31 tháng 8, 2012

Vu Lan nhớ Mẹ



VU LAN NHỚ MẸ

Khói hương nghi ngút bên chùa
Tiếng chuông ngân vọng báo mùa Vu Lan
Con thương nhớ mẹ vô vàn
Nhớ ngày bên mẹ đêm tàn lệ tuôn
Từ khi mất mẹ đau buồn
Con cài hồng trắng vấn vương bùi ngùi

Phước ai bên mẹ vui tươi
Áo cài hồng đỏ niềm vui xuân thì
Sắc hoa trắng đỏ làm chi
Hoa dâng lên mẹ gởi về Phật Môn

Tiếng kinh mẹ tụng chiều buông
Hương trầm nghi ngút khói tuôn khắp nhà
Ngàn thu mẹ đã cách xa
Bồ Đề cửa Phật chan hòa cùng nhau
A Di Đà Phật con cầu
Mẹ về Cực Lạc nhiệm mầu ơn trên
.


Kim Hương

***

Tác phẩm: Bông Hồng Cài Áo
Thơ: Thích Nhất Hạnh.
Nhạc Phạm Thế Mỹ.
Trình diễn: cố ca sỹ Duy Khánh




Lời bài hát

Một bông Hồng cho em
Một bông Hồng cho anh
Và một bông Hồng cho những ai
Cho những ai đang còn Mẹ
Đang còn Mẹ để lòng vui sướng hơn
Rủi mai này Mẹ hiền có mất đi
Như đóa hoa không mặt trời
Như trẻ thơ không nụ cười
ngỡ đời mình không lớn khôn thêm
Như bầu trời thiếu ánh sao đêm

Mẹ, Mẹ là dòng suối dịu hiền
Mẹ, Mẹ là bài hát thần tiên
Là bóng mát trên cao
Là mắt sáng trăng sao
Là ánh đuốc trong đêm khi lạc lối

Mẹ, Mẹ là lọn mía ngọt ngào
Mẹ, Mẹ là nải chuối buồng cau
Là tiếng dế đêm thâu
Là nắng ấm nương dâu
Là vốn liếng yêu thương cho cuộc đời

Rồi một chiều nào đó anh về nhìn Mẹ yêu, nhìn thật lâu
Rồi nói, nói với Mẹ rằng "Mẹ ơi, Mẹ ơi, Mẹ có biết hay không ?"
-Biết gì ? "Biết là, biết là con thương Mẹ không ?"

Đóa hoa màu hồng vừa cài lên áo đó anh
Đóa hoa màu hồng vừa cài lên áo đó em
Thì xin anh, thì xin em
Hãy cùng tôi vui sướng đi!
Hãy cùng tôi vui sướng đi!

30 tháng 8, 2012

Chết vì biết quá nhiều

Bà Cốc Khai Lai giết doanh nhân người Anh Neil Heywood

Tin từ Trung Quốc cho biết phiên xử bà Cốc Khai Lai, vợ của Bạc Hy Lai, về tội giết doanh nhân người Anh, ông Neil Heywood, tại thành phố Hợp Phì vào Thứ Năm, ngày 9/8, đã kết thúc. Phiên tòa chỉ kéo dài bảy tiếng đồng hồ, nhanh hơn sự dự đoán của mọi người. Có lẽ lý do chính là vì bà Cốc Khai Lai đã nhận tội ngay và tuyên bố “sẵn sàng chịu hình phạt”.

Cốc Khai Lai (vợ Bạc Hy Lai)

Bà Cốc Khai Lai kể, ngày 14 tháng 8, 2011, bà mời Neil Heywood, một người bạn và cũng là một đối tác làm ăn lâu năm với gia đình bà từ Bắc Kinh đến Trùng Khánh để nói chuyện. Họ gặp nhau ở khách sạn Lucky Holiday. Vừa nói chuyện bà vừa mời Heywood uống rượu. Một lúc sau, Heywood say, ói thốc tháo và than khát nước. Cốc Khai Lai gọi Trương Hiểu Quân, trợ lý của bà, lúc ấy đang đứng ngoài cửa, vào. Quân mang theo bình thuốc độc cyanide. Hai người đổ cyanide vào miệng Heywood. Loại thuốc độc ấy đã được Trương Hiểu Quân chuẩn bị từ trước. Sau khi Hewood chết, cả Cốc Khai Lai và Trương Hiểu Quân đều bỏ đi. Một số cảnh sát, dưới sự chỉ đạo của Cốc Khai Lai, xét nghiệm tử thi và đi đến kết luận là Heywood chết vì bệnh nhồi máu cơ tim sau khi đã uống quá nhiều rượu. Hoàn toàn không có độc tố nào trong người. Sau đó, xác của ông được mang đi hỏa táng một cách vội vã.


Cốc Khai Lai giải thích lý do giết người của mình: Sau một thời gian dài làm ăn chung với nhau, quan hệ giữa bà và Heywood càng lúc càng căng thẳng, cuối cùng, biến thành thù nghịch. Heywood gửi email cho Bạc Qua Qua, con trai của bà, đòi Qua phải trả cho ông ấy 13 triệu bảng Anh (20.4 triệu Mỹ kim) tiền thưởng sau một vụ đầu tư địa ốc lên đến 130 triệu bảng Anh. Trong email, Heywood còn đe dọa: Bạc Qua Qua sẽ trả một giá rất đắt nếu không chịu trả số tiền ấy. Theo Cốc Khai Lai, vì lo sợ Bạc Qua Qua bị Heywood hãm hại nên bà ra tay trước.

