10 tháng 4, 2010

Đảo Bạch Long Vĩ căng thẳng mới Việt Nam và Trung Quốc ?

Sơ lược về Bạch Long Vĩ

Đảo Bạch Long Vĩ là hòn đảo thuộc huyện Bạch Long Vĩ, trực thuộc thành phố Hải Phòng. Đảo này nằm giữa Vịnh Bắc Bộ, cách thành phố Hải Phòng khoảng 110 km, có diện tích khoảng 2,5 km² khi nước thủy triều lên cao và khoảng 4 km² khi thủy triều xuống thấp.


Huyện đảo Bạch Long Vĩ

Theo tin từ trang web của Huyện đảo Bạch Long Vĩ thì hòn đảo này có khoảng 80 hộ dân, với hơn 350 người đang sinh sống. Nhưng số người có mặt trên đảo thường nhiều hơn con số này cả chục lần, gồm các hộ gia đình, các doanh nghiệp, thanh niên xung phong và cán bộ nhà nước. Khách vãng lai cũng thường có mặt ở đây, đa số đến từ các tầu cá neo đậu xung quanh đảo, nếu tính cả khách vãng lai, dân cư trên đảo khoảng trên dưới 4.000 người. Ngoài ra, các đơn vị hải quân cũng có mặt trên hòn đảo này.

Diễn biến mới nhất

Theo tin từ các cơ quan truyền thông trong nước và báo chí nước ngoài trong mấy ngày qua, Trung Quốc đang tranh chấp đảo Bạch Long Vĩ với Việt Nam.
Bản tin trên báo Việt Nam Net và báo Tuổi Trẻ có viết về chuyến đi của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đến đảo Bạch Long Vĩ từ ngày 30-03 đến 01-04. Tại đó, chủ tịch nước đã khẳng định: “Dù là đảo nhỏ nhưng Bạch Long Vĩ là tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc và là hòn đảo tiền tiêu có ý nghĩa quan trọng cả về an ninh quốc phòng lẫn kinh tế – xã hội“.
Sau đó thì tờ EarthTimes ngày 2-4 với tựa đề “Lãnh đạo Việt Nam nguyện bảo vệ lãnh thổ trên Biển Đông”, có nhắc chuyện Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết được hai tàu hải quân hộ tống ra thăm đảo Bạch Long Vĩ: “Việt Nam đã kiểm soát Bạch Long Vĩ từ năm 1957, nhưng một số viên chức Trung Quốc tranh chấp với Việt Nam về hòn đảo này“.
Rồi tờ South China Morning Post số ra ngày 4-4, bài báo có tựa đề “Hà Nội để mắt tới quân bài Asean trên Biển Đông”, có 2 đoạn cũng nhắc tới chuyện tranh chấp hòn đảo Bạch Long Vĩ: “Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết đi tới một hòn đảo đang tranh chấp để nói với các sĩ quan hải quân Việt Nam chuẩn bị ‘chiến đấu cho chủ quyền của tổ quốc trong bất kỳ tình huống nào’”. Và một đoạn khác: ”Hôm thứ sáu, ông Nguyễn Minh Triết đã tổ chức một chuyến viếng thăm hiếm hoi tới một căn cứ hải quân Việt Nam trên hòn đảo đang tranh chấp Bạch Long Vĩ giữa miền Bắc Việt Nam và đảo Hải Nam“.
Cũng trong ngày 4-4, bản tin tiếng Trung trên tờ BBC có tựa đề: Nguyễn Minh Triết thăm các đảo trên biển Nam Hải, tuyên bố bảo vệ ‘chủ quyền’, với 2 chữ “chủ quyền” được đặt trong ngoặc kép. Bản tin này có đoạn “Việt Nam bắt đầu kiểm soát đảo Bạch Long Vĩ từ năm 1957, nhưng Trung Quốc không thừa nhận chủ quyền Việt Nam trên hòn đảo này”.Hai ngày sau, ngày 6-4, bản tin tiếng Trung trên tờ Nhân dân Nhật báo nói về việc Việt Nam lợi dụng chức Chủ tịch để thảo luận vấn đề biển Đông trong Hội nghị Thượng đỉnh Asean, bài viết có đoạn: “Việt Nam bắt đầu kiểm soát đảo Bạch Long Vĩ từ năm 1957, nhưng Trung Quốc không thừa nhận chủ quyền Việt Nam trên hòn đảo này”.
Ngày 7-4, một bài trên diễn đàn của tờ Nhân dân Nhật báo có nêu chủ đề: Giải pháp nào cho các tranh chấp trên biển Đông, trong đó có đoạn nhắc tới Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đến thăm các đảo “tranh chấp” ngày 01-04 như sau: “Chủ tịch Việt Nam một lần nữa đến thăm các đảo đang tranh chấp ngày 1 tháng 4, tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với các hòn đảo nằm ở giữa Việt Nam và tỉnh Hải Nam, Trung Quốc”.
Ngày 9-4, mạng Sina cũng có đăng bài nói tới “tin vui” về việc Trung Quốc sắp lấy lại các đảo ở Việt Nam, trong đó có đảo Bạch Long Vĩ. Bài báo còn nói rằng, trong Hiệp định phân vịnh Vịnh Bắc Bộ, hai nước chỉ phân chia vùng biển, chứ không nói đến chủ quyền của hòn đảo Bạch Long Vĩ và Việt Nam chỉ tạm thời giữ đảo Bạch Long Vĩ chứ không có chủ quyền.
Mạng Sohu cũng có nhắc tới Bạch Long Vĩ, người viết bài còn cảm ơn Hội Địa Lý Quốc gia Hoa Kỳ và Google vì đã để chữ “Tây Sa” (tức Hoàng Sa) là lãnh thổ Trung Quốc.
Vào hôm nay (10-04-2010)báo điện tử Vitinfo đưa tin:"Hai tàu ngư chính của Trung Quốc sẽ tới Vịnh Bắc Bộ tác nghiệp "
Liệu có phải Trung Quốc thật sự muốn lấy đảo Bạch Long Vĩ của Việt Nam, hay còn có ý đồ nào khác trong vấn đề này?

Tồng hợp từ internet.

website stat

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét