8 tháng 8, 2015

Cô gái Úc gốc Việt thay đổi cả thế giới bằng công nghệ

Tan Le và sản phẩm Emotiv EPOC 
Chỉ mới 16 tuổi, Tan Le đã được nhận vào Đại học Monash, rồi tốt nghiệp loại ưu chỉ trong vòng 3 năm ở cả hai ngành Luật và Thương mại.

Năm 1998, lần đầu tiên tại Úc, một nữ sinh viên gốc Việt 18 tuổi đã đạt danh hiệu “The Young Australian of the Year”, giải thưởng thường niên dành cho một cá nhân ưu tú dưới 30 tuổi có ảnh hưởng nhất trong xã hội.

Cô gái ấy tên là Lê Thị Thái Tần (Tan Le), vị Chủ tịch trẻ nhất của Trung tâm Dịch vụ Nhân lực Việt - Úc. Ở tuổi 15, Tần đã lãnh đạo nhiều nhóm thiện nguyện giúp đỡ hàng trăm dân nhập cư tìm việc và ổn định cuộc sống trên đất Úc.

Dù bận rộn với cộng đồng, nhưng cô vẫn hoàn thành xuất sắc chương trình trung học ngay từ tuổi 16, vào thẳng Đại học Monash, giành học bổng toàn phần của KPMG để học 2 ngành Luật và Thương mại.

Đến tuổi đôi mươi, sự nghiệp của Tần đã vững vàng khi cô là một luật sư của hãng luật hàng đầu thế giới FreeHills, vừa đảm nhận nhiều chức vụ trong Chính phủ Úc và liên tục được mời làm đại sứ của nhiều chuyến đi ngoại giao.

Song, kỳ lạ là 12 năm sau, cả thế giới lại dồn sự chú ý cả vào Tần như ngôi sao khởi nghiệp sáng nhất tại Thung lũng Sillicon, Mỹ.

Từ năm 2003, cô đồng sáng lập Emotiv System cùng Ðỗ Hoài Nam, với ý tưởng dùng ý nghĩ và cảm xúc để điều khiển thiết bị điện tử. Đến năm 2010, ý tưởng đó thành hiện thực với chiếc mũ đọc sóng não EPOC của Emotiv System gây sốt toàn cầu, thu về hơn 10 triệu USD.

5 tháng 8, 2015

CHINH PHỤ NGÂM (Cù An Hưng phỏng dịch)


1 TIẾNG HÁT TÒNG CHINH

            Nổi cơn gió bụi một thời
Khiến hồng nhan nếm vị đời gian truân
Trời cao xanh biết hay chăng
     4.       Bỗng dưng thế sự xoay vần, vì đâu
Trống Tràng thành, bóng Nguyệt chao
Lửa đài bừng chiếu mây cao Cam Tuyền
Quân vương án kiếm ngay đêm
     8.      Canh khuya vời tướng, hịch truyền điểm binh
Ba trăm năm hưởng thái bình
Võ quan nay khoác lên mình chiến y
Sứ trời sớm giục ra đi
    12.     Non sông đã gọi, sá gì tình riêng
Ngang lưng đầy đủ cung tên
Vợ con bịn rịn tiễn bên cạnh đường
Cờ bay, sầu phủ ải quan
    16.     Lìa nhà trống thúc, oán lan khuê phòng
Chia nhau nỗi oán hờn chung
Mối sầu ngậm nghẹn trong lòng mà thôi

1 tháng 8, 2015

Rắc rối về 'đường biên giới hiện trạng' Việt Nam-Cambodge

Bất đồng về biên giới vẫn đang kéo dài

Thế nào là «đường biên giới »?

Quan niệm « biên giới – frontière, boundary » trên tinh thần công pháp quốc tế là một quan niệm rất mới, chỉ có từ đầu thế kỷ 20, sau khi quan niệm « quốc gia – Etat » được hình thành.

Theo đó đường biên giới được định nghĩa như là « vỏ bao bọc liên tục một tập hợp không gian của một quốc gia », là « điểm chấm dứt thẩm quyền quốc gia về lãnh thổ ».

Học giả Michel Foucher trong tập « Fronts et Frontières » (Tiền tuyến và Biên thùy) có nói rằng : «Phải có hai bên mới vẽ được đường biên giới».

Trường hợp biên giới Việt Nam-Cambodge (sau này là Kampuchia), biên giới thực ra chỉ có «một bên» đứng ra hoạch định là Pháp. Đó là đường biên giới «thuộc địa».


Đường biên giới (thuộc địa) này, đáng lẽ sau khi hai bên thiết lập lại nền độc lập, trở thành đường biên giới «quốc tế» theo tinh thần « uti possidetis » của công pháp quốc tế.

Nhưng ông hoàng Sihanouk đã không nhìn nhận cơ sở pháp lý này và yêu cầu Pháp trả lại lãnh thổ Nam kỳ cũng như đảo Phú Quốc về phía Cambodge. Biên giới của Sihanouk là «biên giới lịch sử», nhưng ông đã bỏ qua giai đoạn lịch sử dưới triều Minh Mạng lãnh thổ Cambodge đã thuộc về Việt Nam.

Yêu cầu của Sihanouk phi lý, không ai có thể thỏa mãn được.