30 tháng 8, 2009

Đập thủy điện Lào đe dọa sông Mekong

TT - Các nhà khoa học và các tổ chức quốc tế lại lên tiếng cảnh báo dự án xây dựng đập thủy điện Don Sahong của Chính phủ Lào sẽ hủy hoại hệ sinh thái sông Mekong.



Thác Khone, vùng sinh thái đa dạng trên sông Mekong - Ảnh: travelblog.com
Ngày 27-8, Tổ chức phi chính phủ International Rivers (trụ sở tại Mỹ) gửi thư đề nghị Chính phủ Lào không thông qua kế hoạch xây dựng con đập cao 30m Don Sahong với chi phí 300 triệu USD trên sông Mekong. Vị trí con đập nằm gần khu vực thác Khone, thác nước lớn nhất châu Á, thuộc tỉnh miền nam Champasak, chỉ cách biên giới Lào - Campuchia khoảng 1km. Kiến nghị này được đưa ra trước khi Chính phủ Lào và Công ty Mega First Corporation Berhad của Malaysia hoàn tất thủ tục nghiên cứu khả thi xây đập vào tháng 9.
Lá thư đăng trên trang web http://www.internationalrivers.org/ dẫn nghiên cứu của tiến sĩ Ian Baird thuộc ĐH Victoria, Canada khẳng định đập Don Sahong sẽ ngăn chặn dòng di trú của rất nhiều loài cá có giá trị thương mại cao đi qua thác Khone quanh năm. “Dòng di trú này có ý nghĩa quan trọng đối với ngành ngư nghiệp địa phương - nghiên cứu của tiến sĩ Ian Baird kết luận - Thiệt hại ngư nghiệp trên sông Mekong do đập Don Sahong gây ra sẽ ảnh hưởng nặng nề đến dinh dưỡng của hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu người sống dựa vào nghề cá dọc sông Mekong, qua đó đe dọa sức khỏe của một khối dân cư lớn tại Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam”. Tiến sĩ Baird là một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về nghiên cứu nghề cá tại vùng thác Khone.
Theo báo Phnom Penh Post (Campuchia), vào tháng 3-2006 Chính phủ Lào ký thỏa thuận với công ty Malaysia để thực hiện nghiên cứu khả thi xây dựng đập Don Sahong. Hai bên đã ký thỏa thuận phát triển dự án vào năm 2008. Mega First đã đưa ra bốn đề xuất để hạn chế các tác động của đập Don Sahong đối với môi trường, nhưng nghiên cứu của tiến sĩ Baird cho biết hiện nay vẫn chưa có công nghệ để đáp ứng những yêu cầu sinh thái tự nhiên cho phép mọi loài cá di trú qua thác Khone như hiện tại.
“Con đập này không chỉ ảnh hưởng đến ngư dân vùng thác Khone - báo Guardian (Anh) dẫn lời chuyên gia Baird nhận định - Nhiều loài cá bơi từ cửa sông ở Việt Nam sang Campuchia, rồi sang tận vùng Luang Prabang ở phía bắc Lào. Khoảng 60 triệu người sống dọc con sông dựa vào nguồn cá này”. Guardian dẫn một nghiên cứu khác của Trung tâm Cá thế giới (WFC - trụ sở tại Malaysia) cũng khẳng định đập Don Sahong sẽ chặn ngang kênh Hou Sahong, kênh di trú chính của cá giữa Lào và Campuchia, hủy diệt chu kỳ sinh sản của cá và đe dọa 70% sản lượng đánh bắt cá ở hạ lưu sông Mekong.
Ngoài ra, theo WFC, đập Don Sahong khiến lượng nước chảy qua thác Khone giảm mạnh, đe dọa sự sinh tồn của loài cá heo Irrawaddy, loài cá có nguy cơ tuyệt chủng, và ảnh hưởng đến ngành du lịch khu vực thác Khone. “Đây là con đập không được phép tồn tại” - Guardian dẫn lời ông Carl Middleton, người phát ngôn của International Rivers tại Bangkok (Thái Lan), quả quyết.

Xem Video:

HIẾU TRUNG

14 tháng 8, 2009

Nhạc đệm phim "Love Story"

Hôm nay gởi đến các bạn đồng môn, tòan bộ nhạc đệm phim Love Story thập niên 1960-1970 của Francis Lai,gồm 11 bản theo thứ tự sau:



01. Theme From Love Story
02. Snow Frolic
03. Sonata In F Major (Allegro) - Mozart
04. I Love You, Phil
05. The Christmas Trees
06. Search For Jenny (Theme From Love Story)
07. Bozo Barret (Theme From Love Story)
08. Skating In Central Park
09. The Long Walk Home
10. Concerto No. 3 In D Major (Allegro) - J. S. Bach
11. Theme From Love Story - Finale

Download (file Rar)

9 tháng 8, 2009

Tai họa mà các con đập của Trung Quốc gây ra cho hạ nguồn sông Mekong

Đập Tiểu Loan của Trung Quốc trên thượng nguồn sông Mêkông có thể tác hại nặng nề đến Việt Nam và các nước hạ nguồn

Tai họa mà các con đập của Trung Quốc ở bên trên dòng sông Mêkông gây ra cho các quốc gia phía dưới đã từng được gợi lên, nhưng lần này hiểm họa được cho là sẽ nghiêm trọng hẳn lên vì Bắc Kinh chuẩn bị cho vận hành một con đập thứ tư, lớn hơn rất nhiều so với các con đập Mạn Loan, Cảnh Hồng và Đại Chiếu Sơn đã đi vào hoạt động.


Đập Tiểu Loan. Nguồn: Mekongriver.org

Trong tháng 07/2009 vừa qua, nhiều bài viết khác nhau đã liên tiếp được công bố nhằm đánh động công luận về các tác hại của các con đập nói chung và đặc biệt là loạt đập nước mà Trung Quốc xây dựng trên thượng nguồn sông Mêkông, đối với môi trường và đời sống các cư dân ở vùng hạ lưu là Thái Lan, Lào, Cam Bốt và Việt Nam.

Đáng chú ý hơn cả là bài “Đập tại Trung Quốc biến Mêkông thành dòng sông bất hòa’’ của nhà nghiên cứu Michael Richardson, thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore, đăng trên trang web YaleGlobal của Trường đại học Yale (Hoa Kỳ) ngày 16/07/2009, và bài “Đập thủy điện đe dọa hàng triệu sinh linh bên dòng Mêkông’’ của Cơ quan phân tích thông tin nhân đạo IRIN thuộc Văn phòng điều phối các vấn đề Nhân đạo của Liên hiệp quốc, công bố ngày 22/07.

Tai họa mà các con đập của Trung Quốc ở bên trên dòng sông Mêkông gây ra cho các quốc gia phía dưới đã từng được nhiều quan sát viên gợi lên, nhưng lần này hiểm họa được cho là sẽ nghiêm trọng hẳn lên vì Chính quyền Bắc Kinh chuẩn bị cho vận hành một con đập thứ tư chắn ngang sông Mêkông, to lớn hơn rất nhiều so với các con đập Mạn Loan, Cảnh Hồng và Đại Chiếu Sơn đã đi vào hoạt động.

Đó là đập Tiểu Loan (phiên âm tiếng Anh là Xiaowan), cao 292 thước, tức là gần bằng tháp Eiffel Paris, công suất dự trù 4.200 Mêgawatt, hơn gấp ba lần công suất của ba đập nước đang vận hành. Điều đáng lo ngại hơn cả là dung lượng cực lớn của hồ chứa nước của con đập Tiểu Loan, lên đến 15 tỷ thước khối, tức là gấp năm lần tổng dung lượng của ba con đập đã hoàn thành trước cộng lại.

Cơn khát năng lượng của Trung Quốc đã thúc đẩy nước này hoàn tất công trình xây đập Tiểu Loan sớm hơn một năm. Đập này đã bắt đầu lấy nước vào hồ chứa và chuẩn bị cho chạy tổ máy phát điện đầu tiên vào tháng 9/2009!

Song song với Tiểu Loan, một con đập khác cũng đang được Bắc Kinh ráo riết thi công là đập Nọa Trác Độ (Nuozhadu), còn to lớn hơn, với hồ chứa hút tới gần 23 tỷ mét khối nước, gần gấp đôi hồ Tiểu Loan. Theo kế hoạch, con đập đó sẽ hoàn tất vào năm 2014!

Nguy cơ nước sông Mêkông bị các đập thủy điện Trung Quốc ở đầu dòng hút hết là một trong những vấn đề từng được các nhà nghiên cứu nêu bật từ mấy năm nay, với những hậu quả khôn lường đối với các nước thiếu may mắn nằm ở dưới hạ lưu trong đó có Việt Nam.

