hơn để tránh bị phỏng)

5/ Dùng ngón tay cái và trỏ bóp ở vùng huyệt Nhân Trung (giửa đáy mũi và môi) từ ngoài vô trong

6/ Ăn, uống và vận động

-Uống nước từ từ, từng ngụm và ít lại vì chức năng hoạt động của Thận yếu, tránh để thận hoạt động quá sức.

- Ăn nhiều rau cải,rau xanh. Chế biến thức ăn dưới dạng hấp, luộc, chọn thịt nạc. Hạn chế tối đa các món chiên, rán, dầu mỡ, chất béo nhiều.....

- Tập thể dục bằng cách đi bộ khoảng dưới 1 giờ mỗi ngày.

Ghi chú:
-Cách xác định huyệt Đại Chuỳ
(*)Ngồi ngay, hơi cúi đầu xuống một ít, phần dưới cổ nổi lên từ 1-3 u xương tròn, đặt lên mỗi u xương 1 ngón tay rồi bảo người bệnh quay đầu qua lại về bên phải, bên trái, cúi ngửa, u xương tròn nào cao nhất động đậy dưới ngón tay nhiều là đốt sống cổ 7, huyệt ở chỗ lõm ngay dưới đốt xương này.



-Mỗi ngày thực hiện liệu pháp 7 lân cho các sinh huyệt (điển đau) và thực hiện ít nhất 3 lần trong ngày (sáng, trưa và tối trước khi ngủ)

9 tháng 9, 2019

Thông Tin từ Ban liên lạc CHS Cao Thắng - SG

Chuyển tin nhận được từ anh Đỗ Thọ Bình, hiện thầy

VÕ VĂN KIM
(GS KNS - Giám Thị)


Bệnh nặng phải thở oxy vì đột quỵ từ ngày 1-9-2019

Nhập viện, điều trị tại Khu A, lầu 5, phòng số 10 - BV Nguyễn Tri Phương - Q5

***
Hôm nay thông bào để các ace chs biết tình hình sức khoẻ của thấy.

Ghi chú: 
- Thầy Võ Văn Kim
Địa chỉ: 915/52 Hồng Bàng – P12 – Q6 – TPHCM
Điện thoại: 0123 4451 645

- Mọi thông tin chi tiết,
Liên lạc
A Đỗ Thọ Bình
ĐT: 090 371 6588

7 tháng 9, 2019

Thác Pa Sỹ - Nàng tiên giửa đại ngàn Măng Đen.

 Cách trung tâm Thành phố Kon Tum gần 60 km về phía Đông Bắc, thác Pa Sỹ là một nét chấm phá mới thuộc khu du lịch quốc gia Măng Đen - điểm khởi đầu cho tuyến du lịch “Con đường xanh Tây Nguyên”. Thác Pa Sỹ nằm trong khu du lịch sinh thái văn hóa cộng đồng làng dân tộc Kon Tu Rằng (còn gọi là khu Du lịch Thác Pa Sỹ), thuộc địa phận xã Măng Cành, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.



Theo truyền thuyết của đồng bào Mơ Nâm, người dân vùng Măng Đen (tiếng Mơ Nâm là T’Măng Deeng) năm xưa phạm phải luật cấm của trời nên 7 ngôi làng chìm trong hố lửa rồi biến thành 7 hồ nước và 3 thác nước kỳ vĩ. Trong 3 ngọn thác Pa Sỹ, Đak Ke và Đak Pne, Pa Sỹ là ngọn thác lớn nhất của vùng đất này, được tạo thành từ 3 ngọn suối lớn nhất Măng Đen, trong đó có thác Pa Sỹ. Cái tên này là do người Kinh đọc chệch đi từ tên gốc Pau Suh của đồng bào bản địa nghĩa là 3 nguồn suối chụm lại 1 dòng.



