Năm ngoái nhận lời mời của người bạn, tôi có dịp đến Lakeview để đón năm mới với các cư dân sống ở khu này. Nằm cách xa lộ Biên Hòa khoảng 6 km. dẫn vào khu biệt thự là con đường lớn tráng nhựa lên xuống nhiều đồi dốc, dài hơn một cây số, ven đường hai hàng cây xanh rợp bóng. Lakeview là khu biệt lập nằm sâu vào trong, lọt thỏm giữa sân golf Thủ Đức và một hồ nước nhân tạo lớn độ một sân bóng tròn, được thành hình do quá trình khai thác đất làm gạch nung xây dựng vào thập niên 1980. Với một khoảng không gian xanh rất rộng như thế, nên ở đây không khí mát và trong lành hơn so với khu trung tâm quận 9. Riêng sân sinh hoạt chung trãi cỏ xanh mướt rộng độ hai mẫu, ngoài sân còn có một câu lạc bộ nằm sát bên hồ, gồm hồ bơi, sân tennis, phòng tập bóng bàn, bida, thể hình và một số phòng phục vụ các cháu thiếu nhị.
27 tháng 12, 2013
Ăn tết Tây với Tây
Nhãn:
Cộng đồng
23 tháng 12, 2013
Mừng Giáng Sinh & Năm Mới 2014

Nhân dịp Năm Mới
Kính Chúc Thầy Cô, Anh Chị
Thân Chúc Bạn Hữu
Một Giáng Sinh thật vui
Năm mới Hạnh Phúc và Thành Đạt
Năm mới Hạnh Phúc và Thành Đạt
Nhãn:
Thông tin trường
15 tháng 12, 2013
Thư Mời dự tiệc Tất Niên Hội Ngộ Cao Thắng Nam California
Thân mến kính mời Thầy Cô, Niên trưởng, Đồng môn và thân hữu tham dự buổi tiệc tất niên vào cuối năm Quý Tỵ để Thầy cô và đồng môn Cao Thắng gặp nhau thăm hỏi và chúc tết.
Chương trình như sau:
1. Ngày: Thứ bảy 18 tháng 1 năm 2014 nhằm ngày 18 tháng 12 âm lịch
2. Giờ:
11:00 giờ trưa gặp nhau chúc mừng thăm hỏi
12:00 giờ dùng cơm trưa
1:30 giờ chụp hình lưu niệm
2:00 giờ chia tay
3. Địa điểm: nhà hàng Kim Sư
10530 Bolsa Ave
Westminster, CA 92683
(714) 554-6281
Vì số chỗ giới hạn, xin liên lạc với thầy Phan thanh Nhuận (phone: 714-906-8871, email: nhuanthanhphan@gmail.com ) để giữ chỗ. Đồng môn và thân hữu xin đóng góp mỗi phần ăn $30. Thầy cô và nhân viên KTCT là khách mời.
Chương trình như sau:
1. Ngày: Thứ bảy 18 tháng 1 năm 2014 nhằm ngày 18 tháng 12 âm lịch
2. Giờ:
11:00 giờ trưa gặp nhau chúc mừng thăm hỏi
12:00 giờ dùng cơm trưa
1:30 giờ chụp hình lưu niệm
2:00 giờ chia tay
3. Địa điểm: nhà hàng Kim Sư
10530 Bolsa Ave
Westminster, CA 92683
(714) 554-6281
Vì số chỗ giới hạn, xin liên lạc với thầy Phan thanh Nhuận (phone: 714-906-8871, email: nhuanthanhphan@gmail.com ) để giữ chỗ. Đồng môn và thân hữu xin đóng góp mỗi phần ăn $30. Thầy cô và nhân viên KTCT là khách mời.
Nhãn:
Thông tin trường
14 tháng 12, 2013
Thư mời tham dự Lễ Tri Ân Thầy Cô – Xuân Giáp Ngọ (2014)
Nhân dịp đầu Xuân Giáp Ngọ để các anh chị em cựu học sinh có thể thăm hỏi và tri ân công lao của Thầy Cô cũng như cựu nhân viên đã làm việc tại trường.
Nhóm cựu học sinh sẽ tổ chức buổi lễ Tri Ân và chúc Tết Thầy-Cô. Kính mời các anh chị tham dự chung vui.
Xin xem ảnh chi tiết thư mời bên dưới
Nhóm cựu học sinh sẽ tổ chức buổi lễ Tri Ân và chúc Tết Thầy-Cô. Kính mời các anh chị tham dự chung vui.
Địa điểm: Nhà hàng 241
Địa chỉ: 45 Phạm Viết Chánh – Phường Nguyễn Cư Trinh – Quận 1
Lúc 8 giờ 30, ngày Chủ nhật 9 tháng 2 năm 2014
(Mùng 10 Tết Giáp Ngọ)
(Mùng 10 Tết Giáp Ngọ)
Xin xem ảnh chi tiết thư mời bên dưới
Nhãn:
Thông tin trường
8 tháng 12, 2013
Học sinh cần học điều gì ?
Tôi có nhiều câu chuyện cá nhân rất vui. Hàng ngày tôi nhận được vài email (không nhiều lắm) từ các bạn trong nước hỏi về đủ thứ chuyện, có những chuyện tôi chẳng biết mô tê gì cả. Tuy nhiên, điều làm tôi chú ý là ngôn ngữ và thái độ trong email. Thôi thì đủ thứ: từ lịch sự, nhún nhường, đến lên lớp, và cao độ nhất là cách viết cứ như là ra lệnh. Không ngạc nhiên khi thấy không có lời cám ơn (và thật sự thì tôi cũng không cần). Nhưng đặc biệt ngạc nhiên là hầu hết thư đều không hề xưng danh tính. Tôi thấy lúng túng với những thư như thế và đành im lặng. Có lần tôi chuyển một thư của một bạn trẻ cho một người bạn có liên quan, người bạn này kêu lên: sao nó vô lễ thế!
Người mình có câu "tiên học lễ, hậu học văn". Nếu có vô lễ thì chắc phải xét đến nền giáo dục của ta. Thời gian gần đây có nhiều tiếng nói đòi cải cách giáo dục ở nước ta. Người ta cho rằng nhiều vấn nạn xã hội mà nước ta gánh phải ngày nay là do hệ thống giáo dục tồi tệ. Tôi cũng thấy như thế và cũng từng lên tiếng nhiều lần. Tuy nhiên, nay thì tôi thấy chán rồi, vì nói hoài mà chẳng có thay đổi gì. Lực lượng trì trệ đã chiến thắng, đã làm cho những người có tâm huyết nản lòng.
Trong bài "Việt Nam đang đi theo triết lý giáo dục nào?", Gs Chu Hảo viết: "Điều lạ lùng là, mặc cho dư luận xã hội có vẻ như ngày càng bức xúc, nhưng mọi việc vẫn đâu ở đấy. Hình như các kiến nghị của nhóm Giáo sư Hoàng Tụy (2004), của nhóm Trí thức Việt kiều (2005 và 2008), của Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (2006), của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp (2007), của nhóm Bà Nguyễn Thị Bình (2008) đều cứ như là 'đấm vào bị bông'."
http://www.tuanvietnam.net/vn/tulieusuyngam/4845/index.aspx
Tôi không quan tâm đến chuyện triết lí này nọ, nhưng chỉ quan tâm đến những chuyện nhỏ và thực tế. Hôm trước, nhân đọc trên máy bay một bài viết rất hay của ông hiệu trưởng trường Yale về giáo dục, tôi nảy ý định viết bài này.
Người mình có câu "tiên học lễ, hậu học văn". Nếu có vô lễ thì chắc phải xét đến nền giáo dục của ta. Thời gian gần đây có nhiều tiếng nói đòi cải cách giáo dục ở nước ta. Người ta cho rằng nhiều vấn nạn xã hội mà nước ta gánh phải ngày nay là do hệ thống giáo dục tồi tệ. Tôi cũng thấy như thế và cũng từng lên tiếng nhiều lần. Tuy nhiên, nay thì tôi thấy chán rồi, vì nói hoài mà chẳng có thay đổi gì. Lực lượng trì trệ đã chiến thắng, đã làm cho những người có tâm huyết nản lòng.
Trong bài "Việt Nam đang đi theo triết lý giáo dục nào?", Gs Chu Hảo viết: "Điều lạ lùng là, mặc cho dư luận xã hội có vẻ như ngày càng bức xúc, nhưng mọi việc vẫn đâu ở đấy. Hình như các kiến nghị của nhóm Giáo sư Hoàng Tụy (2004), của nhóm Trí thức Việt kiều (2005 và 2008), của Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (2006), của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp (2007), của nhóm Bà Nguyễn Thị Bình (2008) đều cứ như là 'đấm vào bị bông'."
http://www.tuanvietnam.net/vn/tulieusuyngam/4845/index.aspx
![]() |
Ảnh trích từ internet |
Nhãn:
Xã Hội
4 tháng 12, 2013
Lai căng ?
