19 tháng 10, 2020

THẢM HỌA CỦA THỦY ĐIỆN "CÓC" XÂY DỰNG Ở MIỀN TRUNG

 .

Tác giả: Ô Trần Quốc Thành

Thủy điện cóc là dạng dự án thủy điện có công suất nhỏ. Dạng dự án này các doanh nghiệp rất ham và kéo theo một số lãnh đạo có quyền rất mê!

Nhưng nếu đầu tư ở khu vực miền Trung nhất là Bắc Trung bộ thì đúng là lợi bất cập hại! Vì rằng đây là khu vực có địa hình độ dốc lớn, sông ngắn lại là nơi tập trung vào nhiều Khu bảo tồn thiên nhiên! Hơn nữa địa chất ở vùng này phần lớn thuộc nhóm đất dễ sạt lở! 

Việc đầu tư ở đây vừa góp phần phá rừng hợp pháp lại ở nơi đầu nguồn là chính! Hơn nữa, lại góp phần gây ngập lụt và thiếu nước ở hạ du! Vì mùa khô hạ du cần nước thì thủy điện lại tích, mùa lụt hạ du thừa nước thì lại xả vì dung tích thấp không thể tích!

Bình quân các nhà máy thủy điện cóc 1MW tiêu tốn 1 ha rừng đầu nguồn. Ví dụ dự án Rào Trăng 3 công suất 11 MW chiếm mất 11 ha rừng vùng Khu bảo tồn thiên nhiên Huyện Phong Điền và đầu tư hết 290 tỷ VND ( theo báo cáo đăng ký).

So với điện mặt trời thì sao nhỉ?

Để xây dựng nhà máy điện 1 MW điện mặt trời cần khoảng 0,6 ha. Giả sử công suất hữu ích khoảng 50% thì cũng chỉ mất 1,2 ha đất! Như vậy so với thủy điện là tương đương vì thủy điện công suất hữu ích cũng khoảng 70% là quá oách! Mà đất giá trị canh tác nông nghiệp thấp ở vùng miền Trung cũng như Bắc trung bộ đầy! Suất đầu tư của hai hình thức này cũng ngang nhau!

Sao cứ phải nhăm nhe lên rú?! Hay còn có thứ đàng sau dự án là tận dụng gỗ rừng khi tích nước?! Riêng tỉnh Thừa Thiên Huế còn có 11 dự án thủy điện cóc tổng công suất chỉ 105 MW! Rất cần rà lại để loại bỏ không chỉ ở tỉnh này mà tất cả!

Nghệ An, thời gian qua nhờ sự phản biện của các nhà khoa học mà đã loại bỏ tối đa các dự án thủy điện cóc thể hiện sự tiếp thu, cầu thị của lãnh đạo tỉnh!

Hy vọng có sự điều chỉnh kịp thời khi chưa quá muộn!

Trần Quốc Thành (Giám đốc Sở KH-CN Nghệ An )



18 tháng 10, 2020

Thương về miền Trung

Lũ lụt tại Tỉnh Quàng Trị, tháng 10 năm 2020. 
Thiên tai hay nhân tai ?






 

10 tháng 10, 2020

Thăm & Tặng quà Trung Thu gia đình và thiếu nhi Làng Phong Gia Hiệp Di Linh Lâm Đồng (27/9/2020)

Làng Phong Gia Hiệp, xã Gia lành Di Linh hay cơ sở 2 nàm cách Trại Phong (cơ sở 1) khoảng 20 km, được gây dựng trên mảnh đất do sơ Mai thị Mậu mua rẻ từ một bác sĩ người Đức, người được bà chữa khỏi bệnh và trả ơn bà bằng cách vừa bán vừa giúp bà tạo cơ ngơi mới cho các bệnh nhân phong đã lành bệnh. Sơ Mai Thị Mậu là người tự nguyện tiếp nối công việc của đức cha Jean Cassaigne ( sáng lập trại phong Di Linh năm 1927) từ năm 1973 sau khi cha Jean Cassaigne mất.

Mỗi gia đình đến sống ở cơ sở 2 Gia Hiệp, huyện Di Linh là người từng mắc bệnh phong, nay đã khỏi bệnh được cấp nhà, cấp đất để tăng gia sản xuất. Mỗi hộ có từ 2 đến 4 sào đất để trồng cà phê, hoa màu, chăn nuôi…

Tại trại 2 hiện có 66 gia đình, cuộc sống ổn định và ấm cúng. Nhờ lòng bác ái của sơ Mậu và sự tận tâm của các nữ tu thiện nguyện ở làng phong Di Linh mà mọi nhà  có cái ăn cái mặc.

Trong mấy mươi năm qua trên cao nguyên Di Linh, Làng Phong vẫn theo một quỹ đạo riêng đầy tình thương và tràn ngập thứ hạnh phúc của bình dị, giản đơn được lan toả từ lòng nhân đạo của các nữ tu.


6 tháng 10, 2020

Tặng quà Trung Thu thiếu nhi tại “Mái ấm khiếm thị Đà Lạt” (2...

Mái ấm trẻ khiếm thị Đà Lạt “Hội dòng Mến Thánh Giá Thủ Đức”
Nơi nuôi dạy hơn 20 trẻ em khiếm thị, được thành lập từ lòng bác ái của các sơ, tự lực tài chính và sinh hoạt như nuôi ăn, dạy học.. . Hiện nay sơ Dung đang giám quản Mái ấm và một số sơ phụ trách lo cho các em.

Vì là cơ sở xã hội tư quản nên việc duy trì đời sống, sinh hoạt hàng ngày cho các em rất khó khăn, nhất là trong mùa dịch ( cúm Covid 19) nên cần sự hổ trợ từ các mạnh thường quân.

Mọi chi tiết về Mái ấm, xin liên lạc:
Nữ tu: Nguyễn thị Đức Dung.
(Hội dòng Mến Thánh Giá Thủ Đức)
ĐT: 0976 481 292 ( Soeur Dung )
Địa chỉ: 39/3 Hồ Tùng Mậu - P3 TP Dalat
( vào cổng số 2 đường Chu văn An – TP Dalat)