4 tháng 9, 2019

PHÂN ƯU

Ban Liên Lạc CHS Cao Thắng, trân trọng thông báo tin buồn:

THẦY NGUYỄN PHONG CẢNH 



(GS Máy Dụng Cụ - Trường THKT Cao Thắng)
Đã từ trân lúc 10g30 ngày 3-9-2019
Hưởng Thọ 86 tuổi

- Lễ Khâm Liệm lúc 20 giờ cùng ngày
Linh Cửu hiện quàn tại Tư gia số 27 Đường số 5 Khu phố 1
Phường Thạnh Mỹ Lợi – Quận 2 - TP HCM
(ĐT: 028 3742 0517)
- Động Quan lúc 7 giờ ngày 7 – 9 - 2019
(Nhằm ngày 9 tháng 8 năm Kỷ Hợi)

***

THÀNH KÍNH PHÂN ƯU CÙNG CÔ VÀ TANG QUYẾN
NGUYỆN CẦU LINH HỒN THẦY SỚM SIÊU SANH TỊNH ĐỘ




Thay mặt BLL- CHS
Nguyễn văn Hiếu (CT 1971-1975)

3 tháng 9, 2019

Biển Hồ viên ngọc bích giữa núi rừng Tây Nguyên.


Đến với Pleiku, Hồ T'nưng là một trong những điểm đến không nên bỏ lỡ. Hồ T’nưng hay Biển Hồ là một hồ nước ngọt nằm ở phía tây bắc thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, cách trung tâm thành phố khoảng 7 km theo quốc lộ 14. Nơi này nằm trên cao nguyên địa hình bằng phẳng, cao khoảng 500 m so với mực nước biển.
Đây là miệng núi lửa khổng lồ, quanh năm đầy nước và luôn xanh ngắt. Biển Hồ được ví như viên ngọc bích giữa núi rừng Tây Nguyên.



Có chuyện kể rằng, hồ mang tên T'nưng là tên một làng cổ trong huyền thoại. Làng T'nưng xưa kia trù phú, dân bản sống yên vui, hòa thuận. Bỗng một hôm núi lửa ập xuống vùi lấp làng. Những người sống sót khóc thương làng mình và người thân mãi không nguôi, nước mắt chảy thành hồ, hồ giữ lại tên T'nưng như một kỷ niệm về buôn làng.
Thời tiết Tây Nguyên vốn nắng nóng, oi nồng, nhưng khi đến với "đôi mắt Pleiku" du khách sẽ cảm thấy dễ chịu bởi không khí trong lành, mát mẻ.
Qua con đường dẫn lên hồ T'nưng với những rặng thông già hai bên, bạn sẽ bắt gặp bức tranh mang vẻ đẹp mơ màng, huyền ảo, đặc biệt vào buổi sáng sớm.
Biển Hồ đẹp vào mọi thời khắc trong ngày, bình minh với làn sương mờ ảo, mặt trời lên cao thì nước hồ chuyển trong xanh.
Khi hoàng hôn buông xuống khung cảnh nhuốm màu vàng đỏ của nắng chiều tà, tạo nên khung cảnh vô cùng lãng mạn.
Thiên nhiên khắc nghiệt, nắng hạn đến đâu nhưng nước nơi đây chưa bao giờ cạn. Hồ T'nưng là nơi cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho người dân TP Pleiku.

Kỷ niệm chuyến thiện nguyện Gia Lai - Kon Tum (8.2019)


2 tháng 9, 2019

Hà Đông Đak Đoa địa danh xa lạ.

Nằm lọt thỏm giữa thung lũng với một màu xanh thẳm của núi rừng Xã Hà Đông, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai địa danh rất xa lạ,

Từ trung tâm huyện Đak Đoa vào đến xã Hà Đông chừng 50 km, nhưng trước chuyến đi, chúng tôi nhận được nhiều lời cảnh báo “sau đợt mưa dài”. Cung đường đất đỏ xưa kia đã được bê-tông hoá, nhưng nhiều khúc quanh lại hẹp nên việc di chuyển bằng xe khách khá chậm và gian nan. Phải mất hơn hai giờ đoàn mới đến trung tâm xã Hà Đông, gọi là trung tâm cho “oai” chứ thực chất xung quanh cũng chỉ có trụ sở UBND xã, Trường THCS Trần Kiên và một ngôi nhà rông lớn. Vì điều kiện khó khăn, nên sự tĩnh lặng, hoang sơ của Hà Đông phần nào phản ảnh cảnh trầm mặc của núi rừng Tây nguyên.