Đọc báo Việt Nam có nhiều khi làm người đọc như tôi cảm thấy … nhức mắt. Nhức mắt vì những chữ nữa Tây nữa Ta chẳng vào đâu cả. Chẳng hạn như mới đây rộ lên những chữ như “hotgirl”, “hotboy”, “teen girl”, “teen Việt”, “showbiz”, v.v. Những chữ mà ngay cả tôi (đang định cư ở nước nói tiếng Anh) cũng cảm thấy khó hiểu. Kho tàng ngữ vựng tiếng Việt cũng có những từ với ý nghĩa tương đương, nhưng tại sao giới báo chí không dùng, mà phải nhờ đến tiếng Anh? Tôi thật không hiểu nổi, nên phải ghi lại vài dòng gọi là … nhật kí.
Bỏ qua những trường hợp đơn lẻ, một xu hướng có phần nghịch lí là người Việt ở nước ngoài thường trân trọng tiếng Việt hơn là người Việt ở trong nước. Một phần có lẽ do phản ứng tự nhiên khi đương đầu và cảm thấy bị “đe doạ” bởi một tiếng ngoại quốc và sợ tiếng mẹ đẻ sẽ bị mai một, nên cộng đồng người Việt ở nước ngoài thường có những chương trình gìn giữ tiếng Việt. Trong khi đó ở trong nước người Việt có vẻ rất ham chạy theo “thời trang” tiếng Anh. Hình như đối với một số người trẻ, nói được vài câu tiếng Anh hay nói tiếng Việt pha trộn tiếng Anh là một cách thể hiện “đẳng cấp” (dù chẳng biết đẳng cấp đó là gì!)
Bỏ qua những trường hợp đơn lẻ, một xu hướng có phần nghịch lí là người Việt ở nước ngoài thường trân trọng tiếng Việt hơn là người Việt ở trong nước. Một phần có lẽ do phản ứng tự nhiên khi đương đầu và cảm thấy bị “đe doạ” bởi một tiếng ngoại quốc và sợ tiếng mẹ đẻ sẽ bị mai một, nên cộng đồng người Việt ở nước ngoài thường có những chương trình gìn giữ tiếng Việt. Trong khi đó ở trong nước người Việt có vẻ rất ham chạy theo “thời trang” tiếng Anh. Hình như đối với một số người trẻ, nói được vài câu tiếng Anh hay nói tiếng Việt pha trộn tiếng Anh là một cách thể hiện “đẳng cấp” (dù chẳng biết đẳng cấp đó là gì!)
Nhãn:
Xã Hội
1 tháng 12, 2013
Chận thông báo của Internet Download Manager (bản patch) trên Windows 7
Trung tuần tháng 11 năm nay, các máy tính sử dụng Internet Download Manager 6.17.6 dùng bản patch để đăng ký bản quyền, đều nhận được thông báo với nội dung sẻ bị khóa chương trình (xem hình 1)
![]() |
Hình 1: Thông báo |
Nhãn:
Tin hoc
20 tháng 11, 2013
Học để làm gì?
Nếu muốn cải cách giáo dục thật sự, trước hết cần làm rõ mục đích của việc học bằng cách trả lời câu hỏi: Học để làm gì?
Con người là một động vật kỳ lạ khi phải dành đến hàng chục năm để đi học mới có thể lo cho cuộc sống của mình ở mức trung bình. Điều này hoàn toàn khác với các động vật khác khi hầu hết đều có thể tự lo cho cuộc sống của mình gần như ngay khi mới ra đời.
Suốt đời đi thi
Việc học không chỉ ngày nay mới có mà có truyền thống lâu đời từ rất xa xưa. Với VN, việc học trở thành một hoạt động chính quy của xã hội xuất hiện ít nhất đã gần 1.000 năm, nếu lấy mốc là khi Văn Miếu – Quốc Tử Giám được xây dựng.
Vậy với người xưa: Học để làm gì?
![]() |
TS Giáp Văn Dương tại hội thảo bàn về triết lý giáo dục - Ảnh: Đoàn Xuân Trường |
Suốt đời đi thi
Việc học không chỉ ngày nay mới có mà có truyền thống lâu đời từ rất xa xưa. Với VN, việc học trở thành một hoạt động chính quy của xã hội xuất hiện ít nhất đã gần 1.000 năm, nếu lấy mốc là khi Văn Miếu – Quốc Tử Giám được xây dựng.
Vậy với người xưa: Học để làm gì?
Nhãn:
Xã Hội
15 tháng 11, 2013
Thầy Tôi
Tôi mồ côi cả cha lẫn mẹ, từ nhỏ đã sống lây lất với bà ngoại già nua. Rồi ngoại cũng qua đời, tôi bơ vơ côi cút từ đó.
Để có miếng ăn, tôi đã làm đủ mọi nghề: lượm phế liệu, bán vé số, kể cả… ăn xin, móc túi. Năm mười bốn tuổi, anh hàng xóm thương tình dẫn tôi theo làm phụ hồ. Giã từ những ngày tháng lang thang đầu đường xó chợ, tôi gắn cuộc đời với cát, đá, xi măng. Mới đầu tôi chỉ làm được lặt vặt: Bẻ sắt, xách hồ, chuyền gạch… chủ yếu để có cơm ăn và cuối tuần cũng còn một số tiền nho nhỏ đủ hút thuốc, ăn quà. Tôi khéo tay và chịu khó, đó là nhận xét của mấy anh thợ cả, nên chẳng bao lâu, từ một thằng cu – ly tôi đã được đứng vào dàn thợ chính. Tôi theo hết công trình nọ tới công trình kia, ông thầu này rảnh việc thì chạy sang làm cho ông thầu khác. Nhà cửa bây giờ xưa cũ cũng nhiều, đời sống lại đang lên nên người ta đua nhau xây dựng, cái sau to đẹp hơn cái trước. Từ những đống gạch vụn, trường học, bệnh viện, chợ búa, cơ quan, xí nghiệp ào ào mọc lên. Thợ hồ chúng tôi chẳng mấy khi thiếu việc.
9 tháng 11, 2013
Ăn chay như là một trị liệu
Ăn chay đang trở thành một trào lưu trên thế giới, nhất là trong giới trí thức và chuyên gia. Ở các nước phương Tây, theo một thống kê chưa đầy đủ, có khoảng 5% dân số Anh và Mĩ cho biết họ ăn chay trường hay ăn chay thường xuyên. Ở nước ta, tuy chưa có số liệu chính thức, nhưng sự có mặt của các nhà hàng và quán ăn chay cùng lượng thực khách đông đảo cho thấy số người ăn chay đang tăng dần trong thời gian gần đây.
Danh từ “ăn chay” đối với người Việt chúng ta là chế độ ăn uống không có đạm động vật, nhưng với người phương Tây, có đến 3 nhóm ăn chay. Nhóm thứ nhất là ovo-lacto gồm rau, đậu, hạt, trứng và bơ sũa. Nhóm thứ hai là lacto cũng có chế độ ăn uống như nhóm ovo-lacto, nhưng không ăn trứng. Nhóm thứ ba là vegan, hoàn toàn không ăn đạm động vật, có lẽ là nhóm gần như “ăn chay” theo cách của người Việt hay các tu sĩ Phật giáo đại thừa.
Danh từ “ăn chay” đối với người Việt chúng ta là chế độ ăn uống không có đạm động vật, nhưng với người phương Tây, có đến 3 nhóm ăn chay. Nhóm thứ nhất là ovo-lacto gồm rau, đậu, hạt, trứng và bơ sũa. Nhóm thứ hai là lacto cũng có chế độ ăn uống như nhóm ovo-lacto, nhưng không ăn trứng. Nhóm thứ ba là vegan, hoàn toàn không ăn đạm động vật, có lẽ là nhóm gần như “ăn chay” theo cách của người Việt hay các tu sĩ Phật giáo đại thừa.
Nhãn:
Khoa Học
7 tháng 11, 2013
XAYABURI một năm sau: Don Sahong con đập dòng chính thứ 2 của Lào
Lời dẫn nhập:
Xin trân trọng giới thiệu một bài viết mới của Bs Ngô Thế Vinh về con đập mới trên sông Mekong thuộc giang phận của Lào. Có lẽ nhiều bạn không mấy quan tâm đến những con đập dọc theo thượng nguồn sông Mekong, và đó là một thiếu sót lớn. Có thể nói không ngoa rằng sự sống và tồn tại của cư dân Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phụ thuộc vào con sông Mekong. Khi con sông này bị các nước ở thượng nguồn như China, hay gần nhất là Lào, xây những con đập lớn thì cũng có nghĩa là họ đang chi phối (thậm chí kiểm soát) nguồn sống của hơn 15 triệu dân vùng ĐBSCL. Trong thời gian gần đây, cùng với những ảnh hưởng của biến đối khí hậu, những con đập này đã "góp phần" làm thay đổi môi sinh theo chiều hướng xấu đi ở vùng ĐBSCL. Chúng ta phải quan tâm và lên tiếng khi cần thiết, và bài này là một trong những tiếng nói rất cần thiết đó.