Vào tháng Năm vừa qua, một công trình nghiên cứu hỗn hợp giữa Cơ quan Bảo vệ Môi trường Liên hiệp quốc UNEP và Viện Công nghệ học Châu Á AIT đã công khai cảnh cáo rằng kế hoạch xây dựng 8 con đập trên thượng nguồn sông Mêkông có thể trở thành một “mối đe dọa đáng kể” cho dòng sông và nguồn tài nguyên thiên nhiên đến từ con sông, nêu bật nguy cơ đối với Việt Nam và Cam Bốt.

Đối với Việt Nam, việc lưu lượng nước sông Mêkông bị giảm do bị đập nước Trung Quốc hút từ trên thượng nguồn sẽ làm gia tăng hiểm họa vùng đồng bằng sông Cửu Long bị nước biễn tràn vào, và đất đai bị hóa phèn, không trồng trọt được. Cộng thêm với nguy cơ mực nước biển dâng lên do biến đổi khí hậu, những diện tích canh tác rộng lớn có thể sẽ bị ngập lụt, buộc hàng triệu con người phải di tản. Đồng Bằng sông Cửu Long vốn là vựa thóc của cả nước, các thiệt hại sẽ cực kỳ nghiêm trọng.

Đối với Cam Bốt, tình hình cũng không sáng sủa hơn. Mực nước sông Mêkông bị giảm sẽ đe dọa đến Biển Hồ, vựa cá của toàn vùng, khiến cho kế sinh nhai của hàng triệu ngư dân bên dòng Mêkông bị tổn hại.

Lẽ dĩ nhiên là phía Trung Quốc đã nhất loạt bênh vực cho các con đập của họ, cho rằng các công trình này sẽ ảnh hưởng tích cực đến môi trường khu vực. Các hồ chứa sẽ giúp điều hòa mực nước sông Mêkông, giảm được lượng nước chảy vào mùa mưa, giúp các nước phía dưới không bị lụt, giúp cho bờ sông không bị xói mòn. Còn trong mùa khô, nước xả ra từ các đập thủy điện sẽ giúp các quốc gia hạ nguồn không bị khô hạn.

Vấn đề trên lý thuyết là như vậy, nhưng trong thực tế thì theo giới bảo vệ môi trường trong khu vực, chỉ mới có ba con đập nhỏ đi vào hoạt động mà thôi mà tác động tiêu cực đối với các nước ở phía dưới đã xuất hiện, chẳng hạn như nguồn cá đã giảm sút hẳn trong lúc hiện tượng bờ sông bị sạt lở vì xói mòn đã phát sinh từ Miến Điện qua miền Bắc Thái Lan và miền Bắc Lào.

Vấn đề đặt ra hiện nay là những lời báo động chủ yếu đến từ xã hội công dân, từ các tổ chức phi chính phủ, trong lúc chính quyền các nước hạ nguồn sông Mêkông tránh trực diện đối đầu với Trung Quốc trên vấn đề này. Ủy Ban Sông Mekong, một định chế liên chính phủ tập hợp 4 nước hạ nguồn sông Mêkông tuy rất quan tâm đến hồ sơ, nhưng lại không có uy thế gì đối với Trung Quốc.

Theo nhà nghiên cứu Micheal Richardson, cho đến nay, Trung Quốc chỉ đồng ý làm “đối tác đối thoại” của Ủy Ban sông Mêkông mà tránh không gia nhập định chế này hay tuân thủ những quy định hướng dẫn quản lý tài nguyên thiên của Ủy Ban. Theo Richardson, quy chế thành viên sẽ khiến cho kế hoạch xây đập của Trung Quốc trên thượng nguồn dòng Mêkông bị các nước Đông Nam Á ở hạ nguồn giám sát kỹ lưỡng hơn, qua đó gây sức ép buộc Bắc Kinh quan tâm đến quyền lợi của họ.

Trọng Nghĩa
Nguồn: http://www.bauxitevietnam.info/c/5251.html

5 tháng 8, 2009

MÙA VU LAN

Nhân mùa Vu Lan năm Ất Sửu (2009), các anh cựu học sinh Cao Thắng trong “Diễn Đàn Giao Lưu Văn Hóa Nối Vòng Tay Thân Hữu “ gởi tặng một số bài thơ về Mẹ.

