16 tháng 3, 2022

Mykhailo Fedorov người điều hành truyền thông Ukraine !

(ảnh: Sergii Kharchenko/NurPhoto via Getty Images)

Cậu "thanh niên" với gương mặt búng ra sữa này là ai? Đó là Mykhailo Fedorov, 31 tuổi, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ chuyển đổi kỹ thuật số quốc gia của Ukraine. Cậu được bổ nhiệm ghế bộ trưởng năm 2019 ngay sau khi Volodymyr Zelensky đắc cử tổng thống. Lúc đó Fedorov 28 tuổi.

Chiến dịch vận động các tập đoàn truyền thông khổng lồ thế giới để thực hiện màn đánh tổng lực nhằm vào Nga những ngày qua là nhờ gần như một tay Fedorov. Mykhailo Fedorov làm việc hiệu quả đến mức Emerson Brooking, thành viên cấp cao tại Hội đồng Đại Tây Dương, người nghiên cứu cách sử dụng phương tiện truyền thông xã hội trong chiến tranh, cũng phải thốt lên: Khả năng lôi kéo đầy thuyết phục của Mykhailo Fedorov đối với các công ty công nghệ khổng lồ là “phi thường”, vì thông thường, những ông trùm công nghệ chỉ nghe theo chính quyền hoặc bị áp lực của số đông người tiêu dùng. 

8 tháng 3, 2022

Liệu Putin có “dám” sử dụng vũ khí hạt nhân?

1. Vụ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa năm 2020 từ căn cứ trên bộ Plesetsk ở tây bắc nước Nga. Nga là nước có kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới. Nguồn: Thông tấn Báo chí Bộ Quốc phòng Nga / AP 

Tổng thống Nga V. Putin hôm Chủ nhật (27/2/2022) tuyên bố đã “đặt “lực lượng răn đe hạt nhân” của quân đội Nga vào tình trạng báo động, sẵn sàng chiến đấu.” Để biện minh, vị nguyên thủ L.B. Nga giải thích muốn đáp trả “những tuyên bố gây hấn của Liên Minh Bắc Đại Tây Dương – NATO.” Từ khi cuộc chiến tranh nổ ra, tôi đã có vài bài, phân tích có, “chém gió” tếu táo cũng có chủ yếu là những nhận định từ lý thuyết logic tiến hành chiến tranh trong bối cảnh quan hệ quốc tế.

 Đó cũng là lý do mà tôi nhận được nhiều câu hỏi, chính xác là những câu thể hiện sự lo âu, rằng phải chăng Putin có dám sử dụng “hàng nóng” (chỉ vũ khí hạt nhân hoặc những vũ khí gì đó không phải là vũ khí thông thường để tiến hành chiến tranh quy ước) ở chiến trường Ukraine hay không? 

Khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố xâm lược Ukraine vào ngày 24/2, ông ta còn đưa ra một lời đe dọa còn ngớ ngẩn hơn: “Bất kể ai cố cản đường chúng tôi hoặc… tạo ra mối đe dọa cho đất nước và người dân của chúng tôi, họ phải biết rằng Nga sẽ đáp trả ngay lập tức, và hậu quả với các người sẽ là chưa từng thấy trong toàn bộ lịch sử của mình.” 

Một phần khác của bài phát biểu của Putin dường như rõ ý hơn, Putin nói: “Nước Nga ngày nay vẫn là một trong những quốc gia hạt nhân mạnh nhất.” Để biện minh cho cuộc xâm lược, Putin cũng đưa ra những tuyên bố vô căn cứ rằng Ukraine đang trên con đường xây dựng kho vũ khí hạt nhân của riêng mình. Hans Kristensen, Giám đốc Dự án Thông tin Hạt nhân tại Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ, cho biết: “Không có bằng chứng nào về điều đó cả.” 

Bà Jen Psaki, thư ký báo chí của Nhà Trắng (Hoa Kỳ), đã nhanh chóng trả lời hành động ngày 27/2 của Putin. Bà nói trên ABC’s tuần này: “Chưa có lúc nào Nga bị đe dọa từ NATO.” Nhưng bà cũng thêm: “Chúng tôi có khả năng tự vệ.” 

6 tháng 3, 2022

Nhìn lại Bối cảnh đằng sau Cuộc tấn công của Nga vào Ukraina 2022

Sau khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, Ukraina và Liên bang Nga tiếp tục giữ mối quan hệ chặt chẽ. Năm 1994, Ukraina đồng ý từ bỏ kho vũ khí hạt nhân của mình và ký giác thư Budapest về đảm bảo an ninh với điều kiện Nga, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ sẽ đưa ra sự đảm bảo chống lại các mối đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập chính trị của Ukraina. Năm năm sau, Nga là một trong những nước ký kết Hiến chương An ninh châu Âu, nơi nước này "tái khẳng định quyền vốn có của mỗi Quốc gia tham gia được tự do lựa chọn hoặc thay đổi các thỏa thuận an ninh của mình, bao gồm cả các hiệp ước liên minh, khi chúng phát triển".

Mặc dù là một quốc gia độc lập được công nhận từ năm 1991, với tư cách là một nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, Ukraina đã được giới lãnh đạo của Nga coi là một phần trong phạm vi ảnh hưởng của họ. Năm 2008, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên tiếng phản đối việc Ukraina trở thành thành viên của NATO. Nhà phân tích người Romania Iulian Chifu và các đồng tác giả của ông vào năm 2009 đã chỉ ra rằng liên quan đến Ukraina, Nga đã theo đuổi phiên bản cập nhật của học thuyết Brezhnev, trong đó quy định rằng chủ quyền của Ukraina không thể lớn hơn chủ quyền của các quốc gia thành viên của hiệp ước Warsaw trước khi sự sụp đổ của vùng ảnh hưởng của Liên Xô trong cuối những năm 1980 và đầu thập niên 1990. Quan điểm này được xây dựng dựa trên tiền đề rằng các hành động của Nga nhằm xoa dịu phương Tây vào đầu những năm 1990 đáng lẽ phải được phương Tây đáp lại, nếu không có sự mở rộng của NATO dọc theo biên giới của Nga.