Xin hân hạnh giới thiệu cùng các bạn. NVT
XAYABURI một năm sau:
Don Sahong con đập dòng chính thứ 2 của Lào
“Sản xuất lúa gạo Đồng Bằng Sông Cửu Long bị đe dọa hơn nữa do xây con đập thứ hai Don Sahong ở Nam Lào. Con đập chắn ngang dòng chính Mekong ngay trước khi đổ vào vùng Thác Khone, sẽ làm giảm dòng chảy, gây nguy hại cho khu bảo tồn Ramsar Siphadone, cho mùa màng và ngư nghiệp dưới nguồn. Chúng tôi đã chứng kiến những cánh đồng lúa lan rộng trong mùa khô trên khắp các vùng Đông Bắc Thái, Nam Lào và Cam Bốt, đã rút đi một lượng nước sông rất đáng kể trong vùng. Nhiều năm qua, nguồn nước cung cấp cho các vụ lúa mùa khô nơi ĐBSCL đã bị sút giảm nghiêm trọng, hậu quả là nạn nhiễm mặn tiến sâu vào đất liền xa tới 80 km và gây tổn hại cho mùa màng. Chúng tôi kêu gọi chính phủ Lào và các nhà đầu tư Mã Lai hãy tự tiết chế không gây tác hại thêm cho dòng chính sông Mekong nhằm bảo vệ môi sinh và cư dân nơi hạ nguồn.”
Gs. Võ Tòng Xuân, Nguyên Viện trưởng Đại Học An Giang. [26-10-2013]
DON SAHONG CON DOMINO THỨ HAI
Chỉ mới 13 tháng sau, không lâu sau lễ động thổ con đập Xayaburi 1,260 MW ngày 07/ 11/ 2012, [3] Lào đã tiến xa thêm một bước nữa, nhanh hơn dự kiến khi quyết định xây con đập Don Sahong 260 MW gây rất nhiều tranh cãi. Ngày 3 tháng 10, 2013, chính phủ Lào thông báo cho MRC về quyết định xây con đập dòng chính thứ hai: Don Sahong, là một con đập-dòng-chảy / run-of-river dam nằm trong vùng Thác Khone / Siphadone thuộc tỉnh Champasak, Nam Lào chỉ cách biên giới Cam Bốt 2 km. Lào chưa công khai đưa ra một đồ án chính thức /project’s final design và chi tiết về con đập Don Sahong. Nhưng sơ khởi chỉ được biết con đập cao 30m, có chiều ngang rộng 100m, trụ trên suốt chiều dài 5km của hẻm nước /water channel Hou Sahong. [5]
Và cũng chưa cần biết có đạt được sự chuẩn thuận của các quốc gia Mekong trên quy mô vùng hay không, nhưng chính phủ Lào đã xác định công trình xây dựng đập Don Sahong sẽ được khởi công trong tháng tới (11/ 2013), dự trù hoàn tất và hoạt động phát điện vào tháng 05/ 2018. Toàn lượng điện sẽ được bán cho công ty điện lực nhà nước Lào (EDL/ Electricité du Laos). [5]
Milton Osborne, tác giả cuốn sách The Mekong – Turbulent Past, Uncertain Future, nhận ra điều khá bất thường là Lào chỉ thông báo cho Thái Lan và Việt Nam nhưng lại không thông báo cho Cam Bốt là một quốc gia ngay kế cận, về ý định xây con đập Don Sahong; cũng như với Xayaburi, sự thông báo dĩ nhiên bao giờ cũng kèm theo kèm theo một trấn an rất chung chung là “con đập không ảnh hưởng gì tới khúc sông hạ nguồn.”
Đây phải được coi là một hành xử rất thiếu sót của chính phủ Lào vì theo quy định của MRC 1995, trước khi đi tới một quyết định như thế, Lào cần phải tham khảo với từng quốc gia thành viên MRC trước khi có một hành động có thể gây phương hại tới quyền lợi của nước láng giềng. [6]
Dự án đập Don Sahong không chỉ thiếu giai đoạn Tham-vấn-trước/ Prior Consultation, mà nghiêm trọng hơn nữa là thiếu cả một nghiên cứu độc lập khoa học và khả tín về ảnh hưởng tác động môi trường của con đập.
HÌNH I: Vị trí đập thủy điện Don Sahong 260 MW trên Thác Khone [Nguồn: MRC 2013 ]
Xin trân trọng giới thiệu một bài viết mới của Bs Ngô Thế Vinh về con đập mới trên sông Mekong thuộc giang phận của Lào. Có lẽ nhiều bạn không mấy quan tâm đến những con đập dọc theo thượng nguồn sông Mekong, và đó là một thiếu sót lớn. Có thể nói không ngoa rằng sự sống và tồn tại của cư dân Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phụ thuộc vào con sông Mekong. Khi con sông này bị các nước ở thượng nguồn như China, hay gần nhất là Lào, xây những con đập lớn thì cũng có nghĩa là họ đang chi phối (thậm chí kiểm soát) nguồn sống của hơn 15 triệu dân vùng ĐBSCL. Trong thời gian gần đây, cùng với những ảnh hưởng của biến đối khí hậu, những con đập này đã "góp phần" làm thay đổi môi sinh theo chiều hướng xấu đi ở vùng ĐBSCL. Chúng ta phải quan tâm và lên tiếng khi cần thiết, và bài này là một trong những tiếng nói rất cần thiết đó.
Xin hân hạnh giới thiệu cùng các bạn. NVT
XAYABURI một năm sau:
Don Sahong con đập dòng chính thứ 2 của Lào
“Sản xuất lúa gạo Đồng Bằng Sông Cửu Long bị đe dọa hơn nữa do xây con đập thứ hai Don Sahong ở Nam Lào. Con đập chắn ngang dòng chính Mekong ngay trước khi đổ vào vùng Thác Khone, sẽ làm giảm dòng chảy, gây nguy hại cho khu bảo tồn Ramsar Siphadone, cho mùa màng và ngư nghiệp dưới nguồn. Chúng tôi đã chứng kiến những cánh đồng lúa lan rộng trong mùa khô trên khắp các vùng Đông Bắc Thái, Nam Lào và Cam Bốt, đã rút đi một lượng nước sông rất đáng kể trong vùng. Nhiều năm qua, nguồn nước cung cấp cho các vụ lúa mùa khô nơi ĐBSCL đã bị sút giảm nghiêm trọng, hậu quả là nạn nhiễm mặn tiến sâu vào đất liền xa tới 80 km và gây tổn hại cho mùa màng. Chúng tôi kêu gọi chính phủ Lào và các nhà đầu tư Mã Lai hãy tự tiết chế không gây tác hại thêm cho dòng chính sông Mekong nhằm bảo vệ môi sinh và cư dân nơi hạ nguồn.”
Gs. Võ Tòng Xuân, Nguyên Viện trưởng Đại Học An Giang. [26-10-2013]
DON SAHONG CON DOMINO THỨ HAI
Chỉ mới 13 tháng sau, không lâu sau lễ động thổ con đập Xayaburi 1,260 MW ngày 07/ 11/ 2012, [3] Lào đã tiến xa thêm một bước nữa, nhanh hơn dự kiến khi quyết định xây con đập Don Sahong 260 MW gây rất nhiều tranh cãi. Ngày 3 tháng 10, 2013, chính phủ Lào thông báo cho MRC về quyết định xây con đập dòng chính thứ hai: Don Sahong, là một con đập-dòng-chảy / run-of-river dam nằm trong vùng Thác Khone / Siphadone thuộc tỉnh Champasak, Nam Lào chỉ cách biên giới Cam Bốt 2 km. Lào chưa công khai đưa ra một đồ án chính thức /project’s final design và chi tiết về con đập Don Sahong. Nhưng sơ khởi chỉ được biết con đập cao 30m, có chiều ngang rộng 100m, trụ trên suốt chiều dài 5km của hẻm nước /water channel Hou Sahong. [5]
Và cũng chưa cần biết có đạt được sự chuẩn thuận của các quốc gia Mekong trên quy mô vùng hay không, nhưng chính phủ Lào đã xác định công trình xây dựng đập Don Sahong sẽ được khởi công trong tháng tới (11/ 2013), dự trù hoàn tất và hoạt động phát điện vào tháng 05/ 2018. Toàn lượng điện sẽ được bán cho công ty điện lực nhà nước Lào (EDL/ Electricité du Laos). [5]
Milton Osborne, tác giả cuốn sách The Mekong – Turbulent Past, Uncertain Future, nhận ra điều khá bất thường là Lào chỉ thông báo cho Thái Lan và Việt Nam nhưng lại không thông báo cho Cam Bốt là một quốc gia ngay kế cận, về ý định xây con đập Don Sahong; cũng như với Xayaburi, sự thông báo dĩ nhiên bao giờ cũng kèm theo kèm theo một trấn an rất chung chung là “con đập không ảnh hưởng gì tới khúc sông hạ nguồn.”
