19 tháng 10, 2021

Để tường nhớ Đệ nhất phu nhân Nguyễn Thị Mai Anh và công tác từ thiện, hoạt động xã hội

Bà sinh năm 1931 tại thành phố Mỹ Tho, là con gái thứ bảy trong gia đình có mười anh chị em, nên còn được gọi là Cô Bảy Mỹ Tho. Dù là gia đình công giáo toàn tòng, nhưng anh chị em của bà được giáo dục theo văn hóa Á Đông, chịu ảnh hưởng rất lớn về nề nếp, gia phong phong kiến, nhất là trong cách đồi nhân xử thể rất khiêm tốn, mực thước.

Thời thanh xuân, bà Mai Anh cùng người em gái Tám Hảo thường xuyên lên Sài Gòn học hành và thăm thân nhân. Lúc đó, dược sĩ Huỳnh Văn Xuân là người quen biết rất thân với gia đình, làm việc tại Viện bào chế Trang Hai, nên hai chị em bà được ông giới thiệu vào Viện bào chế Roussell của Pháp làm trình dược viên. Mối lương duyên của bà Mai Anh với viên Trung úy Nguyễn Văn Thiệu cũng do ông Xuân tác hợp.

Sau khi chồng đắc cử Tổng Thống, với cương vị Đệ Nhất Phu Nhân, bà Mai Anh hoàn toàn không can dự vào chính trường mà rất chăm hoạt động xã hội. Qua những hoạt động có tính nhân đạo đó, bà cảm thông với sự thiếu thốn các cơ sở điều trị của dân chúng khi đau ốm, nhất khi thấy tầng lớp nghèo khó không có tiền chữa bệnh, nên có ý tưởng, khởi xướng thành lập một bệnh viện phục vụ người dân ngay tại thủ đô Sài Gòn của miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ.

Năm 1971, Bệnh viện Vì Dân ra đời trong nỗi lo toan của vị Đệ Nhất Phu Nhân, và mặc dù đó là bệnh viện tư, nhưng được điều hành như bịnh viện công, người dân vào đây được khám chữa hoàn toàn miễn phí.

17 tháng 10, 2021

Cảm nhận lan man về Thái Lan


Nhân dịp nói chuyện Nhà vua Thái Lan Bhumibol Adulyadej, tôi muốn chia sẻ vài trải nghiệm và cảm nhận của cá nhân tôi về người Thái. Tôi có một thời gian dài hợp tác nghiên cứu với các đồng nghiệp Thái Lan, và họ thậm chí coi tôi là ... người Thái. Trong những chuyến công tác bên Âu châu, thỉnh thoảng tôi đi chung với đoàn Thái Lan.

Tình cảm con người thay đổi theo thời gian, đúng như câu "chẳng ai tắm một dòng sông 2 lần." Tôi nghĩ hầu hết người tị nạn thời thập niên 1980s chắc không ưa Thái Lan. Tôi cũng thế. Hàng trăm ngàn người mình chết trên đường vượt biên, một số là do cướp biển. Nhìn cái cảnh đồng hương mình sống sót khi nhập trại tị nạn tôi có thời gian căm thù Thái Lan. Nhưng thời gian rồi cũng làm nguôi ngoai trước những bức xúc thời cuộc. Bình tâm nghĩ lại sẽ thấy người tị nạn mang ơn các nước như Thái Lan, Mã Lai, Nam Dương, Phi Luật Tân. Nếu không có những nước này cung cấp trại tạm cư tị nạn thì làm gì chúng ta có ngày nay. Việt Nam mình có bao giờ dung chấp người tị nạn đâu? Chưa bao giờ. Người Duy Ngô Nhĩ mới qua biên giới thì Việt Nam đã trả về cho Tàu -- thật là ác ôn. Nhìn như thế sẽ thấy chính quyền Thái Lan tử tế hơn và văn minh hơn mình nghĩ.

19 tháng 9, 2021

CẦN ĐẶT LẠI LƯ HƯƠNG VÀ TÔN TẠO TƯỢNG ĐÀI TRẦN HƯNG ĐẠO

 Nhân Giỗ Đức Thánh Trần (20/8 âl):

Tượng Đức Thánh Trần ở quảng trường Mê Linh

Ngày Giỗ Đức Thánh Trần sắp đến - Chủ nhật 26.9 là “cơ hội vàng” sớm nhất để làm ngay nghi lễ tái an vị lư hương kết hợp dâng hương kính lễ Trần Hưng Đạo và cầu nguyện cho Quốc thái Dân an.

Tục ngữ có câu “Tháng tám giỗ Cha” để nhắc nhớ ngày giỗ Anh hùng Trần Hưng Đạo (20.8 Âm lịch), người được coi không những là Cha mà còn là Đức Thánh được nhân dân thờ phụng từ nhiều thế kỷ.

Tại Sài Gòn, từ lâu đã có Đền Trần Hưng Đạo trên đường Võ Thị Sáu (quận 1) và tượng đài Trần Hưng Đạo ở quảng trường Mê Linh dọc Bến Bạch Đằng. Hai tuần trước ngày giỗ Đức Thánh Trần, khi đến viếng địa điểm tượng đài, chúng tôi không khỏi bùi ngùi khi thấy quang cảnh tại đây vắng lặng, không lư hương, không hương khói. Chân và thân tượng bên trên cùng các bức phù điêu bên dưới loang lổ, bong tróc. Nền gạch chung quanh nhiều chỗ sụp lún, xuống cấp…

55 năm tượng đài anh hùng chống xâm lăng

Tượng Đức Thánh Trần ở quảng trường Mê Linh do họa sĩ Phạm Thông (1943-2016) tạo tác, được xây dựng từ năm 1966-1967. Đây chính là tượng đài Trần Hưng Đạo đầu tiên trên cả nước.

Bức tượng cao 6 mét, được thiết kế theo hình tượng lưu truyền trong sử sách, tướng quân ra trận chỉ tay xuống dòng sông, nêu lời thề đanh thép: Đánh trận lần này nếu không thắng giặc sẽ không bao giờ trở về bến sông này nữa! Thần thái của bức tượng thể hiện dáng uy vũ của một anh hùng và qua đó là khí phách của cả một dân tộc. Hình ảnh bức tượng oai phong đã ghi dấu trong lòng nhiều thế hệ và có nhiều phiên bản được dựng lại nhiều nơi trong và ngoài nước.

11 tháng 9, 2021

TÌNH NGƯỜI XỨ CANADA với chuyến bay DELTA 15 trong ngày 9/11

 


Đó là buổi sáng thứ Ba, ngày 11 tháng 9 năm 2001, chúng tôi rời khỏi Frankfurt được khoảng năm giờ đồng hồ và đang bay qua Bắc Đại Tây Dương. Đột nhiên, tấm màn ngăn cách giữa buồng lái với khoang chứa hành khách được vén mở và tôi được gọi vào buồng lái gặp phi hành trưởng…

Với khuôn mặt căng thẳng và lo lắng, ông đưa cho tôi một thông báo vừa nhận được từ trụ sở chính của hãng Delta Airlines ở Atlanta với vỏn vẹn hai câu: “Mọi tuyến không lưu trên lục địa Hoa Kỳ đều cấm giao thông hàng không thương mại. Hãy đáp khẩn cấp càng sớm càng tốt xuống phi trường gần nhất và thông báo điểm đáp”.

