Nguồn: Tuổi trẻ online
30 tháng 5, 2012
Người Trung Quốc nuôi cá trên vịnh Cam Ranh
Nhãn:
Thời sự
27 tháng 5, 2012
Quán cơm 2000: Những tấm lòng nhân ái
Xin nói ngay rằng “2000” ở đây là hai ngàn đồng, chứ không phải năm 2000. Bạn có thể mua gì với số tiền đó? Chắc không nhiều. Ấy thế mà có một nhóm chủ trương lập nên những nhà ăn (eatery)(1), và khách hàng chỉ trả 2000đ để có một bữa ăn đạm bạc. Tôi quen biết một chị trong nhóm chủ trương, và cũng có dịp đến tận nơi để tìm hiểu, và đây là vài ghi nhận cá nhân.
Trong những chuyến đi công tác ở VN, tôi làm quen với một số bạn trong các công ti dược quốc tế. Đó là những người rất năng động, những người rất business. Nhưng trong số những người đó, có một người tôi mới quen sau này mà tôi muốn viết ra vài dòng, vì người này rất đặc biệt. Chị ấy tên là K, làm việc cho công ti dược lớn nhất ở VN hiện nay. Chồng chị ấy cũng làm trong ngành y, và từng theo học vài lớp học do tôi đảm trách. Chị ấy rất xông xáo trong những lớp học CME (2). Chị ấy còn là một “thư kí từ xa” cho tôi. Những lần công tác bên VN tôi rất bận. Có những chuyến bận ngay từ ngày đáp xuống phi trường cho đến ngày lên máy bay về Sydney, và có khi tôi không nhớ mình sắp làm gì hay đi đâu. Và, tôi đều cho các đối tác xem lịch trình để biết. Thế là lâu lâu chị ấy điện thoại nhắc tôi nên sắp làm gì và sắp đi chỗ nào. Thú thật, có khi nhận điện thoại mà thót ruột vì thời gian quá cận kề.
Nhưng chị ấy đặc biệt ở chỗ tấm lòng. Thoạt đầu quen chị ấy, tôi vẫn nghĩ chị cũng như bao nhiêu người khác làm business, cái mục tiêu chính và trên hết là làm lời cho công ti. Công ti thương mại, chứ có phải là nhà từ thiện đâu. Nhưng sau vài lần nói chuyện, tôi thay đổi nhận xét chung chung đó; chị ấy đúng là người mà nói theo Trịnh Công Sơn là sống ở đời cần có một tấm lòng. Chị đúng là người có tấm lòng với xã hội, với những người nghèo khó trong xã hội. Chị là một trong những sáng lập nhà ăn 2000 đồng ở Sài Gòn, và mới đây nhất là ở Cần Thơ. Tôi không biết chị lấy tài trợ ở đâu để có thể “nuôi” sống những quán ăn này, nhưng việc làm của chị quả thật làm tôi cảm phục.
Hôm đó, chúng tôi đi Cần Thơ, và chị ấy muốn giới thiệu quán 2000 đồng mới khai trương. Quán nằm sâu trong một con hẻm, nhưng xe bốn bánh vẫn vào được. Bề ngang quán chỉ độ 5 mét, bề dài khoảng 30 mét gì đó. Phía ngoài đông nghẹt khách đang ngồi ăn, phía ngoài thì hàng tốp người đang đứng xếp hàng chờ đến phiên mình được phục vụ. Phục vụ là những em sinh viên tình nguyện. Ngay cả em phụ trách giữ xe cũng là thiện nguyện. Bữa ăn có đầy đủ cơm, món kho mặn, món soup, và cả salad nữa, nói chung là đủ dinh dưỡng. Phía sau quán là hàng đống hàng hoá, thịt thà, rau cải, v.v. đang chờ chế biến. Khu vực nấu ăn xem ra cũng thứ tự và sạch sẽ. Trong cái nắng hừng hực và nhìn những người (tôi đoán là thành phần lao động) ngồi ăn một cách ngon lành làm mình vừa vui vừa buồn. Vui là vì quán đã phục vụ cho những người nghèo, và buồn là vì giờ này mà vẫn còn quá nhiều người nghèo. Đây là thành phố Cần Thơ, còn trong quê thì biết bao nhiêu người nghèo khác. Thôi thì đâu thể lo hết cho mọi người, làm được cái gì hay cái đó.
Hai ngàn đồng ngày nay mua được gì? Không mua được một li cà phê lề đường. Cao lắm là mua được một nấm xôi lề đường. Nói đến đây tôi chợt chạnh lòng khi nhớ đến hôm ghé qua khách sạn Imperial ở Huế, lúc đó là buổi tối gần 10 pm, đói bụng, nên lên nhà hàng kiếm món ăn. Nhìn qua bảng gía, tôi “tá hoả” khi thấy một tô bún bò huế giá 80 ngàn, một li bia giá 90 ngàn! Dĩ nhiên, đây là giá của khách sạn 5 sao, không thể khác hơn được. Ôi, làm sao tôi có thể chi ra số tiền này, khi ở ngoài kia, mấy người đạp xích lô chỉ làm được một trăm ngàn một ngày (và đó là đã cao). Tôi quyết chí: thà đói chứ không ăn. Đấy, 2000 đồng thì chỉ là số lẻ cho những buổi ăn sang trọng (thật ra, cũng chẳng có gì sang trọng) như thế. Tôi hỏi chị tại sao 2000 đồng, mà không là 5000 hay thậm chí 0 đồng? Chị nói cái giá 2000 đồng chỉ là tượng trưng, để người khách không mặc cảm là ăn xin, mà có trả tiền đàng hoàng. Thật ra, để có một bữa ăn như thế đúng ra phải là 20,000 đồng, nhưng vì có sự tài trợ của các nhà hảo tâm và nhất là công sức của những người chủ trương nên có thể giữ cái giá đó cho bà con.
Trong thời đại người ta bỏ ra gần 1 triệu đồng để mua một tô phở, hay vài ngàn USD để có một chai rượu cognac, thì những việc làm của chị K và đồng nghiệp của chị quả thật đáng trân trọng. Winston Churchill từng nói một câu (mà tôi chỉ nhớ lỏm bỏm) rằng you can make a living by what you get, but you can make a life by what you give. Chị K đúng là người make a life vậy.
Ghi chú:
Quán cơm 2000 ở Cần Thơ: Số 8A3, Hẻm 3T2, đường 30-4, Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, Cần Thơ. Mở cửa: Thứ Hai, Tư, Sáu hàng tuần. Từ 11 giờ đến 13 giờ.
Nguồn: nguyenvantuan.net
Chú thích:
(1)eatery: ăn được (ăn giá rẻ)
(2)CME(continuing medical education): Đào tạo y khoa liên tục
Nhãn:
Cộng đồng
13 tháng 5, 2012
Chặn bành trướng trên biển
Hôm nay 13/05 là ngày "CỦA MẸ", ngày mà phận làm con phải nhớ về mẹ của mình dù còn hay mất. Nhưng còn một người Mẹ cao cả hơn mà dân tộc phải nhớ giữ gìn đó là "Mẹ Việt Nam".
Vì vậy nhân ngày này xin trích đăng lại bài báo được tờ Thanh niên xuất bản hôm nay.
Từ những tuyên bố úp mở, giờ đây Trung Quốc đã công khai kế hoạch tổ chức du lịch tới quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam mà họ đã dùng vũ lực cũng như các phương cách phi pháp khác để chiếm đóng.
Tân Hoa xã tuần này dẫn lời một quan chức tỉnh Hải Nam nói rằng các chuyến du lịch sẽ được triển khai sớm và du khách có thể đi bằng máy bay hoặc tàu thủy. Một bến tàu du lịch cũng đang được xây tại đảo Phú Lâm.
Kế hoạch tổ chức du lịch tới Hoàng Sa được công bố trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng hoạt động gây hấn và xâm lấn trên biển Đông. Gần đây nhất, họ đã điều tàu lớn tới vùng Bãi Cỏ Rong kèn cựa với Philippines, đe dọa đối tác dầu khí của Việt Nam, cầm giữ ngư dân Việt Nam, hạ đặt giàn khoan 981 tại khu vực bắc biển Đông.
Dễ nhận thấy những hoạt động này nằm trong lộ trình dài hơi của Trung Quốc trên biển Đông: kiểm soát - làm chủ - độc chiếm. Trong giai đoạn “kiểm soát” (1970-2010), Bắc Kinh đã nổ súng tấn công quân đội Sài Gòn trấn giữ tại Hoàng Sa và qua đó chiếm trọn quần đảo này vào năm 1974. Họ cũng dùng vũ lực hoặc lén lút chiếm một số đảo, bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa trong các thập niên 1980, 1990 và 2000.
Sau “kiểm soát”, giờ họ đang thực hiện bước “làm chủ” (2011-2025). Với ưu thế vượt trội về quân sự, công nghệ, kinh tế, Trung Quốc đã thực hiện “làm chủ bằng khai thác”, một mặt khai thác những khu vực đã chiếm đóng như mở du lịch tới Hoàng Sa, mặt khác tiến tới khai thác các vùng tranh chấp. Bên cạnh đó, họ chủ ý tạo ra vùng tranh chấp mới đối với các vùng biển chủ quyền, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của các nước lân cận, thông qua các tuyên bố hoặc hành động đe dọa hoạt động hợp pháp của nước khác, chẳng hạn như tuyên bố về “đường lưỡi bò”, cắt cáp tàu thăm dò của Việt Nam, đe dọa tàu bè Philippines... Theo sau hành động tạo ra vùng tranh chấp mới sẽ là chiếm đoạt, mà đỉnh điểm của nó là “độc chiếm”.
Giai đoạn “độc chiếm” bắt đầu từ khoảng năm 2026 và tới 2050 sẽ hoàn tất. Có thể hiểu là Trung Quốc muốn lúc đó sẽ hiện thực hóa yêu sách “đường lưỡi bò”, tức chiếm hữu ít nhất là 80% diện tích biển Đông.
Đối với sự bành trướng này, Việt Nam và Philippines từng nhiều lần phản đối, cũng như cố gắng nêu vấn đề tại các diễn đàn quốc tế. Phản đối Trung Quốc và quốc tế hóa tranh chấp biển Đông là cực kỳ quan trọng. Nhưng lâu nay, một khi bị Trung Quốc lấn át, Việt Nam hoặc Philippines chỉ lại hành xử theo kiểu nước nào bị động chạm thì tuyên bố phản đối, chứ không hưởng ứng, bổ trợ nhau. Sự bành trướng của Trung Quốc đang đắc lợi nhờ vào tình trạng thiếu tiếng nói chung này. Điều đó cần phải thay đổi, theo hướng đi tìm tiếng nói chung, sự đoàn kết giữa các nước bị Trung Quốc gây hấn như Việt Nam, Philippines và rộng hơn nữa là toàn khối ASEAN.
Một điều nữa cũng cần thay đổi, ở khía cạnh quốc tế hóa câu chuyện biển Đông. Quốc tế hóa ở đây không chỉ là đưa vấn đề ra các diễn đàn quốc tế, kêu gọi sự hưởng ứng của tổ chức này, cá nhân kia. Quốc tế hóa phải cụ thể bằng việc đưa ra phân xử bởi một trọng tài quốc tế, chứ không dừng lại ở tuyên bố. Bằng cách ấy, chính nghĩa của Việt Nam sẽ được nêu bật, sự phi nghĩa của Trung Quốc sẽ bị lên án.