Đây phải được coi là một hành xử rất thiếu sót của chính phủ Lào vì theo quy định của MRC 1995, trước khi đi tới một quyết định như thế, Lào cần phải tham khảo với từng quốc gia thành viên MRC trước khi có một hành động có thể gây phương hại tới quyền lợi của nước láng giềng. [6]
Dự án đập Don Sahong không chỉ thiếu giai đoạn Tham-vấn-trước/ Prior Consultation, mà nghiêm trọng hơn nữa là thiếu cả một nghiên cứu độc lập khoa học và khả tín về ảnh hưởng tác động môi trường của con đập.
HÌNH I: Vị trí đập thủy điện Don Sahong 260 MW trên Thác Khone [Nguồn: MRC 2013 ]
Nhãn:
Thời sự
26 tháng 10, 2013
Thư mời các đồng môn Cao Thắng và thân hữu tham dự Tất Niên 2013 ( San Diego)
Thân mời các Đồng Môn Cao Thắng và Thân Hữu
Tham dự Tất Niên Hội Ngộ 2013-San Diego (USA)
Thời Gian: 2 Giờ Chiều, Ngày Thứ Bảy, 28 Tháng 12 năm 2013
Điạ Điểm : 8963 Taurus Plact, San Diego, CA 92126
Muốn biết thêm thông tin, liên lạc:
Anh: Hồng Văn Thêm (khóa 62-69)
San Diego, CA USA
Điện Thoại :(619) 540-8628
Email: tim@vinatechinc.com
Nhãn:
Thông tin trường
24 tháng 10, 2013
Xe Ngựa
Thời cổ, giới quyền quý Trung Hoa dùng xe do ngựa kéo mỗi khi di chuyển. Thời trung cổ, tại Pháp và một số nước châu Âu giới quý tộc thường đi loại xe do hai ngựa kéo, xe song mã thể hiện đẳng cấp của những người thuộc gia đình quyền quý. Ngày nay các loại xe song mã chỉ còn được dùng trong việc đưa khách du lịch đi ngoạn cảnh.
Tại miền Nam vào những năm 1880 của thế kỷ 18, xe ngựa là phương tiện đi lại bình dân và phổ biến ở vùng Sài Gòn-Gia Định. Đây là loại xe do một ngựa kéo được bắt nguồn từ kiểu cỗ xe song mã sang trọng của Pháp được người dân miền Nam chế tác cho phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội và địa hình của Việt Nam.
![]() |
Xe song mã phục vụ khách du lịch tại Melbourne, Úc châu
(Ảnh tác giả chụp)
|
Nhãn:
Xã Hội
5 tháng 10, 2013
Sách cũ
Hai vợ chồng cùng ngành xuất bản sách. Đêm tân hôn của họ thật thơ mộng. Họ nói với nhau đủ chuyện từ chuyện yêu đương, gia đình, bè bạn, nghề nghiệp.
Anh chồng ôm vợ âu yếm rồi đọc thơ:
- Sách mới cho nên phải đắt tiền.
Cô vợ cùng nghề, nghe chồng đọc liền ứng khẩu đọc tiếp luôn:
- Hôm nay xuất bản lần đầu tiên.
Anh chồng ghì chặt vợ vào lòng mình đọc luôn câu thứ ba:
- Anh còn tái bản nhiều lần nữa.
Cô vợ sung sướng đọc câu thơ trong tiếng thở:
- Em để cho anh giữ bản quyền.
Nhãn:
Thư giản
3 tháng 10, 2013
Họp Mặt CT60-67 và CT61-68 (quý 3, ngày 29-9-2013)
Nhãn:
Thông tin bạn
1 tháng 10, 2013
Tổng Kết về việc Tương Trợ.
Sau khi anh Nguyễn Tấn Hưng (khóa 61-68) đại diện nhận được số tiền 84 triệu đồng, được chuyển về từ BTC Hội Ngộ Nam Cali 2013. Ngày 15/9/2013 một lần nữa BLL tổ chức buổi họp mặt lần thứ hai để đóng góp ý kiến về tỉ lệ tương trợ cho thầy và các anh cựu học sinh, theo danh sách đề nghị đã được thống nhất từ buổi họp thứ nhất.
Họp Mặt lần 2, ngày 15/9/2013 |
Nhãn:
Thông tin trường,
Tương Trợ
30 tháng 9, 2013
22 tháng 9, 2013
Gỡ delta-search trong trình duyệt Firefox
1. Gỡ trong Control Panel
2.Thay đổi Homepage
-Mở trình duyệt Mozilla Firefox, nhấn phím Alt ( nếu không xuất hiện menu bar) click Tools vào mục Options. Tại tab General, dòng Homepage xóa link www.delta-search.com thay bằng www.google.com.
-Bấm Apply và đóng hộp thoại lại.
-Khởi động lại trình duyệt Firefox.
![]() |
Thay đổi Homepage |
Nhãn:
Tin hoc
16 tháng 9, 2013
Gỡ delta-search từ trình duyệt Internet Explorer.
Hiện tượng sau khi download và cài đặt một vài chương trình miễn phí có thể máy tính của bạn nhiễm addware. Khi mở các trang IE, FireFox, Chrome bạn sẻ thấy trang homepage của bạn đã được thay bằng trang delta-search. Lúc này máy tính đã nhiễm virus.
Delta-search thực sự là một trang web tìm kiếm tương tự Google và nó cũng kèm theo một số ứng dụng miễn phí khác. Tuy nhiên khi âm thầm cài trên máy tính cá nhân của bạn, nó sẽ chiếm quyền điều khiển trình duyệt web và thay đổi công cụ tìm kiếm mặc định của bạn. Hơn nữa, chương trình này sẽ hiển thị quảng cáo và liên kết với các trang thương mại mà chính bạn cảm thấy không cần thiết, thậm chí khó chịu! Do đó bạn nên gỡ bỏ nó hoản toàn trên máy tính.
Để gỡ sạch delta-search, bạn tiến hành từng bước theo hướng dẫn sau:
![]() |
Trang chủ Delta-search |
Để gỡ sạch delta-search, bạn tiến hành từng bước theo hướng dẫn sau:
Nhãn:
Tin hoc
12 tháng 9, 2013
Lòng ái quốc
![]() |
Edmondo De Amicis (1846-1908) qua nét cọ của Paolo Galetto |
Tại sao anh yêu xứ sở của anh? Câu hỏi ấy chẳng làm nẩy nở trong óc con biết bao nhiêu là câu trả lời hay sao? Tôi yêu xứ sở của tôi vì mẹ tôi sinh trưởng ở đấy, vì nguồn máu trong mạch tôi đều là của người, vì khu đất thánh kia đã chôn vùi tất cả những người quá cố mà mẹ tôi thương, mà cha tôi trọng, vì cái đất mà tôi sinh, thứ tiếng tôi nói, quyển sách tôi học, các em tôi, chúng bạn tôi và một dân tộc lớn sống chung với tôi, cảnh đẹp của tạo hóa bao bọc chung quanh tôi... Tóm lại, tất cả những sự vật mà tôi trông thấy, tất cả những cái gì mà tôi yêu, tôi quý, nhất nhất đều thuộc về xứ sở của tôi cả.
Nhãn:
Văn học
10 tháng 9, 2013
Phân Ưu
BLL cựu học sinh THKT Cao Thắng vô cùng thương tiếc báo tin:
Thầy NGUYỄN VĂN PHÉP
(GS KNS và Mỹ Thuật Họa)
Pháp Danh: Thiện Hải
Pháp Danh: Thiện Hải
Nhãn:
Thông tin trường
7 tháng 9, 2013
Chị "Sui" hấp dẫn !
Những hình ảnh trong bài viết này là hình minh họa |
Có những lúc phởn chí, tôi ngâm lên bài thơ Chị Sui, giọng ngâm trầm ấm rỉ rả trong canh vắng, nghe hay hơn ông Nguyễn Ngọc Ngạn trong Thúy Nga Paris rất nhiều:
Đêm nằm bên vợ nhớ chị sui
Thấy tình cảnh chị luống ngậm ngùi
Ước ngày nào đó tôi góa vợ
Ghé thăm nhà chị chắc là dzui ...
Nhãn:
Thư giản
3 tháng 9, 2013
Xe kéo
Tìm hiểu về lịch sử của chiếc xe kéo, người ta cho rằng loại xe này đã ra đời vào đầu kỷ nguyên Minh Trị tại Nhật Bản, vào khoảng năm 1869. Hồi đó, những gia đình khá giả có thể tậu một chiếc xe do người làm kéo đi những lúc cần di chuyển, thay vì phải đi bộ.
