13 tháng 12, 2016

Letter from the President


Kính thưa quý vị,

Messengers of Love (MOL) là một Hội từ thiện 501c(3) tại Hoa Kỳ được thành lập để giúp nâng cao đời sống và mang tình yêu tới cho những mảnh đời bất hạnh ở Vietnam. MOL làm việc với những vị tu sĩ là những bàn tay nối dài của Hội. Những đối tượng MOL phục vụ là những em bé mồ côi, những em bé nghèo có hoàn cảnh khó khăn có nguy cơ phải bỏ học, và những người dân tộc phong cùi nghèo bị xã hội bỏ rơi. MOL đã hoạt động từ năm 2004 và đã chính thức được chính phủ Hoa Kỳ cấp 501c(3) tax exempt status vào năm 2007. Website: www.messengersoflove.com

Noel năm nay, Messengers of Love (MOL) sẽ đích thân về Việt Nam (chi phí tự túc), sẽ cùng với các soeurs và các cha, phát 5000 phần quà cho các em mồ côi, các gia đình phong cùi, các em bé dân tộc, và các em nghèo miền Trung, và sẽ phát thêm 1000 phần quà Giáng Sinh cho các gia đình bão lụt miền Trung, tại 2 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình, đáp ứng lời kêu gọi giúp đỡ của các vị lãnh đạo tinh thần tại đó, LM Lê Văn Nghiêm tại Huế (cũng là thành viên trong ban quản trị của Hội), và LM Nguyễn Văn Tâm (Dòng Chúa Cứu Thế, LM quản xứ tai Kẻ Đông, Hà Tĩnh). Xin đính kèm thư của hai cha. Những gói quà nhỏ bé gói ghém tình người này sẽ cho họ niềm vui, bớt tủi hủi, bớt đói và họ sẽ cảm nghiệm đươc tình yêu của Thiên Chúa.

Theresa xin kêu gọi sự đóng góp của các quý vị ân nhân. Chỉ một số tiền nhỏ $5 USD cũng mang được niềm vui và hạnh phúc cho một em bé mồ côi hoặc một gia đình phong cùi. $15 USD sẽ giúp một gia đình qua cơn đói vào mùa lễ.

Quà Giáng Sinh:
- $4 - $6 USD một phần - cho các em mồ côi và phong cùi: quần áo, đồ dùng vệ sinh, gạo, sữa, bánh kẹo
- $15 USD một phần - cho gia đình nạn nhân bão lụt: 20kg gạo, 1 thùng mì, 1 chai dầu ăn

MOL cũng đang thực hiện những chương trình sau, và cũng đang cần được sự bảo trợ:
- Học bổng các em học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn được đi học. Hiện giờ Hội đang cưu mang 212 em.
- Quán cơm Nhân Ái tại Huế, phục vụ cho 60 người nghèo hằng ngày có bữa ăn dinh dưỡng
- Computers cho Lớp học Anh Văn và Vi Tính, after school learning.
Scholarship per year per child:
$100 - elementary
$125 - middle school
$150 - High school
$250 - community college
$300 - University
To see list of poor student to sponsor scholarship, click on this link
Xin chân thành tri ân lòng quảng đại và tình yêu mà quý vị dành cho những mảnh đời bất hạnh. Cầu mong Thiên Chúa mang thật nhiều niềm vui và an bình cho quý vị và gia đình vào mùa lễ Giáng Sinh năm nay, và nhiều may mắn trong năm mới.
Thân mến,
Theresa L. Tran

MOL's president &; board chair
"Một Giáo hội nghèo cho người nghèo: Chúa Kitô đến để ban tặng tình yêu và ơn cứu độ cho hết thảy mọi người, nhưng nhất là cho người nghèo. Sức mạnh đích thực là phục vụ, đặc biệt phục vụ “những người nghèo nhất, yếu đuối nhất, và ít quan trọng nhất”. Đức Thánh Cha Phanxicô - March 19, 2013
- Donation on line can be made at: www.messengersoflove.com, or: https://paypal.me/Messengerof love
- If you don't have paypal: Messengersoflove-holidayevent. eventbrite.com
- To send in: Messengers of Love, P.O. Box 590936, Houston, TX 77259

12 tháng 12, 2016

Kỷ niệm đêm Hội An chơi bài ca chòi cổ

Tại phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam, bài chòi được diễn xướng hàng đêm, thu hút đông đảo du khách và người dân tham gia.

Ở sân vườn tượng Hội An, “chị hiệu” (là người hô hát) hô hát những làn điệu dân ca xứ Quảng. Trò chơi từ 5 đến 7 phút. Mỗi thẻ bài gồm có 3 từ. Nó cũng tương tự như trò chơi lô tô nhưng trò chơi dân gian bài chòi bằng chữ 3 chữ. Trong mỗi trò chơi nếu mình trúng 3 chữ thì mình sẽ là người trúng thưởng.

Người ta dùng bộ bài Tam Cúc 27 cặp, đem mỗi lá bài dán vào một thẻ tre. Bộ bài chia ra làm đôi: một nửa bỏ vào ống do người hô hiệu giữ, một nửa đem phân phối cho 9 chòi, mỗi chòi 3 lá. Lúc vào cuộc, anh hiệu rút bài trong ống ra, hô lên, chòi nào trúng lá ấy thì gọi hiệu đem lại. Khi có một chòi trúng đến lá thứ 3 là xong một ván.

Mặc dù được lồng ghép trong trò chơi để tăng tính hấp dẫn thu hút du khách. Nguyên bản hát "bài chòi" tại Hội An là văn hóa dân gian thuần Việt, cần gìn giử, lưu truyền để tỏ lòng ghi nhớ công lao cha ông đã gầy dựng mảnh đất Quảng Nam này.



8 tháng 12, 2016

Thăm cơ sở bảo trợ xã hội tư nhân Phước Phúc - Nha Trang

Ở lại Đà nẵng trọn một ngày tôi có dịp tham quan một vài thắng cảnh như: Bà Nà, chùa Linh Ứng 2 (trên đỉnh Bà Nà), chùa Linh Ứng 1 nằm trên bán đảo Sơn Trà, phố cổ Hội An, Làng đá mỹ nghệ Non Nước... Tuy nhiên vì mục đích của chuyến đi là công tác từ thiện, thời gian không cho phép nên cũng chỉ “cưởi ngựa xem hoa”. Thậm chí hành trình đi gần nữa bờ biển quê hương mà chẳng một lần chạm chân vào bãi cát, thật tiếc nhưng thôi hẹn lần khác thư thả hơn.

Ảnh lưu niệm Khu du lịch Bà Nà
Chùa Linh Ứng - Bà Nà
Qua đêm thứ hai, sáng sớm mọi người đã vội vã lên đường trong khi Đà Nẵng đang bị ảnh hưởng bởi áp thấp, mưa không lớn nhưng gió giật rất mạnh. Khi về lại Sài gòn, ghi lại những dòng này tỉnh Quảng Nam trong đó có Tam Kỳ đang bị mưa lũ hoành hành, cộng hưởng thêm bởi việc xả đập của nhà máy thủy điện Sông Tranh 2 ( như tôi có nhận xét ở phần trước), gây thiệt hại nặng nề có thể do ảnh hưởng thời tiết bất thường từ hôm đó.

Phải mất gần nữa ngày vượt qua hơn 500 km để đoàn về đến Nha Trang khi phố đã lên đèn. May sao khách sạn nằm ven biển nên còn lưu chút kỷ niệm với Nha Thành bằng việc ngắm cảnh từ balcon. Đường Trần Phú về đêm san sát cửa hàng buôn bán cao cấp gần như dành riêng cho khách du lịch chủ yếu là ngoại kiều, hệt như Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Tư Do của Sài gòn nhưng thơ mộng hơn nhờ có một bên biển trãi dài với những hàng cây xanh trong công viên rộng khá mát mẻ, nhiều đèn màu lấp lánh vui mắt. Những đợt sóng trắng xô vào bờ rồi tan nhanh, để lại trong lòng tôi một chút kỷ niệm về Nha Trang năm 2016.

3 tháng 12, 2016

Một thoáng Đà Nẵng - Phần 2

Đêm dừng chân tại TP Đà Nẵng

Ngay khi về đến Tam Kỳ đoàn chúng tôi tiếp tục lên xe trực chỉ đến TP Đà Nẵng cách đó khoảng 70 km và nghỉ đêm tại thành phố này.

Chợ Cồn - Đà Nẵng
Đến nơi trời đã vào đêm, buổi tối Đà Nẵng cũng nhộn nhịp không kém Sài gòn. Đường ven bãi biễn Mỹ An rộng, dọc đường các khu thương mại, nhà cao tầng, khách sạn đang trong thời kỳ cao trào xây dựng vì có lẽ đây là vùng đất mới phát triển sau này chứ từ lâu Đà Nẵng vẫn là TP cổ mà cách đây nhiều năm tôi có dịp đến. Những địa danh như Hội An, Mỹ Sơn hay Sơn Trà... đã nằm trong ký ức.

2 tháng 12, 2016

Một thoáng Đà Nẵng - Phần 1

Phát quà đồng bào dân tộc Xê Đăng – Trà Cang – Nam Trà My – Quàng Nam

Trên hành trình suốt 36 tiếng ngày đêm từ Sài gòn đến địa danh miền núi Trà Cang – Nam Trà My, đoàn thiện nguyện đã phải sang xe nhỏ từ Tam Kỳ để vượt qua hơn 100 km đường đèo dốc đến địa điển định trước Trà Cang.


Mặc dù khởi hành từ TP Tam Kỳ trời buổi sáng mát dịu. Vượt qua cung đường hẹp, nhiều cua gắt, dốc đứng nên cả đoàn ai cũng cảm thấy thấm mêt nên tạm nghỉ chân tại nhà máy thủy điện Sông Tranh 2.

19 tháng 11, 2016

Mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam


Cây phượng già treo mùa hạ trên cao 
Nơi bục giảng giọng thầy sao chợt thấp: 
"Các con ráng… năm nay hè cuối cấp…" 
Chút nghẹn ngào… bụi phấn vỡ lao xao. 

Ngày hôm qua hay tự tháng năm nào 
Con nao nức bước vào trường trung học 
Thương cây lúa hóa thân từ hạt thóc 
Thầy ươm mùa vàng, đất vọng đồng dao. 

Mai thầy về, sân trường cũ nằm đau? 
Hay nỗi nhớ lấp vùi theo cát bụi? 
Dẫu cay đắng, dẫu trăm nghìn đau tủi 
Nhọc nhằn nào thầy gửi lại ngày sau? 

