8 tháng 2, 2020

MẤT TỰ DO LÀ MẤT TẤT CẢ

KHÔNG CÓ TỰ DO ĐỂ NÓI LÊN SỰ THẬT
KHÔNG CÓ TỰ DO ĐỂ CHẾT ĐI


Trái tim của bác sỹ Lý Văn Lượng (Li Wenliang), một trong 8 bác sĩ đầu tiên cảnh báo về bệnh viêm phổi do virus corona gây ra ở Vũ Hán và bị cảnh cáo về việc này, đã ngừng đập vào lúc 21 giờ 30 phút ngày 6.2. Những nỗ lực cấp cứu đều vô ích. Các bác sỹ đồng nghiệp của anh đã thông báo tin buồn này cho nhiều phóng viên tụ tập ở bệnh viên trung ương Vũ Hán đưa tin về việc điều trị dịch corona.

Từ những cơ quan truyền thông quốc doanh thập thành như Nhân Dân nhật báo, Hoàn Cầu thời báo cho đến những tờ báo chuyên nghiệp bậc nhất ở Trung Quốc như Tài Tân đều đã phát đi tin tức xáo động nhân tâm này.

Như một con đập khổng lồ vỡ tung sau một sự dồn nén cảm xúc cực độ kéo dài vài tuần lễ qua, vô số dòng trạng thái phản ứng ùa ra như thác lũ trên mạng xã hội ở Trung Quốc.

Hàng triệu người trong số đó đang sống trong cảnh như bị giam lỏng trong chính ngôi nhà của mình vì lệnh phong tỏa để phòng chống bệnh dịch mà bác sỹ Lý đã lần đầu tiên cảnh báo cho những đồng nghiệp của mình vào ngày 30.12.2019.

Cơn đau buồn mau chóng trở thành phẫn nộ, trong lúc vinh danh và tưởng nhớ người anh hùng của những người bình thường này, hàng triệu người cũng tự hỏi về những hậu quả từ việc nhà cầm quyền bịt miệng bác sỹ Lý và 7 đồng nghiệp của ông.

Trong một sự đoàn kết hiếm thấy nhiều thập niên qua, gần như mọi thành phần trong xã hội Trung Quốc hòa nhịp thống thiết kêu gào về một thứ: Tự do ngôn luận, điều lẽ ra có thể đã cứu mạng bác sỹ Lý và cứu cho Trung Quốc khỏi những điêu tàn hiển hiện của cơn dịch đang hoành hành.

Trend liên tục xuất hiện như sóng Trường Giang, lớp này bị kiểm duyệt thì lớp khác nổi lên. Hashtag “chúng tôi muốn tự do ngôn luận” vừa mất tăm thì hashtag “chúng tôi ĐÒI HỎI tự do ngôn luận” lập tức được hàng triệu người chia sẻ.

7 tháng 2, 2020

Nhà cầm quyền TQ đả bưng bít thông tin về dịch cúm như thế nào ?



Cuối tháng 12-2019, bác sĩ Lý (Li Wenliang) theo dõi một số bệnh nhân nhiễm virus giống SARS gây bệnh viêm phổi, từ đó ông đã cảnh báo về loại virus mới này trên nhóm WeChat của các cựu sinh viên Vũ Hán.. Ảnh chụp màn hình đoạn cảnh báo của bác sĩ Lý được đưa lên mạng và nhanh chóng lan truyền.

Cảnh sát Vũ Hán đã triệu tập bác sĩ Lý và một số đồng nghiệp. Đồng thời kêu gọi ông Lý dừng lại với cáo buộc ông "tung tin đồn thất thiệt", bắt bác sĩ Lý ký vào văn bản thừa nhận "đưa ra bình luận sai lệch làm xáo trộn trật tự xã hội".

Thay vì kết tội bác sĩ Lý, thì chính quyền lúc đó nên nhanh chóng tìm hiểu, khoanh vùng phát dịch, nghiên cứu tìm cách điều trị, có lẽ không đến nổi phải bối rối như hiện nay. Giới chức thành phố Vũ Hán muốn che giấu thông tin về loại chủng loại virus mới này. Vì vậy, nay ngành y tế TQ không còn khả năng ngăn chận hiệu quả dịch cúm đang lây lan nhanh trên chính nước họ khi mỗi ngày có hàng chục người chết mà hôm nay bác sĩ Li Wenliang chính là nạn nhân.


5 tháng 2, 2020

Tham quan Làng nghề truyền thống của dân tộc Champa - Ninh Thuận (30.1.2020)


Làng dệt Mỹ Nghiệp



Làng dệt Mỹ Nghiệp thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, cách thị xã Phan Rang 12km về phía Đông Nam, có tên Champa là Ca Klaing.

Làng nổi tiếng với nghề dệt thổ cẩm có lịch sử phát triển lâu đời. Hiện nay, nghề dệt thổ cẩm đã và đang thu hút nhiều lao động tham gia, tạo ra được những sản phẩm có giá trị được khách hàng trong và ngoài nước ưa thích.

Làng Mỹ Nghiệp là một vùng quê yên bình, nổi tiếng với nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Nghề dệt thổ cẩm có từ lâu đời, theo truyền thuyết vào thế kỷ 17 vua Ponưra. Bà là một nghệ nhân tạo ra những hoa văn rất đặc sắc trên nền vải, và chính bà đã tạo ra nghề dệt này, bà đã truyền lại cho ông Xa và bà Chaleng. Họ là hai vợ chồng sinh sống ở làng ChaLeng thời xưa và bây giờ chính là làng Mỹ Nghiệp.

Ngày xưa người dân tự trồng bông làm nguyên liệu sản xuất và dùng cây Chùm Bầu, cây Mo, bùn non làm phẩm nhuộm và dùng các khung gỗ thô sơ làm công cụ tạo ra sản phẩm. Năm 1991 cơ sở của nghề dệt đã được hình thành nhưng chưa được phát triển chỉ tiêu thụ tại các tỉnh Lâm Đồng, Daklak.... Những năm gần đây mặt hàng này không chỉ được tiêu thụ trong nước mà còn được xuất khẩu sang thị trường nhiều nước.

Đến Mỹ Nghiệp được tận mắt chứng kiến những người phụ nữ Chăm như những con tằm nhả tơ vàng cần mẫn dệt nên từng tấm thổ cẩm với đủ các loại hoa văn, màu sắc độc đáo, mới thấy hết được sự quý giá của thổ cẩm Champa Mỹ Nghiệp.

Sản phẩm thổ cẩm truyền thống ở làng Champa Mỹ Nghiệp có sức hấp dẫn đặc biệt không chỉ bởi hoa văn sắc sảo, độc đáo, mà còn là sự phong phú, đa dạng về màu sắc, kiểu dáng, chủng loại. Bên cạnh những hoa văn cổ thể hiện sự quý phái, sang trọng như Văn thần đèn, Siva, Rồng trời hay Văn cổ, thì ngày nay người làng Mỹ Nghiệp còn biết sáng tạo nên những hoa văn mới lạ như Văn con voi của người Tây Nguyên, hay Văn hoa mai của người Kinh, đồng thời kết hợp các chất liệu mới như sợi tổng hợp, sợi kim tuyến làm Văn cầu vòng đủ các sắc màu của đất trời, thật ấn tượng.