Theo Wikipedia, xe kéo - tiếng Anh là Rickshaw, tiếng Pháp là Pousse-Pousse - bắt nguồn từ tiếng Nhật “Jinrikisha” trong đó ghép bởi “jin” (con người, nhân), “riki” (sức lực) và “sha” (xe). Như vậy, “Jinrikisha” là loại xe chạy bằng sức kéo của con người.
Xe kéo xưa trên bưu ảnh của Nhật Bản
Bắt đầu từ năm 1870, chính quyền thành phố Tokyo cấp giấy phép sản xuất và bán xe kéo cho 3 người được coi là nhà sáng tạo phương tiện vận chuyển “tân kỳ” này: Izumi Yosuke, Takayama Kosuke và Suzuki Tokujiro. Để được phép hoạt động tại Tokyo, xe kéo phải được đóng dấu cho phép của 3 nhà phát minh này.
Nhãn:
Xã Hội
27 tháng 8, 2013
Danh sách đề nghị tương trợ.
1./Thầy Phan Nhất Hùng (GS Toán) đã mất.
Thầy mất để lại một con trai duy nhất tại Sài gòn, nhưng bị
bệnh tâm thần nặng. Vợ thầy hiện sống tại Pháp, số tiển trợ cấp hàng tháng
ngòai chi phí sinh hoạt cô còn phải trích gởi về nuôi và chửa bệnh cho con.
Địa chỉ: 409 Lô S- Cư xá Thanh Đa – Q: Bình Thạnh – TP HCM
(nơi con thầy đang cư ngụ)
Phu nhân thầy: Email: ngoc_pham321@hotmail.fr
2./Thầy Đỗ Mạnh Hùng (GS Lý Hóa)
Hiện tại thầy đang dùng thuốc điểu trị bệnh ung thư ruột di
căn, đã hai lẩn phẩu thuật.
Địa chỉ: 220/105 Lê văn Sĩ – P14- Q: Phú Nhuận – TPHCM
Điện thoại: (08)39312953
3./ Cô Bùi Thị Phùng ( GS Nữ Công - phu nhân thầy Lươn Sươn
Khen)-Đã mất tháng 4/2015
Bệnh tim, đột quỵ , đi lại khó khăn, hiện đang điều trị bằng
thuốc đặc trị.
Địa chỉ: 146/59/18/16 Vũ Tùng - Q: Bình Thạnh – TPHCM
Điện thoại: (08) 35510799
4./ Thầy Đặng Thanh Hoàng (GS Kỹ Nghệ Sắt)
Bệnh gout đang trong giai đoạn cuối.
Địa chỉ: 71L Khu phố 3 – P: Hiệp Thành – Q12 – TP HCM
Điện thoại: (08) 62559582
5./ Thầy Nguyễn Thanh Khiêm (GS TDTT)
Đột quỵ nặng, di chuyển bằng xe lăn, nhập và xuất bệnh viện nhiều lẩn trong năm. Hiện
trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn.
Địa chỉ: 199 Võ thị Sáu – Q3 – TPHCM
Điện thoại: 0909234454 (cô Xuân con thầy)
6./ Thầy Nguyễn Văn Phép (GS KNS)-Đã mất
Xuất huyết não, đột quỵ hơn ba năm nay. Hiện đã mổ tách rởi một phần hộp sọ để điểu trị.
Địa chỉ: K2/35A Nguyễn Tri Phương ẤpTân Bản – P: Bửu Hòa –TP: Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 061 385 0020 - 0913 650 637
7./ Thầy Võ Văn Kim (GS KNS và giám thị)
Hoàn cảnh nghèo, lớn tuổi (trên 80), hai chân yếu di chuyển khó khăn.
Địa chỉ: 915/52 Hồng Bàng – P12 – Q6 – TPHCM
Điện thoại: 0123 4451 645
8./ Thầy Nguyễn Phong Cảnh (GS MDC)
Hoàn cảnh nghèo, già yếu ngã bệnh thương xuyên, kinh tế khó
khăn.
Địa chỉ: 27 Đường số
5 – Khu phố 1 – P: Thạnh Mỹ Lợi – Q2 – TPHCM
Điện thoại: (08) 37420517
Nhãn:
Thông tin trường,
Tương Trợ
26 tháng 8, 2013
Họp Mặt đóng góp ý kiến về việc tương trợ Cao Thắng
Sau khi tổng kết “Hội Ngộ Cao Thắng 2013-Nam Cali” được biết quỹ do anh chị em đóng góp còn tồn một số tiền. Nên thay mặt BTC thầy Phan Thanh Nhuận có thư riêng cho anh Nguyễn Tấn Hưng (chs niên khóa 1961-1968/ học cùng khóa thầy Nhuận), biết ý của toàn thể anh chị em chs hải ngoại muốn gởi hết về để giúp đỡ phần nào những khó khăn hiện tại cho một số thẩy cô, nhân viên nhà trường và bạn hữu đang đau ốm, bệnh tật.
Từ mục đích đó nên ngày hôm qua (25/8/2013) anh Hưng mời một số anh em chs đại diện các niên khóa đến tham dự buổi họp tại số 45 Phạm Viết Chánh (Q1) để chính thức thông báo về vấn đề này. Do thời gian tồ chúc gặp mặt cấp bách nên một số các anh không thể thu xếp đến tham dự.
Hàng ngồi: Kim Hoa, A Vân, thầy Lạc, A Hưng, A Hưởng. Hàng đứng: Hiếu, A Tài, A Toàn, A Doanh, A Thiện, A Nam, A Tỷ, A Đức. A Bỉnh, Thoại Vân, và A Thống |
Nhãn:
Thông tin bạn,
Tương Trợ
17 tháng 8, 2013
Từ kiệu đến võng
Bắt đầu từ thời phong kiến triều Nguyễn (1802-1945) vua chúa mỗi lần xuất cung đều dùng kiệu để đi lại. Sách Khâm định Đại Nam Hội điển Sự lệ, do Nội các triều Nguyễn biên soạn, đã dành hẳn chương Nghi vệ (quyển 79) để miêu tả các loại kiệu dùng cho vua quan triều Nguyễn, với những quy định rất cụ thể về tên gọi, số lượng kiệu cùng các nghi trượng đi kèm, tùy thuộc vào thời thế, địa vị và thứ bậc của người sử dụng.
Dưới triều vua Gia Long (1802 – 1820), xe kiệu của vua có 4 chiếc, gồm 1 chiếc Ngọc lộ, 1 chiếc Kim lộ và 2 chiếc Kim bảo dư. Sang triều Minh Mạng (1820 – 1841), vua có 5 chiếc, được đặt tên là Cách lộ, Kim lộ, Ngọc lộ, Tượng lộ và Mộc lộ. Tùy mục đích chuyến đi, nhà vua quyết định dùng loại “xe” nào.
Sách cũng cho biết khi vua đi chơi thì không thực hiện đầy đủ nghi thức như khi vua đi cúng tế ở các đàn miếu. Lúc này nhà vua chỉ sử dụng 1 chiếc lọng vàng thêu hình rồng để che mưa nắng, có đội quân tiền đạo và hậu hổ đi theo hộ tống. Dưới triều Minh Mạng, nhà vua quy định: ngự giá đi trong phạm vi Hoàng Thành thì phải giảm bớt một nửa số cờ quạt và không cần voi ngựa hộ tống để tránh… “kẹt đường”.
Kiệu hoàng gia triều Nguyễn
Nhãn:
Xã Hội
10 tháng 8, 2013
Thơ Hồ Xuân Hương, tranh Bùi Xuân Phái
Mời ăn Trầu.
Quả cau, nho nhỏ, miếng trầu ôi
Này của Xuân Hương đã quệt rồi
Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá, bạc như vôi
Đánh Cờ
Chàng với thiếp đêm khuya trằn trọc,
Đốt đèn lên đánh cuộc cờ người.
Hẹn rằng đấu trí mà chơi,
Cấm ngoại thuỷ không ai được biết.
Nào tướng sĩ dàn ra cho hết,
Để đôi ta quyết liệt một phen.
Quân thiếp trắng, quân chàng đen,
Hai quân ấy chơi nhau đà đã lửa.
Thọat mới vào chàng liền nhảy ngựa,
Thiếp vội vàng vén phứa tượng lên.
Hai xe hà, chàng gác hai bên,
Thiếp thấy bí, thiếp liền ghểnh sĩ.
Chàng lừa thiếp đương khi bất ý,
Đem tốt đầu dú dí vô cung,
Thiếp đang mắc nước xe lồng,
Nước pháo đã nổ đùng ra chiếu.
