27 tháng 8, 2013

Danh sách đề nghị tương trợ.


I./Danh sách cựu giáo sư

1./Thầy Phan Nhất Hùng (GS Toán) đã mất.
Thầy mất để lại một con trai duy nhất tại Sài gòn, nhưng bị bệnh tâm thần nặng. Vợ thầy hiện sống tại Pháp, số tiển trợ cấp hàng tháng ngòai chi phí sinh hoạt cô còn phải trích gởi về nuôi và chửa bệnh cho con.
Địa chỉ: 409 Lô S- Cư xá Thanh Đa – Q: Bình Thạnh – TP HCM (nơi con thầy đang cư ngụ)
Phu nhân thầy: Email: ngoc_pham321@hotmail.fr

2./Thầy Đỗ Mạnh Hùng (GS Lý Hóa)
Hiện tại thầy đang dùng thuốc điểu trị bệnh ung thư ruột di căn, đã hai lẩn phẩu thuật.
Địa chỉ: 220/105 Lê văn Sĩ – P14- Q: Phú Nhuận – TPHCM
Điện thoại: (08)39312953

3./ Cô Bùi Thị Phùng ( GS Nữ Công - phu nhân thầy Lươn Sươn Khen)-Đã mất tháng 4/2015
Bệnh tim, đột quỵ , đi lại khó khăn, hiện đang điều trị bằng thuốc đặc trị.
Địa chỉ: 146/59/18/16 Vũ Tùng - Q: Bình Thạnh – TPHCM
Điện thoại: (08) 35510799

4./ Thầy Đặng Thanh Hoàng (GS Kỹ Nghệ Sắt)
Bệnh gout đang trong giai đoạn cuối.
Địa chỉ: 71L Khu phố 3 – P: Hiệp Thành – Q12 – TP HCM
Điện thoại: (08) 62559582

5./ Thầy Nguyễn Thanh Khiêm (GS TDTT)
Đột quỵ nặng, di chuyển bằng xe lăn, nhập và xuất bệnh viện nhiều lẩn trong năm. Hiện trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn.
Địa chỉ: 199 Võ thị Sáu – Q3 – TPHCM
Điện thoại: 0909234454 (cô Xuân con thầy)

6./ Thầy Nguyễn Văn Phép (GS KNS)-Đã mất
Xuất huyết não, đột quỵ hơn ba năm nay. Hiện đã mổ tách rởi một phần hộp sọ để điểu trị.
Địa chỉ: K2/35A Nguyễn Tri Phương  ẤpTân Bản – P: Bửu Hòa –TP: Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 061 385 0020 - 0913 650 637

7./ Thầy Võ Văn Kim (GS KNS và giám thị)
Hoàn cảnh nghèo, lớn tuổi (trên 80), hai chân yếu  di chuyển khó khăn.
Địa chỉ: 915/52 Hồng Bàng – P12 – Q6 – TPHCM
Điện thoại: 0123 4451 645

8./ Thầy Nguyễn Phong Cảnh (GS MDC)
Hoàn cảnh nghèo, già yếu ngã bệnh thương xuyên, kinh tế khó khăn.
Địa chỉ:  27 Đường số 5 – Khu phố 1 – P: Thạnh Mỹ Lợi – Q2 – TPHCM
Điện thoại: (08) 37420517

26 tháng 8, 2013

Họp Mặt đóng góp ý kiến về việc tương trợ Cao Thắng

Sau khi tổng kết “Hội Ngộ Cao Thắng 2013-Nam Cali” được biết quỹ do anh chị em đóng góp còn tồn một số tiền. Nên thay mặt BTC thầy Phan Thanh Nhuận có thư riêng cho anh Nguyễn Tấn Hưng (chs niên khóa 1961-1968/ học cùng khóa thầy Nhuận), biết ý của toàn thể anh chị em chs hải ngoại muốn gởi hết về để giúp đỡ phần nào những khó khăn hiện tại cho một số thẩy cô, nhân viên nhà trường và bạn hữu đang đau ốm, bệnh tật.

Từ mục đích đó nên ngày hôm qua (25/8/2013) anh Hưng mời một số anh em chs đại diện các niên khóa đến tham dự buổi họp tại số 45 Phạm Viết Chánh (Q1) để chính thức thông báo về vấn đề này. Do thời gian tồ chúc gặp mặt cấp bách nên một số các anh không thể thu xếp đến tham dự.