Bạc Hy Lai ( cựu bí thư Trùng Khánh)

Các cơ quan truyền thông Trung Quốc không tiết lộ thêm chi tiết về các vụ làm ăn chung giữa Cốc Khai Lai và Heywood cũng như không hề đi sâu vào các vụ án kinh tế mà lâu nay đã có nhiều người tố cáo liên quan đến Cốc Khai Lai. Điều đó, thật ra, rất dễ hiểu: Tất cả những chuyện làm ăn và sự giàu có của Cốc Khai Lai đều gắn liền với chồng của bà, Bạc Hy Lai, nguyên là Bí thư thành ủy Trùng Khánh và là một trong các ủy biên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc, nghĩa là gắn liền với bộ máy quyền lực của đảng. Bạc Hy Lai đã bị cách chức và có thể một lúc nào đó sẽ bị mang ra tòa. Nhưng những tư lợi mà ông và gia đình ông có được, nếu bị vạch trần, sẽ làm hoen ố hình ảnh của cả giới lãnh đạo Trung Quốc nói chung. Bởi tất cả đều giống nhau ở hai điểm: lợi dụng quyền lực và tham nhũng.


Trong bài “Lý do thực sự khiến Cốc Khai Lai giết doanh nhân người Anh Neil Heywood” đăng trên tờ The Epoch Times, Wang Yiru nêu lên ý kiến, theo một số nguồn tin: Đó là vì Heywood đã biết quá nhiều và có vẻ như sẽ nói ra những điều mà ông ấy biết. Chính điều đó khiến Cốc Khai Lai sợ. Chứ không phải vì những email hăm dọa của Heywood, điều không ai có thể kiểm chứng được, sau khi Heywood đã chết.

Heywood biết những điều gì?

Dĩ nhiên không ai có thể khẳng định được hết. Duy có một điều Wang Yiru khẳng định: ngoài những chuyện làm ăn buôn bán thông thường, Heywood còn tham gia với gia đình Cốc Khai Lai một “thương vụ” đặc biệt: buôn bán nội tạng và tử thi.


Heywood quen thân và làm việc cho Bạc Hy Lai khi Lai làm thị trưởng thành phố Đại Liên, sau đó, tỉnh trưởng tỉnh Liêu Ninh, và sau đó nữa, ông theo Lai về Trùng Khánh, nơi Lai được bổ làm Bí thư thành ủy. Ở cả ba nơi, Bạc Hy Lai đều thẳng tay đàn áp những người theo giáo phái Pháp Luân Công. Cách đàn áp những người theo Pháp Luân Công của Trung Quốc trở thành một tai tiếng khắp thế giới: công an không những bỏ tù họ mà còn tra tấn và giết chết họ; không những vậy, còn lấy nội tạng của họ đem đi bán cho các bệnh nhân cần thay một bộ phận nào đó trong người. Giá bán các bộ phận ấy rất cao. Ví dụ, một trái tim được quảng cáo với giá 180,000 Mỹ kim, một mẩu giác mạc trong mắt nhỏ xíu với giá 3000 Mỹ kim.

Giáo phái Pháp Luân Công

Theo David Kilgour và David Matas, trong cuốn Bloody Harvest, trong năm năm, từ 2000 đến 2005, ở Trung Quốc có cả thảy 41,500 vụ thay thế các bộ phận trong cơ thể; phần lớn các bộ phận ấy đều lấy từ cơ thể các tội nhân Pháp Luân Công. Điều cần nhấn mạnh là, theo các cuộc điều tra độc lập của tổ chức nhân quyền trên thế giới, tỉnh Liêu Ninh, nơi Bạc Hy Lai làm tỉnh trưởng, bị xếp vào hàng thứ tư trong tổng số 33 tỉnh và thành phố có số lượng giết tín đồ Pháp Luận Công cao nhất. Theo báo The Epoch Times, chính Heywood cũng đã từng tham gia vào các vụ buôn bán các bộ phận người sống ấy của gia đình Bạc Hy Lai.


Không những chỉ bán các cơ quan nội tạng, Heywood còn tham gia vào các dịch vụ buôn bán thân thể người chết. Thành phố Đại Liên, nơi Bạc Hy Lai làm thị trưởng, vào năm 2000, đã mở hai xí nghiệp bảo quản tử thi để triển lãm. Theo tường thuật của báo chí, năm 2003, Trung Quốc là quốc gia xuất cảng tử thi nhiều nhất thế giới, và một trong hai xí nghiệp bảo quản thi hài tại Đại Liên là xí nghiệp lớn nhất trên thế giới trong lãnh vực đó. Xin lưu ý là số tiền các xí nghiệp ấy cho các các viện bảo tàng trên khắp thế giới thuê thi hài để triển lãm rất cao, lên đến hàng tỉ đô la mỗi năm.


Theo báo The Epoch Times, Cốc Khai Lai là đầu não đứng đằng sau tất cả các thương vụ liên quan đến thi hài và các bộ phận trong cơ thể con người ấy. Heywood chính là một trong những tay chân thân tín nhất của bà. Heywood biết tất cả các dịch vụ làm ăn ghê tởm ấy. Chỉ cần Heywood tiết lộ một chi tiết nhỏ trong dịch vụ ấy, sự nghiệp chính trị của Bạc Hy Lai sẽ hoàn toàn sụp đổ. Cho nên Cốc Khai Lai phải ra tay.

Giết Neil Heywood để bịt miệng một nhân chứng. Và để che giấu một tội ác. (1)

Chú thích:
1. The Epoch Times, trụ sở chính tại New York, là một tờ báo đa ngữ, được xuất bản tại khoảng trên 30 quốc gia trên thế giới, bao gồm 10 ngôn ngữ trên giấy in và 17 ngôn ngữ trên hình thức báo mạng. Tờ báo nổi tiếng và cũng bị nhiều tai tiếng vì hai lập trường: chống Trung Quốc và bênh vực Pháp Luân Công. Rất khó xác định được bản tin Heywood tham gia vào các dịch vụ buôn bán tử thi và các cơ quan nội tạng trong cơ thể các nạn nhân Pháp Luân Công là sự thực hay chỉ là tuyên truyền.