Mai thầy về, mùa gọi nắng lên cao 
Vai áo bạc như màu trang vở cũ 
Con muốn gọi sao lòng đau nghẹn ứ 
Đã bao lần con ngỗ nghịch thầy ơi! 


18 tháng 11, 2016

Phân Ưu

Nhận được tin buồn:

Bà NGUYỄN KIM LOAN

Pháp Danh: Minh Loan

Sinh năm 1938

(Phu nhân cố giám học Thầy Phan văn Long NK 1960-1967)

Tạ thế lúc 22 giờ 10, ngày 16/11/2016 tại Sài gòn

Hưởng Thọ 79 tuổi

Lễ Động Quan lúc 8 giờ ngày 18/11/2016
An táng tại nghĩa trang Long Hữu -  Tỉnh Long An



***

Thành Kính Phân Ưu cùng gia đình Thầy Cô
Nguyện Cầu Hương Linh Cô sớm siêu sanh Tịnh Độ nơi cõi Phật

Nguyễn văn Hiếu (chs 1971-1975)

11 tháng 11, 2016

Út Bạch Lan (1935 - 2016)

Mới đọc báo và biết tin buồn: nghệ sĩ cải lương Út Bạch Lan qua đời vài ngày trước! Bà thọ 81 tuổi, nhưng tính tuổi ta là 82. Tôi vốn mê cải lương nên từng có lần viết bài về hai nghệ sĩ tôi mến mộ: Bạch Tuyết và Út Bạch Lan. Nhân dịp này, xin chia sẻ vài cảm nhận cùng các bạn nào chưa biết đến người nghệ sĩ nhân ái và tài sắc Út Bạch Lan, người đã góp công tạo nên nền nghệ thuật cải lương ở miền Nam.

Nghệ sỹ Út Bạch Lan
Không hiểu tại sao và từ khi nào mà báo chí VN sau này gọi Út Bạch Lan là "sầu nữ", vì ngày xưa báo chí miền Nam gọi bà "Nữ hoàng vọng cổ". Bà có một cái tên rất Nam bộ: Đặng Thị Hai. Bà sinh ra ở Đức Hòa, Long An. Năm 10 tuổi bà theo mẹ tha hương ở Sài Gòn, và mẹ bà kết nghĩa chị em với một người phụ nữ khác cùng cảnh ngộ có một đứa con trai. Đứa con trai đó chính là Văn Vĩ, một nghệ sĩ nổi tiếng trong làng cải lương về sau, và Út Bạch Lan xem Văn Vĩ như là anh ruột. Út Bạch Lan sau này hát chung nghệ sĩ nổi danh Thành Được, và "cặp bài trùng" này làm sóng gió sân khấu cải lương trước 1975. Sau này hai người nghệ sĩ trai tài gái sắc này thành hôn với nhau, nhưng chỉ một thời gian ngắn thì hai người chia tay, và bà sống độc thân đến ngày qua đời và nuôi 4 đứa con rơi của chồng! (1)

28 tháng 10, 2016

Chuyện 10.000 ngôi mộ ở nghĩa địa thai nhi Nha Trang

10.000 ngôi mộ là 10.000 cuộc đời chưa bao giờ được cất lên tiếng khóc trọn vẹn. 7 năm nay, ông Tống Phước Phúc lặng lẽ đi thu gom những hài nhi bị vứt bỏ, tập hợp chúng lại ở một nghĩa trang ngoại thành Nha Trang.

Nghĩa trang Đồng Nhi nằm cách trung tâm thành phố Nha Trang 10 km, trên núi Hòn Thơm, nơi rất ít người qua lại bởi sự khô hạn, thưa thớt dân cư. Nghĩa trang này đặc biệt vì chỉ dành cho những đứa bé, những thai nhi chưa kịp sinh ra đã bị chết hoặc vứt bỏ vì bệnh tật do cha mẹ chúng không dám nhận. Trên những hàng mộ, hàng ngàn ngôi mộ ở đây nằm sát vào nhau, mỗi mộ đều được cắm một bông hoa hồng bằng nhựa. Đi tới đây, người ta dễ lặng người đi trước rất nhiều mộ vô danh chỉ có ngày tháng lập mộ và những kí hiệu riêng về sinh mạng.

Ông Phúc và các con mình tại Cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập Phước Phúc

Để đánh dấu lại tên tuổi những hài nhi chưa thành hình, ông Phúc tự khắc tên bia mộ theo những đặc điểm của từng đứa trẻ. Mỗi cái tên đặt ra đều ghi nhớ cho các hài nhi về quê hương của mẹ đẻ: Tống Phước Xuân Tâm, Tống Phước Đắc Lắc, Tống Phước Ninh Hòa, Tống Phước Cam Ranh... Ông Phúc bảo: “Việc đặt tên cho các em như thế giúp cho những người cha, người mẹ lầm lỡ sau này có thể tìm lại được hài nhi, đứa con mà mình vứt bỏ”.

8 tháng 10, 2016

Vịnh Vĩnh Hy ( Ninh Chữ - Phan Rang)


Vịnh Vĩnh Hy nằm cách trung tâm Tp. Phan Rang – Tháp Chàm 42 km theo hướng Đông Bắc, thuộc xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải. Là nơi còn mang nhiều nét hoang sơ do thiên nhiên hào phóng ban tặng, một quần thể thiên nhiên xinh đẹp, hùng vĩ với những bãi cát trắng bao quanh, được ví như nơi sơn cùng thủy tận của tỉnh Ninh Thuận. Cạnh đó là ốc đảo Vĩnh Hy quyến rũ bởi địa thế hiểm trở, một mặt là biển và 3 bề rừng núi bạt ngàn.

Đường đến Vĩnh Hy chạy ngang qua vườn Quốc gia Núi Chúa, nơi có hệ sinh thái rừng khô hạn đặc trưng hiếm thấy nhất ở nước ta với nhiều sinh vật phong phú.

Trên đường đến Vĩnh Hy xe phải lượn theo những những khúc cong ven biển đẹp như tranh vẽ., hoang sơ và hiểm trở. Hiện nay con đường xuống Vịnh Vĩnh Hy đang được đầu tư mở rộng. Từ đỉnh núi Chúa nhìn về hướng đông, vịnh Vĩnh Hy vẫn còn vẻ đẹp nguyên sơ mà thiên nhiên đã tạo nên.

Vĩnh Hy được ví như một nàng tiên nằm yên ắng bình lặng, được các dãy núi hùng vĩ bao quanh, che chở. Vịnh Vĩnh Hy hiện ra đẹp kỳ vĩ với những chiếc thuyền nhấp nhô trên làn nước xanh biếc.

1 tháng 10, 2016

Chống phương Bắc đồng hóa - cuộc đấu tranh vĩ đại của dân tộc Việt



Có một sự thật đau đớn và kiêu hãnh trong lịch sử thế giới rằng: Bất cứ mọi quốc gia nhỏ yếu nào khi số phận địa lý mặc định phải ở bên cạnh nước lớn thì đều phải gồng mình chống đồng hóa dân tộc.

Có những dân tộc biến mất tăm mất tích vào một dân tộc lớn; có dân tộc đi xâm lăng, đi đồng hóa thì “gậy ông đập lưng ông” bị đồng hóa lại mà bi kịch người Mãn (dù triều đình nhà Thanh cai trị Trung Nguyên suốt 200 năm) là một ví dụ. Chống đồng hóa thực ra là chống đồng hóa văn hóa dân tộc. Giáo sư sử học Trần Văn Giàu nói rằng: “Bị đô hộ hàng mười thế kỷ bởi một nước có văn hóa cao hơn, số dân đông hơn gấp bội mà sau mấy ngàn năm – Ta vẫn là ta – hẳn không phải vì mũi tên nhọn hơn, bắp thịt cứng hơn mà chủ yếu là nhờ văn hóa, nhờ đạo lý, nhờ hệ giá trị tinh thần của riêng mình, chứ văn hóa lấy sức đọ sức, lấy số đọ số thì dân Việt Nam, nước Việt Nam chỉ còn là đối tượng khảo cổ học”.

7 tháng 9, 2016

Nhìn lại lịch sử Bách Việt và quá trình Hán hóa Bách Việt


Bản đồ Trung Hoa thời Xuân Thu Chiến Quốc
Khi đọc những câu hỏi “Vì sao đã thống trị Việt Nam hơn ngàn năm mà cuối cùng Trung Quốc vẫn không thể đồng hóa Việt Nam?”. Hoặc “Người Việt Nam (tộc người Kinh) vì sao mà khó đồng hóa như vây?(1), nhiều người nghĩ chắc là ý kiến của những anh chàng người Việt nặng đầu óc dân tộc chủ nghĩa. Nhưng thật bất ngờ, những câu hỏi này và tương tự như vậy hiện là những chủ đề nóng của các diễn đàn tranh luận trên mạng Internet của người Trung Hoa, bằng tiếng Trung chứ không phải của người Việt.

Nhìn lại lịch sử Bách Việt và quá trình Hán hóa Bách Việt

Họ đã chất vấn nhau, đại loại thế này: Hơn một nghìn năm, trước khi nhà Tống lên ngôi, Giao Châu là thuộc Trung Hoa, dù chị em họ Trưng có nổi dậy cũng chỉ mấy năm là dẹp yên. Thế mà vì sao từ đời Tống trở đi các triều đại Trung Hoa không thể thu phục nổi Việt Nam. Hơn nữa, dân tộc Việt Nam, người Kinh ấy, từ đâu mà ra, hình thành từ lúc nào? Người Hán chúng ta từ cổ xưa đã có sức đồng hóa cực mạnh. Số dân tộc đã bị Hán tộc đồng hóa không đếm xuể. Tại sao chừng ấy năm đô hộ vậy mà không đồng hóa nổi Việt Nam… Nếu An Nam là thuộc Trung Quốc từ thời đó, liệu bây giờ quần đảo Nam Sa (VN gọi là Trường Sa) có thành vấn đề không? Việt Nam có còn chiếm được nhiều đảo ở Nam Sa như bây giờ không?

Là người Việt Nam, chắc ai cũng muốn chính mình tìm câu trả lời cho những câu hỏi thú vị đó. Chúng ta từng nghe nói rằng, từ xa xưa một dải giang sơn mênh mông từ Nam sông Dương Tử trở về Nam là nơi các tộc dân Việt sinh sống và phát triển nền văn minh lúa nước rực rỡ. Thế rồi ngày nay, hầu hết đều trở thành lãnh thổ và giang sơn của người Hán, dùng Hán ngữ và văn hóa Hán. Quá trình đó người ta quen gọi là Hán hóa. Vì vậy nhìn lại lịch sử Bách Việt và quá trình Hán hóa Bách Việt, là một cách ôn cố tri tân hữu ích. Đáng tiếc là thời xa xưa đó lịch sử chủ yếu ghi chép lại bằng Hán ngữ cổ ở Trung Hoa, không dễ tiếp cận với đa số hiện nay. Vì lẽ đó người viết bài này cố gắng tóm tắt những gì mà sử sách cổ còn ghi lại, kết hợp với những tài liệu khoa học đã công bố của một số học giả uy tín trên thế giới, ngõ hầu cung cấp một vài thông tin hữu ích, nhiều chiều, kể cả còn đang tranh cãi.

4 tháng 9, 2016

Mái Ấm Hồng Quang

Cuộc sống nghèo...nên chồng chất nỗi đau...
Xung quanh ta...bao mảnh đời bất hạnh.
Bao nỗi buồn...giữ bên lòng canh cánh...
Để bây giờ...nhắn gửi tiếng yêu thương.

Mời các bạn xem để cảm thông với nổi khó khăn của mái ấm và cành ngộ của các bé mồ côi. 
Trong hoàn cảnh trung tâm ở xa thành phố nên còn thiếu thốn mọi thứ. Xin các bạn chia sẻ và vận động nhà hảo tâm nếu có điều kiện quan tâm giúp công, giúp của để nuôi dưỡng và giáo dục hơn 50 trẻ.




Thăm và tặng quà trẻ mồ côi tại Mái Ấm Hồng Quang
(Ghi hình : 21-8-2016)

Xem ảnh: https://goo.gl/photos/gdTc9H3GS34sExXj8

Địa chỉ liên lạc trực tiếp:
TRUNG TÂM NHÂN ĐẠO HỒNG QUANG
Đại Đức: Thích Thiện Thông
ĐT: 0643890815

DĐ: 0986295415
Email: suthienthong@gmail.com
ĐC: Tổ 10, Thôn Phước Tấn, Xã Tân Hòa, Huyện Tân Thành - Tình Bà Rịa Vũng Tàu

1 tháng 9, 2016

Tổ quốc là gì? Tôi vẫn tự hỏi

Tranh của Lê Thiết Cương
Tổ quốc là gì, mà trước khi chết, Frederic Chopin, nhà soạn nhạc lừng danh của Ba Lan (1810 – 1849) cứ khắc khoải dặn dò trong lúc đau yếu, rằng hãy mang trái tim của ông về chôn cất ở quê nhà? Lưu lạc ở Pháp và Anh suốt trong 20 năm, nhưng Chopin luôn ngóng về đất mẹ, kể từ cuộc nổi dậy của người Ba Lan trước ách xâm lược của đế quốc Nga (1831).

Khi nghe tin cuộc cách mạng thất bại, dẫn đến việc hàng ngàn người Ba Lan phải ra đi lánh nạn, Chopin đã khóc và viết bản Etude cung Đô thứ (Op. 10, No. 12), còn gọi là bản etude Cách mạng, để ghi lại như một dữ liệu âm nhạc cho lịch sử đau thương của tổ quốc mình.

18 tháng 8, 2016

Lễ Vu Lan 2016 - Mùa Hiếu Hạnh


Tháng bảy trời nhỏ hạt ngâu
Mẹ tôi nhỏ giọt sầu đâu má đào
Chân trần bước thấp bước cao
Gánh gồng cả nỗi gian lao kiếp người

Ít khi được thấy mẹ cười
Cơm ngày hai bữa bón đời đàn con
Mồ hôi cha cũng hao mòn
Vắt không kịp ráo lớn khôn tuổi hồng

Mẹ cha mòn mỏi đợi trông
Thời gian thấm thoát trong lòng khát khao
Con bước đừng có làm sao
Con đi đừng giẫm gai đau nhói lòng

3 tháng 8, 2016

Vĩnh biệt nhà văn Dương Nghiễm Mậu


Nhà văn Dương Nghiễm Mậu (1936-2016) - ảnh của Lý Đợi
Dương Nghiễm Mậu: 

Tên thật Phí Ích Nghiễm, sinh tại làng Mậu Hòa, Ðan Phượng, phủ Hoài Ðức, Hà Ðông.
Di cư vào Nam năm 1954.
Nhà văn, phóng viên quân đội VNCH, họa sỹ sơn mài sau 1975.
Tác phẩm: Cũng Ðành (1963), Ðêm, Ðôi Mắt Trên Trời, Sợi Tóc Tìm Thấy, Nhan Sắc, Kinh Cầu Nguyện, Ðịa Ngục Có Thật, Ngã Ðạn, Quê Người, Trong Hoang Vu, Tên Bất Lực… và truyện dài: Gia Tài Người Mẹ, Ðêm Tóc Rối, Tuổi Nước Ðộc, Phấn Ðấu, Gào Thét, Ngày Lạ Mặt, Con Sâu, Sống Ðã Chết.

23 tháng 7, 2016

Nhìn Larung Gar lần cuối

Nếu tất cả chúng ta đều im lặng, làm ngơ, chịu nhục trước hiểm họa Trung Cộng, rồi bốn ngàn năm nữa, những đứa trẻ dòng Việt tộc đi ngang qua di tích đền Hùng, sẽ căm hận biết bao khi nghĩ về tổ tiên nhu nhược của chúng vào bốn ngàn năm trước đó.


Một Lạt ma trẻ nhìn xuống học viện Larung Gar và có thể đó cũng là lần cuối. Nếu không có áp lực nào, và chắc cũng không một áp lực nào, buộc Trung Cộng thay đổi ý định, vài hôm nữa một phần lớn của tu viện nổi tiếng thế giới này sẽ bị phá hủy.

Larung Gar không chỉ là học viện mà còn là biểu tượng văn hóa Phật Giáo Tây Tạng và lý do phá hủy cũng không phải vì đông đúc, thiếu an toàn như Trung Cộng viện lý do nhưng chính là nhằm xóa bỏ giá trị văn hóa.

Bởi vì, như tổ chức Human Right Watch phản bác, nếu chính quyền Trung Cộng cho là đông đúc thì thay vì phá hủy mà giải pháp đơn giản là xây thêm nhiều tu viện khác.

12 tháng 7, 2016

Tin về bệnh của Thầy Lê văn Thống

Xin gởi đến anh chị em cựu học sinh tin mới nhận:


Thầy Lê văn Thống

(GS Pháp Văn kiêm Tổng giám thị)

Hiện đang bệnh nặng phẩu thuật tim và điều trị tại bênh viện Đại học Y Dược.
Thầy rất cần sự động viên từ các anh chị học sinh để có niềm tin vượt qua bệnh tật.
Với truyền thống " Tôn sư, trọng đạo"  mong các anh chị quan tâm thăm hỏi sưc khỏe thầy.
Rất cảm ơn các anh chị.

Thầy Lê văn Thống
Địa chỉ: 205 / 23 Thích Quảng Đức - Phường 4 - Quận Phú Nhuận
Điện thoại: 08 3845 8219

1 tháng 7, 2016

Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam


Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam tọa lạc tại Xã Mỹ Khánh, Huyện Phong Điền thuộc Thành phố Cần Thơ.
Đầu tiên do ông Phạn văn Trà khởi xướng , đóng góp và cùng vận động các nhà mạnh thường quân ủng hộ tài chánh để hoàn thành đề án. Với tâm nguyện phát triển Thiền phái Trúc Lân Yên Tử của vua Trần Nhân Tông.
Kinh phí xây dựng 145 tỷ đồng. Tổng diện tích xây dựng gần 4 ha. Khởi công ngày 16/7/2013. Qua hơn 10 tháng thi công đã khánh thành và mở cửa đón Phật tử váo ngày 17/5/2014 ( nhằm ngày 19/4/năm Giáp Ngọ).
Hiện nay Đại đức Thích Bình Tâm chính thức trụ trì Thiền Viện đã được bổ nhiệm từ Ban trị sư GHPGVN TP Cần Thơ.




9 tháng 6, 2016

Trên thù hận không thể gieo hạt giống tương lai


Thư cho người bạn trẻ,

Khi bạn hỏi tôi về sự kiện liên quan đến ông Bob Kerrey, tôi nghĩ mình phải trình bày dài hơn dự định.

Việc cựu quân nhân Bob Kerrey có trở thành người đứng đầu của trường ĐH Fulbright VN (FUV) hay không, hôm nay chắc đã không còn là điều quan trọng nữa rồi. Những cuộc tranh luận gay gắt từ phía chống và phía thuận, đang cho thấy một Việt Nam đang bị xâu xé bằng ý thức hệ ngay trên thân thể của mình.

Những mất mát và đau thương và chính Nhà nước Việt Nam sau 1975 vẫn luôn kêu gọi hãy khép lại, mở ra một chương mới hòa bình, đang bị một nhóm người mở lại, rạch ra: Không ai không thấy đang có một cuộc nội chiến khác còn ghê sợ hơn cả cuộc chiến 20 năm Bắc-Nam Việt Nam. Vết thương chưa bao giờ lành, nhưng đó không phải là vết thương của bên ngoài mang đến, mà vết thương của tự mình cào cấu.

1 tháng 6, 2016

Tại sao các ông không chinh phục được chính nhân dân của mình?

Phong thái, nụ cười, nét mặt đừng tưởng có thể học được. Nếu tâm đang trĩu nặng, nụ cười sẽ gượng gạo như đang mếu, còn tệ hơn là không cười. Nếu những điều ấy có thể học, có thể tập luyện mà thành thì những nguyên thủ quốc gia đồng thời còn phải là những diễn viên đại tài.

TT Barack Obama bắt tay thân thiện trước sư chào đón của nhân dân Hà Nội trước quán  bún chả
Tâm hồn không nhân từ, trí tuệ không có ánh sáng của lương tri, không tin tưởng thực sự vào giá trị đẹp đẽ của con người thì không tài năng kịch nghệ nào có thể tạo ra vẻ ngoài hấp dẫn, toả sáng thuyết phục như Obama. 

Có thể ai đấy còn nghi ngờ mà tưởng rằng những vẻ đẹp ấy chỉ là hình thức, tôi thì tin vẻ đẹp ấy có gốc rễ từ bên trong mà không dễ gì có được. Nhiều người Mỹ sống có lý tưởng thực, liêm chính thực mà không phải là một sự giả vờ để lấy lòng công chúng.