Đoàn quyết định chọn bãi đất trống trước nhà rông làm điểm tặng quà cho bà con nghèo và trẻ em người dân tộc BaNa.

Cả xã có hơn 730 hộ dân, phân bố ở 5 làng cách xa trung tâm xã từ 2 km đến gần 10 km (trong đó hơn 90% là người Bahnar), thì tỷ lệ hộ nghèo chiếm hơn 40%. Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và chăn nuôi. Cũng vì không thuận lợi trong đi lại, nên thương mại-dịch vụ ở xã Hà Đông dường như không có, cuộc sống của bà con chủ yếu vẫn là tự cung, tự cấp.

Tương lai của xã Hà Đông vẫn còn nhiều khó khăn. Nên sự chia sẻ chút quà nghĩa tình trong thời điểm này cũng là sự động viên, an ủi. Mong các đoàn thiện nguyện ghi nhận đây là điểm đến trong hành trình nhân ái.

Kỷ niệm chuyến thiện nguyện Gia Lai - Kon Tum (8.2019)


15 tháng 8, 2019

Trở lại Vinh Sơn....Lần nữa (10.8.2019)




Kỷ niệm chuyến thiện nguyện Gia Lai - Kon Tum (8.2019)

***
Mọi chi tiết về CNV Vinh Sơn 4
ĐC: Thôn 10 - Dak Tơre - Kon Rẩy - Kon Tum
Xin liên lạc với Sơ Y Liêng ( Giám Đốc)
ĐT: ‭076 257 4534‬

25 tháng 7, 2019

TỪ THẤT HỌC TRỞ THÀNH NHÀ PHẪU THUẬT NHI HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI


Trước khi gặp anh, tôi chỉ được nghe dân ngoại khoa đồn rằng, đó là một người Mỹ gốc Việt và là một “hàng khủng” có tiếng trong làng ngoại nhi thế giới. Điều đó khiến tôi tò mò và thật bất ngờ trong lần đầu gặp mặt anh xuất hiện với dáng vẻ rất ấn tượng: đầu húi cua, kính cận, da rám nắng, quần jean, áo pull, cùng một nụ cười hiền khô... Người đàn ông có vẻ ngoài phóng khoáng ấy chính bác sĩ Nguyễn Xuân Nam, Trưởng khoa Ngoại - Bệnh viện Nhi Los Angeles (Mỹ).

Nổi tiếng cả ở sự giản dị

Lần đầu tiên, Bệnh viện Nhi trung ương đăng cai tổ chức Hội nghị khoa học ngoại nhi Đông Nam Á lần thứ 4 với đông đảo những anh tài của các nước ASEAN và thế giới. Tất nhiên, một người không thể thiếu đó là BS Nguyễn Xuân Nam, tên thân mật đồng nghiệp thường gọi là Nam Nguyễn. Sau màn chào hỏi với những đồng nghiệp Á, Âu... anh bảo tôi: “Bây giờ anh đi thăm bệnh nhân với tôi luôn nhé? Chiều nay tôi sẽ mổ trình diễn 2 ca bệnh cho các chuyên gia xem”. Hai ca Bệnh viện Nhi dành cho BS Nam bị chứng phình đại tràng bẩm sinh dạng phức tạp. Chỉ định phẫu thuật là biện pháp duy nhất cứu sống bệnh nhân, nhưng phẫu thuật như thế nào để đạt kết quả tốt nhất mới là điều đáng bàn. Dù đang khóc ngằn ngặt trên tay mẹ, nhưng cậu bé 4 tháng tuổi trở nên ngoan ngoãn và nhoẻn miệng cười đáp lại BS Nam khi anh khéo léo dỗ dành để khám cho cháu bé.

18 tháng 6, 2019

Tham dự " Lễ Khánh Thành Nhà Ở Miễn Phí" dành cho người già tại Lộc An - Đất Đỏ - BRVT (16.6.2019)

Lộc An là một xã trực thuộc huyện Đất Đỏ tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Phía bắc giáp huyện Xuyên Mộc, phía nam giáp Thị trấn Phước Hải, phía Đông giáp Biển, phía tây giáp xã Láng Dài và xã Phước Hội. Xã Lộc An có diện tích 18,2 km², dân số năm 1999 là 2414 người, mật độ dân số đạt 133 người/km².

