4 tháng 7, 2017

Tham quan Khu du lịch sinh thái Buôn Đôn - Dak Lak (20.6.2017)

Huyện Buôn Đôn nằm ở rìa phía tây tỉnh Đắk Lắk. Phía Nam giáp huyện Cư Jút, phía Đông Nam giáp thành phố Buôn Ma Thuột, phía Đông giáp huyện Cư M'gar, phía Bắc giáp huyện Ea Súp. Phía Tây huyện là biên giới với Campuchia.


Con sông Serepôk chảy cắt ngang huyện, theo hướng Đông Nam - Tây Bắc, sang đất Campuchia để góp nước vào sông Mê Kông. Trung tâm huyện Buôn Đôn nằm cách thành phố Buôn Ma Thuột 25 km về hướng Tây bắc theo con đường tỉnh lộ số 1. Địa danh Bản Đôn cách thị trấn Buôn Đôn 20 km về hướng Ea Súp.

Huyện Buôn Đôn là tên huyện mới đặt khi thành lập huyện mới, còn Bản Đôn cũ theo tên gọi tiếng Lào ngày xưa (sắc dân Lào chiếm đa số ở đây khi còn sơ khai) có nghĩa là "Làng Đảo" nghĩa là một ngôi làng được xây dựng trên một ốc đảo của Sông Serepôk. Đây là một trong những điểm giao thương quan trọng của 3 nước Đông Dương ngày xưa. Khi ấy, người Lào trong lúc ngược dòng sông buôn bán, bắt gặp mảnh đất này đã bị quyến rũ và ở lại cùng người Ê Đê bản địa xây dựng lên ở đây một ngôi làng trù phú.


Nơi đây vốn nổi tiếng với nghề săn bắt, thuần dưỡng voi rừng, với huyền thoại về Vua Voi Khun Sa nuk, người đã bắt được và thuần dưỡng hơn 170 con voi rừng, trong đó có 1một con bạch tượng tặng vua Thái Lan và Khun Sa nuk chính là danh hiệu vua Thái Lan ban cho ông.


Bản sắc dân tộc và tất cả những điều ấy, đã biến Bản Đôn trở thành thương hiệu nổi tiếng nhất của Đắk Lắk, một nơi không thể không đến khi đến Đắk Lắk. Cho đến bây giờ vẫn có thể khẳng định: du khách trong nước và cả thế giới nay vẫn biết đến Bản Đôn nhiều hơn là cái tên Đắk Lắk, cũng giống như thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột.

Kỷ niệm chuyến công tác thiện nguyện tạ Kon Tum & Quy Nhơn  (20.6.2017)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét