29 tháng 11, 2017

TOA THUỐC GIA TRUYỀN TRỊ BỆNH. ĐAU BAO TỬ

Đã chữa trị rất hiệu quả cho nhiều người bệnh bao tử và được lưu truyền lại nhiều đời.
Nay được sự đồng ý của gia đình sở hữu cho phổ biến rộng rải đến cộng đồng.
Mong ACE quan tâm chia sẻ đến những trường hợp không may mắc bệnh có thể điều trị với chi phí thấp nhất.
Cám ơn Gia đình anh chị Hùng Vân Q4

Toa thuốc
Cách sử dụng:
-Thuốc dạng bột, màu vàng
-Dùng mỗi ngày 3 lần trước khi ăn
-Mỗi lần một muỗng cafe hoà với 1 muỗng mật ong, quậy đều. Ngậm vào miệng để thấm từ từ vào bao tử là cách uống tốt nhất.
-Hiện gia đình anh chị có phát thuốc miễn phí tại nhà

Anh chị Hùng Vân Q4




19 tháng 11, 2017

Chút nghĩa thầy cô


Đầu tuần này, lớp học tình thương của một nhóm thiện nguyện tại quận 3, Sài Gòn, bắt đầu ngày học của mình bằng giờ tập vẽ, làm thiệp chúc mừng ngày thầy cô giáo 20-11.
Lớp học loi nhoi tiếng hỏi han cách thức, đòi thêm giấy, viết màu của nhau. Khó khăn lớn nhất của những đứa trẻ đó là viết được lời chúc đàng hoàng để tặng cho người dạy mình. Một đứa khều khều, hỏi nhỏ “con chúc cô giáo ăn nhiều có kỳ không?”.
Hầu hết những đứa nhỏ học lớp vẽ đó đến từ những gia đình rất nghèo. Còn lại thì là những những đứa không biết một mái nhà là gì, từ lúc ra đời đến giờ. Cô giáo Sa, một trong những thiện nguyên giáo dục đường phố nói rằng nhiều đứa trẻ như vậy đã thân thuộc với vỉa hè, gầm cầu… vì khi ra đời cho đến khi lớn lên, bầu trời là mái nhà. “Nhà” đôi khi rất khủng khiếp, vì đó là những nơi chúng bị bắt về, bị buộc đóng các loại tiền gì gì đó theo chính sách… sau những đợt thu gom của chính quyền để làm “sạch đường phố”.
Nhưng với thầy cô là một chuyện rất khác. Những gương mặt đầy giận dữ, tinh ranh… ngày thường trên vỉa hè của chúng tức thì dịu lại, khi thấy thấp thoáng bóng dáng thầy hay cô xuất hiện. Có cái gì đó rất kỳ diệu trong nghĩa thầy trò vừa mong manh, vừa vĩ đại này. Những đứa trẻ Việt Nam dù ở hoàn cảnh nào, vẫn thầm lặng mang trong lòng mình một không gian kính ngưỡng dành cho người dạy dỗ mình, thậm chí còn đậm sâu hơn nhiều đứa trẻ đeo khăn quàng và được giáo dục trong mái trường xã hội chủ nghĩa.

11 tháng 11, 2017

Văn hóa kinh doanh Nhật: không chỉ là cái cúi đầu!

Sự xuất hiện của doanh nghiệp xăng dầu do người Nhật đầu tư đã gây ra vài ý kiến trái chiều. Có ý kiến cho rằng cái cúi đầu của doanh nhân Nhật là không thật lòng. Cũng có ý kiến cho rằng sự hiện diện của doanh nghiệp Nhật là một sự cần thiết cho cạnh tranh lành mạnh. Ở đây, tôi nghĩ có thể nhìn sự hiện diện của doanh nghiệp Nhật một cách tích cực hơn, nhất là sự tử tế và văn hoá kinh doanh của họ sẽ đóng góp phần tích cực vào văn hoá kinh doanh Việt Nam.


Tôi có vài lần trải nghiệm với văn hóa ứng xử Nhật và không thể nào quên được sự tử tế cùng tính lịch lãm của họ. Có lần tôi sang dự hội nghị quốc tế ở Osaka, chuyến bay đáp xuống phi trường ngoài biển lúc hơn 11 giờ đêm. Tôi thích đi xe điện, nên quyết chí đi xe điện của Nhật để trải nghiệm và so sánh với xe điện bên Úc. Xe điện của Nhật thật là không chê được. Từ khâu mua vé đơn giản, giờ khởi hành chính xác đến từng giây, đến vị trí lên tàu điện chính xác ngay nơi khách đứng, làm tôi thán phục tính chính xác của người Nhật. Sau này tôi đi nhiều chuyến xe điện xuyên thành phố và cũng chứng kiến tính chính xác tuyệt vời. Lên xe thấy ghế vừa tiện nghi vừa sạch sẽ, làm cho chuyến đi về trung tâm thành phố hết sức thoải mái. Xe chạy ngang qua những tòa nhà tôi thấy đèn điện còn sáng chưng, và nhìn kĩ thì thấy vẫn có người làm việc lúc đó (tức gần nửa đêm). Sau này tôi mới biết người Nhật làm việc quá giờ hành chánh là bình thường. Họ làm xong việc chứ không hẳn là xong giờ.

2 tháng 11, 2017

PHÂN ƯU

Trân Trọng thông báo tin buồn:


THẦY LÊ VĂN KIỆT


Cựu GS Trường THKT VĨNH LONG và Trường THKT CAO THẮNG
Sinh năm 1935 tại Long An
Từ Trần lúc 14 giờ 25, ngày 01 tháng 11 năm 2017
(nhằm ngày 13 tháng 9 năm Đinh Dậu)
Hưởng Thọ 84 tuổi

Lễ Nhập Quan lúc 21 giờ cùng ngày 1/11/2017
Linh Cữu quàn tại tư gia số: 6A/16 Nguyễn Cảnh Chân -  Q1
Lễ Động Quan lúc 7 giờ ngày 5/11/2017
(nhằm ngày 17 tháng 9 năm Đinh Dậu)

***