Đỗ Hùng
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120513/chan-banh-truong-tren-bien.aspx
Vì vậy nhân ngày này xin trích đăng lại bài báo được tờ Thanh niên xuất bản hôm nay.
Chặn bành trướng trên biển
Từ những tuyên bố úp mở, giờ đây Trung Quốc đã công khai kế hoạch tổ chức du lịch tới quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam mà họ đã dùng vũ lực cũng như các phương cách phi pháp khác để chiếm đóng.
Tân Hoa xã tuần này dẫn lời một quan chức tỉnh Hải Nam nói rằng các chuyến du lịch sẽ được triển khai sớm và du khách có thể đi bằng máy bay hoặc tàu thủy. Một bến tàu du lịch cũng đang được xây tại đảo Phú Lâm.
Kế hoạch tổ chức du lịch tới Hoàng Sa được công bố trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng hoạt động gây hấn và xâm lấn trên biển Đông. Gần đây nhất, họ đã điều tàu lớn tới vùng Bãi Cỏ Rong kèn cựa với Philippines, đe dọa đối tác dầu khí của Việt Nam, cầm giữ ngư dân Việt Nam, hạ đặt giàn khoan 981 tại khu vực bắc biển Đông.
Dễ nhận thấy những hoạt động này nằm trong lộ trình dài hơi của Trung Quốc trên biển Đông: kiểm soát - làm chủ - độc chiếm. Trong giai đoạn “kiểm soát” (1970-2010), Bắc Kinh đã nổ súng tấn công quân đội Sài Gòn trấn giữ tại Hoàng Sa và qua đó chiếm trọn quần đảo này vào năm 1974. Họ cũng dùng vũ lực hoặc lén lút chiếm một số đảo, bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa trong các thập niên 1980, 1990 và 2000.
Sau “kiểm soát”, giờ họ đang thực hiện bước “làm chủ” (2011-2025). Với ưu thế vượt trội về quân sự, công nghệ, kinh tế, Trung Quốc đã thực hiện “làm chủ bằng khai thác”, một mặt khai thác những khu vực đã chiếm đóng như mở du lịch tới Hoàng Sa, mặt khác tiến tới khai thác các vùng tranh chấp. Bên cạnh đó, họ chủ ý tạo ra vùng tranh chấp mới đối với các vùng biển chủ quyền, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của các nước lân cận, thông qua các tuyên bố hoặc hành động đe dọa hoạt động hợp pháp của nước khác, chẳng hạn như tuyên bố về “đường lưỡi bò”, cắt cáp tàu thăm dò của Việt Nam, đe dọa tàu bè Philippines... Theo sau hành động tạo ra vùng tranh chấp mới sẽ là chiếm đoạt, mà đỉnh điểm của nó là “độc chiếm”.
Giai đoạn “độc chiếm” bắt đầu từ khoảng năm 2026 và tới 2050 sẽ hoàn tất. Có thể hiểu là Trung Quốc muốn lúc đó sẽ hiện thực hóa yêu sách “đường lưỡi bò”, tức chiếm hữu ít nhất là 80% diện tích biển Đông.
Đối với sự bành trướng này, Việt Nam và Philippines từng nhiều lần phản đối, cũng như cố gắng nêu vấn đề tại các diễn đàn quốc tế. Phản đối Trung Quốc và quốc tế hóa tranh chấp biển Đông là cực kỳ quan trọng. Nhưng lâu nay, một khi bị Trung Quốc lấn át, Việt Nam hoặc Philippines chỉ lại hành xử theo kiểu nước nào bị động chạm thì tuyên bố phản đối, chứ không hưởng ứng, bổ trợ nhau. Sự bành trướng của Trung Quốc đang đắc lợi nhờ vào tình trạng thiếu tiếng nói chung này. Điều đó cần phải thay đổi, theo hướng đi tìm tiếng nói chung, sự đoàn kết giữa các nước bị Trung Quốc gây hấn như Việt Nam, Philippines và rộng hơn nữa là toàn khối ASEAN.