Nguyễn Hưng Quốc

29 tháng 8, 2012

Đội ơn Bộ Tài chính cho tăng giá, dân được mua xăng!

(Trái hay phải) – Trong khi các thượng đế mừng đến rơi nước mắt vì quyết định cho tăng giá xăng hết sức kịp thời của Bộ Tài chính, thì ngành xăng dầu lại cho thấy ảnh hưởng lớn lao của họ, kể cả dưới âm phủ cũng phải kinh hãi.

Cộng đồng mạng sung sướng phát điên vì mất xe máy!

Một tin vui trong tháng cô hồn được báo Tuổi Trẻ đăng tải mấy kỳ liền trong những ngày qua, ấy là chuyện đám người tay không một mảnh bằng tại TP Hồ Chí Minh đã biến nước lã và tạp chất thành xăng dầu, nấu lốp xe thành dầu đỏ.

Thôi thì bao nhiêu mỹ từ đẹp đẽ nhất, như từ không thành có, tay không bắt giặc, rồi chân dép lốp mà bay vào vũ trụ, ngay lập tức được cộng đồng mạng ưu ái dành cho cái bãi xăng dầu mang tên Trâu Điên này.

Chẳng biết có ai nổi điên không, nhưng ta vẫn có thể tự hào mà rằng đây quả thật là một thành tựu khoa học công nghệ lớn lao, thậm chí còn mang tầm cỡ quốc tế.

Còn phải nói, thế giới đang điên loạn hết cả vì các nguồn năng lượng, công nghệ biến nước lã thành xăng này rất có thể là chìa khóa hóa giải nguy cơ khủng hoảng nhiên liệu trên quả đất.

Chính vì vậy, nếu Bộ Công Thương có thể hơi khó ăn khó nói một tẹo vì nỗi việc sản xuất xăng dầu này là hoàn toàn không được phép, thì ngành khoa học và công nghệ có thể lấy làm tự hào thầm kín, đồng thời đập tan nỗi tự ti bấy lâu nay về một quốc gia có số giáo sư, tiến sỹ đông đảo không kém nước nào, mà lại không có lấy một nửa cái bằng sáng chế.

Chưa hết, rất có thể giáo sư Ngô Bảo Châu cũng đang hết sức nóng lòng chờ ngày tìm được đồng nghiệp cùng đẳng cấp, khi công trình nghiên cứu biến xăng thành nước lã này giật giải Nobel Hóa học. Và thế là, con trâu từng cười hềnh hệch đến gãy cả hàm dưới lại tiếp tục đồng hành cùng đỉnh cao vinh quang của nền khoa học Việt Nam.

Riêng từ góc nhìn của ngành xăng dầu, ít nhất, công nghệ khó tin này có thể giúp họ giải quyết được ít nhất 2 vấn đề tưởng chừng đã đi vào ngõ cụt.

Thứ nhất, công nghệ này chứng tỏ rằng xăng dầu dỏm nhất định không phải là nguyên nhân gây cháy xe. Quý vị thử tư duy một chút mà xem, xăng làm từ nước lã nhất định sẽ phát huy tác dụng mỗi khi xe bị đốt, vì xe cháy làm sao nổi?]

Xe cháy được lại chứng tỏ rằng xăng không dỏm, xăng mà dỏm thì sao lại thiêu rụi được cả cái xe trong nháy mắt thế chứ? Thật là loạn cào cào, có ai giải thích được nói cho bà con nghe với.

Thứ hai, công nghệ này còn khả dĩ giải thích được một phần vì sao các đại lý xăng dầu dù hết sức tội nghiệp, bán hàng cho 1.000 khách mới đủ tiền mua hai bát phở sáng, lại vẫn yêu nghề làm vậy.

Nghe đâu, nhớt thải chỉ có giá 4.000 đồng, nhưng nấu ra dầu tái lại được bán với giá 18.400 đồng (ở thời điểm xăng dầu chưa tăng giá).

Ấy là chưa kể, ảo thuật gia người Mỹ David Copperfield đang vò đầu bứt tóc và hết sức đau khổ vì nguy cơ bị người Việt Nam đuổi kịp về khả năng tàng hình. Lý do là theo Tuổi Trẻ, bãi xăng dầu Trâu Điên này rộng tới hàng chục ngàn mét vuông giữa nội thành TP Hồ Chí Minh, nhưng không có ai nhìn thấy nó hết.

Thành ra, chiến công làm biến mất tượng nữ thần tự do trong mấy phút của anh chàng David này kể vẫn quá xoàng.


Hiếu tử thời nay phải biết mua cây xăng hóa cho các cụ.

Cũng trong một ngày nóng bỏng tay những tin tức về xăng dầu, ngành này còn muốn khẳng định một chân lý có từ lâu nhưng người ta cơ hồ đã quên đi mất. Ấy là, không phải cứ có tiền thì mua tiên cũng được.

Mỗi tờ giật tít một kiểu về hiện tượng mà ta đang nói đến, nhưng hẳn cái tít ấn tượng nhất thuộc về Lao Động: Mua xăng không dễ.

Cái nhân văn của hành động găm hàng không bán này không chỉ nằm ở thái độ thờ ơ với đồng tiền, mà còn khiến nhiều cụ già từng sống qua thời bao cấp phải bật khóc nức nở, vì thấy rằng cái thời tuổi trẻ của họ hóa ra còn tươi đẹp chán.

Ừ thì cũng phải mua theo hạn ngạch đấy (nói chữ là có quota), ừ thì cũng phải xếp hàng đấy, tức là chẳng có một tí ti cơ chế thị trường nào, nhưng thời bao cấp, giá cả cũng hết sức phi thị trường, tức là dù sao cũng được cái rẻ.