Xin chia sẻ tâm tình dành cho Mẹ đến tất cả các bạn…để cùng nhớ về người Mẹ thân thương của chính mỗi người…Cũng như chúc phúc đến những ai còn có Mẹ.

Thành thật cảm ơn các anh: A Nghiệp, A Điền, A Hiệp, A Thêm…đã có nhã ý chia sẻ tình cảm cùng các bạn hữu.

Nhân ngày này, xin đốt nén nhang thành kính tưởng niệm các bác và chia sẻ sự mất mát tình mẫu tử của quý anh.
NVH






MẸ HIỀN VĨNH BIỆT TỪ NAY

Chín bảy năm kiềp nhân sinh
Mẹ đi vĩnh biệt thâm tình từ nay.
Chín bảy năm với tháng ngày
Tình mẹ biển rộng, sông dài đầy vơi !
Phút vĩnh biệt con nơi xứ lạ
Nhận hung tin lã chã giòng châu
Hỡi trời mẹ mất còn đâu !
Quanh con chỉ một màu sầu biệt ly !
Ôi ! Sanh ký, tử quy định số
Nhưng khó ngăn lệ đổ thâm tình
Cưu mang một kiếp nhân sinh
Sanh, lão, bịnh, tử trời dành thế nhân !

*
Con ra đi mùa Xuân khói lửa
Mẹ từng ngày tựa cửa ngóng trông
Nhớ thương mắt mẹ lưng tròng
Cơm chiều lệ nhỏ ròng ròng thay canh !
Nay mẹ đi trời xanh mây phủ
Một màu tang ấp ủ hồn con
Hăm hai năm dạ héo hon
Ngày tang của Mẹ con còn tha phương !
Chiếc áo tang đoạn trường may vội
Cùng khăn sô con đội cúng vong
Mẹ hiển linh chứng cho lòng
Đứa con lưu lạc đi không kịp về.
Tình mẫu tử, tình quê đôi ngả
Ba nén hương với cả lòng thành
Nguyện cầu hồn mẹ siêu sanh
Tây phương cực lạc cõi lành mẹ đi.

*
Mùa Vu Lan biết gì báo hiếu ?
Lại đường trần nặng trĩu đôi vai !
Nguyện cùng Phật Tổ Như Lai
Ăn chay trọn bốn chín ngày cầu siêu.
Mượn lời kinh sớm chiều tâm nguyện
Cho hương linh huyền biến siêu sanh
Dương gian âm cảnh thôi đành
Mẹ ơi ! chứng giám lòng thành của con.
Tình mẫu tử núi non biển cạn
Mất Mẹ rồi, chiêc nhạn nổi trôi
Mẹ ơi ! nay mẹ xa rồi
Nhưng hình bóng mẹ sống đời bên con

Lính Già Trần Nam Ca
( San Diego. Vu Lan Mùa Báo Hiếu 1997 )



________________________________________________________




MẸ ƠI !

Đêm đêm con thắp đèn Trời
Cầu xin cho Mẹ sống đời với con
( Ca dao VN )

Mẹ già sức mỏi , hơi mòn
Làm sao sống mãi với con mà cầu
Đời Mẹ khổ đến bạc đầu
Thăm con lặn lội đâu đâu cũng tìm
Đứa tù cải tạo triền miên
Đứa thì can tội vượt biên ... cũng tù
Gói đường Mẹ sớt làm tư
" Mỗi thằng một chút ! " Mẹ cười hom hem
" Tù tội thiếu thốn con thèm
Ráng ăn cho đủ , chấm kèm với khoai ! "
Ôm con , nước mắt lăn dài
Run run Mẹ bước ra ngoài trại giam ....

Giờ đây Mẹ bỏ dương gian
Niết bàn Mẹ đến , bình an vĩnh hằng
Mẹ đi , rũ sạch bụi trần
Bao nhiêu cay đắng , nhọc nhằn , Mẹ ơi !
Âm dương hai cõi , hai nơi
Nguyện cầu một kiếp luân hồi lai sinh
Nén hương gởi trọn hiếu tình
Nhìn di ảnh thấy hiển linh Mẹ về
Mẹ ơi ....