Không ai nói cho tôi biết điều này là ý nghĩa gì. Chúng tôi chỉ biết đây là một tình huống nghiêm trọng và chúng tôi (phi hành đoàn) cần tìm đất liền để đáp ngay lập tức. Phi hành trưởng xác định sân bay gần nhất là phi trường Gander, Newfoundland, cách 400 dặm. Ông liên lạc với trạm không lưu Canada để xin được hạ cánh và được chấp thuận ngay mà không cần hỏi lý do. 

Trong khi chúng tôi chuẩn bị cho máy bay hạ cánh, một tin nhắn đến từ Atlanta thông báo rằng có hoạt động khủng bố trong khu vực New York. Vài phút sau, tin cập nhật cho biết có không tặc. Chúng tôi quyết định không nói sự thật này với hành khách khi vẫn còn ở trên không mà giải thích rằng máy bay gặp một trục trặc nhỏ về cơ khí và cần phải hạ cánh tại sân bay gần nhất để kiểm tra. Chúng tôi hứa sẽ cung cấp thông tin cụ thể sau khi hạ cánh ở Gander.

25 tháng 8, 2021

Phân Ưu

 Nhận được tin phu nhân của thầy Trần Phát Lạc (GS THKT Cao Thắng - SG)

Tạ thế ngày 25-8-2021. Tại Sài gòn

Hưởng thọ 76 tuổi

THÀNH KÍNH CHIA BUỒN CÙNG THẦY VÀ GIA QUYẾN
NGUYỆN CẦU HƯƠNG LINH CÔ SỚM VỀ CÕI PHẬT.



Nguồn: https://tuoitre.vn/nha-giao-uu-tu-chuyen-gia-am-thuc-trieu-thi-choi-qua-doi-vi-covid-19-20210825205959864.htm

4 tháng 8, 2021

CẨM NANG PHÒNG CHỐNG COVID-19


KHUYẾN CÁO:

- Mọi xử trí y khoa tốt nhất nên có sự thăm khám và chỉ định của Bác sĩ. Tài liệu này chỉ dùng cho những trường hợp không có được sự trợ giúp nào của y tế trong trường hợp khẩn cấp.

- Tất cả các loại thuốc men hay can thiệp y khoa nào cũng đều có tác dụng phụ và chống chỉ định, do đó cần đọc tài liệu hướng dẫn sử dụng của từng loại thuốc trước khi dùng. Tài liệu luôn luôn có sẵn trên mạng internet.

GIAI ĐOẠN 0: chưa nhiễm

- Phòng ngừa nhiễm bằng cách rửa mũi, khò họng bằng nước muối 0,9%, ngày 3 lần.

- Nhỏ dầu mè, dầu olive vào khoang mũi.

- Mang khẩu trang.

- Tránh đến gần nhau dù lạ hay quen.

- Luôn luôn bật quạt máy.

- Không vào nơi kín cửa.

Mục đích: Tránh bị virus xâm nhập. Nước muối sẽ làm sạch niêm mạc mũi, họng. Dầu mè hay dầu olive sẽ tạo một lớp màng bảo vệ tế bào khỏi sự xâm nhập của virus.

1 tháng 8, 2021

MỘT ĐÊM KHÔNG THỂ NGỦ

Hôm nay, tôi trực ca đêm và cảm thấy thấm thía câu nói của tiền nhân: “Thức đêm mới biết đêm dài”.

Trước giờ trực đêm, thấy tôi thao thức, trở mình hoài nên cô điều dưỡng bảo: "Tranh thủ chợp mắt tí cho đỡ mệt". Vâng, mắt tôi vẫn nhắm nhưng không sao ngủ được, phần vì sắp đến ca trực, phần vì thương các bệnh nhân. Vừa nằm xuống thì cảnh tượng các bệnh nhân thở thoi thóp với bao nhiêu dây nhợ xung quanh lại hiện ra trước mắt. Hơi thở là gì mà khiến cho biết bao người phải khổ sở vì nó? Tiền bạc, địa vị, danh vọng...phải chăng có thể mua được sự sống?

Suy nghĩ đến đây, tôi cảm thấy mình thật hạnh phúc vì được dùng “máy thở tự nhiên” mà Chúa ban tặng; hạnh phúc vì được chứng kiến những hình ảnh cảm động của các bác sĩ thức suốt đêm lo cho bệnh nhân; hạnh phúc vì mình được góp một phần nhỏ bé vào việc phục vụ các bệnh nhân covid. Nơi đây thật sự là gia đình, không phải vì có ba có mẹ, có người thân yêu, nhưng vì nó chứa đựng tình yêu thương nhân loại đong đầy. Đó là nơi các bác sĩ tận tâm vì bệnh nhân, nơi các nhà hảo tâm đổ tràn tình thương bằng cách lo những bữa cơm cho các tình nguyện viên. Đây cũng là nơi các bác tài vui vẻ đưa đón tình nguyện viên đi làm, nơi các bác bảo vệ ngày đêm chờ các đoàn xe đi về, nơi không còn sự phân biệt tôn giáo nhưng tất cả vì bệnh nhân thân yêu, nơi biết bao lời cầu nguyện và lời thăm hỏi từ hậu phương gởi đến để khích lệ tinh thần chúng tôi. Tôi đã lặng người và cảm thấy xót xa khi nhìn thấy túi đồ của bệnh nhân vì bên trong chỉ vỏn vẹn mấy hộp sữa và mấy cái mền có lẽ do quá vội nên chưa kịp xếp gọn gàng. Tôi đã bàng hoàng khi vừa bước vào ca trực thì một bệnh nhân đã ra đi...

16 tháng 7, 2021

Sài Gòn, nhìn từ một nhà có F0


Hàng xóm F0 của tôi là một cụ già, không gia đình, không người thân, không quê quán, là người làm cho gia đình chủ này đã ngót nghét 60 năm. Những người như bà trong lòng xã hội Sài Gòn nhiều lắm, và hầu hết trong số họ, sống chết ở cùng với chủ, như một thành viên trong gia đình, không phân biệt.

Hai năm trước tôi chuyển về khu này, gặp thì thấy bà còn lanh lợi nhưng trí nhớ bị lẫn. Bà hỏi tôi mỗi một việc là "chú mua nhà này à?" mà có ngày bà sang hỏi đến 20 lần. Đến mức người nhà bà phát cáu phải gọi bà về.

Cách đây nửa năm bà bị ngã và bị liệt phải ngồi một chỗ. Cửa nhà luôn mở, bà ngồi tầng trệt, luôn ngó ra ngoài với ánh nhìn rất buồn. Chỉ ánh mắt thôi, còn tất tần tật ý niệm về thời gian cũng bị lãng quên theo trí nhớ. Đôi khi mới 9 giờ sáng, bà hỏi, "giờ mấy giờ chiều rồi con?". Hoặc thấy nhân viên tôi đi làm về, bà hỏi, đi chợ nấu bữa trưa à?

10 tháng 7, 2021

Sài-gòn khủng hoảng trước giờ đóng cửa !