Chàng bảo chịu, thiếp rằng chẳng chịu
Thua thì thua quyết níu lấy con.
Khi vui nước nước non non,
Khi buồn lại giở bàn son quân ngà
“Đánh cờ” tranh Bùi Xuân Phái |
Nhãn:
Thư giản
3 tháng 8, 2013
Tự tạo hình nền thay đổi trong Windows XP
Một trong những cải tiến của Windows 7, ngay màn hình nền với chế độ ảnh động (wallpapers changer) mục đích nhằm tạo cảm giác đỡ căng thẳng khi khách hàng phải làm việc nhiều giờ trước màn hỉnh máy tính.
Rất tiếc Windows XP lại không có. Để đem phong cách trên cho Windows XP, bạn có thể thao tác theo các bước sau:
Bước 1: Tạo thư mục ảnh
- Có thể chọn một số ảnh mà bạn ưa thích như bộ ảnh gia đình
- Mở thư mục mới đặt tên tùy ý trong My Pictures (ví dụ : Bing)
- Chép các ảnh vào thư mục này
Rất tiếc Windows XP lại không có. Để đem phong cách trên cho Windows XP, bạn có thể thao tác theo các bước sau:
Bước 1: Tạo thư mục ảnh
- Có thể chọn một số ảnh mà bạn ưa thích như bộ ảnh gia đình
- Mở thư mục mới đặt tên tùy ý trong My Pictures (ví dụ : Bing)
- Chép các ảnh vào thư mục này
![]() |
Thư mục "Bing" |
Nhãn:
Tin hoc
1 tháng 8, 2013
Flickr. com: Kho hình vô tận
Flickr.com (phát âm là “flick-kơ”) là một trang web của Yahoo!, hoạt động như một kho hình, bao gồm hình chụp và video clips, để đáp ứng nhu cầu của khoảng 80 triệu người yêu nhiếp ảnh trên thế giới.
Ngôn ngữ được sử dụng trên Flickr là tiếng Anh, Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Trung Quốc, Bahasa (Indonesia)… và đặc biệt có cả tiếng Việt nên tương đối dễ dàng đối với những người không rành về ngoại ngữ.
Ngôn ngữ được sử dụng trên Flickr là tiếng Anh, Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Trung Quốc, Bahasa (Indonesia)… và đặc biệt có cả tiếng Việt nên tương đối dễ dàng đối với những người không rành về ngoại ngữ.
Logo Flickr qua sáng tác của Silver Artist
Nhãn:
Tin hoc
23 tháng 7, 2013
Video clip: Đám Tang Thầy LÊ VĂN MẠNH
Vòng Hoa Phúng Điếu Thầy Lê Văn Mạnh
Nhãn:
Thông tin trường
Tưởng nhớ Giáo Sư LÊ VĂN MẠNH
Nhãn:
Thông tin trường
14 tháng 7, 2013
Lê Văn Mạnh và tôi Huỳnh Ái Tông
Mới đó mà đã ba năm rồi tôi chưa trở lại Cali, lần gần đây nhất tôi sang Cali vào năm 2010, lần đó tôi sang dự Hội ngộ Cao Thắng khóa 1956-1963, không kể đến những đồng môn Cao Thắng, lần đó tôi đã đi thăm và gặp rất nhiều người ở Nam-Bắc Cali.
![]() |
Anh Lê Văn Mạnh và nhóm Cao Thắng San Jose chụp ảnh với giáo sư Việt Văn Lê Nguyễn Bá Tước (kính, áo đen) |
Trong Hội ngộ, tôi đã gặp lại anh Mạnh và chị Mai, hai anh chị đã tiếp đãi chúng tôi ở nhà anh chị mấy hôm năm 2009, lần đó tôi sang Jan Jose không có ý định ở nhà anh chị Mạnh, tôi ở nhà một người thân, nhưng ngày hôm sau chủ nhà có cô em họ từ Texas sang, cũng là bạn của tôi tuổi học trò, tôi được đưa sang trú ngụ ở một nhà khác thì anh Mạnh đến thăm, tôi ngỏ ý muốn đến làm khách ở nhà anh Mạnh vài hôm, anh đồng ý ngay, thế là chúng tôi đến ở với anh chị Mạnh. Trong nhà anh có bà cụ thân sinh của anh, cụ đã lớn tuổi, luôn ở trong phòng, chúng tôi được chào cụ khi đến và lúc ra về, còn hai con anh chị đi học hay đi làm xa, nên chúng tôi ở một trong hai phòng của các cháu.
Nhãn:
Thông tin trường
11 tháng 7, 2013
Phân Ưu
Ban liên lạc cựu học sinh THKT Cao Thắng vô cùng thương tiếc báo tin:
Giáo Sư: LÊ VĂN MẠNH
(Trước năm 1975 là giáo sư phụ trách môn Kỹ Nghệ Họa)
Hiện định cư tại Hoa Kỳ
Sinh năm 1942
Từ trần lúc 7 giờ chiều, ngày 10/7/2013
Tại thành phố Milpitas, California
Tại thành phố Milpitas, California
Hưởng Thọ 71 tuổi
Nhãn:
Thông tin trường
10 tháng 7, 2013
Ngư dân tố cáo bị kiểm ngư Trung Quốc đánh đập
TT - Rạng sáng 9-7, hai tàu cá QNg 96787TS và QNg 90153TS của ngư dân đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) cùng gần 30 lao động đã cập đảo Lý Sơn sau khi bị tàu kiểm ngư Trung Quốc truy đuổi.
Tàu QNg 96787TS (công suất 450 CV) của ngư dân Võ Minh Vương (38 tuổi) làm chủ tàu kiêm thuyền trưởng về cảng trong tình trạng thiệt hại nặng nề.
![]() |
Tàu hải giám Trung Quốc số hiệu 306 |
Nhãn:
Thời sự
8 tháng 7, 2013
Video "Hội Ngộ Cao Thắng 2013" tại Nam California do anh Ngô Đình Duy thực hiện
Ngô Đình Duy tường thuật về "Hội Ngộ Cao Thắng 2013"
GS Nguyễn Đình Lâm giới thiệu Thầy Cô tham dự
Nhãn:
Thông tin trường
5 tháng 7, 2013
TƯNG BỪNG HỘI NGỘ KỸ THUẬT CAO THẮNG 2013 NAM CALIFORNIA
Dưới đây là những ảnh đầu tiên nhận được từ buổi tiệc " Hội Ngộ Cao Thắng 2013" tổ chức ngày 4/7/2013, tại Nam California do huynh trưởng Huỳnh Ái Tông gởi đến chiều hôm nay.
Địa điểm Hội Ngộ
Nhãn:
Thông tin trường
1 tháng 7, 2013
Mừng Đại Thọ Thầy Phan Văn Mão
Em ơi! Có bao nhiêu...
Sáu mươi năm cuộc đời!
Câu hát này của Y Vân đã được sửa thành chín mươi năm cho xứng với thời đại nhưng câu hát ấy vẫn không xứng với thầy Phan Văn Mão của chúng ta. Quả vậy, ngày 30 tháng 6 vừa qua chúng tôi đã đến dự lễ mừng đại thọ sinh nhật tuổi 100 của thầy!
Sáu mươi năm cuộc đời!
Câu hát này của Y Vân đã được sửa thành chín mươi năm cho xứng với thời đại nhưng câu hát ấy vẫn không xứng với thầy Phan Văn Mão của chúng ta. Quả vậy, ngày 30 tháng 6 vừa qua chúng tôi đã đến dự lễ mừng đại thọ sinh nhật tuổi 100 của thầy!
Nhãn:
Thông tin trường
11 tháng 6, 2013
Hội Ngộ Cao Thắng 2013
Để phổ biến thông tin về việc tổ chức họp mặt cựu học sinh Trung Học Kỹ Thuật Cao Thắng, được biết Viet News Television San Diego (VNTV) đã có buổi phỏng vấn hai bạn trong BTC "Hội Ngộ Cao Thắng 2013" tại miền Nam California là anh Đào Công Minh (khóa 73) và chị Nguyễn Phương Anh (khóa 77).
Hội Ngộ Cao Thắng 2013
Nhãn:
Thông tin trường
9 tháng 6, 2013
Virus "Zeus" nguy hiểm phát tán trên facebook
Thần Zeus đóng một vai trò thống trị, lãnh đạo tất cả các vị thần trên đỉnh Olympus của Hy Lạp cổ đại
Nhãn:
Tin hoc
5 tháng 6, 2013
DANH SÁCH GIÁO SƯ VÀ CÔNG CHỨC THAM GIA, GIẢNG DẠY TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC KỸ THUẬT CAO THẮNG
DANH SÁCH GIÁO SƯ VÀ CÔNG CHỨC THAM GIA, GIẢNG DẠY TẠI
TRƯỜNG TRUNG HỌC KỸ THUẬT
CAO THẮNG
ĐƯỢC SƯU TẦM ĐẾN NGÀY 30/4/1975
Giám học: G.s Phan Văn Long.
