9 tháng 9, 2019

Thông Tin từ Ban liên lạc CHS Cao Thắng - SG

Chuyển tin nhận được từ anh Đỗ Thọ Bình, hiện thầy

VÕ VĂN KIM
(GS KNS - Giám Thị)


Bệnh nặng phải thở oxy vì đột quỵ từ ngày 1-9-2019

Nhập viện, điều trị tại Khu A, lầu 5, phòng số 10 - BV Nguyễn Tri Phương - Q5

***
Hôm nay thông bào để các ace chs biết tình hình sức khoẻ của thấy.

Ghi chú: 
- Thầy Võ Văn Kim
Địa chỉ: 915/52 Hồng Bàng – P12 – Q6 – TPHCM
Điện thoại: 0123 4451 645

- Mọi thông tin chi tiết,
Liên lạc
A Đỗ Thọ Bình
ĐT: 090 371 6588

7 tháng 9, 2019

Thác Pa Sỹ - Nàng tiên giửa đại ngàn Măng Đen.

 Cách trung tâm Thành phố Kon Tum gần 60 km về phía Đông Bắc, thác Pa Sỹ là một nét chấm phá mới thuộc khu du lịch quốc gia Măng Đen - điểm khởi đầu cho tuyến du lịch “Con đường xanh Tây Nguyên”. Thác Pa Sỹ nằm trong khu du lịch sinh thái văn hóa cộng đồng làng dân tộc Kon Tu Rằng (còn gọi là khu Du lịch Thác Pa Sỹ), thuộc địa phận xã Măng Cành, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.



Theo truyền thuyết của đồng bào Mơ Nâm, người dân vùng Măng Đen (tiếng Mơ Nâm là T’Măng Deeng) năm xưa phạm phải luật cấm của trời nên 7 ngôi làng chìm trong hố lửa rồi biến thành 7 hồ nước và 3 thác nước kỳ vĩ. Trong 3 ngọn thác Pa Sỹ, Đak Ke và Đak Pne, Pa Sỹ là ngọn thác lớn nhất của vùng đất này, được tạo thành từ 3 ngọn suối lớn nhất Măng Đen, trong đó có thác Pa Sỹ. Cái tên này là do người Kinh đọc chệch đi từ tên gốc Pau Suh của đồng bào bản địa nghĩa là 3 nguồn suối chụm lại 1 dòng.



4 tháng 9, 2019

PHÂN ƯU

Ban Liên Lạc CHS Cao Thắng, trân trọng thông báo tin buồn:

THẦY NGUYỄN PHONG CẢNH 



(GS Máy Dụng Cụ - Trường THKT Cao Thắng)
Đã từ trân lúc 10g30 ngày 3-9-2019
Hưởng Thọ 86 tuổi

- Lễ Khâm Liệm lúc 20 giờ cùng ngày
Linh Cửu hiện quàn tại Tư gia số 27 Đường số 5 Khu phố 1
Phường Thạnh Mỹ Lợi – Quận 2 - TP HCM
(ĐT: 028 3742 0517)
- Động Quan lúc 7 giờ ngày 7 – 9 - 2019
(Nhằm ngày 9 tháng 8 năm Kỷ Hợi)

***

THÀNH KÍNH PHÂN ƯU CÙNG CÔ VÀ TANG QUYẾN
NGUYỆN CẦU LINH HỒN THẦY SỚM SIÊU SANH TỊNH ĐỘ




Thay mặt BLL- CHS
Nguyễn văn Hiếu (CT 1971-1975)

3 tháng 9, 2019

Biển Hồ viên ngọc bích giữa núi rừng Tây Nguyên.


Đến với Pleiku, Hồ T'nưng là một trong những điểm đến không nên bỏ lỡ. Hồ T’nưng hay Biển Hồ là một hồ nước ngọt nằm ở phía tây bắc thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, cách trung tâm thành phố khoảng 7 km theo quốc lộ 14. Nơi này nằm trên cao nguyên địa hình bằng phẳng, cao khoảng 500 m so với mực nước biển.
Đây là miệng núi lửa khổng lồ, quanh năm đầy nước và luôn xanh ngắt. Biển Hồ được ví như viên ngọc bích giữa núi rừng Tây Nguyên.



Có chuyện kể rằng, hồ mang tên T'nưng là tên một làng cổ trong huyền thoại. Làng T'nưng xưa kia trù phú, dân bản sống yên vui, hòa thuận. Bỗng một hôm núi lửa ập xuống vùi lấp làng. Những người sống sót khóc thương làng mình và người thân mãi không nguôi, nước mắt chảy thành hồ, hồ giữ lại tên T'nưng như một kỷ niệm về buôn làng.
Thời tiết Tây Nguyên vốn nắng nóng, oi nồng, nhưng khi đến với "đôi mắt Pleiku" du khách sẽ cảm thấy dễ chịu bởi không khí trong lành, mát mẻ.
Qua con đường dẫn lên hồ T'nưng với những rặng thông già hai bên, bạn sẽ bắt gặp bức tranh mang vẻ đẹp mơ màng, huyền ảo, đặc biệt vào buổi sáng sớm.
Biển Hồ đẹp vào mọi thời khắc trong ngày, bình minh với làn sương mờ ảo, mặt trời lên cao thì nước hồ chuyển trong xanh.
Khi hoàng hôn buông xuống khung cảnh nhuốm màu vàng đỏ của nắng chiều tà, tạo nên khung cảnh vô cùng lãng mạn.
Thiên nhiên khắc nghiệt, nắng hạn đến đâu nhưng nước nơi đây chưa bao giờ cạn. Hồ T'nưng là nơi cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho người dân TP Pleiku.

Kỷ niệm chuyến thiện nguyện Gia Lai - Kon Tum (8.2019)


2 tháng 9, 2019

Hà Đông Đak Đoa địa danh xa lạ.

Nằm lọt thỏm giữa thung lũng với một màu xanh thẳm của núi rừng Xã Hà Đông, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai địa danh rất xa lạ,

Từ trung tâm huyện Đak Đoa vào đến xã Hà Đông chừng 50 km, nhưng trước chuyến đi, chúng tôi nhận được nhiều lời cảnh báo “sau đợt mưa dài”. Cung đường đất đỏ xưa kia đã được bê-tông hoá, nhưng nhiều khúc quanh lại hẹp nên việc di chuyển bằng xe khách khá chậm và gian nan. Phải mất hơn hai giờ đoàn mới đến trung tâm xã Hà Đông, gọi là trung tâm cho “oai” chứ thực chất xung quanh cũng chỉ có trụ sở UBND xã, Trường THCS Trần Kiên và một ngôi nhà rông lớn. Vì điều kiện khó khăn, nên sự tĩnh lặng, hoang sơ của Hà Đông phần nào phản ảnh cảnh trầm mặc của núi rừng Tây nguyên.

Đoàn quyết định chọn bãi đất trống trước nhà rông làm điểm tặng quà cho bà con nghèo và trẻ em người dân tộc BaNa.

Cả xã có hơn 730 hộ dân, phân bố ở 5 làng cách xa trung tâm xã từ 2 km đến gần 10 km (trong đó hơn 90% là người Bahnar), thì tỷ lệ hộ nghèo chiếm hơn 40%. Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và chăn nuôi. Cũng vì không thuận lợi trong đi lại, nên thương mại-dịch vụ ở xã Hà Đông dường như không có, cuộc sống của bà con chủ yếu vẫn là tự cung, tự cấp.

Tương lai của xã Hà Đông vẫn còn nhiều khó khăn. Nên sự chia sẻ chút quà nghĩa tình trong thời điểm này cũng là sự động viên, an ủi. Mong các đoàn thiện nguyện ghi nhận đây là điểm đến trong hành trình nhân ái.

Kỷ niệm chuyến thiện nguyện Gia Lai - Kon Tum (8.2019)