Buổi sáng tôi thức dậy, thực ra là gần trưa (vì tối qua thức đêm coi đá banh trận Anh –Đan Mạch), ngồi uống cà phê , mở báo mới ra đọc, lại thấy Thủ tướng tuyên bố trên báo Chính Phủ về việc phòng chống dịch cúm tàu với lời lẽ sặc mùi chiến tranh, kêu đây là một ”trận chiến”, mở tiếp những bài báo khác ra đọc, thấy nhan nhản thông tin của các cấp Chính quyền tại TP.HCM xung quanh việc TP.HCM sẽ giãn cách xã hội toàn thành phố theo Chỉ thị 16 của Chính phủ, tuyên bố của lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành có liên quan về việc hàng hóa sẽ được cung ứng đầy đủ cho thành phố hơn 10 triệu dân này…

Vừa uống xong ly cà phê là bà xã nhờ tôi chở ra chợ mua rau về nấu cơm ăn để đỡ tốn tiền gửi xe, tôi chấp hành.

Chạy xe ra tới ngoài đường mới thấy quang cảnh hôm nay sao có vẻ trông… giống như thời chiến thật, Thủ tướng nói không sai! Mới sáng hôm qua thôi, tôi còn lang thang ngoài đường mua đồ, thấy đường xá vắng tanh vắng ngắt, lâu lâu mới có một chiếc xe chạy vụt qua… Hôm nay thì người ta đổ ra đường đông như trẩy hội, ai ai cũng tất bật, vội vã đi… mua gom đồ về tích trữ. Vợ tôi chui vào chợ mua có mấy món đồ thiết yếu như mì gói, gia vị… mà tôi phải đậu xe chờ ở ngoài đường đến gần 1 tiếng đồng hồ mới thấy bả ra. Bà xã tôi giải thích lý do mua đồ trong chợ lâu là vì phải bị công an kiểm tra xong thì mới được cho vô chợ mua đồ. Sau đó, tôi chở vợ đi mua rau xanh nấu cơm, nhân tiện… tích trữ luôn. Tới hàng rau nào cũng thấy hết rau, chỉ còn lại vài ba bó rau dập nát… chúng tôi phải chạy qua 2 cái chợ, dáo dác đưa mắt quan sát kỹ tất cả các vỉa hè mà chúng tôi đi ngang mới tìm ra chỗ còn rau cho chúng tôi mua, mà giá thì mắc gấp đôi, cũng không còn đủ số lượng, chủng loại rau chúng tôi cần.

Tại những chỗ bán rau trên vỉa hè, người ta dừng xe, chen chân nhau mua rau "phà phà", không có cách ly cách lủng gì hết… quả là đáng sợ. Đám người này vi phạm nghiêm trọng quy định “5 k” của cơ quan chức năng, trong đó có vợ tôi, đúng là cái đồ… phản động, xứng đáng bị bắt sạch, hốt sạch đi… cách ly tập trung!

14 tháng 6, 2021

Tết Đoan Ngọ _ ‘Tết kỳ lạ nhất của người Việt’

 


 image

“Tháng tư đong đậu nấu chè, ăn tết Đoan ngọ trở về tháng năm”.

 

Giết sâu bọ, đeo bùa ngũ sắc, mặc áo dấu, xâu lỗ tai cho bé gái, nhuộm móng tay móng chân, đổ bệnh cho cây, khảo cây, đi sêu… là những phong tục riêng của Tết Đoan Ngọ xưa, khiến nó được coi là ‘Tết kỳ lạ nhất của người Việt’ mà người Pháp cách đây gần 2 thế kỷ đã phải thốt lên như vậy.


Tết Đoan Ngọ hoặc Tết Đoan Dương (ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch). Không chỉ riêng ở Việt Nam hay Trung cộng, ở nhiều nước châu Á cũng có Tết Đoan Ngọ. Tết Đoan Ngọ là một phong tục lễ Tết Á Đông gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong năm, mang theo ước vọng về sức khoẻ, sự thịnh vượng của người xưa.


image


Không chỉ người Pháp thấy kỳ lạ, nhà văn Vũ Bằng từng cảm thán về sự lạ lùng của ngày lễ đặc biệt này, bởi đó là ngày lễ không thể thiếu đối với người Việt,

 

“Ờ, mà nghĩ cũng thật tình thật. Sống vào cái thời đại mới này, mỗi khi muốn phát động một chiến dịch gì, gây một phong trào gì, kỷ niệm một ngày lịch sử gì ta vẫn thấy dán khẩu hiệu ầm ầm, bắc loa đi cổ động nhân dân sa sả thế mà có nhiều lúc nhân dân cũng lười biếng chẳng theo; vậy mà sao cứ đến mấy ngày lễ vớ vẩn ở đâu, chẳng cần cổ động, chẳng căng biểu ngữ, chẳng hô khẩu hiệu gì mà dân vẫn cứ tự động theo răm rắp? Cứ lấy cái ví dụ người mình, nghìn nhà như một vạn nhà như một, tự động ăn tết Đoan ngọ thì đủ biết.

9 tháng 6, 2021

Khi khoa học gia bán rẻ lương tâm

  image

Tháng Giêng năm 2020, trong thời gian một số quốc gia vùng Đông Nam Á đang chuẩn bị đón mừng Tết Nguyên Đán thì một loại dịch cúm bùng phát tại Wuhan, làm cho mọi người hoang mang lo sợ.

 

Tiếp theo là hình ảnh người dân Trung cộng nằm chết la liệt tại các bệnh viện, ngoài đường phố và khắp nơi trong thành phố Wuhan. Bác sĩ, y tá phải làm việc ngày đêm không ngừng nghỉ. Hàng ngàn bệnh nhân chen chúc chờ đợi tại các bệnh viện, và nhiều người quá kiệt sức đã ngã lăn ra chết, rất nhiều hình ảnh thương tâm hãi hùng được nhìn thấy trên internet. Đảng cộng sản Trung cộng (ĐCSTC) đã ra lệnh cấm người dân Wuhan di chuyển tới những thành phố trong nội địa nhưng lại cho phép du lịch ra ngoại quốc, thế là hàng trăm ngàn người đã đổ ra trên toàn thế giới, tạo điều kiện cho đại dịch lan tràn khắp nơi, gây tử vong cho hơn 3 triệu 700 ngàn người. Tới nay, nó vẫn còn hoành hành tại một số quốc gia vùng Á Châu như Ấn Độ, Nam Dương, Việt Nam, và Taiwan. 

image


ĐCSTC đã ngăn chặn không cho phái đoàn y tế của Hoa Kỳ, Anh, Úc và một số quốc gia khác cũng như tổ chức Y Tế Quốc Tế (WHO) tới Trung cộng để điều tra về đại dịch cúm. Sau hơn một năm, cuộc điều tra này mới thực hiện được, kết quả được WHO phổ biến ngày 9/2/2021 trong một cuộc họp báo tại Wuhan. WHO bác bỏ quan điểm đại dịch phát xuất từ phòng thí nghiệm, và khẳng định rằng đại dịch xảy ra do virus Covid 19 bùng phát tự nhiên từ động vật lây qua người. Nhiều khoa học gia trên thế giới phê bình rằng WHO đã đưa ra một bản báo cáo không rõ ràng, không có kết quả cụ thể, hoàn toàn tùy thuộc vào nghiên cứu của Trung cộng. Khoa học gia Angela Rasmussen của trường Đại Học Georgetown nói: “Điều tra của WHO không đầy đủ, vẫn còn nhiều vấn đề đã không được quan tâm tới, không có một cuộc điều tra nào về nguồn gốc virus đại dịch có thể hoàn thành trong hai tuần. Cần thực hiện một cuộc điều tra quy mô hơn.” (theo tạp chí khoa học Nature) 

3 tháng 6, 2021

Htar Htet Htet hoa hậu Myanmar

 image

Phải đợi mấy tuần thì cựu hoa hậu Myanmar, Htar Htet Htet mới trả lời mấy câu hỏi phỏng vấn của tôi. 