25 tháng 5, 2016

Bài phát biểu của Tổng thống Mỹ Obama tại TTHN Quốc gia Mỹ Đình (24/5/2016)


Xin cảm ơn Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã dành cho chúng tôi sự chào đón nồng nhiệt trong chuyến thăm này. Xin cảm ơn các bạn có mặt ở đây ngày hôm nay.
Những người Việt Nam đến từ khắp đất nước, trong đó những người trẻ đại diện cho sự năng động, tài năng của người dân Việt Nam. Trong chuyến thăm này, sự thân thiện của những người Việt Nam đã chạm tới trái tim của chúng tôi. Nhiều người đã vẫy tay chào tôi bên đường, làm tôi cảm thấy được tình cảm dân tộc.
Hôm qua tôi đến thăm phố cổ Hà Nội và được ăn bún chả rất ngon, uống bia Hà Nội. Đường phố thật đông đúc, tôi chưa bao giờ thấy nhiều xe máy như vậy. Tôi chưa thử đi qua đường, nhưng sau này có dịp trở lại Việt Nam, các bạn sẽ chỉ cho tôi cách qua đường như thế nào.

17 tháng 5, 2016

Nguồn gốc lễ Phật Đản và những điều nên làm

Đại Lễ Phật Đản PL 2560 tại Chùa Pháp Hoa (Mùng 8/4 năm Bính Thân)
Trong đại lễ Phật Đản, Phật tử không sát sinh, chỉ ăn chay, phóng sinh và làm các công việc thiện nguyện. Hàng năm, vào ngày rằm tháng tư, hầu hết những nước có Phật giáo và các phật tử đều tổ chức kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất thân là Thái tử Tất Đạt Đa, dòng họ Cồ Đàm, vương tộc Thích Ca. Ngài được cho là sinh vào ngày rằm tháng tư Âm lịch năm 624 trước Tây lịch (theo Nam tông), mùng 8/4 Âm lịch (theo Bắc tông) tại vườn Lâm Tỳ Ni - nơi nằm giữa Ca Tỳ La Vệ và Devadaha ở Nepal.


Đại lễ Phật Đản tại Việt Nam Quốc Tự  Ảnh: Lê Quân.
Từ năm 1999, lễ Phật Đản vào 15/4 (Âm lịch) đã được Liên Hiệp Quốc công nhận là ngày lễ hội văn hóa tâm linh thế giới. Lễ Phật đản là một trong ba lễ cấu thành Lễ Tam hợp mà Liên Hiệp Quốc gọi là Vesak (lễ Phật đản sinh, lễ Phật thành đạo và lễ Phật nhập Niết bàn).

9 tháng 5, 2016

Sao tự trói tay, bịt mắt giữa thế giới hội nhập?

Tuần qua, đọc trên mạng thấy thiên hạ phê phán, kêu gọi tẩy chay hàng loạt cuốn sách đồ sộ về Đặng Tiểu Bình. Giật mình thấy, nếu có quá nhiều nhà xuất bản Việt Nam rất khách quan vô tư dịch và in nguyên xi sách của Tàu ca ngợi nhân vật nổi tiếng này, thì sao lại không có đến một cuốn sách nào của tác giả Việt Nam nghiên cứu về Đặng Tiểu Bình, trong đó có câu chuyện mà kẻ xâm lược, kẻ giết người hàng loạt Đặng Tiểu Bình xua quân tấn công toàn tuyến biên giới Bắc Việt Nam, để "dạy cho Việt Nam một bài học"?


Không ai nói lại hay được phép nói lại sự thật đẫm máu năm 1979? Tôi nhớ lại không khí căng thẳng tại cuộc họp điểm báo tháng 2 năm 1997, khi Đặng Tiểu Bình tạ thế, tờ Thời báo Kinh tế Sài Gòn đã có bài viết về tư tưởng cải cách kinh tế của nhân vật, đồng thời nói rõ Đặng Tiểu Bình LÀ KẺ ĐÃ PHÁT ĐỘNG CUỘC CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC VIỆT NAM. Tiếp nhận phê phán nặng nề từ Ban Tuyên huấn, Tổng Biên tập Võ Như Lanh điềm tĩnh trả lời, đó là sự thật lịch sử và tôi là nhà báo Việt Nam, tôi có trách nhiệm nhắc bạn đọc của tôi về điều đó.

7 tháng 5, 2016

TÔI BIẾT GÌ VỀ TRUNG QUỐC?

Ảnh: KTS Trần Thanh Vân
Lâu nay mọi người vẫn nghĩ rằng tôi là một Kiến trúc sư cảnh quan có hiểu chút ít về phong thủy Thăng Long, âu cũng là chuyện bình thường, cho nên những vấn đề gì liên quan đến phong thủy của Kinh đô Thăng Long xưa và Hà Nội mở rộng ngày nay thì họ hay hỏi tôi, ngoài ra tôi không biết điều gì khác. Tôi cũng tự nghĩ như vậy, nên không muốn chen vào những lĩnh vực nhạy cảm mà tôi không thông thạo như kinh tế, xã hội, đặc biệt là các vấn đề an ninh, chính trị và thời sự quốc tế!
.
Cách đây vài tháng, khi xây dựng chương mục Địa linh của Chương trình văn hóa 1000 năm Thăng Long, một nhóm nghiên cứu của Ban khoa giáo Đài truyền hình trung ương đến gặp tôi để lấy tài liệu về Địa mạch và Hồn cốt Thăng Long. Giữa chừng câu chuyện, họ hỏi tôi “Chị nghiên cứu đề tài này lâu chưa?” Tôi lưỡng lự giây lát, rồi trả lời họ: “Khoảng chừng đã 55 năm”
– “Cái gì? 55 năm?”
– “Vâng! từ ngày còn là con bé con”.
Thế rồi tôi kể cho họ nghe những câu chuyện khiến tôi phải chứng kiến, phải tìm hiểu từ ngày tôi còn nhỏ.. Vào đại học, tôi làm đơn thi Bách khoa vô tuyến điện hoặc Tổng hợp Lý toán, nhưng lại bị phân công theo ngành Kiến trúc. Sau này, tôi học phong thủy cho biết để hành nghề kiến trúc sư, càng ngày tôi càng ý thức được đó là cái nghiệp đời người của tôi. Vâng, đúng là nghiệp đời người đặt tôi vào tình huống liên tiếp phải va chạm với những sự thật và tôi không thể không theo đuổi đến cùng sự thật đó. Xin nhắc lại rằng kiến thức của tôi bắt nguồn từ những sự thật, từ những điều mắt thấy tai nghe, không phải từ lý thuyết.
.