Còn ngày nay, dù cơ quan quản lý luôn mồm khẳng định điều hành theo thị trường, nhưng chất lượng xăng dầu thì… như trên đã nói, phong cách phục vụ thì như 30 năm trước, chỉ có giá cả là không bao giờ chịu nhường giá thế giới đến một ngày.

Thành ra, các đại lý xăng dầu bỗng dưng oai như cóc cộ và đủ tư cách để ca vang bài tiền không phải là tất cả. Như lời ông chủ một cây xăng được Dân Trí trích lời: “Xăng của tôi, tôi bán làm sao kệ tôi chớ!”

Thành ra, tới khi Bộ Tài chính chính thức cho phép tăng giá xăng dầu, rất nhiều thượng đế đã mừng ra mặt, nhất là những người trót để xe hết xăng từ trước khi có tin đồn tăng giá và đã dắt bộ khắp nơi mà không sao tìm được chỗ mua xăng.

Theo những thượng đế này, rất cám ơn Bộ Tài chính đã cho phép tăng giá xăng kịp thời, vì để chậm ngày nào là các thượng đế phải chạy đôn chạy đáo vất vả khổ sở ngày ấy. Quý vị thử nghĩ mà xem, nếu Bộ không cho tăng giá, thì cái cảnh hết hàng, mất điện còn kéo dài đến bao giờ, khốn nạn thân tôi!

Mà nào chỉ riêng có đám người trần mắt thịt hiền lành này sợ một vế các bác xăng dầu, nghe nói cả dưới âm phủ cũng đang xôn xao nhốn nháo. Bằng chứng về tình hình hỗn loạn dưới âm phủ khi cây xăng găm hàng có thể tìm thấy trên tờ VnExpress, tại phóng sự ảnh về thị trường vàng mã phục vụ ngày rằm tháng bảy xá tội vong nhân.

Loạt ảnh cho biết, tại Hàng Mã, Hà Nội năm nay, một mặt hàng mới tinh xuất hiện là trạm xăng giấy để đốt cho người cõi âm và nghe đâu đang bán rất chạy. Nhiều bậc hiếu tử đã kháo nhau rằng, bây giờ, nhà lầu xe hơi ai phôn ai pét hay chân dài hầu hạ phục dịch giờ không là gì, vì các cụ không thiếu, chỉ rạc cẳng đẩy xe hơi đi tìm chỗ đổ xăng thôi. Nên, gửi cho các cụ cây xăng là có hiếu nhất!

Cũng theo loạt ảnh, hàng cọc, hàng cọc tiền âm phủ vẫn được ngang nhiên bày bán, cho dù đã bị nghiêm cấm. Kể ra cũng đáng trách, nhưng nghĩ đi nghĩ lại cũng nên thông cảm phần nào cho đám con cháu trên dương gian bụi bặm.

Khổ, chắc dưới ấy, kinh tế cũng đang khốn khó, đang lạm phát ghê lắm đây. Và chẳng biết, những kẻ điêu ngoa láo khoét trên trần khi xuống dưới âm ty có bị móc mắt cắt tai xẻo thịt hay không, hay cứ có ba trăm lạng thì việc gì cũng xong nhỉ? Trần sao âm vậy mà, phải không các cụ?

Tam Thái (Theo Phụ Nữ today )

25 tháng 8, 2012

Chuyện bây giờ dân mới biết

Hôm nay trên trang Basam trích đăng một đoạn video phóng sự . Được đăng lên Youtube ngày 23/8/2012, bởi tác giả Phú Tuệ. Với tiêu đề:

"HẢI QUÂN VIỆT NAM XUA ĐUỔI TÀU TRUNG QUỐC XÂM PHẠM LẢNH HẢI"

Chỉ tiếc phóng sự này được ghi hình trước đây hơn 5 năm (2006-2007) đến bây giờ mới công bố không biết vì lý do gì?
Dù sao cũng mong DÂN QUÂN một lòng bảo vệ tổ quốc không phụ lòng tiền nhân đã đỗ xương máu để giữ vững giang sơn gấm vóc cho chúng ta cho đến hôm nay.




HÀI QUÂN NHÂN DÂN VIỆT NAM THỰC HIỆN NHIỆM VỤ BM 06 - 07


20 tháng 8, 2012

Trang web của Trung Quốc “đội lốt” tên miền Gmail.vn


(Dân trí) - Khi truy cập vào địa chỉ Gmail.vn, thay vì dẫn đến địa chỉ trang web của hộp thư Gmail của Google như nhiều người vẫn tưởng thì bất ngờ địa chỉ của tên miền này lại dẫn đến vn.hao123.com, dịch vụ về danh bạ website của hãng Baidu, hãng Internet lớn nhất Trung Quốc.

Theo phản ánh của một số độc giả với Dân trí, khi truy cập vào tên miền gmail.vn, trình duyệt tự động chuyển đến địa chỉ trang web vn.hao123.com. Đây là dịch vụ về phân loại website tại Việt Nam được hãng Internet Baidu của Trung Quốc ra mắt vào tháng 6 năm ngoái.

Sau khi tìm hiểu, phóng viên Dân trí nhận thấy tên miền Gmail.vn thuộc quyền sở hữu của Công ty Cổ phần Quốc tế Kiến Cường (có địa chỉ tại Hà Nội). Tên miền này được đăng ký vào năm 2006 và vừa hết hạn vào ngày 16/8 vừa qua.

Thông tin về tên miền Gmail.vn

Tuy nhiên, tiếp tục tìm hiểu thì tên miền Gmail.vn vẫn đang được trỏ vào máy chủ do công ty Kiên Cường sở hữu (tên miền Gmai.vn có cùng địa chỉ IP với tên miền trang chủ của công ty Kiên Cường), điều này cho thấy hiện công ty này vẫn đang nắm giữ tên miền trong tay. Cập nhật gần đây nhất của tên miền này được thực hiện vào ngày 18/8 vừa qua.