 

Cô xin lỗi đã không trả lời trực tuyến được bởi điều kiện của  cuộc sống du kích không cho phép.

 

Q: Tại sao Cô gia nhập lực lượng du kích để chống lại chính phủ quân sự đương thời?

image


A: Chúng tôi đã biểu tình một cách ôn hòa nhưng họ đã tấn công chúng tôi một cách tàn bạo. Tôi không thể đứng nhìn đồng bào của  mình chết một cách vô ích, bất lực và vô vọng. Tôi tin rằng chúng tôi đã thử mọi phương pháp đấu tranh cần thiết trước khi dùng đến vũ lực. Đấy là một con đường duy nhất còn lại. Khi chế độ độc tài đã thành một thực tế thì cuộc cách mạng để thay đổi nó là quyền của người dân.

30 tháng 5, 2021

Phát hiện cách tiêu diệt 99,9% SARS-CoV-2 trong phổi

Giáo sư Nigel McMillan (Đại học Griffith), trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết công nghệ này hoạt động tương tự “tên lửa tầm nhiệt”: chủ động tìm kiếm và tiêu diệt mầm bệnh.

 

Ảnh minh họa: Shutterstock

Đài ABC News (Úc) mới đây cho hay nghiên cứu do nhóm chuyên gia của Viện Y tế Menzies (thuộc Đại học Griffith, Úc) hợp tác cùng Viện Nghiên cứu City of Hope (Mỹ) thực hiện đã bước đầu phát triển thành công một liệu pháp có thể tiêu diệt được 99,9% lượng SARS-CoV-2 (vi rút gây ra dịch Covid-19) trong phổi người nhiễm bệnh.

Cụ thể, nhóm chuyên gia của Úc và Mỹ đã bắt đầu nghiên cứu này từ tháng 4.2020. Họ đã tiếp cận vi rút gây bệnh bằng một công nghệ y tế được gọi là “sự im lặng của gien”, thông qua RNA (axit ribonucleic: một phân tử mã hóa thông tin di truyền) để tấn công trực tiếp vào bộ gien của vi rút nhằm ức chế khả năng tái tạo cũng như ngăn chặn tình trạng lây lan.

Giáo sư Nigel McMillan (Đại học Griffith), trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết công nghệ này hoạt động tương tự “tên lửa tầm nhiệt”: chủ động tìm kiếm và tiêu diệt mầm bệnh.

“Về cơ bản, có thể hiểu liệu pháp này sẽ thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm và tiêu diệt mầm bệnh. Nó sẽ phá hủy bộ gien vi rút khiến chúng không thể phát triển được nữa. Chúng tôi tiêm vào các hạt nano và chúng sẽ đi tìm, tiêu diệt vi rút giống như một tên lửa tầm nhiệt”, ông McMillan nói.

Phương pháp này được kỳ vọng có thể sẵn sàng dùng để điều trị cho bệnh nhân Covid-19 sớm nhất vào năm 2023, tùy thuộc vào kết quả tiếp theo của các thử nghiệm lâm sàng.

Nguồn :Thanh niên online; https://thanhnien.vn/suc-khoe/phat-hien-cach-tieu-diet-999-sars-cov-2-trong-phoi-1387194.html?io_utm_social=fanpage&fbclid=IwAR0ERdcZVCDIGv-phVo9NLzhaQNcMTRucIvVMM9ADMN3CsgT9ag-w2bGhV4


28 tháng 5, 2021

Nguồn gốc Covid-19 từ phòng thí nghiệm Vũ Hán

 image

Covid-19 khởi phát vào cuối năm 2019 tại Vũ Hán, trở thành đại dịch nhanh chóng lây lan ra toàn cầu. Đến nay, nó đã gây nhiễm gần 160 triệu người, giết hại hơn 3,3 triệu người. Một tổ chức nghiên cứu của Mỹ mới đây ước tính số tử vong rất có thể gấp đôi.

 

Sự xuất hiện các biến chủng (le variant) khiến nhiều quốc gia phải khó khăn đối phó để bảo vệ sức khỏe dân chúng. Nay Mỹ, tâm dịch lớn nhất thế giới, sắp kiểm soát được Covid-19 nhờ chương trình tiêm chủng. Tiếp theo, Ấn độ liền trở thành tâm dịch lớn thứ hai mà tình hình chống dịch vẫn chưa thấy dấu hiệu lạc quan. Mỗi ngày, Ấn Độ có hàng trăm ngàn người bị bệnh và hàng ngàn tử vong. Một số nước ở gần đó như Thái lan, Miên, Lào và Việt nam đang bị dịch Ấn độ lây lan.

 

Virus Vũ Hán đã ác ôn mà nó còn biến thể nhanh chóng và những loại mới lại còn ác hơn.


image


Tiến sĩ Sebastian Maurer-Stroh, Giám đốc Viện Thông tin Sinh học của Cơ quan Khoa học Singapore, cho biết Covid-19 đã biến thể  6.600 lần kể từ khi nó được phát hiện lần đầu tiên vào cuối năm 2019 ở Vũ hán. Ông giải thích: “Covid-19 biến đổi bất cứ khi nào xảy ra "sai sót" trong quá trình sao chép. Điều này có thể dẫn đến việc thêm vào, xóa đi hoặc thay đổi bộ gen di truyền của virus. Nếu sai sót đó làm tăng khả năng sinh tồn của virus thì virus bản sao của những sai sót đó sẽ tồn tại lâu hơn, thậm chí áp đảo phiên bản ban đầu”.

27 tháng 5, 2021

HIỀN LÀNH NHƯNG PHẢI KIÊN ĐỊNH


Ta thường hiểu rằng người có đạo đức sẽ là người hiền lành dễ chịu. Điều này cũng đúng. Người có đạo đức thường không có phản ứng mạnh khi gặp việc trái ý. Hiền lành nghĩa là không phản ứng mạnh. Người hiền lành thường chọn cách giữ thái độ ôn hòa nhẹ nhàng điềm tĩnh khi phải phản ứng việc gì đó.

Những người mà sự hiền lành đã thành bản chất thì họ thường có gương mặt khả ái, hiền hậu. Để có được bản chất hiền lành thì một người phải trải qua nhiều kiếp sống luôn chọn thái độ hiền lành như thế. Đa phần chúng ta bị xen lẫn giữa thái độ hiền lành và hung dữ. Có khi chúng ta cũng chọn thái độ ôn hòa nhẹ nhàng, nhưng cũng có khi chúng ta chọn thái độ phản ứng mạnh.