3 tháng 5, 2016

Chùa Linh Phước (Đà Lạt)



Chùa Linh Phước tọa lạc tại số 120 Tự Phước, cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 8 km về hướng Đông Nam, nằm trên một khu đất, bên phải quốc lộ 20 - đường từ Đà Lạt đi Cầu Đất, thuộc địa bàn Trại Mát, phường 11.

16 tháng 4, 2016

Nhớ Tổ Hùng Vương


NGUỒN GỐC:
Tục truyền lại, Vua Đế Minh cháu ba đời của vua Thần Nông nhân một chuyến tuần thú ở phương Nam, đến núi Ngũ Lĩnh gặp một tiên nương. Cả hai kết bạn, sinh ra một nam tử, đặt tên là Lộc Tục. Sau Lộc Tục được cha phong làm Vua ở phía bắc, bèn xưng là Kinh Dương Vương, đặt quốc hiệu Xích Quỷ.
Đến khoảng năm Nhâm Tuất 2879 trước tây lịch (có sách chép năm 2978 trước tây lịch) Dương Vương kết duyên cùng con gái Động Đình Quân tên Long Nữ, cho ra đời một người con trai, là Sùng Lãm. Lãm nối ngôi cha, xưng là Lạc Long Quân, Lạc Long Quân lại kết bạn trăm năm với Âu Cơ. Âu Cơ thụ thai sinh ra một bọc trăm cái trứng nở ra trăm con. Sau, Lạc Long Quân mới bảo với Âu Cơ rằng : “Ta là dòng dõi Long Quân, còn nhà người là dòng giống Thần Tiên. Ở lâu với nhau không được. Nay đã được trăm con, người hãy đem 50 đứa lên núi, còn phần ta, ta sẽ đưa 50 đứa xuống bể Nam Hải”.
Năm mươi con theo mẹ lên núi tức là dân thượng bây giờ, và 50 con theo cha xuống biển là người kinh hiện tại.

14 tháng 4, 2016

Nguyễn Ánh 9 – Vệt Nắng Cuối Chiều


Photo DaiNgo
Khi thời khắc tiến vào mùa cuối cùng, của một năm hay của một đời người, không chỉ bởi mùa Đông mà người ta thấy lạnh. Một lúc nào đó, bạn có chợt cảm thấy hơi lạnh không chỉ lướt qua lần áo khoác, bởi mùa Đông nhiệt đới còn len lỏi vào tâm can, khi trải qua miên man những mùa hò hẹn, chợt một đêm, bạn vô tình thầm hát cho chính mình, như ủi an, như ân cần tự hỏi “Đêm nay ai đưa em về, mình em trên hè phố vắng…”

6 tháng 4, 2016

Tháp tùng đoàn Phật tử Sàigòn đi thăm và tặng quà một số cơ sở xã hội tỉnh Lâm Đồng.

Thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng, ngày 1-4-2016.




Hội người khiếm thị, tỉnh Lâm Đồng, ngày 2-4-2016



Trung tâm nuôi và chữa bênh tâm thần Trọng Đức, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, 
ngày 3-4-2016

26 tháng 3, 2016

Viết gì với ngày sinh nhựt "6 bó" ?


Hôm qua có người viết chúc mng sinh nht, gi tôi là "cây bút thâm niên". Nghĩ cũng vui. T vi ca mình chc có sao "phong cáo" gi mng, nên "khi không" được mang nhiu "chc danh", theo kiu trên tri rt xung. "Cây bút thâm niên" là cái "danh" mi được tng, mc du tôi chưa bao giược hãnh din) cng tác vi t báo nào.
Tương t, tôi có bng tiến sĩ bao gi đâu mà cũng có nhiu người gi tôi là "Tiến Sĩ". Li có người gi tôi là "hc gi", là "nhà nghiên cu" n kia. Lâu lâu còn có người gi mình là "giáo sư". Nhiu khi đc (hay nghe) ti ch này trong bng cũng thy hơi "sượng" mt chút (sượng ch không phi sướng nghe bà con). Gò má thy hơi nóng, chc là máu mc c đang chy rn rn trong đó.
Tiến sĩ, giáo sư, hc gi, nhà nghiên cu... đâu phi là cái bánh, cc ko mà gi d dàng như vy ?
Thì nhân ngày sinh nht 6 bó mình th m x hin tượng "phong cáo" này cho vui (nhn mnh: "phong cáo" ch không phi "phong thn" nghe bà con. Mc du cm viết lăn lóc ti 6 bó thì "võ lâm phong thn bng" sp ghi danh ri!).