Hàng ngồi: Kim Hoa, A Vân, thầy Lạc, A Hưng, A Hưởng.
Hàng đứng: Hiếu, A Tài, A Toàn, A Doanh, A Thiện, A Nam, A Tỷ, A Đức. A Bỉnh, Thoại Vân, và A Thống

17 tháng 8, 2013

Từ kiệu đến võng

Bắt đầu từ thời phong kiến triều Nguyễn (1802-1945) vua chúa mỗi lần xuất cung đều dùng kiệu để đi lại. Sách Khâm định Đại Nam Hội điển Sự lệ, do Nội các triều Nguyễn biên soạn, đã dành hẳn chương Nghi vệ (quyển 79) để miêu tả các loại kiệu dùng cho vua quan triều Nguyễn, với những quy định rất cụ thể về tên gọi, số lượng kiệu cùng các nghi trượng đi kèm, tùy thuộc vào thời thế, địa vị và thứ bậc của người sử dụng.

Dưới triều vua Gia Long (1802 – 1820), xe kiệu của vua có 4 chiếc, gồm 1 chiếc Ngọc lộ, 1 chiếc Kim lộ và 2 chiếc Kim bảo dư. Sang triều Minh Mạng (1820 – 1841), vua có 5 chiếc, được đặt tên là Cách lộ, Kim lộ, Ngọc lộ, Tượng lộ  Mộc lộ. Tùy mục đích chuyến đi, nhà vua quyết định dùng loại “xe” nào.

Sách cũng cho biết khi vua đi chơi thì không thực hiện đầy đủ nghi thức như khi vua đi cúng tế ở các đàn miếu. Lúc này nhà vua chỉ sử dụng 1 chiếc lọng vàng thêu hình rồng để che mưa nắng, có đội quân tiền đạo và hậu hổ đi theo hộ tống. Dưới triều Minh Mạng, nhà vua quy định: ngự giá đi trong phạm vi Hoàng Thành thì phải giảm bớt một nửa số cờ quạt và không cần voi ngựa hộ tống để tránh… “kẹt đường”.

Kiệu hoàng gia triều Nguyễn

10 tháng 8, 2013

Thơ Hồ Xuân Hương, tranh Bùi Xuân Phái

Mời ăn Trầu.
Quả cau, nho nhỏ, miếng trầu ôi
Này của Xuân Hương đã quệt rồi
Có phải duyên nhau thì thắm lại
 Đừng xanh như lá, bạc như vôi

"Mời ăn trầu" tranh Bùi Xuân Phái
Đánh Cờ
Chàng với thiếp đêm khuya trằn trọc,
Đốt đèn lên đánh cuộc cờ người.
Hẹn rằng đấu trí mà chơi,
Cấm ngoại thuỷ không ai được biết.

Nào tướng sĩ dàn ra cho hết,
Để đôi ta quyết liệt một phen.
Quân thiếp trắng, quân chàng đen,
Hai quân ấy chơi nhau đà đã lửa.

Thọat mới vào chàng liền nhảy ngựa,
Thiếp vội vàng vén phứa tượng lên.
Hai xe hà, chàng gác hai bên,
Thiếp thấy bí, thiếp liền ghểnh sĩ.

Chàng lừa thiếp đương khi bất ý,
Đem tốt đầu dú dí vô cung,
Thiếp đang mắc nước xe lồng,
Nước pháo đã nổ đùng ra chiếu.

Chàng bảo chịu, thiếp rằng chẳng chịu
Thua thì thua quyết níu lấy con.
Khi vui nước nước non non,
Khi buồn lại giở bàn son quân ngà

“Đánh cờ” tranh Bùi Xuân Phái

3 tháng 8, 2013

Tự tạo hình nền thay đổi trong Windows XP

Một trong những cải tiến của Windows 7, ngay màn hình nền với chế độ ảnh động (wallpapers changer) mục đích nhằm tạo cảm giác đỡ căng thẳng khi khách hàng phải làm việc nhiều giờ trước màn hỉnh máy tính.
Rất tiếc  Windows XP lại  không có. Để đem phong cách trên cho Windows XP, bạn có thể thao tác  theo các bước sau:

Bước 1: Tạo thư mục ảnh
- Có thể chọn một số ảnh mà bạn ưa thích như bộ ảnh gia đình
- Mở thư mục mới đặt tên tùy ý trong My Pictures (ví dụ : Bing)
- Chép các ảnh vào thư mục này

Thư mục "Bing"

1 tháng 8, 2013

Flickr. com: Kho hình vô tận

Flickr.com (phát âm là “flick-kơ”) là một trang web của Yahoo!, hoạt động như một kho hình, bao gồm hình chụp và video clips, để đáp ứng nhu cầu của khoảng 80 triệu người yêu nhiếp ảnh trên thế giới.
Ngôn ngữ được sử dụng trên Flickr là tiếng Anh, Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Trung Quốc, Bahasa (Indonesia)… và đặc biệt có cả tiếng Việt nên tương đối dễ dàng đối với những người không rành về ngoại ngữ.

 Logo Flickr qua sáng tác của Silver Artist