10 tháng 5, 2021

SỰ NUÔNG CHIỀU CỦA CHA MẸ TẠO NÊN NHỮNG ĐỨA TRẺ VÔ ƠN...!

 


Trước khi mong con thành "Danh" thì hãy giáo dục con thành "Người" trước đã, hay đúng hơn là thành "Người tử tế", tử tế với cha mẹ và tất cả mọi người....!

Một người tử tế chắc chắn không phải là người vô ơn...!

Hôm trước khi nói về hành trình bỏ quê ra đi, khổ cực mấy cũng lo cho con cái đủ đầy, có bạn nói điều đó chưa chắc tốt cho con bởi bạn biết có gia đình kia lo cho con cái không thiếu thứ gì, bây giờ các ông bà đó chiếm hết nhà cửa còn muốn đuổi cha già ra khỏi căn nhà cuối cùng.

Tôi nghĩ nhiều khi là nhân quả vay trả trong đời, hay chính sự giáo dục sai lầm của cha mẹ mà ra.

Chúng ta đôi khi vì thương con mà nuông chiều mù quáng, tước đoạt đi những cơ hội trưởng thành và tạo nên những con người ích kỷ, chỉ biết được cung phụng, hưởng thụ chứ không biết phục vụ và yêu thương.

16 tháng 4, 2021

Nhiệt huyết và nổi đau....

Nhà sách Khai Trí ( Ành: trước năm 1975)

Tôi đến viếng tang lễ của cụ bà và gặp gỡ những người thân của đại gia đình họ Nguyễn. Những tấm ảnh slide show chiếu trên màn hình nhà tang lễ đã ghi lại những kỷ niệm đẹp của gia đình và cụ ông, cụ bà như một nhắc nhở ân cần đến hình bóng của kẻ ra đi.

Tôi được dịp trò chuyện với người con trai thứ của cụ là anh Nguyễn Hùng Tâm và tỏ lòng ngưỡng mộ cụ ông Khai Trí cùng đức độ của cụ khi còn sinh thời. Tiếng vang thơm ngát về lòng yêu thiếu nhi và mối tình gắn bó của cụ với sách vở đã khiến tôi quý trọng con người cụ dù tôi chưa gặp cụ bao giờ.

Dù đang có tang chế anh Hùng Tâm vẫn vui vẻ nghe tôi trò chuyện và hỏi han về những kỷ niệm đẹp còn lưu dấu của song thân anh, hai người đã khuất. Anh kể:

- Đối với cha tôi, những điều tôi trân trọng, lưu giữ trong trí, mến quí và yêu nhất là những giờ phút cuối của cụ. Trong 2 tấm hình chụp ông cụ trên giường, tôi thấy lúc nào quanh ông cũng tràn đầy sách vở. Hình ông cụ ngồi có một cái võng vắt ngang, sách vở cũng đầy giường tủ. Cụ luôn luôn miệt mài cùng sách vở kể cả những phút lâm chung.

- Đối với mẹ tôi, bà là người vợ lúc nào cũng tận tụy với chồng kể cả từ những ngày ban đầu mới thành lập nhà sách Khai Trí. Thuở hàn vi, dẫu không có người làm phụ giúp, bà vẫn hết lòng cùng chồng gánh vác những khó khăn, gian khổ buổi đầu. Những cuốn sách nào có giá trị cha tôi lúc nào cũng đưa cho bà đọc để có cùng một chí hướng với chồng và cùng tạo dựng sự nghiệp.

4 tháng 4, 2021

BÊNH VỰC TỘI ÁC THỦY ĐIỆN VÂN NAM CŨNG LÀ MỘT TỘI ÁC

Biểu đồ mưc nước sông MeKong từ 2016-2021 (ảnh Long Pham)

Một năm sau “Khóc một dòng sông” tôi tin rằng dân Việt sẽ còn tiếp tục khóc cho đến khi không còn nước mắt để khóc nữa! Tình trạng hạn-mặn của ĐBSCL sẽ còn tiếp tục tồi tệ và ngày càng tồi tệ. Hạn mặn năm 2021 và các năm về sau sẽ còn trầm trọng hơn năm hạn kỷ lục 2020.
Không có gì phải bàn nữa, việc tích nước tại 11 đập thủy điện ở Vân Nam là một nguyên nhân quan trọng nhất. Bên cạnh đó phải kể đến các công trình thủy điện, thủy nông, cấp nước trên dòng chính Mekong và dòng nhánh trên đất Lào, Thái, Miên và kể cả 3S của Việt Nam nữa. Ngoài ra những công trình thủy trên đất Việt Nam đã cản trở dòng lũ tự nhiên đi vào DBSCL cũng là một nguyên nhân quan trọng khác.
Cho đến nay Trung Quốc vẫn che giấu sự thật về lượng nước trong các hồ chứa và kế hoạch điều tiết. Chúng ngang nhiên tích nước bất chấp cuộc sống của cư dân hạ nguồn trong khi vẫn phát biểu ngược ngạo lẫn giả-nhân giả-nghĩa. Hành xử của Trung Cộng trên sông Mekong ngày càng giống hành xử của chúng trên biển Đông. Trong một diễn biến ngược lại, trước đây người ta thấy rõ vai trò hiệp sĩ của Hoa Kỳ trên biển Đông thì nay vai trò này được thể hiện trên sông Mekong.
Thực vậy, hai tổ chức của Hoa Kỳ là Eyes On Earth và Stimson Center bằng công nghệ Đo Lường Cảm Biến Hình Ảnh Vi Sóng kết hợp với các trạm đo đạc đã có hàng trăm năm nay dọc sông Mekong và bằng những phân tích xuất sắc họ xác định được những điều mà Trung Cộng cho đến này vẫn che giấu! Họ đã chỉ rõ chính Trung Cộng là một trong các thủ phạm gây hạn mặn cho DBSCL.
Trung Cộng khó mà tranh cãi nổi những bằng chứng thuyết phục này! Tuy nhiên cho đến nay vẫn còn có người nói đại và nói bậy để bênh vực cho tội ác của thủy điện ở đầu nguồn Mekong trên đất Trung Hoa.
Bênh vực tội ác cũng là một tội ác!
Nguyen Tuan Khoa (2/4/2021)
Nguồn:
https://www.facebook.com/khoa.ngtuan
***
KHÓC MỘT DÒNG SÔNG


Giờ Vạn Vật Học lớp Đệ Lục (1972), khi giảng về sông Cửu Long thầy tôi nói: Đó là con sông hùng vĩ, thượng nguồn ở Tây Tạng rồi chảy qua 5 nước. Sông có 9 nhánh đổ ra biển Đông, giống như 9 con rồng phun nước tại 9 cửa sông. Thầy nói, thực ra, sông Cửu Long chỉ có 8 nhánh! Do số 9 là số may mắn trong văn hóa Phương Đông nên người ta phải cố gán thêm một nhánh cho đủ 9. Đó là nhánh Ba Thắc rất nhỏ, đang bị bồi lấp. Như một định mệnh trớ trêu, gần nửa thế kỷ sau bài giảng đó, nhánh Ba Thắc rồi thêm nhánh Ba Lai đã thành dòng sông chết. Hai con rồng đã về trời! Sông Cửu Long tám nhánh nay chỉ còn bảy. Thất Bát! Con số này như một điềm gỡ cho một vùng châu thổ buồn.

