14 tháng 3, 2015

13 tháng 3, 2015

Tại sao người Việt Nam ít nói “cảm ơn”?


Báo Tuổi Trẻ có một bài thú vị về chuyện “cám ơn”. Bài này làm tôi liên tưởng đến những giao tiếp của mình ở trong nước. Như các bạn có thể đoán được, tôi nhận nhiều thư hỏi han hay xin giúp đỡ. Có rất nhiều thư không bao giờ xưng tên gì cả! Còn những câu hỏi, chữ viết thì ... khỏi nói, chỉ biết dơ tay lên trời. Toàn là thư từ địa chỉ công cộng, nên chẳng biết người đó có thật sự hiện hữu hay không. Khi tôi trả lời xong, thì coi như người đó biến mất, không bao giờ có một thư nói là đã nhận được thư (chứ chưa đòi hỏi phải “cám ơn”). Thoạt đầu, tôi tưởng chắc chỉ vài ba trường hợp, nhưng tôi sai: hình như hiện tượng này mang tính hệ thống, cứ như là một văn hóa vậy. Văn hóa không cám ơn. Mà, thú thật, tôi cũng chẳng quan tâm, vì khi mình làm gì, cái tôi cần không phải là một lời cám ơn (dù lời nói đó cũng làm cho mình ấm lòng) mà chỉ muốn làm hết việc của mình mà thôi.

2 tháng 3, 2015

Video: Lễ Tri Ân Thầy-Cô, Xuân Ất Mùi (2015)

Lễ Tri Ân Thầy Cô 
Phần I: Đón tiếp Thầy-Cô tham dự


Phần II: Khai Mạc


Phần III: Liên Hoan & Văn Nghệ

1 tháng 3, 2015

Lễ Tri Ân Thấy Cô - Xuân Ất Mùi (2015)

Buổi Lễ Tri Ân Thấy Cô trường THKT Cao Thắng (Sàigòn) được tổ chức đầu xuân hàng năm. Lần này đánh đánh dấu một thập niên duy trì buổi lễ (2005-2015). 
Quý thầy cô dù tuổi cao, sức yếu vẫn cố gắng tham dự với tình cảm nồng nàn dành cho các học trò cũ qua việc ôn lại những kỹ niệm xưa. Các cựu học sinh vẫn giữ sự kính trọng Thầy Cô như ngày nào. 
Phải chăng là nét son trong sự nghiệp hình thành và phát triển của mái trường Trung học kỹ thuật Cao Thắng - Sàigòn.



Lễ Tri Ân Thầy Cô - Xuân Ất Mùi
(Videoclip do Anh Nguyễn văn Hoàng ghi lại)

Xem thêm hình tại: (đang chờ cập nhật từ các đồng môn)
Videoclip (Kim Hoa CT5 ghi lại)