Một chi tiết đáng chú ý khác là khi truy cập vào tên miền Gmail.vn, thay vì được chuyển đến trang chủ của dịch vụ Hao123 của Baidu, thì tên miền lại trỏ đến trang con có đường dẫn vn.hao123.com/tmvn.html (rất có thể là chữ viết tắt của “tên miền Việt Nam”), điều này cho thấy nhiều khả năng Baidu nắm chủ động quyền quản lý tên miền Gmail.vn này.

Đặc biệt, theo đại diện của diễn đàn HVA, diễn đàn chuyên về bảo mật lớn nhất tại Việt Nam thì phần mềm Hao123, phần mềm để tạo đường dẫn (shortcut) của trang web này trên desktop của người dùng ẩn chứa nguy cơ mở cửa hậu (backdoor) cho phép hacker xâm nhập và chiếm quyền điều khiển máy tính của người dùng.

Trước đó, phần mềm nghe nhạc TTPLayer của Baidu cũng bị phát hiện ra điều tương tự, với khả năng tự động can thiệp vào máy tính của người dùng để có thể bí mật cài đặt thêm các ứng dụng khác không mong muốn và ẩn chứa nguy cơ mở cửa hậu để hacker xâm nhập.

Phóng viên Dân trí đã liên hệ với phía công ty Kiên Cường. Công ty này thừa nhận đang sở hữu tên miền Gmail.vn tuy nhiên phía công ty từ chối bình luận về thông tin tên miền do mình đang sở hữu.

Mạng xã hội Tieba của Baidu đang chật vật tìm chỗ đứng tại Việt Nam

Đây được xem là một trường hợp khác đặc biệt bởi vì Google nổi tiếng với việc quản lý chặt những tên miền có liên quan đến thương hiệu của mình. Hồi tháng 5 vừa qua, Google đã thu hồi hơn 750 tên miền có gắn liền đến thương hiệu của mình. Trước đó hãng cũng đã nhanh tay đăng ký độc quyền các tên miền gắn với các dịch vụ của mình như Youtube, Gmail… thậm chí là những cụm từ gần giống với tên gọi của Google.

Việc tên miền Gmail.vn bị chuyển hướng dẫn một trang web dịch vụ của Trung Quốc có thể khiến nhiều người dùng tại Việt Nam bị nhầm lẫn, thậm chí sẽ nguy hiểm hơn nếu trang web này được chuyển hướng đến một trang web giả mạo với giao diện giống hệt Gmail, có thể bị lợi dụng để đánh cắp mật khẩu người dùng.
Baidu là hãng Internet lớn nhất của Trung Quốc, gần đây đã “tấn công dồn dập” vào thị trường Internet Việt Nam, mới đây nhất là dịch vụ mạng xã hội “Baidu Tieba” dành cho người dùng tại Việt Nam. Tuy nhiên, với những rắc rối về bảo mật đang gặp phải, hiện Baidu không được người dùng Việt Nam đón nhận.

T.Thủy
Nguồn: Dân Trí

17 tháng 8, 2012

Tại sao Tây Tạng ?

Thanh Niên ngày 31.7.2012 đăng tin chính quyền Trung Quốc cấm du khách 6 nước: Anh, Na Uy, Áo, Hàn Quốc, Philippines và Việt Nam đến Tây Tạng mà không cho biết lý do vì sao đưa ra lệnh cấm này.

Câu hỏi được đặt ra là, trên thế giới có hàng trăm quốc gia và vùng lãnh thổ, nhưng vì sao chỉ có 6 nước nêu trên bị cấm, và cấm đến Tây Tạng chứ không một vùng đất nào khác trên lãnh thổ rộng mênh mông của Trung Quốc?

Tây Tạng là một vùng đất “nhạy cảm” xét về lịch sử trong quá khứ và cả những gì diễn ra hiện nay. Trung Quốc thế kỷ 21 có khá nhiều “vùng nhạy cảm” chứ không riêng gì Tây Tạng. Tân Cương với thủ phủ Urumqui là một ví dụ. Những cuộc đụng độ sắc tộc nảy lửa diễn ra giữa cư dân bản xứ theo đạo Hồi với người Hán ở Urumqui trước đây cũng khiến cho chính quyền Trung Quốc ra quyết định cấm du khách bén mảng đến vùng đất này, nhất là nhà báo. Tôi chưa có dịp đến Tân Cương, nhưng Tây Tạng thì có. Bất kể du khách vào Tây Tạng bằng đường nào cũng đều phải có giấy phép đặc biệt do cơ quan chuyên trách ở Bắc Kinh cấp. Nếu một người ngoại quốc vào được Tây Tạng mà chưa có giấy phép, khi bị phát hiện sẽ gặp rắc rối to, thậm chí bị coi là gián điệp. Tây Tạng vốn là vùng đất Phật mà nay ra nông nỗi như vậy há phải có nguyên nhân?

Ngày 25.7.2012, TS Mai Hồng - nguyên Trưởng phòng Tư liệu thuộc Viện Hán Nôm đã tặng cho Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam tấm bản đồ Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ xuất bản ở Thượng Hải năm 1904 và tái bản 1910 dưới triều đại nhà Thanh. Tấm bản đồ ấy chỉ rõ: cực nam đất nước Trung Hoa thời bấy giờ là Nhai Châu, một địa danh thuộc đảo Hải Nam, không có Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông. Thế rồi một ngày nọ, Trung Quốc trưng ra tấm bản đồ lạ hoắc có 9 đoạn bao gần hết biển Đông, còn gọi là đường lưỡi bò, “liếm” luôn 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Chuyện chưa dừng lại ở đó. Căn cứ vào những tấm bản đồ địa chính trị xuất bản vào đời nhà Thanh đầu thế kỷ 20 ở Trung Hoa, Tây Tạng với thủ phủ Lhasa vẫn còn là một quốc gia độc lập.