Lịch sử Châu Thổ sông Cửu Long (CTSCL) là một cuộc giành giật giữa sông và biển trong hàng ngàn năm. Lúc biển tiến, cả vùng ngập trong biển; lúc biển thoái, sông mạnh mẽ đẩy lùi biển ra đại dương… Để giờ đây nơi gặp gỡ giữa Cửu Long và biển Đông đã tạo nên một vùng châu thổ trù phú với đa dạng sinh học bậc nhất trên thế giới.

Dòng Mekong hùng vĩ bao đời nay đã cần mẫn tải ngọc phù sa nuôi sống gần 70 triệu người trên toàn lưu vực 800 ngàn cây số vuông. Ở cuối nguồn, hai dòng Tiền Giang và Hậu Giang đã tạo nên vựa lúa lớn và một nền văn hóa đặc sắc với 17 triệu cư dân. Bỗng chốc tất cả trở nên suy tàn. Hạn mặn 2016 đã lên đến Cần Thơ, vượt mức chịu đựng của dân ĐBSCL. Hạn mặn 2020 còn khốc liệt hơn nhiều. Nếu lấy mức mặn 4 phần ngàn là ngưỡng sống còn của cây lúa thì nước mặn từ biển Đông đã vào sâu hơn 80 Km nhưng nếu lấy mức mặn 0.5 phần ngàn cho nước uống thì mặn đã chạm đến hầu hết các nhà máy nước toàn vùng. Ngày mặn lên tới nhà máy nước Châu Đốc rồi Nam Vang sẽ không còn xa nữa.

30 tháng 3, 2021

Cho đi là một niềm hạnh phúc.

NỀU MỘT GIỌT SƯƠNG LONG LANH CÓ THỂ CHỨA ĐỰNG CẢ BẦU TRỜI XANH, THÌ MỘT HÀNH ĐỘNG NHÂN ÁI CHẮC CHẮN SẼ LÀ PHẢN ẢNH CỦA MỘT TÂM HỒN CAO QUÝ, VỊ THA.
Khi ta biết san sẻ cho người khác những gì ta có, là ta đã giúp chính ta trở nên CON NGƯỜI hơn, và nhờ đó, cuộc đời của ta sẽ trở nên có ý nghĩa hơn
THDV
***

Người xưa có câu: “Hành thiện tối nhạc”, làm việc thiện là vui sướng nhất. Lòng người quả thật vô cùng kỳ lạ, khi chúng ta làm bất kể việc gì không tốt thì trong lòng sẽ thấy bất an, không vui vẻ nổi, nội tâm cũng không thoải mái. Còn nếu làm việc thiện không vì điều kiện gì thì trong lòng chúng ta lại cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Đó là niềm hạnh phúc của sự cho đi.

Một số người cho rằng, phải có điều kiện, có tiền bạc mới có thể giúp đỡ người khác, mới có thể cho đi. Nhưng kỳ thực, ngay cả khi chúng ta không có những thứ vật chất ấy, chúng ta vẫn có thể cho đi một cách rất ý nghĩa và hữu ích. Đôi khi chỉ một lời nói động viên khích lệ, một cái nhìn hay một nụ cười ấm áp là chúng ta đã có thể chuyển một người buồn thành một người vui vẻ. Thậm chí chỉ bằng những cử chỉ nhỏ ấy, chúng ta đã có thể cảm hóa được một người ác thành người lương thiện hơn.

(Ảnh minh họa: Grassmemo/Shutterstock, Royalty-free stock photo)

Tại một số nơi trên thế giới, người ta không chỉ cho đi một cách tự nguyện mà nó còn được xem là một “nguyên tắc ngầm” để quy định mọi người.

18 tháng 3, 2021

PHẬT GIÁO KHÔNG PHẢI LÀ MỘT TÔN GIÁO ?

 Bài viết của nhà giáo Thái Hạo, một người am hiểu Phật giáo với lối viết dung dị, dễ hiểu để chúng ta thấy đa số các chùa ở nước ta hiện nay đang bị biến dạng như thế nào. ( Nb Lưu Trọng Văn )

Phật giáo là một trong những rường cột Đức của Dân tộc. Phật giáo biến dạng - Đức biến dạng.





1. PHẬT GIÁO LÀ GÌ?

Phật giáo là một hệ thống tư tưởng có nguồn gốc từ Ấn Độ, do một người có tên Sakyamuni (Thích Ca Mâu Ni) sáng lập. 

Ông là một Thái tử, đã kết hôn và có con; nhưng vì cảm nghiệm thấy cuộc đời nhiều khổ đau nên đã quyết tìm con đường giải thoát. 

Sau 6 năm gian khổ, trải qua nhiều phương pháp thực hành khác nhau, đến năm 30 tuổi ông đã giác ngộ (thấy được chân lý của vũ trụ, nhân sinh và đạt tới hạnh phúc trọn vẹn). 

Sau đó, ông dành cả cuộc đời còn lại (đến 80 tuổi) để truyền đạt tư tưởng và hướng dẫn đường lối tu hành cho mọi người. 

Tất cả những lời giảng của ông được tập hợp lại sau đó, được gọi là Kinh Phật. 

Như vậy, Phật giáo vốn KHÔNG PHẢI LÀ MỘT TÔN GIÁO, nó là một hệ thống tư tưởng triết học có tính hiện sinh, dùng để áp dụng vào đời sống để tránh những lầm lạc và đạt tới mục đích cao nhất là hạnh phúc (viên mãn) bằng con đường của trí tuệ sáng suốt dựa trên nỗ lực và sự tự chủ của cá nhân mỗi người. 

Như thế, Phật là một ông thầy giáo - người có năng lực trí tuệ và lòng bi mẫn đã dành cả đời để giúp đỡ mọi người bằng cách “khai dân trí” cho họ. 

Chùa là trường học của nhà Phật, kinh là sách giáo khoa, đệ tử là học sinh. 

Mỗi người đến chùa là đang thực hiện con đường học vấn theo phương pháp của nhà Phật. 

Tuyệt nhiên không cần cúng bái, lạy lục - nếu có lạy cũng để tỏa lòng tôn kính và biết ơn thầy minh; không cần bày ra các lễ lạt rườm rà hình thức gây lãng phí và làm mê muội nhân tâm. 

Ngày nay, khi ông thầy sáng lập đã qua đời thì công việc giáo dục ấy được trao vào tay những vị thầy chùa (sư). 

Những người Phật tử đến chùa không được biến những vị sư này thành những thần thánh, hãy chỉ coi họ là thầy giáo, và kính trọng họ như kính trọng những vị thầy giáo (nếu họ có đức hạnh). 

Xin nhớ rằng, họ không có quyền năng gì trong việc ban phước giáng họa cho ta cả; cái lợi ích (nếu có) thì là do sự chân thành học hỏi và kiên trì thực hành đúng phương pháp từ lòng nhiệt thành giảng dạy của thầy chùa mà có.

