18 tháng 10, 2015

Khóc Vũ Thế Hiệp


Vũ Thế Hiệp và tôi tại Lễ Tri Ân Thầy-Cô Xuân Giáp Ngọ (2014)



***
Vài hình ảnh kỹ niệm cuối cùng của bạn Vũ Thế Hiệp

9 tháng 10, 2015

Bên Em

Lời thưa cùng độc giả: Trong văn chương, sáng tạo hay hư cấu là điều không có gì lạ, thế nhưng có những sự thật giữa cuộc đời khi được vẽ thành một bức tranh ngôn ngữ lại trở nên khó tin.  Bài viết dưới đây là chuyện thật, hoàn toàn thật.  Chỉ có một điều, trước khi viết, tác giả không thể liên lạc để xin phép dùng tên thật của tất cả các nhân vật, cho nên tên thật không có trong bài viết.
Xin cảm ơn.



Vào đầu tháng tám năm nay, đêm trước ngày cùng gia đình đi nghỉ hè xa, tôi nhận được email của Diễm báo tin Dove vừa mất.   Thật bất ngờ, tôi quá xúc động.  Đã hơn một giờ khuya lẽ ra phải vào ngủ để ngày mai đi sớm, nhưng tôi không thể không trả lời email lúc này.  Vô cùng thương tiếc, Dove ơi!  Tôi đã rưng rưng viết, một chút vỗ về gởi vội cho Minh.   Tại sao thế?  Hôm qua em nói Dove đã khoẻ nhiều, lên cân đến ba mươi sáu pounds, tại sao? …  Thật xót xa, tôi không thể có mặt bên em trong những ngày đau buồn này, vì sáng sớm mai sẽ cùng gia đình đi xa.

5 tháng 10, 2015

Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn với Nắng Chiều

Những người theo dõi sinh hoạt âm nhạc ở miền Nam Việt Nam vào giữa thập niên 1960, hẳn chưa quên rằng trong chương trình nhạc FM, thỉnh thoảng, người nghe lại bắt gặp một nhạc phẩm rất quen thuộc, bài Nắng Chiều của Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn, được hòa tấu bởi một dàn nhạc synphony of the New York City.


Có thể nói, đấy là một trong vài nhạc phẩm Việt Nam đầu tiên, cất cánh, bay lên và ra khỏi không gian hạn hẹp của đất nước. Nhạc phẩm hòa tấu này, thỉnh thoảng, người ta vẫn còn được nghe lại. Tuy nhiên, có thể không nhiều người lắm, biết được lai lịch hay cái sinh phần hoặc định mệnh khốc liệt, nếu có thể nói được như vậy, về nhạc phẩm Nắng Chiều.

3 tháng 10, 2015

Lời ru mộ gió

Trong những câu chuyện về biển, mộ gió là một trong những điều khi nói đến, bất kỳ ai cũng cảm nhận được sự bi ai của kiếp người. Mộ gió là nơi gọi hồn trở về từ đại dương mênh mông sau khi người đi biển đã đặt cược đời mình với biển cả.




Từ đời Chúa Nguyễn Phúc Nguyên (1563 -1635 ), cùng với lời khuyên của học giả Đào Duy Từ (1572-1634), biển được lưu tâm là nơi đánh dấu bờ cõi Việt Nam, nhưng cũng là nơi mà những người lính – ngư dân đầu tiên đi mà không hẹn ngày về. Mộ gió có từ đó. Những ngày Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa cũng là những ngày mà người ta vẽ lại hình người bằng đất sét, thương nhớ thịt xương đã nằm sâu dưới đáy biển hay trong bụng cá. Lúc đó, kẻ thù của ngư dân chỉ là bọn cướp vặt hoặc là thời tiết chứ chưa đầy hiểm nguy như hôm nay, bởi những chiếc tàu Trung Quốc dữ tợn vượt hơn tất cả.