Một điều nữa cũng cần thay đổi, ở khía cạnh quốc tế hóa câu chuyện biển Đông. Quốc tế hóa ở đây không chỉ là đưa vấn đề ra các diễn đàn quốc tế, kêu gọi sự hưởng ứng của tổ chức này, cá nhân kia. Quốc tế hóa phải cụ thể bằng việc đưa ra phân xử bởi một trọng tài quốc tế, chứ không dừng lại ở tuyên bố. Bằng cách ấy, chính nghĩa của Việt Nam sẽ được nêu bật, sự phi nghĩa của Trung Quốc sẽ bị lên án.
Đỗ Hùng
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120513/chan-banh-truong-tren-bien.aspx
Nhãn:
Thời sự
6 tháng 5, 2012
Cảnh giác email thông báo "khóa tài khoản Facebook"
TTO - Một đợt lừa đảo mới qua email nhằm đánh cắp tài khoản Facebook với chiêu bài "Tài khoản Facebook"
Nội dung thông tin gửi đến nạn nhân rất giống thật - Ảnh: Softpedia
Email lừa đảo có tiêu đề "New comment on Facebook" (Lời bình mới trên Facebook - PV) mang nội dung thông báo đến người nhận rằng tài khoản Facebook của họ đã bị khóa.
Nội dung trong email lừa đảo, như sau "Tài khoản Facebook của bạn đã bị khóa. Bạn có thể tiếp tục sử dụng tài khoản bất kỳ lúc nào bằng cách đăng nhập vào Facebook bằng địa chỉ email và mật khẩu cũ đang dùng", .
Người dùng cả tin làm theo yêu cầu bằng cách click vào liên kết (link) bên trong nội dung email, chuyển đến một website với khung đăng nhập tài khoản Facebook giả mạo, việc làm này vô tình giao trọn tài khoản Facebook của mình cho tin tặc.
Khi nắm trong tay tài khoản Facebook, tin tặc có thể thực hiện các đợt lừa đảo mới với những mối quan hệ trong danh bạ của nạn nhân. Do đó, khi nhận được email trên, bạn nên xóa ngay lập tức hoặc nếu lỡ đăng nhập qua liên kết giả mạo thì cần thay đổi mật khẩu nhanh chóng.
PHONG VÂN
Nguồn:http://nhipsongso.tuoitre.vn/Nhip-song-so/490200/Canh-giac-email-thong-bao-khoa-tai-khoan-Facebook.html
Email lừa đảo có tiêu đề "New comment on Facebook" (Lời bình mới trên Facebook - PV) mang nội dung thông báo đến người nhận rằng tài khoản Facebook của họ đã bị khóa.
Nội dung trong email lừa đảo, như sau "Tài khoản Facebook của bạn đã bị khóa. Bạn có thể tiếp tục sử dụng tài khoản bất kỳ lúc nào bằng cách đăng nhập vào Facebook bằng địa chỉ email và mật khẩu cũ đang dùng", .
Người dùng cả tin làm theo yêu cầu bằng cách click vào liên kết (link) bên trong nội dung email, chuyển đến một website với khung đăng nhập tài khoản Facebook giả mạo, việc làm này vô tình giao trọn tài khoản Facebook của mình cho tin tặc.
Khi nắm trong tay tài khoản Facebook, tin tặc có thể thực hiện các đợt lừa đảo mới với những mối quan hệ trong danh bạ của nạn nhân. Do đó, khi nhận được email trên, bạn nên xóa ngay lập tức hoặc nếu lỡ đăng nhập qua liên kết giả mạo thì cần thay đổi mật khẩu nhanh chóng.
PHONG VÂN
Nguồn:http://nhipsongso.tuoitre.vn/Nhip-song-so/490200/Canh-giac-email-thong-bao-khoa-tai-khoan-Facebook.html
Nhãn:
Tin hoc
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)