6 tháng 3, 2021

Tâm sự của những ông chồng thiếu lãng mạn trong ngày 8/3

"Biết – Không biết"

Có thể bên cạnh em

Có một người đàn ông như thế

Không biết tặng em mỹ phẩm để em ưa

Không biết nói lời hay mà người khác dư thừa

Không biết chọn cả loại hoa đắt tiền mà người mua cũng rùng mình một chút

Không biết post thiếp mừng em ở trên facebook

Không biết mời em đi nhà hàng Hàn Quốc hay Tầu

Không biết khen em khi em về từ hiệu làm đầu

Không biết bài hát tiếng Anh mà người trẻ nào cũng biết

Không biết so sánh các loại rượu ngon trong từng bữa tiệc

Và có thể thêm vài điều cũng không biết, em ơi!

***

Những người đàn ông em nhìn thấy trên đời

Có thể khác một người

Bên cạnh em năm tháng

16 tháng 2, 2021

17-2, SAU 42 NĂM, CUỘC CHIẾN VẪN ĐANG TIẾP DIỄN !

(Bộ đội ta phục kích tiêu diệt quân Trung Quốc xâm lược tại thị xã Cao Bằng, tháng 2-1979. Ảnh : Trần Mạnh Thường, lấy từ Thanh Niên)


1- Đọc lại bài thơ của Thanh Thảo về cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược 42 năm trước. Đây là bài thơ hay nhất về cuộc chiến này mà mỗi khi đọc toàn thân ta rung động.  

TỔ QUỐC

vệt nắng mỏng trước sân mái gà cục tác

con tôi ngủ trong nôi văng vẳng tiếng còi tàu

bữa cơm gia đình tôi trộn bắp trộn sắn bảy mươi phần trăm

mùa xuân những cơn bão hung hãn bất ngờ ập tới

trầm tĩnh như rừng kia như biển kia

Tổ Quốc tôi đứng lên trước bầy xâm lăng phương bắc

những dãy núi cong cánh cung những nỏ thần khủng khiếp

lại tung hàng loạt mũi tên xuyên ngực quân thù

ải Nam Quan ngọn khói xưa Nguyễn Trãi nuốt nước mắt quay về

mười năm nằm gai nếm mật

hẽm Chi Lăng lầm lì sông Kỳ Cùng bốc cháy

pháo đã giăng từ ngàn vạn điểm cao

quân di chuyển những dòng sông chảy ngược

mây uy nghi Yên Tử thuở nào

còn in dáng Trần Nhân Tông mắt dõi về phương bắc

tính nước cờ ung dung trên cao

sông Kỳ Cùng những tảng đá lên hơi

đùa với mặt trời trong nước

tôi chỉ đến tắm một lần nhưng đó là Tổ Quốc

chảy lặng thầm suốt cuộc đời tôi

những câu lượn câu sli đêm chợ Kỳ Lừa

chén rượu nồng thơm sắc màu thổ cẩm

vó ngựa gõ dòn lâng lâng sương khuya

khẩu súng chống tăng ghì chặt vào vai

anh xạ thủ H’Mông mười tám tuổi

khi lũ giặc đang điên cuồng lao tới

một chấm nhỏ trên bản đồ một chấm nhỏ thiêng liêng

phút người lính đứng bật lên cắm chặt chân vào đất

phút ấy, đất dưới chân anh là Tổ Quốc

quả đạn rời nòng trong chớp mắt

xe tăng cháy ngang đồi lũ giặc lùi xa

anh lính trẻ mỉm cười lau mồ hôi trên mặt

gương mặt dịu lành như Tổ Quốc chúng ta

THANH THẢO

(tháng 2/1979)

15 tháng 2, 2021

HÙNG CA QUANG TRUNG


 HÙNG CA QUANG TRUNG

 “Đánh cho chúng chích luân bất phản

Đánh cho chúng phiến giáp bất hoàn”

(Quang Trung)

*

Vó ngựa thù…

Vang rền biên ải

Nhói tim người áo vải cờ đào

Tuốt gươm thiêng, lấp lánh mấy tầng sao

Quyết giữ lấy quê hương từng ngọn cỏ

Máu hùng anh cháy ngời như ngọn lửa

Máu ba quân ngùn ngụt chí kiêu hùng

13 tháng 2, 2021

Xưa rồi, “Hiếu” ơi…

Ông bà cha mẹ yêu con là thiên tính, là nghĩa vụ, còn con cái hiếu thuận với ông bà cha mẹ là trách nhiệm, cũng là đạo hiếu đương nhiên. Một người không có lòng hiếu thảo với đấng sinh thành, ắt chẳng thể trao tình yêu của mình cho người khác, lại càng chẳng thể nói tới việc quan tâm tới sự hưng vong của quốc gia, dân tộc. Có chăng chỉ là vỏ bọc cho sự ích kỷ của họ mà thôi.

Tranh vẽ cảnh các loài vật cảm động trước lòng hiếu thảo của Ngu Thuấn mà tới giúp đỡ ông. (Họa sĩ Utagawa Kuniyoshi, Wikipedia, Public Domain)

Người xưa dạy: “Bách thiện hiếu vi tiên”, trăm điều thiện thì chữ hiếu đứng đầu. Vài nghìn năm qua, phàm những người hiếu thảo với ông bà cha mẹ đều được xã hội tán dương. Nhưng mà thời nay, “Hiếu” khác xưa nhiều lắm… Đại để là, mấy ai chịu bỏ lỡ dịp mà “phô trương” chữ “Hiếu”?

Trong cuốn “Chấn thương tâm lý hiện đại”, nhà phê bình Vương Trí Nhàn kể chuyện người quen của ông ở Sóc Sơn, đèo con gái đi xe máy trên cao tốc Thăng Long – Nội Bài. Xe bị dính đinh, không phanh kịp, khiến cháu gái bị ngã, chấn thương sọ não. Hỏi lại mới biết chuyện xảy ra như cơm bữa, và trong những kẻ làm cái việc rải đinh thì có những người rất nghèo… Cá biệt có người kể lể rằng, làm việc ấy để có tiền mua thuốc cho bà mẹ bị ốm. Tức là “nhân danh” hiếu thảo làm chuyện bất nghĩa. Thử hỏi có người mẹ nào muốn con mình làm chuyện thất đức?

11 tháng 2, 2021

Ý nghĩa tượng trưng của con giáp Sửu (con Trâu) trong phong thủy

Con trâu là con vật hiền lành, chăm chỉ, gắn liền với cuộc sống của người dân ở làng quê và là biểu tượng của nền văn minh lúa nước. Con Trâu cũng là con vật nằm trong số 12 con giáp với vị trí thứ 2, sau con Chuột. Vậy ý nghĩa của con trâu trong phong thủy như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Con trâu – một biểu tượng của văn hóa Việt Nam

Dân gian ta có câu “Con Trâu là đầu cơ nghiệp”. Chỉ một câu nói trên cũng đã đủ chứng tỏ vị trí và tầm quan trọng của con trâu trong mỗi gia đình cũng như trong nền văn hóa của dân tộc ta.