Hơn 10 năm trước, xã Lộc An chỉ là một vùng kinh tế mới ven biển của huyện Đất Đỏ, với 150 hộ dân nghèo. Cơ sở hạ tầng chỉ là những con đường đất đỏ mịt mù... Sau ngần ấy năm xây dựng và phát triển, đã thu hút được dân từ các địa phương khác về đây sinh sống.

Theo tuyến đường chính vào xã, hai bên nhà cửa khang trang với nhiều cửa hàng phục vụ hàng tiêu dùng và giải trí. Trường mẫu giáo Lộc An vừa được xây dựng mới, hệ thống đường giao thông, điện, nước dẩn đến các khu dân cư đã hoàn thành, chợ Lộc An cũng được mở rộng… Các tuyến đường nông thôn đi vào ấp đã được nhựa hóa hơn 70%, các tuyến còn lại đã thực hiện cấp phối sỏi đỏ. Các khu dân cư được bố trí theo hình bàn cờ đều đặn thẳng tắp.

Hiện nay nguồn kinh tế chính của người dân địa phương là nông ngư nghiệp... Vì mới phát triển hạ tầng nên nguồn thu từ du lịch còn hạn chế.

Xã Lộc An có những lợi thế về tiềm năng du lịch như: Có 5 km bờ biển hoang sơ, sạch, đẹp. Có đầm nước mặn tự nhiên và những dãy đồi cát thoai thoải tạo nên một tổng thể sinh thái đẹp. Hơn nữa, tuyến đường ven biển Vũng Tàu - Hồ Tràm - Bình Châu chạy ngang qua Lộc An đã thông tuyến. UBND tỉnh cũng đã phê duyệt quy hoạch chi tiết Khu du lịch sinh thái Lộc An với diện tích 256 ha, công suất phục vụ khoảng 3.000 người, bao gồm các khu chức năng như: resort, khu dịch vụ và sân khấu ngoài trời, khu nghỉ dưỡng, khu du lịch dã ngoại…

Đến nay, xã Lộc An đã có hơn 500 hộ gia đình sinh sống nhưng đa số vẫn còn khó khăn.

Nguồn: Tổng hợp từ internet


26 tháng 5, 2019

Người Trung Quốc không còn xấu xí


Bá Dương - nhà thơ, nhà văn, nhà báo và sử gia được tờ The New York Times mệnh danh là "Voltaire của Trung Quốc" bởi tác phẩm “Người Trung Quốc xấu xí” xuất bản năm 1985 tại Đài Bắc, và chỉ 4 năm sau chính Trung Quốc đại lục đã cho phép ấn hành tác phẩm này cũng như những tác phẩm khác của ông.

Tên tuổi của Bá Dương gắn liền với tác phẩm Người Trung Quốc xấu xí mô tả những thói hư tật xấu của đồng hương của ông, những người Trung Quốc trong thời hiện đại. Khi còn sống Bá Dương chắc phải mừng lắm khi sách mình viết được phát hành tại Trung Quốc nơi có hơn 1 tỷ người nói tiếng Hoa, có nghĩa là dù sao thì vài triệu người thức tỉnh, bỏ bớt thói hư tật xấu đi cũng là điều đáng quý. Tuy nhiên hình như ông Bá Dương và những người cùng quan niệm với ông đã lầm, những thói hư tật xấu ấy có thể bỏ, nhưng bản chất do trời sinh thì vẫn dính liền với cách hành xử của con người.

Khi rất nhiều người cùng chia sẻ một hành vi nào đó trong cộng đồng, kể cả hành vi đi ngược lại với văn minh nhân loại, thì hành vi ấy mặc nhiên trở thành văn hóa.