Giám học: G.s Nguyễn Đỗ Hùng.
Tổng giám thị: G.s Nguyễn Mẫn.
Tổng giám thị: G.s Lê Văn Thống.
Tổng giám xưởng: G.s Phan Văn Mão.
Tổng giám xưởng: G.s Lưu Luân Trọng.
Tổng giám xưởng: G.s Bạch Quang Đôi.
Hiệu đoàn: G.s Nguyễn Đình Cường.
Sinh hoạt học đường: G.s Vũ Ngọc Hoán.
Nhãn:
Thông tin trường
1 tháng 6, 2013
Donald Zolan họa sĩ của tuổi thơ
Donald Zolan (1937-2009) sinh ra ở bang Arizona, Hoa kỳ. Bắt đầu chập chửng vẽ từ khi lên tám tuổi. Sau khi tốt nghiệp Học viện Nghệ thuật Chicago, Zolan khởi đầu sự nghiệp của mình cùng những họa sĩ nổi tiếng nhất Chicago.
![]() |
Donald Zolan (1937-2009) |
Nhãn:
Thời sự
31 tháng 5, 2013
Một loại nghiên cứu khoa học vô trách nhiệm?
Tuần vừa qua, một nhóm nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu thú y quốc gia China tuyên bố rằng họ đã thành công tạo ra một chủng virus mới bằng cách phối sinh hai virus H5N1 và H1N1. Tại sao họ tạo ra một chủng virus mới? Giáo sư Hualan Chen, chủ trì công trình nghiên cứu, giải thích rằng nhóm nghiên cứu muốn hiểu biết thêm về hai loại virus H5N1 và H1N1, và qua đó phát triển vắc-xin để phòng chống cúm gia cầm. Nhưng vấn đề khó hiểu là thế nào là “hiểu biết thêm” bằng cách tạo ra một chủng virus mới. Thật ra, giới khoa học quốc tế nghi ngờ mục tiêu cũng như lời giải thích của nhóm nghiên cứu.
Nghiên cứu thiếu suy nghĩ chín chắn
Trước hết, cần phải đặt vấn đề trong bối cảnh chung và vài dòng về virus cúm gia cầm. Các virus cúm được chia thành 3 nhóm chính: A, B và C. Các virus thuộc nhóm B và C thường tìm thấy ở người nhưng chúng không có tác hại lớn, ngoại trừ gây ra vài rối loạn cấp tính đường hô hấp, chúng không có khả năng gây tử vong cho bệnh nhân. Nhưng các virus thuộc nhóm A là đáng quan tâm hơn hết, bởi vì chúng có thể đột biến một cách nhanh chóng thành những virút có khả năng biến hóa thành những virus mà hệ thống miễn nhiễm của con người không nhận ra được (và không có khả năng phòng chống chúng)
Virus cúm thuộc nhóm A có cấu trúc gồm hai nhóm protein: hemagglutinin (HA) và neuraminidase (NA). HA có 15 chi với mã danh H1 đến H15. NA có 9 chi với mã danh N1 đến N9. Virút H1N1 và H5N1 là một trong những chi virus này. Virus thuộc chi H1, H2 và H3 đã được biết có lan truyền trong con người từ 100 năm qua. Chẳng hạn như virus H1N1 không phải là virus mới, vì chúng có mặt trong heo từ rất lâu trên khắp thế giới. Nhưng virus H5 thì vẫn còn là một “kẻ thù” xa lạ đối với hệ thống miễn nhiễm của con người.
Virus H5N1 và H1N1 hiện đang được thế giới quan tâm vì khả năng gây đại dịch của chúng. Cách đây gần 10 năm (2004), một đợt dịch cúm H5N1 làm hoang mang thế giới vì người ta nghĩ nó có thể trở thành đại dịch (nhưng điều đó không xảy ra). Tuy nhiên, virus H5N1 có thể biến hóa thành virus khác cùng nhóm, nhưng khả năng biến hóa đó chúng ta vẫn chưa biết ra sao. Virus H1N1 là nguyên nhân gây ra nạn đại dịch ở Tây Ban Nha vào năm 1918, giết chết khoảng 50 triệu người trên thế giới chỉ trong vòng 1 năm. Năm 2009, dịch cúm H1N1 (còn gọi là cúm heo vì virus này lan truyền trong heo), và trong vòng không đầy 3 tháng, cúm này đã lan sang 74 nước trên thế giới với hơn 30 ngàn ca bệnh và 200 ca tử vong. Do đó, có thể nói rằng thế giới chúng ta vẫn sống trong tình trạng bất an vì những virus nguy hiểm này vẫn có thể gây ra dịch bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu.
Vì thế, việc sản sinh ra một chủng virus mới từ 2 virus có tiềm năng nguy hiểm là một điều rất khó hiểu. Thật ra, các nhà khoa học China không phải là nhóm đầu tiên nghĩ ra nghiên cứu này; một nhóm nghiên cứu Hà Lan cũng đã từng làm thí nghiệm (và đã công bố) trên virus H5N1, nhưng họ dừng lại không làm phối sinh với H1N1 vì họ chưa đảm bảo an toàn. Giáo sư Simon Wain-Hobson cho rằng thành tựu của nhóm nghiên cứu China có thể đáng khen về mặt kĩ thuật, nhưng ông cho rằng họ chưa suy nghĩ chín chắn việc họ làm.
Ngay sau khi bài báo khoa học được công bố, các nhà vi sinh học danh tiếng trên thế giới đã lên án việc làm này của nhóm nghiên cứu China. Cựu chủ tịch Viện hàn lâm Anh (Lord May of Oxford) cho rằng công trình nghiên cứu của China chẳng giúp cho chúng ta hiểu biết thêm về virus cúm gia cầm, và chẳng giúp ích gì trong việc phòng chống virus nguy hiểm này. Chẳng những không giúp ích gì, các nhà khoa học còn cảnh báo rằng nếu chủng virus mới mà họ tạo ra trong phòng thí nghiệm bị “tháo” ra ngoài thì một đại dịch mới sẽ xảy ra và trở thành một đại hoạ cho thế giới. Có nhà khoa học ước tính rằng nếu tỉ lệ tử vong dao động trong khoảng 0.1 đến 20%, và nếu một đại dịch xảy ra làm ảnh hưởng đến 500 triệu người thì số tử vong có thể dao động trong khoảng nửa triệu đến 100 triệu. Một nhà vi sinh học danh tiếng của Mĩ (Richard Ebright) thì không đánh giá cao công trình của China, ông cho rằng công trình này chẳng có thông tin gì mới để đặt thế giới vào một sự hiểm nguy như thế.
Một nền khoa học thiếu đạo đức
Thời gian gần đây, thế giới đã chứng kiến nhiều hành động mang tính vô trách nhiệm của China. Không nói đến những động thái quân sự hung hãn nhằm gây hấn với các nước láng giềng, China còn tung ra thị trường thế giới nhiều sản phẩm độc hại. Cục Quản lí thực phẩm và dược phẩm Mĩ (FDA) từng lên tiếng chỉ ra rằng các hàng thủy sản từ China thường bị nhiễm nhiều loại hóa chất gây nguy hại sức khỏe, kể cả gây ung thư, cho người tiêu dùng về lâu dài như kháng sinh nitrofuran, chất malachite xanh, thuốc nhuộm và kháng sinh fluoroquinolones. Những nước gần China như Việt Nam đã có quá nhiều kinh nghiệm về những sản phẩm nguy hiểm của China. Rau quả được tẩm hoá chất, dùng hóa chất ướp xác người để làm tươi hoa quả, gạo được chế biến từ cao su, thịt chuột “hô biến” thành thịt cừu, v.v. Danh sách những hàng hoá độc hại từ China có lẽ sẽ không bao giờ chấm dứt. Người ta có lí do để dè dặt hơn với những sản phẩm và hàng hoá của China.
Cách đây vài năm, một cuốn sách có tựa đề “Chết dưới tay China” (Death by China) của Giáo sư Peter Navarro và Greg Autry (Mĩ) đã gây chấn động thế giới. Hai tác giả đã chỉ ra hàng loạt sản phẩm nguy hiểm do China sản xuất và bán ra thị trường thế giới. Từ đồ chơi cho trẻ em, vòng tay, dây chuyền, dược phẩm giả tạo, thuốc nhái, điện thoại bốc cháy, trái cây hàm chứa vi khuẩn nguy hiểm, v.v. tất cả trở thành những công cụ giết người một cách chậm chạp. Một chuyên gia bình luận thời sự nhận xét rằng hiện nay, China đang đầu độc thế giới bằng những sản phẩm độc hại và gây ô nhiễm (đó là chưa nói đến những kế hoạch phiêu lưu gây chiến với các nước láng giềng).