Con trâu gắn liền với cuộc sống của những người nông dân vùng quê, trở thành biểu tượng của nền văn minh lúa nước với hình tượng “con trâu đi trước, cái cày theo sau”. Với bản chất hiền lành, chăm chỉ, cần cù, hòa đồng, con trâu đã trở nên phổ biến, gần gũi, thân thuộc với tất cả mọi người, từ già trẻ, lớn bé ở các vùng làng quê.

Hình tượng con Trâu gắn liền với cuộc sống của người dân vùng làng quê

 Hình tượng con trâu đã đi vào trong thơ ca, xuất hiện trong những câu tục ngữ, thành ngữ, những câu ca dao, bài hát đồng dao của các em nhỏ, trở thành nguồn cảm hứng để các tác giả sáng tác nên những bài hát về con trâu như: “tậu trâu cưới vợ, làm nhà…”, “ruộng sâu, trâu nái”, “chín đụn mười trâu”, “Trâu ơi ta bảo trâu này-Trâu ra ngoài ruộng cấy cày với ta-Cấy cày vốn nghiệp nông gia-Ta đây trâu đấy ai mà quản công-Bao giờ cây lúa còn bông-Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn”, “Ai bảo chăn trâu là khổ – Chăn trâu sướng lắm chứ”.

27 tháng 1, 2021

Thiệp cưới ngày xưa.

Giống như thiệp cưới, thực đơn bàn tiệc dù chỉ là tờ giấy mỏng nhưng đại diện cho bao tâm ý của gia chủ: là câu mời khách, là lời giới thiệu món ăn, là thành ý cảm ơn… Sự chuẩn bị cho thực đơn tiệc vì thế mà ngày càng được chú trọng hơn, càng mạch lạc thì càng truyền tải rõ sự chu đáo của chủ tiệc.

Thời nay là thế, còn ngày xưa thế nào?

Câu trả lời của các cụ có lẽ sẽ khiến con cháu thời nay phải bất ngờ. Mới đây, dân mạng đang truyền tay nhau một bức ảnh hiếm chụp thực đơn đám cưới được tổ chức ở Chợ Lớn năm 1960.

Ảnh hiếm chụp thực đơn tiệc cưới thời xưa đang gây sốt: vừa lịch sự vừa “tình” như thơ ca, tên món ăn cũng có ẩn ý tinh tế 

Thực đơn tiệc cưới xưa, quá đỗi đẹp và tình

Thông qua bức ảnh hiếm, có thể thấy thực đơn tiệc cưới từ xưa đã được trình bày khá đơn giản, không câu nệ hình minh hoạ. Tuy nhiên font chữ handwriting, cùng câu từ lại khiến dân tình kính nể, vì sự lịch thiệp, trang trọng và duyên dáng của người làm thiệp xưa. Từ hai câu thơ đề tựa, cho đến phần ghép câu “Thực” - “Đơn”, rồi tên các món ăn cũng xuôi theo vần thơ… đều thể hiện tấm chân tình của người mời dành cho thực khách.

THỰC lòng trao tặng tay em

ĐƠN sơ nhẩn cưới nối duyên bạc đầu

20 tháng 1, 2021

Phân Ưu

 BLL cựu học sinh Cao Thắng, vô cùng thương tiếc báo tin:

Thầy ĐINH VĂN DUNG

Cựu GS THKT Cao Thắng

Sinh năm 1921

Đã từ trần lúc 5 giờ 30 ngày 19 tháng 1 năm 2021

Thượng thọ 101 tuổi

- Lễ viếng bắt đầu từ 16 gờ ngày 19 tháng 1 năm 2021

Tại tư gia 131-133 Cao Thắng -P11 Q10 TPHCM

- Lễ Động Quan lúc 6 giờ ngày 22 tháng 1 năm 2021

- An Táng tại quê nhà Xã Mỹ Yên - Huyện Bên Lức - Tỉnh Long An

***

THÀNH KÍNH PHÂN ƯU CÙNG GIA ĐÌNH THẦY

NGUYỆN CẦU LINH HỒN THẦY SỚM VÃNG SANH CỰC LẠC



19 tháng 1, 2021

18 tháng 1, 2021

Hoàng Sa, nổi đau dân tộc

 19.1.1974-19.1.2021 



Là người Việt Nam, vì sao không được phép quên ngày này, 19.1.1974? (và tất nhiên, vô số ngày tháng đau buồn khác nữa chỉ tính riêng trong thế kỷ XX và XXI) 

Bởi vì đó là một trong những ngày chúng ta nhìn thấy rõ ràng nhất bi kịch của Việt Nam. Bi kịch của một nước nhỏ, chỉ là một con cờ trên bàn cờ chính trị quốc tế được chơi bởi những cường quốc. 

75 người con Việt đã ngã xuống không phải vì họ không đủ dũng cảm, không phải vì Tổng thống của họ hèn nhát trước quân thù mà đau hơn là do không đủ sức địch lại với lũ xâm lược. 

Chúng ta thấy sự phản bội của nước lớn đối với một nước nhỏ đồng minh đang ở vào những ngày tháng khó khăn nhất. 

Và phía bên kia, chúng ta thấy gì? Là sự ngu muội, đặt những mối quan hệ hữu nghị, hàm chất mang ơn nước khác lớn hơn lợi ích dân tộc, lớn hơn lãnh thổ. Sự im lặng đồng lõa với lũ cướp nước. Thậm chí có những kẻ mù quáng đến mức tin rằng để Trung Quốc chiếm Hoàng Sa còn tốt hơn nằm trong tay bọn “ngụy”, rằng Trung Quốc với “ta” là anh em, họ có giữ thì rồi cũng sẽ trả lại cho “ta” thôi.

15 tháng 1, 2021

TƯƠNG LAI THẾ GIỚI QUÁ NGUY HIỂM!

Hình: NBC News. 

“Trung Quốc đã thực hiện thí nghiệm tăng cường sinh học trên con người để chế tạo ra “những siêu chiến binh”. Quan chức cao cấp của Mỹ tiết lộ!

Tháng 12, ngày 3. 5:37, 

“Từ Washington – Tình báo Mỹ cho biết vào hôm thứ Sáu là Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm trên con người của Quân Đội Giải Phóng Nhân dân PLA với hy vọng phát triển những binh sĩ có “khả năng sinh học siêu nhân.” 

Ông John Ratcliffe, Giám đốc tình báo Quốc gia đã công bố tin sốc khiến giới chức cấp cao Mỹ bàng hoàng trong một bài viết với nghiên cứu quan điểm của ông được đăng trên Wall Street Journal mà ông khẳng định rõ rằng Trung Quốc hiện là mối đe dọa an ninh quốc gia hàng đầu đối với Hoa Kỳ.

Ratcliff, cựu nghị sĩ của bang Texas thuộc đảng Cộng Hòa, viết: “Bắc Kinh không có ranh giới đạo đức nào ràng buộc đối với tham vọng theo đuổi quyền lực (bá chủ thế giới)”. Văn phòng của ông và CIA đã không có trả lởi những yêu cầu giải thích thêm về quan điểm cho răng Trung Quốc đang tìm cách tạo ra những “siêu chiến binh” giống như mô tả trong các bộ phim Hollywood như “Captain America”, “Bloodshot” và “Universal Soldier”.