Một góc thủ phủ Lhasa của Tây Tạng - Ảnh: Đoàn Xuân Hải


Nguyện cầu trước cung điện Potala - Ảnh: Đoàn Xuân Hải

Nỗi đau Lhasa
Ngày 22.2.1940, cậu bé 5 tuổi tên Tenzin Gyatso xuất thân trong một gia đình nông dân miền bắc Tây Tạng - hóa thân của Đạt Lai Lạt Ma thứ 13, đã được tôn lên ngôi Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 trong một nghi thức trang trọng ngay tại thánh địa Lhasa. Tây Tạng lúc ấy chịu ảnh hưởng của đế quốc Anh, đang thâu tóm một vùng rộng lớn bao gồm cả Ấn Độ, Nepal, Butan và Miến Điện (Myanmar) - những quốc gia sát nách Tây Tạng. Năm 1947, Ấn Độ tuyên bố độc lập, thoát khỏi ách thống trị của đế quốc Anh. Kể từ đây, người Anh mất dần ảnh hưởng ở Tây Tạng. Thời điểm này cũng bước vào giai đoạn cuối của cuộc nội chiến Trung Hoa giữa Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch. Năm 1949, Mao Trạch Đông giải phóng Trung Hoa lục địa, đuổi Quốc dân đảng và Tưởng Giới Thạch ra đảo Đài Loan cho đến tận ngày nay. Theo quan điểm của chính quyền Trung Quốc hiện nay, Đài Loan là “vùng đất không thể tách rời” đối với Trung Hoa lục địa. Theo lịch sử địa chính trị thì Đài Loan thuộc Trung Hoa từ thời xa xưa, vấn đề ở chỗ “sáp nhập” theo cách nào mà thôi. Thế còn Tây Tạng?

Tháng 10.1950 tức là chỉ mới 1 năm sau khi giải phóng Trung Hoa lục địa, 80.000 binh lính Trung Quốc bắt đầu tràn qua và chỉ đúng 1 năm sau, tháng 10.1951, Mao Trạch Đông đã kiểm soát thủ phủ Lhasa - trái tim của Tây Tạng. Trước tình cảnh đó, Đức Đạt Lai Lạt Ma 14 vẫn theo đuổi chính sách biến Tây Tạng thành vùng đất trung lập nhưng có vẻ khó thành hiện thực. Năm 1954, Đạt Lai Lạt Ma thân chinh đến Bắc Kinh để diện kiến lãnh tụ Trung Quốc Mao Trạch Đông. Ngài lưu trú ở Bắc Kinh cả tháng trời để tìm kiếm một nền hòa bình lâu dài cho vùng đất Tây Tạng thời hiện đại vốn xa lạ với chuyện binh đao, giết chóc.

Chuyến đi ấy của vị lãnh tụ tinh thần Tây Tạng chẳng hứa hẹn điều gì sáng sủa cho số phận của vùng cao nguyên lạnh giá. Đạt Lai Lạt Ma về đến Tây Tạng với tâm trạng nặng trĩu, bất an vì lúc này người ta có thể ngửi thấy “mùi chiến tranh” phảng phất khắp thủ phủ Lhasa. Và chuyện gì đến cũng đã đến. Tháng 3.1959, binh lính Trung Quốc với số đông áp đảo đã đồng loạt nổ súng và làm chủ hoàn toàn Lhasa trước sự kháng cự yếu ớt của binh sĩ “nghiệp dư” Tây Tạng. Trước khi chiến sự nổ ra, Đạt Lai Lạt Ma 14 đã kịp cải trang và cùng đoàn tùy tùng rời khỏi Lhasa. Sau nửa tháng di chuyển bằng đường bộ băng qua dãy Hy Mã Lạp Sơn, ngài đến Dharamsala, vùng đông - bắc Ấn Độ sống lưu vong cho đến ngày nay. Có người gọi Dharamsala là “Little Lhasa”.

Đoàn Xuân Hải
***

Người Việt Nam bị cấm vào Tây Tạng
31/07/2012 3:40

Việt Nam là 1 trong 6 nước bị Trung Quốc ban hành lệnh cấm cấp phép du lịch vào Tây Tạng, dù Cục Du lịch Tây Tạng vừa chấp thuận cho phép khách nước ngoài tham quan trở lại sau 1 tháng đóng cửa.
Theo trang mạng Tibetgrouptour.com của nhóm các công ty lữ hành tại Tây Tạng, 6 nước nằm trong danh sách trên gồm Anh, Na Uy, Hàn Quốc, Áo, Philippines và Việt Nam. Tuy nhiên, Trung Quốc không tuyên bố lý do chính thức vì sao đưa ra lệnh cấm. Ngoài ra, chính quyền Tây Tạng vẫn duy trì yêu cầu bắt buộc người nước ngoài phải đi theo nhóm từ 5 người trở lên và cấm du khách lên đỉnh Everest từ đất Tây Tạng.

Theo thống kê của Cục Du lịch Tây Tạng (www.xzta.gov.cn), riêng ngày 10.6.2012, tổng số du khách nước ngoài tới Tây Tạng đã lên tới 1.588 người, đến từ 40 quốc gia.

Lucy Nguyễn

Nguồn: Thanh Niên online

11 tháng 8, 2012

Bài phú: Điểm mặt quân thù

Biển Đông cao sóng hờn căm,
Hải đảo cựa mình đau đáu.
Nhìn về Hoàng Sa, tan dạ nát gan,
Nghĩ tới Trường Sa, đứng tim sôi máu!


Hởi quân thù!
Chớ ỷ mạnh mà quen thói hung tàn,
Chớ cậy đông mà giở trò thô bạo!