Ngày Giỗ đầu của Mẹ
( SAIGON 1997 )
Lê Sĩ Phu (hiệu chính ngày 1-9-2009)

_______________________________________________________________



THƠ VỀ CHA MẸ

Đi khắp thế gian…
không ai tốt bằng mẹ

Gánh nặng cuộc đời…
không ai khổ bằng cha

Nước biển mênh mông
không đong đầy tình mẹ

Mây trời lồng lộng…
không phủ kín công cha.

Tần tảo sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn
Mang cả tấm thân gầy cha che chở đời con.

Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc
Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không

Nguyễn Huy Điền (sưu tầm)








NHỚ THƯƠNG TỪ MẪU

12 Năm lẻ,Con mới về thăm Mẹ
Vừa đáp xuống phi trường hay tin Mẹ bệnh đau
Một phần thân thể không còn lay động được
Vội thẳng về quê cho rõ sự tình
Con chỉ còn kịp thăm hỏi Mẹ dăm câu
Nhìn lại Mẹ sau bao năm dài xa cách
Thân Mẹ gầy vì chờ đợi héo hon
Con thất hiếu cúi quỳ bên gối Mẹ
***
Bế Mẹ lên bê thẳng ra xe
Liền tức tốc đưa Mẹ lên Thành phố
Đưa vào viện,Mẹ sức cùng lực kiệt
Bệnh trâm kha nào chửa trị kịp thời
Lương y,Bác sĩ đều lắc đầu chịu phép
***
Chìu ý ,đưa Mẹ về " Nhà của Mẹ "
Ngồi Nhà ( Thờ Tổ Tiên ) Mẹ ao uớc dựng xây
Về đến nhà, Mẹ ra chìu mãn nguyện
Mắt mở nhìn ,miệng mấp mái không thành lời
Tay ghì tay Con Cháu tỏ thân thương
Dù muốn nói đủ điều ,nhưng sức kiệt
***
Ba hôm sau, trong cơn ngủ thiếp
Mẹ lìa đời nhắm mắt xuôi tay
Bên giường Me, với đủ đầy Con Cháu
Mẹ " Đi " rồi biết bao giờ gặp nữa
Để chúng Con bao thương tiếc nhớ nhung !
Đấng Hiền Mẫu luôn thương lo vì Con Cháu
Mẹ mất rồi còn tìm kiếm đâu ra !
Ôi ! Mẹ hởi ! Chúng Con luôn tưởng nhớ !
Luôn phụng thờ ,thương kính Mẹ thiên thu

Đầu Tháng 7 Năm 1998
Dâng kính Mẹ Hiền
Bất HIếu Tử .Trần Thành Nghiệp

TB:
Phước cho những ai còn có Mẹ
Hảy hết lòng tôn kính dưỡng lo ..
Chớ sao lãng thờ ơ tắc trách
Mẹ mất rồi ân hận thiên thu ...

2 tháng 8, 2009

THỦ THUẬT XÓA PAST- ITEMS TRONG NOTIFICATION AREA CHO WINDOWS XP & VISTA

Sau một thời gian sử dụng các icon cũ sẻ lưu lại mỗi ngày một nhiều, điều này cũng gây ra lổi chậm khởi động hệ thống.

Muốn kiểm tra, vào Start (kích chuột phải) > Properties >Notification Area >Customize, sẻ thấy bảng Past Items còn lưu tất cả các icon đã từng xuất hiện. (1)



Để gở sạch các icon này, bạn hảy thực hiện theo từng bước sau:

-Vào Run, gõ regedit, mở hộp thọai Registry Editor

Windows XP, tìm đến khóa:
HKEY_CLASSES_USER\Software\Microsoft\Windows\CurrentVersion\Explorer\TrayNotify

Windows Vista, tìm đến khóa:
HKEY_CLASSES_ROOT\LocalSettings\Software\Microsoft\Windows\CurrentVersion\TrayNotify

Xóa hai giá trị :”IconStreams” và ”PastIconsStream”

-Vào thanh taskbar click phải chọn Task Manager, trong thẻ Processes tìm tập tin explorer.exe, chọn và bấm End Processes (lúc này thanh task bar và các shortcut trên Desktop biến mất, hảy bình tỉnh !!!)

-Cũng trong Task Manager, vào File, chọn New Task (run), gỏ vào trường Open lệnh: explorer (nhớ thật chính xác) các shortcut và thanh taskbar sẻ xuất hiện trở lại.

-Khởi động lại máy tính, và thực hiện bước kiểm tra như (1) đã hướng dẩn trên để thấy kết quả.

Chúc thành công.
HVN