Năm 2013 hàng triệu người Trung Quốc hả hê sau khi nhà hàng “Beijing snacks” nằm ở quận Tây Thành, thành phố Bắc Kinh, gần cổng phía nam khu di tích Cung Vương Phủ, là địa điểm có nhiều khách du lịch đã trưng tấm bảng có dòng chữ tiếng Trung và Anh gắn ngay cửa: “Không phục vụ người Nhật, người Philippines, người Việt Nam và chó”. Họ hả hê vì cả ba quốc gia liệt kê trên tấm bảng đều là kẻ thù của người Trung Quốc. Nhật từng trừng phạt Trung Hoa trong thế chiến thứ II, Việt Nam bất cộng đái thiên với nhiều đời hoàng đế Trung quốc kể cả trận chiến mới nhất vào năm 1979. Philippines chia phần thù hận khi dám mang Trung Quốc ra tòa quốc tế và nhiều lần ra mặt chống dối Trung Quốc trên trường quốc tế.

18 tháng 5, 2019

NHÂN MÙA PHẬT ĐẢN PL 2563 : Tìm hiểu ý nghĩa của giáo lý Phật Giáo

 Lấy của người làm phước cho mình thì đâu còn gì là phước đức.


Ngày xưa có một cô bé mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Không ai nuôi nấng, cô phải đi ăn xin ngoài chợ. Khi màn đêm buông xuống, cô lấy chiếu quấn vào người nằm ngủ đơn côi giữa những túp lều ngoài chợ.

Mùa Phật Đản năm ấy, nghe những người đi chợ nói với nhau, cúng dường Tam Bảo để tạo phước, cô bằng tìm cách để mua lễ vật để đến chùa.

Một hôm, để dành được hai xu, cô muốn cúng lễ vật nào mà chư Tăng trong chùa đều hưởng được hết. Nghĩ vậy, cô mua hai xu muối, đem vô chùa năn nỉ các vị tăng nấu cơm:

- Con có hai xu để mua muối, xin được cúng hết chư Tăng trong chùa, mong người giúp cho.

Vị cao Tăng liền bỏ nắm muối của cô vào nồi canh to. Trưa hôm đó, chư Tăng trong chùa đều được hưởng đầy đủ.

Thời gian trôi đi, cô cũng không còn nhớ chuyện cúng muối nữa.

Càng lớn khôn, cô càng xinh đẹp lạ thường.

15 tháng 5, 2019

PHÂN ƯU

Được tin

THẦY NGUYỄN THANH KHIÊM 

(GS Thể Dục - Thể Thao - Trường THKT Cao Thắng)

Đã từ trân lúc 11g10 ngày 14-5-2019,

Linh Cửu hiện quàn tại Tư gia số 199 Võ-Thị-Sáu - Quận 3
Động Quan lúc 7 giờ ngày 17 tháng 5 năm 2019


***
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU CÙNG CÔ KHIÊM VÀ TANG QUYẾN
NGUYỆN CẦU LINH HỒN THẦY SỚM SIÊU SANH TỊNH ĐỘ


CHS Nguyễn văn Hiếu (CT 1971-1975)

Một số ảnh CHS các khoá đến phúng viếng thầy và chia buồn cùng gia đình

6 tháng 3, 2019

Thăm và tặng quà gia đình nghèo người dân tộc Bh’Noong tại xã Phước Hiệp, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam (18.2.2019)



Phước Sơn là một huyện thuộc tỉnh Quảng Nam Việt Nam
Phía bắc giáp huyện Nông Sơn và Nam Giang, phía tây giáp huyện Nam Giang, phía nam là Kon Tum và Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, phía đông là huyện Bắc Trà My, Nam Trà My và Hiệp Đức. Huyện có diện tích 1141 km2 và dân số là 20.887 người (2008)
.
Huyện lị là thị trấn Khâm Đức nằm trên quốc lộ 14, cách thành phố Tam Kỳ 110 km về hướng Đông. nằm ở vị trí trung tâm từ các tỉnh Bắc Tây Nguyên đi qua các thành phố Đà Nẵng, Tam Kỳ, Hội An.

Phước Sơn có 12 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các xã: Phước Chánh, Phước Công, Phước Đức, Phước Hiệp, Phước Hòa, Phước Kim, Phước Lộc, Phước Mỹ, Phước Năng, Phước Thành, Phước Xuân và thị trấn Khâm Đức

Với các di tích lịch sử, các hoạt động lễ hội cồng chiêng, đâm trâu của người Bh’Noong và các thắng cảnh thiên nhiên như các khu rừng nguyên sinh, khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh, thác Nước, khu lòng hồ thủy điện Đăk Mi và các điều kiện phục vụ dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng tạo nên hướng phát triển du lịch trong tương lai đầy hấp dẫn cho huyện Phước Sơn. Nhưng nền kinh tế chủ yếu hiện nay của Phước Sơn chỉ là trồng rừng và khai thác khoáng sản, chủ yếu là vàng.

Phước Hiệp là một xã nghèo thuộc huyện Phước Sơn, Xã Phước Hiệp có diện tích 145,35 km², dân số năm 2008 là 2279 người, mật độ dân số đạt 16 người/km².

Kỷ niệm chuyến thiện nguyện tại Quảng Nam (2.2019)

27 tháng 2, 2019

Viếng và Lễ Phật Chùa Thiên Mụ - TP Huế (19.2.2019)

Chùa Thiên Mụ hay còn gọi là chùa Linh Mụ là một ngôi chùa cổ nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế (Việt Nam) khoảng 5 km về phía tây. Chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng -vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong

Truyền thuyết kể rằng, khi chúa Nguyễn Hoàng vào làm Trấn thủ xứ Thuận Hóa kiêm trấn thủ Quảng Nam, ông đã đích thân đi xem xét địa thế ở đây nhằm chuẩn bị đồ mở mang cơ nghiệp, xây dựng giang sơn cho dòng họ Nguyễn sau này. Trong một lần rong ruổi vó ngựa dọc bờ sông Hương ngược lên đầu nguồn, ông bắt gặp một ngọn đồi nhỏ nhô lên bên dòng nước trong xanh uốn khúc, thế đất như hình một con rồng đang quay đầu nhìn lại, ngọn đồi này có tên là đồi Hà Khê.

Người dân địa phương cho biết, nơi đây ban đêm thường có một bà lão mặc áo đỏ quần lục xuất hiện trên đồi, nói với mọi người: "Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh". Vì thế, nơi đây còn được gọi là Thiên Mụ Sơn.
Tư tưởng lớn của chúa Nguyễn Hoàng dường như cùng bắt nhịp được với ý nguyện của dân chúng. Nguyễn Hoàng cả mừng, vào năm 1601 đã cho dựng một ngôi chùa trên đồi, ngoảnh mặt ra sông Hương, đặt tên là "Thiên Mụ".

Dưới thời chúa Quốc -Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) theo đà phát triển và hưng thịnh của Phật giáo xứ Đàng Trong, chùa được xây dựng lại quy mô hơn. Năm 1710, chúa Quốc cho đúc một chiếc chuông lớn,nặng tới trên hai tấn, gọi là Đại Hồng Chung

Với cảnh đẹp tự nhiên và quy mô được mở rộng ngay từ thời đó, chùa Thiên Mụ đã trở thành ngôi chùa đẹp nhất xứ Đàng Trong. Trải qua bao biến cố lịch sử, chùa Thiên Mụ đã từng được dùng làm đàn Tế Đất dưới triều Tây Sơn (khoảng năm 1788), rồi được trùng tu tái thiết nhiều lần dưới triều các vua nhà Nguyễn.

Năm 1844, nhân dịp mừng lễ "bát thọ" của bà Thuận Thiên Cao Hoàng hậu (vợ vua Gia Long, bà nội của vua Thiệu Trị), vua Thiệu Trị kiến trúc lại ngôi chùa một cách quy mô hơn: xây thêm một ngôi tháp bát giác gọi là Từ Nhân (sau đổi là Phước Duyên), đình Hương Nguyện và dựng 2 tấm bia ghi lại việc dựng tháp, đình và các bài thơ văn của nhà vua.

Tháp Phước Duyên là một biểu tượng nổi tiếng gắn liền với chùa Thiên Mụ. Tháp cao 21 m, gồm 7 tầng, được xây dựng ở phía trước chùa vào năm 1844. Mỗi tầng tháp đều có thờ tượng Phật. Bên trong có cầu thang hình xoắn ốc dẫn lên tầng trên cùng, nơi trước đây có thờ tượng Phật bằng vàng. Phía trước tháp là đình Hương Nguyện, trên nóc đặt Pháp luân (bánh xe Phật pháp, biểu tượng Phật giáo.Pháp luân đặt trên đình Hương Nguyện quay khi gió thổi).
Chùa Thiên Mụ được xếp vào 20 thắng cảnh đất Thần Kinh


Kỷ niệm chuyến thiện nguyện tại Quảng Nam (Tháng 2.2019)

26 tháng 2, 2019

Viếng và Lễ Phật Chùa Từ Hiếu -TP Huế (19.2.2019)

Chùa Từ Hiếu hay Tổ đình Từ Hiếu là tên một ngôi chùa ở thôn Dương Xuân Thượng III, phường Thủy Xuân, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Chùa là một trong những ngôi cổ tự lớn và là một danh lam có tính văn hoá và lịch sử của cố đô Huế.

Năm 1843, sau khi từ chức "Tăng Cang Giác Hoàng Quốc Tự" và trao quyền điều hành chùa Bảo Quốc cho pháp đệ là Nhất Niệm, Hoà thượng Nhất Ðịnh đã đến đây khai sơn, dựng "Thảo Am An Dưỡng" để tịnh tu và nuôi dưỡng mẹ già
Hoà thượng Nhất Ðịnh nổi tiếng là người con có hiếu, tương truyền có lần mẹ già bị bệnh rất nặng, hàng ngày ông lo thuốc thang nhưng bà vẫn không khỏi. Có người ái ngại khuyên ông nên mua thêm thịt cá để tẩm bổ cho mẹ, có làm được điều đó mới mong bà chóng hồi sức. Nghe xong, mặc thiên hạ đàm tiếu chê bai, thiền sư vẫn chống gậy băng rừng lội bộ xuống chợ cách đó hơn 5 km để mua cá mang về nấu cháo cho mẹ già ăn. Câu chuyện vang đến tai Tự Đức vốn là vị vua rất hiếu thảo với mẹ, vua rất cảm phục trước tấm lòng của sư Nhất Định nên ban cho "Sắc tứ Từ Hiếu tự". Chùa được mang tên Từ Hiếu từ đó. Trong tấm bia ghi lại quá trình xây dựng chùa giải thích:
• Từ: là đức lớn của Phật, nếu không từ thì lấy gì tiếp độ tứ sanh cứu giúp vạn loại.
• Hiếu: là đầu hạnh của Phật, nếu không hiếu thì lấy gì để đạt thông cõi nhiệm bao phủ đất trời.

Trước cổng chùa có ngôi tháp cao 3 tầng được xây dựng vào năm 1896 dùng làm nơi tàng trữ kinh tượng theo sắc chỉ của nhà vua. Cổng chùa được xây theo kiểu vòm cuốn, hai tầng có mái che và ngay trước con đường lát gạch để vào chánh điện là một hồ bán nguyệt trồng sen và nuôi cá cảnh. Cấu trúc chùa theo kiểu ba căn hai chái, trước là chính điện thờ Phật, sau là Quảng Hiếu Đường. Ở khu nhà hậu có án thờ Tả quân đô thống Lê Văn Duyệt cùng con ngựa gỗ và thanh đại đao của ông.

Hai bên sân chùa có hai lầu bia để ghi lịch sử xây dựng chùa. Chùa được xây theo kiểu chữ khẩu (口), chính điện ba căn, hai chái, phía trước thờ Phật, phía sau thờ Tổ. Nhà hậu là Quảng Hiếu đường, ở giữa thờ đức thánh quan, bên trái thờ hương linh phật tử tại gia, bên phải thờ các vị Thái giám..., bên tả sân hậu là Tả Lạc Thiên (nhà tăng) và bên hữu là Hữu Ái Nhật (nhà khách).

Lăng mộ Thái giám triều Nguyễn trong khuôn viên chùa
Xung quanh ngôi chùa Từ Hiếu còn có khá nhiều lăng mộ các vị phi tần của các chúa Nguyễn. Chùa Từ Hiếu là một trong những ngôi chùa cổ đón khách du lịch trong và ngoài nước đông nhất cố đô Huế.


