21 tháng 4, 2017

Tham quan Cù Lao Thới Sơn - Tỉnh Tiền Giang

Sau khi hoàn thành công tác, trên đường trở lại Sài gòn chúng tôi có dịp đếm tham quan khu du lịch Cù Lao Thới Sơn.
Dưới đây là vài phút ghi lại những kỷ niệm tại đây.

Nhật ký Trà Vinh (Phần 4)

Ngày 12.4.2017

Không phải ngẫu nhiên đoàn dành hết buổi sáng ngày cuối đến thăm và tặng quà hai cơ sở từ thiện tại địa phương. Mà muốn các thành viên có nhiều thời gian hơn để chứng kiến, tìm hiểu hết ý nghĩa của những việc làm cụ thể mà giáo lý nhà Phật đã từng giác ngộ.



Chùa Liên Bữu thuộc huyện Châu Thành, không những là nơi Phật Tử đến chiêm bái, cầu nguyện mà còn mở rộng vòng tay đón nhận những cụ già không thân nhân có nơi nương tựa. Bốn mươi cụ được nuôi ăn ở từ tiền giúp đỡ của khách thập phương nhưng phần lớn công chăm sóc khi bệnh hoạn lại là những thiện nguyện viên với tấm lòng nhân ái.

20 tháng 4, 2017

Nhật ký Trà Vinh (Phần 3)

Ngày 12.4.2017

Như bao ngôi chơ miền Tây, chợ Trà Vinh cũng nằm cạnh một nhánh, phần cuối của sông Tiền chảy ra biển, tên gọi là sông Cổ Chiên. Trà Vinh là một tỉnh nghèo so với các tỉnh lân cận nên hầu như ngôi chợ không lớn lắm. Trong khi hầu hết các tỉnh phát triển nhanh như Cần Thơ, An Giang… đều xây thêm chợ mới theo quy mô trung tâm thương mại. Dù sao du khách như tôi vẫn thích tìm lại những đường nét cũ vì nó còn mang trong đó bao nhiêu di tích của tổ tiên khi mở nước



Buổi sáng anh em trong đoàn quây quần bên quán cà phê cóc đầu chợ, trao đổi về lịch trình kế tiếp. Riêng tôi tản bộ quanh chợ tìm mua môt ít quà đặc sản. Vào thời điểm trái cây đang vào mùa, xoài, mãng cầu (na), dừa, chuối… rất nhiều, xanh tươi, hấp dẫn. So với miền Trung thì miền Tây trù phú hơn nhiều, Cứ liếc qua sinh hoạt tại các chợ bạn có thể kết luận như tôi vậy. Các “chành” (quầy bán sỉ) đóng gói tưng thùng đưa lên xe tải, chắc hẳn mang về nơi tiêu thụ nhiều nhất là Sài gòn.

Nhưng sự khác biệt giữa Trà Vinh mà các tỉnh khác ở đồng bằng Cửu Long không có là đặc sản “bánh tét cốm dẹp”. Nghe đâu cách chế biến theo truyền thống dân tộc Khme, rất công phu từ nguyên liệu nếp non. Tôi chọn mua vi cà họ bánh nếp, bánh chưng, bánh tét, bánh ít… đều hạp khẩu vị cả gia đình. Sau khi ăn sáng và mua ít quà xong, 7 giờ mọi người rời khách sạn, lên xe tiếp tục đến điểm tặng quà thứ 3.


Nhật ký Trà Vinh (Phần 2)

Ngày 11 tháng 4 năm 2017

Nằm trên Quốc lộ 53, cách Sài gòn gần 200 km phải hơn 5 tiếng chạy xe, Trà Vinh là một tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long, Phía bắc Trà Vinh giáp với Bến Tre, phía nam giáp Sóc Trăng, phía tây giáp Vĩnh Long. Trên địa bàn Trà Vinh có 3 dân tộc, đó là người Kinh (69%) và người Khmer (29%) còn lại là người Hoa. Đa số người Khme theo đạo Phật (Nam Tông) và với những bản sắc văn hóa rất riêng đã xây dựng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh nhiều chùa có kiến trúc độc đáo.




Điểm đến thứ hai của chúng tôi Chùa Đông Xuân thuộc ấp Lộ Sỏi, xã Đông Xuân, huyện Trà Cú cũng là một trong 141 ngôi chùa Khme cổ. Thật tiếc vì đến đây khá trễ, nếu không tôi cũng có dịp chứng kiến tận mắt ngày đầu trong 3 ngày Tết Chôl Chnăm Thmây (15 tháng 3 AL) của người Khme tại chùa này. Khi bước vào chùa, buổi văn nghệ đã đến hồi kết thúc. Đoàn xe hoa trang trí đầy màu sắc rực rỡ chuẩn bị rời chùa hai hàng sư còn trẻ mang bình bát sẵn sàng đi khất thực đầu năm theo truyển thống nguồn gốc dân tộc.

17 tháng 4, 2017

Nhật ký Trà Vinh (Phần 1)

Ngày 11 tháng 4 năm 2017

Rời Sài gòn khi trời hừng sáng nhưng mãi 8 giờ xe mới đến địa phận huyện Bình Chánh vì còn bận ghé vài trạm lên quà. Nào mì gói, bột nêm, nước tương, dầu nóng, áo thun…vv…Hơn 200 phần quà sẵn sàng để tặng những cụ già neo đơn tại bốn xã của tỉnh Trà Vinh như dự kiến.

Thật ra chuyến đi công tác thiện nguyện này bất ngờ bởi dự định trong tháng 4 nơi đến là tỉnh Kon-tum. Tuy nhiên có nhà hảo tâm tài trợ một phần và nguyện vọng là muốn giúp đỡ đồng bào nghèo tại tỉnh nhà. Nên chúng tôi cũng vận động quyên góp thêm đủ số quà có ý nghĩa để mong muốn thấy được nụ cười của những cụ già quá nghèo lại mang thêm bệnh tật

.