Nói cho mi biết:
Đụng tới viên sỏi đảo ta, là đụng tới ngàn năm công đức tổ tiên,
Làm nhục một người dân ta, là làm nhục trăm triệu anh em máu thịt!
Hiếp biển nước ta, là bôi mặt nòi giống Tiên Rồng,
Cướp đất đảo ta, là sỉ nhục giang sơn Đại Việt!
Cha, chú ta, dân cày ruộng cũng là hảo hán anh hùng,
Mẹ, chị ta, người nấu bếp cũng là nữ lưu hào kiệt!
Trước họa nước, bao hiểm địa cũng thành Vạn kiếp, Chi Lăng,
Trước nạn dân, mọi trường giang đều hóa Bạch Đằng, Như Nguyệt!
Hồi trống trường, cũng thành trống trận thúc quân,
Bóng cờ lau, cũng thành bóng cờ quyết thắng!

Nói cho mi nhớ,
Triệu Nương, một dải yếm đào mà Lục Dận chẳng một tàn quân,
Trưng Vương, hai mảnh quần hồng mà Tô Định không còn manh giáp!
Sức mạnh ta là Hội Nghị Diên Hồng,
Khí thế ta là cánh tay sát thát!
Sao không lấy gương Liễu Thăng, Ô Mã mà soi?
Sao không lấy chuyện Thoát Hoan, Vương Thông mà xét?
Thấy Sầm Nghi Đống, treo cổ sao chẳng rớt tim?
Nghe Hứa Thế Hanh bỏ mạng mà chưa vỡ mật?
Thanh gươm Lê Lợi, trăm năm sau, mi vẫn còn phách mất hồn tan.
Vó ngựa Lý Thường, hai châu cũ (**), đất chẳng dám hoa khai cỏ mọc!

Với bọn mi,
Tổ tiên ta từng bẻ trúc rừng làm ngọn giáo dài,
Cha anh ta đã lấy lưỡi cày đúc thanh kiếm bạc.

Thế mà,
Đằng Giang mấy lần nhuộm máu, máu thù chẳng hết tanh hôi,
Đống Đa một trận phơi xương, xương giặc vẫn chưa rũ mục!
Chương Dương gươm khua chan chát, xác cản mũi tàu, xác nghẽn bước quân,
Khâm Châu sét nổ ầm ầm, máu ngập chân thành, máu dơ chân ngựa!

Huống chi nay,
Tiềm thủy đỉnh xuất quỷ nhập thần,
Chiến đấu hạm, đi giông về lốc.
Đầy căn cứ, muôn (*) dàn hỏa tiển đối không,
Nghẹt vùng trời, hàng đội phi cơ tiềm kích.
Cờ phất, đạn bay khiếp quỷ kinh thần,
Bấm nút, bom rơi long trời lở đất.
Tàu ta ầm ầm lướt biển, trèo lên sóng dữ gió to,
Quân ta ào ạt băng rừng, đạp nát cây gai lá sắc.
Gươm anh linh thép vẫn ánh ngời ngời,
Tim chính khí máu luôn sôi sùn sụt!
*
Dù vũ khí có chia rõ nhược, cường.
Nhưng ý chí mới định phân cao, thấp:
Quân mi mấy mươi vạn (*), mà Đằng Giang xác nổi như bèo?
Quân mi mấy mươi muôn, mà Hồng Hà thây trôi như rác?
Quân ta mấy vạn, mà xác bọn mi làm nghẽn đường chiến tượng Quang Trung?
Quân ta mấy muôn, mà máu lũ mi đã đẫm giáp chinh y Hưng Đạo?
Lớn miệng khoe đất rộng, mà chịu làm tôi tớ bởi bầy ngựa Nguyên Mông,
Cao giọng ỷ người đông, lại đành làm tai sai do mấy đoàn quân Nhật!

Chúng ta đây,
Hướng ra biển, triệu triệu anh em chung dạ sẵn sàng,
Muốn hồi hương, vạn vạn kiều bào một lòng háo hức.
Đem tim gan tôi đỏ chí quật cường,
Lấy đoàn kết, nấu sôi lòng son sắt!
Cờ tổ quốc đâu để nhạt màu,
Máu hùng anh không cho phai sắc!
Liệt sĩ Hoàng Sa luôn bám bước quân hành,
Liệt sĩ Gạc Ma vẫn theo người cứu quốc!
Từng đánh mi trăm trận, đã biết đâu đá đâu vàng,
Giờ thử lửa một phen, cho biết ai gang ai sắt?

Anh em ta,
Nam nhi hề, chí tại biển đông,
Chiến sĩ hề, thân treo đầu súng.
Cửu Long vẫn hiên ngang chín khúc hào hùng,
Hoàng Liên mãi sừng sững mấy tầng cao ngất.
Lúc gian nguy, ra trước ngõ lại thấy anh hùng
Buổi quốc nạn, xoay hai bên đụng người kiệt xuất!
Vì chung trăm trứng, nên đá nghìn non thương về hải đảo anh em,
Cũng bởi một nòi, mà nước muôn lạch tìm đến biển xanh cốt nhục.
Chung mẹ Âu Cơ, nên máu chảy ruột mềm,
Cùng cha Long Quân, mới lòng đau dạ thắt.
Trăm triệu đồng bào đều muốn vượt trùng khơi,
Mấy triệu anh em luôn hướng về cố quốc.
Bọn chúng bây, nào một lần cướp nước, hại dân,
Anh em ta, đã bao bận đuổi thù, giết giặc.
Thân vắt mạn tàu, bao anh hùng muôn thuở thơm danh,
Chết dưới ngọn cờ, máu liệt sĩ ngàn năm đỏ sắc!
Hét lên đi! Đại Việt hùng cường!
Vung tay lên! Việt Nam bất khuất!
Máu đọ máu thử coi ai đỏ ai đen?
Xương đọ xương thử xem ai vinh ai nhục?