Kỷ niệm chuyến thiện nguyện tại Quảng Nam (Tháng 2.2019)

25 tháng 2, 2019

Đêm Xuân dạo Phố Hội An, nghe hát " Bài Chòi" Quảng Nam .

Phố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, Việt Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về phía Nam. Nhờ những yếu tố địa lý và khí hậu thuận lợi,

Hội An từng là một thương cảng quốc tế sầm uất, nơi gặp gỡ của những thuyền buôn Nhật Bản, Trung Quốc và phương Tây trong suốt thế kỷ XVII và XVIII. Trước thời kỳ này, nơi đây cũng từng có những dấu tích của thương cảng Chăm Pa hay được nhắc đến cùng con đường tơ lụa trên biển. Thế kỷ 19, do giao thông đường thủy ở đây không còn thuận tiện, nên Hội An dần suy thoái, nhường chỗ cho Đà Nẵng khi đó đang được người Pháp xây dựng.

Hội An may mắn không bị tàn phá trong hai cuộc chiến tranh và tránh được quá trình đô thị hóa ồ ạt cuối thế kỷ 20. Bắt đầu từ thập niên 1980, những giá trị kiến trúc và văn hóa của phố cổ Hội An dần được giới học giả và cả du khách chú ý, khiến nơi đây trở thành một trong những điểm du lịch về nguồn hấp dẫn của Việt Nam và cả khách du lịch nước ngoài.



19 tháng 1, 2019

Bối cảnh và diễn biến Hải chiến Hoàng Sa 19.1.1974



Ngày 11/01/1974, các sĩ quan Nam Việt Nam nhận được báo cáo về những động thái của Trung Quốc trên hai hòn đảo của Nam Việt Nam thuộc quần đảo Hoàng Sa. Hai ngày sau, Bộ tư lệnh Hải quân Sài Gòn phái hai tàu khu trục Lý Thường Kiệt HQ-16 và Trần Khánh Dư HQ-4 tới thám sát.

HQ- 16 tới đảo Hữu Nhật (Robert Island) vào 16/1 và nhận thấy đảo này đã bị “ngư dân” Trung Quốc, từ hai thuyền đang neo tại bãi ven đảo, chiếm đóng. Chỉ huy tàu HQ – 16 lệnh cho những người Trung Quốc rời đảo và bắn thị uy để họ hiểu ý định của ông. Sau đó họ bắn và phá hủy các lá cờ Trung Quốc và một khu vực chế biến cá mà những “người đánh cá” triển khai 6 ngày trước đó. HQ – 4 tới Hoàng Sa ngày 17/1 và phái một đơn vị đặc nhiệm SEAL của Nam Việt Nam lên đảo Hữu Nhật và đảo Quang Ảnh (Money Island) gần đó để nhổ những cờ Trung Quốc. Ngày 18/1, hai tàu chiến của Nam Việt Nam đuổi một tàu đánh cá bằng lưới rà của Trung Quốc, buộc con tàu bị phá hủy nặng nề này phải rời vùng biển. Sau đó các tàu khu trục Trần Bình Trọng HQ-5 và tàu quét mìn Nhật Tảo HQ-10 tới Hoàng Sa.

Sài Gòn nghĩ rằng đã chặn được nỗ lực trong suốt 6 tháng liền của Bắc Kinh nhằm chiếm nửa phía tây của Hoàng Sa. Những “ngư dân” có vũ trang của Trung Quốc trước đó hầu như đã đẩy được các ngư dân Nam Việt Nam ra khỏi vùng biển Hoàng Sa, và ít nhất có hai tàu đánh cá Trung Quốc đã bị phát hiện đang hoạt động tại vùng nước mà Nam Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Nhưng biến động gần nhất này của Trung Quốc lại là khởi đầu của một giai đoạn mới trong nỗ lực nhằm chiếm toàn bộ Hoàng Sa. Lần này, những “ngư dân” Trung Quốc là thành viên của lực lượng Dân quân biển  – một lực lượng bán vũ trang của Hải quân Trung Quốc.