Tiểu sử
 |
Chân dung Thi sĩ Hữu Loan |
Hữu Loan tên thật là Nguyễn Hữu Loan; Bút danh: Hữu Loan,
sinh ngày 2 tháng 4 năm 1916 tại quê ở làng Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh, huyện Nga
Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Ông học thành chung ở Thanh Hóa sau đó đi dạy học và tham
gia Mặt trận Bình dân năm 1936, tham gia Việt Minh ở thị xã Thanh Hóa (nay là
thành phố Thanh Hóa).
Năm 1943, ông về gây dựng phong trào Việt Minh ở quê và
khi cuộc Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông làm Phó Chủ tịch Ủy ban Khởi nghĩa huyện
Nga Sơn.
Trước năm 1945, ông đã từng là cộng tác viên trên các tập san Văn học,
xuất bản tại Hà Nội. Sau Cách mạng tháng Tám, ông được cử làm Ủy viên Văn hóa
trong Ủy ban hành chính lâm thời tỉnh Thanh Hóa, phụ trách các ty: Giáo dục,
Thông tin, Thương chính và Công chính. Kháng chiến chống Pháp, Hữu Loan tham
gia quân đội Nhân dân Việt nam, phục vụ trong Đại đoàn 304.
Sau năm 1954, ông
làm việc tại Báo Văn nghệ trong một thời gian. Trong thời gian 1956-1957, ông
tham gia Phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm do nhà văn Phan Khôi chủ trương. Ông
sáng tác những tác phẩm thường mang tính phản chiến và con người trong thời kỳ
chiến tranh.
Sau khi phong trào Nhân Văn Giai Phẩm bị dập tắt vào năm
1958, nhà thơ Hữu Loan phải vào trại cải tạo vài năm, tiếp đó bị giam lỏng tại
địa phương. Cuối đời ông về sống tại quê nhà.
Ông nổi tiếng với bài thơ “Màu tím hoa sim” cảm tác do quá đau khổ
trước sự ra đi của người vợ đầu (Lê Đỗ Thị Ninh), tác phẩm được lưu hành rộng
rãi trong vùng kháng chiến chống Pháp. Có thông tin cho rằng, do nội dung bài
thơ nặng nề tình cảm và ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý quân dân, nên ông bị giải
ngũ.
Sau ông lấy người vợ thứ hai là bà Phạm Thị Nhu, sống với nhau
cho đến khi ông mất
Ông từ trần vào lúc 19h00 ngày 18 tháng 3 năm 2010 tại quê
nhà, hưởng thọ 95 tuổi..
Lời tự thuật của tác giả bài thơ "Màu Tím Hoa Sim"