Đó là sản phẩm của một nền kinh doanh vô đạo đức. Thật vậy, một số không nhỏ doanh nhân China muốn giàu lên một cách nhanh chóng và họ làm bất cứ việc gì, bất chấp các qui ước đạo đức xã hội và đạo đức kinh doanh. Kinh doanh mà không dựa trên nền tảng đạo đức xã hội và không xem trọng trách nhiệm xã hội là loại kinh doanh nguy hiểm.
Tương tự, trong khoa học, tiêu chuẩn đạo đức và trách nhiệm cũng là một tiêu chí quan trọng. Một công trình nghiên cứu cho dù mang tính khả thi cao và có ý tưởng tốt, nhưng làm phương hại đến cộng đồng và xã hội, vẫn không được đánh giá là đạt chuẩn mực. Chính vì bản chất đạo đức của khoa học, nhà khoa học còn phải có trách nhiệm với xã hội. Nói cho cùng điều này cũng đúng, vì nhà khoa học cũng chỉ là một thành viên trong xã hội, chứ không thể nào đứng ngoài hay đứng cao hơn xã hội. Nhưng công trình tạo ra chủng virus mới của China không đạt tiêu chuẩn về đạo đức và trách nhiệm xã hội. Có thể đó là một thành tựu về kĩ thuật, nhưng thành tựu đó chẳng đem lại phúc lợi ích gì cho xã hội và giúp ích gì để làm giảm sự đe doạ của một đại dịch.
Đây không phải là lần đầu tiên người ta đặt câu hỏi về đạo đức của các công trình nghiên cứu khoa học từ China. Không ít các công trình nghiên cứu từ China không được các tập san khoa học quốc tế công bố vì có vấn đề về y đức. Trong quá khứ đã có những nghiên cứu y khoa vi phạm y đức nghiêm trọng và bị rút lại, không cho công bố trên các tập san khoa học quốc tế. Năm 2009, một nhóm khoa học China giải mã gene trái dưa leo, một năm sau họ có dự án giải mã gene liên quan đến trí thông minh. Những dự án về ứng dụng tế bào gốc để điều trị chấn thương, dị tật bẩm sinh, bệnh mãn tính, v.v. đều bị giới khoa học quốc tế nghi ngờ vì chưa vấn đề y đức. China còn là nơi sản sinh ra rất nhiều những “phát minh” rác rưởi, những phát minh chẳng khác gì kiểu “Sơn Đông mãi võ” làm trò cười cho ngay cả người dân China. Trong một môi trường mà hoạt động khoa học còn thiếu sự ràng buộc của đạo đức xã hội và luật pháp thì các nhà khoa học China có thể làm bất cứ những gì họ (hay chính quyền họ) muốn và biến nước này thành một nguồn sản sinh ra những hiểm nguy và đầu độc thế giới.
Nguyễn văn Tuấn (Úc)
Nguồn: http://nguyenvantuan.net/health/2-health/1715-mot-loai-nghien-cuu-khoa-hoc-vo-trach-nhiem
Nhãn:
Thời sự
28 tháng 5, 2013
Điều kỳ diệu Nick Vujicic và những lời hứa bỏ quên bên bậu cửa !
![]() |
Nick Vujicic giao lưu với khán giả Việt Nam tại Hà Nội đêm 23/5 |
12 giờ sau khi Nick Vujicic đến Việt Nam, con số 31,7 tỷ đồng chi phí cho 4 ngày anh mang “điều kỳ diệu” đến Việt Nam đã được công bố. Dẫu đây là số tiền không từ tiền thuế của dân, nhưng mặc nhiên nó vẫn là con số quá lớn trong tương quan với sự khốn khó của khoảng 6,7 triệu người khuyết tật trên toàn quốc. Để tiện so sánh, 19,6 tỷ đồng là kinh phí trợ giúp 250.000 người khuyết tật ở Kiên Giang trong suốt 10 năm 2010-2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Còn kinh phí để giúp đỡ 6,7 triệu người khuyết tật cả nước trong 10 năm là 2.025 tỷ đồng.
Thưa các bạn, nói đến “điều kỳ diệu Nick” của ngày hôm nay, không hiểu sao tôi lại nhớ đến “ngày hôm nay” của Lê Thị Huệ.
Ngày 14.5 của 10 năm trước, với chỉ một cú ngã tưởng chừng bình thường, cô gái vàng của thể thao Việt Nam, đô vật Lê Thị Huệ, năm đó vừa tròn 18 tuổi, đã gãy tới 3 đốt sống cổ, giập tủy sống, liệt tức thời tứ chi. Mười năm sau, khi phóng viên báo Lao động đến gặp cô trong một ngôi nhà nhỏ, ở một làng quê nghèo nào đó của huyện Quảng Xương và viết về nghị lực xen lẫn nỗi tuyệt vọng trong một cuộc sống ngập tràn khốn khó và sự lãng quên, dư luận đã sững sờ trước những sự thật cay đắng.
Sự cay đắng không phải là việc hàng ngày tất tật mọi sinh hoạt cá nhân từ chuyện tối thiểu nhất như đi vệ sinh, nữ đô vật khỏe mạnh và xinh đẹp ngày nào giờ phải trông cả vào người mẹ già đã ngoại 70. Sự cay đắng không phải ở việc dù ngã lên ngã xuống hàng vạn lần trong suốt 10 năm với một nghị lực phi thường nhưng cô vẫn không thể đứng dậy. Cũng không phải việc mất “Nửa tiếng để cài một chiếc cúc áo”. Sự cay đắng và nỗi xót xa đến từ chiếc xe lăn đã dùng suốt gần 10 năm giờ đã lên lão. Và nỗi tủi thân trước sự lãng quên, trước sự bạc bẽo, trước những lời hứa của quan chức ngành thể thao 10 năm trước, bị bỏ rơi ngay sau khi quay lưng, quên ngay bên bậu cửa. Chẳng nghị lực nào có thể chiến thắng sự bạc bẽo của con người với con người.
Kể lại câu chuyện Lê Thị Huệ, không phải để nói số tiền 31,7 tỷ đồng là đắt, hay rẻ. 31,7 tỷ để dù chỉ vài người khuyết tật như Huệ có thêm niềm tin và nghị lực để sống thì chẳng có gì là đắt đỏ cả. Có nhiều thứ khác người ta còn ném cả ra sông ra biển đó thôi. Bởi giá như Lê Thị Huệ được đến Mỹ Đình, biết đâu, cô sẽ xua tan được nỗi tuyệt vọng và mặc cảm sau khi đã bị lãng quên hoàn toàn. Biết đâu cô sẽ tìm thấy cho mình một lẽ sống sau khi đã mất hết niềm tin vào những lời hứa hẹn.
Niềm tin và nghị lực mà “điều kỳ diệu Nick” mang tới Việt Nam không thể đo bằng tiền bạc. Có điều Huệ sẽ không thể đến Mỹ Đình, vì thiếu tiền chẳng hạn, hay vì hướng tới Nick, chẳng ai còn nhớ đến cô nữa. Nick đáng được khâm phục. Nick đáng được coi là một bài học. Nhưng đó là bài học cho cả những người không khuyết tật. Bao nhiêu người sẽ đến để “xem”, thay vì nghe Nick nói. Bao nhiêu người sau đó sẽ biến sự cảm thông với những người khuyết tật thành những hành động cụ thể.
Ngày mai, khi nghe Nick nói, khi chứng kiến sự tự tin và nghị lực phi thường của chàng trai kỳ diệu, bạn có bao giờ tự hỏi mình sẽ làm gì cho những đồng bào đang khốn khó và cần sự trợ giúp của mình. Hay sau khi xúc động rớt nước mắt trước nghị lực và sự can đảm của anh, bạn cũng sẽ lại quên ngay sau khi quay lưng, như bao người đã bỏ quên lời hứa bên bậu cửa nhà Lê Thị Huệ?!
Sự đắt hay rẻ của khoản tiền 31,7 tỷ để Nick đến Việt Nam không phải chỉ là bài học nghị lực mà những người khuyết tật có được sau khi chứng kiến điều kỳ diệu Nick. Có lẽ, nó còn phụ thuộc vào những hành động cụ thể của những người không khuyết tật.
Tháng Năm 24, 2013
Bao Pham
Nhãn:
Xã Hội
25 tháng 5, 2013
Họp Mặt Chào Mừng Thầy Nguyễn Văn Nên
Chiều ngày 24/5/2013, BLL cựu học sinh tại Việt Nam đã tổ chức
buổi tiệc thân mật tại nhà hàng 241, nhân chuyến về thăm quê hương của thầy
Nguyễn Văn Nên (Hoa Kỳ).
Nhãn:
Thông tin trường
23 tháng 5, 2013
KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PHẬT LỊCH 2557
Nhãn:
Thời sự
21 tháng 5, 2013
Người về sông Tương
Nhãn:
Thời sự
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)