7 tháng 9, 2016

Nhìn lại lịch sử Bách Việt và quá trình Hán hóa Bách Việt


Bản đồ Trung Hoa thời Xuân Thu Chiến Quốc
Khi đọc những câu hỏi “Vì sao đã thống trị Việt Nam hơn ngàn năm mà cuối cùng Trung Quốc vẫn không thể đồng hóa Việt Nam?”. Hoặc “Người Việt Nam (tộc người Kinh) vì sao mà khó đồng hóa như vây?(1), nhiều người nghĩ chắc là ý kiến của những anh chàng người Việt nặng đầu óc dân tộc chủ nghĩa. Nhưng thật bất ngờ, những câu hỏi này và tương tự như vậy hiện là những chủ đề nóng của các diễn đàn tranh luận trên mạng Internet của người Trung Hoa, bằng tiếng Trung chứ không phải của người Việt.

Nhìn lại lịch sử Bách Việt và quá trình Hán hóa Bách Việt

Họ đã chất vấn nhau, đại loại thế này: Hơn một nghìn năm, trước khi nhà Tống lên ngôi, Giao Châu là thuộc Trung Hoa, dù chị em họ Trưng có nổi dậy cũng chỉ mấy năm là dẹp yên. Thế mà vì sao từ đời Tống trở đi các triều đại Trung Hoa không thể thu phục nổi Việt Nam. Hơn nữa, dân tộc Việt Nam, người Kinh ấy, từ đâu mà ra, hình thành từ lúc nào? Người Hán chúng ta từ cổ xưa đã có sức đồng hóa cực mạnh. Số dân tộc đã bị Hán tộc đồng hóa không đếm xuể. Tại sao chừng ấy năm đô hộ vậy mà không đồng hóa nổi Việt Nam… Nếu An Nam là thuộc Trung Quốc từ thời đó, liệu bây giờ quần đảo Nam Sa (VN gọi là Trường Sa) có thành vấn đề không? Việt Nam có còn chiếm được nhiều đảo ở Nam Sa như bây giờ không?

Là người Việt Nam, chắc ai cũng muốn chính mình tìm câu trả lời cho những câu hỏi thú vị đó. Chúng ta từng nghe nói rằng, từ xa xưa một dải giang sơn mênh mông từ Nam sông Dương Tử trở về Nam là nơi các tộc dân Việt sinh sống và phát triển nền văn minh lúa nước rực rỡ. Thế rồi ngày nay, hầu hết đều trở thành lãnh thổ và giang sơn của người Hán, dùng Hán ngữ và văn hóa Hán. Quá trình đó người ta quen gọi là Hán hóa. Vì vậy nhìn lại lịch sử Bách Việt và quá trình Hán hóa Bách Việt, là một cách ôn cố tri tân hữu ích. Đáng tiếc là thời xa xưa đó lịch sử chủ yếu ghi chép lại bằng Hán ngữ cổ ở Trung Hoa, không dễ tiếp cận với đa số hiện nay. Vì lẽ đó người viết bài này cố gắng tóm tắt những gì mà sử sách cổ còn ghi lại, kết hợp với những tài liệu khoa học đã công bố của một số học giả uy tín trên thế giới, ngõ hầu cung cấp một vài thông tin hữu ích, nhiều chiều, kể cả còn đang tranh cãi.

4 tháng 9, 2016

Mái Ấm Hồng Quang

Cuộc sống nghèo...nên chồng chất nỗi đau...
Xung quanh ta...bao mảnh đời bất hạnh.
Bao nỗi buồn...giữ bên lòng canh cánh...
Để bây giờ...nhắn gửi tiếng yêu thương.

Mời các bạn xem để cảm thông với nổi khó khăn của mái ấm và cành ngộ của các bé mồ côi. 
Trong hoàn cảnh trung tâm ở xa thành phố nên còn thiếu thốn mọi thứ. Xin các bạn chia sẻ và vận động nhà hảo tâm nếu có điều kiện quan tâm giúp công, giúp của để nuôi dưỡng và giáo dục hơn 50 trẻ.




Thăm và tặng quà trẻ mồ côi tại Mái Ấm Hồng Quang
(Ghi hình : 21-8-2016)

Xem ảnh: https://goo.gl/photos/gdTc9H3GS34sExXj8

Địa chỉ liên lạc trực tiếp:
TRUNG TÂM NHÂN ĐẠO HỒNG QUANG
Đại Đức: Thích Thiện Thông
ĐT: 0643890815

DĐ: 0986295415
Email: suthienthong@gmail.com
ĐC: Tổ 10, Thôn Phước Tấn, Xã Tân Hòa, Huyện Tân Thành - Tình Bà Rịa Vũng Tàu

1 tháng 9, 2016

Tổ quốc là gì? Tôi vẫn tự hỏi

Tranh của Lê Thiết Cương
Tổ quốc là gì, mà trước khi chết, Frederic Chopin, nhà soạn nhạc lừng danh của Ba Lan (1810 – 1849) cứ khắc khoải dặn dò trong lúc đau yếu, rằng hãy mang trái tim của ông về chôn cất ở quê nhà? Lưu lạc ở Pháp và Anh suốt trong 20 năm, nhưng Chopin luôn ngóng về đất mẹ, kể từ cuộc nổi dậy của người Ba Lan trước ách xâm lược của đế quốc Nga (1831).

Khi nghe tin cuộc cách mạng thất bại, dẫn đến việc hàng ngàn người Ba Lan phải ra đi lánh nạn, Chopin đã khóc và viết bản Etude cung Đô thứ (Op. 10, No. 12), còn gọi là bản etude Cách mạng, để ghi lại như một dữ liệu âm nhạc cho lịch sử đau thương của tổ quốc mình.