Lời cuối cho mi:
Lịch sử Âu Lạc không thiếu đấng kiên trung,
Nhân dân Đại Cồ chẳng có người khiếp nhược!
Hải đảo ta một vùng khiêm tốn, vẫn đủ cho lũ giặc chôn thây,
Biển đông ta bốn hướng mênh mông, dư sức để muôn tàu dìm xác!
Ta nói có cội có nguồn,
Mi liệu tính sau tính trước!


KHA TIỆM LY
(Tên thật: Thái Quốc Tế
Địa chỉ: 99/5 Đinh Bộ Lĩnh, P2, TP Mỹ Tho)

Chú thích(*) những con số trong bài nầy chỉ có giá trị minh họa.
(**) Khâm Châu, Liêm Châu
:

Nguồn: trannhuong.com

4 tháng 8, 2012

Thăm nhà bạn Hiệp

Suốt chuyến đi trời âm u, bây giờ những vạt nắng đầu tiên đã lên. Hai thầy và đám trò có vẻ mệt mỏi. Chằng biết có phải do còn bâng khuâng với hình ảnh thầy Mão lưu luyến tiển đoàn hay không, mà không khí trên xe chùn lại một cách lạ lùng.

Cho đến khi tiếng điện thoại của Hiệp gọi, réo vang, mọi người mới chợt bừng tỉnh. Rồi cái điệp khúc quen thuộc lao xao, nhộn nhịp…lại bắt đầu. Nếu so với lịch trình tôi đã báo cho Hiệp trước, thì đã muộn lắm rồi! Vì vậy, chắc bạn đang ra vào không yên, khi đến giờ chẳng thấy ai đâu. Ngại bạn phải chờ lâu, tôi thúc hối em Mười tài xế hướng nhanh về Xuyên Mộc. Ngặt nổi trong đoàn ai cũng chưa từng đi qua đấy, ngoại trừ cái tên “ Xuyên Mộc” còn loáng thoáng đâu đó trong trí nhớ. Duy chỉ có cô bạn xê tê 5, Thoại Vân đã đến nhà Hiệp một lần nhưng lại từ tuyến đường Vũng Tàu qua Xuyên Mộc nên cũng mù mờ, phân vân không biết rẽ hướng nào.

Theo sự hướng dẫn của Hiệp qua điện thoại, chúng tôi quay trở lại cồng chào, khi vào thị trấn Bà Rịa.Phải mất hàng chục phút đi quanh nội ô, sau khi rẽ đúng hướng bạn chỉ. Ngạc nhiên chưa !!! Con đường này lại chính là con đường đến nhà thầy Mão. Thế là lòng vòng lại về chốn cũ, chỉ tiếc hơn chục phút trôi đi vô ích. Trong thời gian này, điện thoại của Hiệp chốc chốc lại réo, chắc là sốt ruột rồi đây! Không nói ra nhưng tôi biết cả đoàn ai cũng thấp thỏm, chẳng biết có đi đúng hướng chưa. Cho đến khi nhìn thấy cột mốc bên đường ghi“ Xuyên Mộc, 30 km” tôi mới yên tâm, thở phào nhẹ nhỏm.

Trên con đường QL 55, tráng nhựa mới, xe chạy bon bon. Vượt qua hơn khoảng 10 km cách Bà Rịa. Hai bên vệ đường chỉ là những cánh đồng xanh ngát trãi dài cho đến khuất tầm mắt. Có lẽ cũng gần ba năm tôi chưa có dịp thưởng thức cái không khí trong mát và yên bình như vậy. Là một vùng đất mới phát triển nên nhà cửa hai bên còn thưa thớt, chỉ như điểm nhấn trên màu xanh bạt ngàn. Không biết tôi có nhầm không ? Huyện Xuyên Mộc sau 30/4/1975 được chọn làm “ vùng kinh tế mới”. Dân nghèo ở thành phố, ra đi theo sư vận đông cùa chính quyền khi đời sống rất khó khăn vào thời điểm đó. Chắc nay chẳng còn mấy người trụ lại được ở đây. Tuy nhiên, hôm nay nhờ sự mở rộng của thị trấn Bà Rịa, nên Xuyên Mộc cũng được xem như điểm trung chuyển với thành phố Phan Thiết ( Bình Thuận) mà có được khuôn mặt mới với đầy hứa hẹn, trong tương lai.

Xuyên qua hết huyện Đất Đỏ, vượt tiếp qua hai cây cầu, tôi nhìn thấy bến xe “ Bà Tô” y chang lời Hiệp dặn. Thế là sắp đến rồi! Xe quẹo bên phải chúng tôi đi vào ranh giới huyện Phước Thuận. Con đường tuy tráng nhựa nhưng hẹp. Vì rất ít xe qua lại, trên đường nhà nhà tranh nhau đem phơi lúa. Từng mãng, từng mãng vàng màu lúa mới, tô thêm nét đẹp đồng quê mà người thành phố như tôi ít có dịp chiêm ngưỡng. Sau khi bỏ lại sau lưng thêm chừng 2 km, cây cầu “ Sông Kinh” cũng hiện ra trước mắt. Chúng tôi quá đổi ngạc nhiên, khi nhìn thấy Hiệp. Chắc sợ rằng anh em không nhận ra nên ngồi hẳn lên thành cầu, dưới cái nắng chói chang của buổi trưa hè. Thân hình mảnh khảnh lại thêm đôi kính cận, dõi mắt trông chờ. Làm tôi thấy chạnh lòng, thương quá cho nhiệt tình của Hiệp, đối với thầy và chúng tôi.

Khi nhận ra nhau, vẻ mặt Hiệp vui hẳn, hăng hái bắt tay tôi, mời cả đoàn vào nhà. Lối vào chính, cạnh chân cầu “ Sông Kinh” là con đường đất, hai bên dây leo, cỏ dại đua nhau mọc kín. Tuy hơi hẹp nhưng xe của chúng tôi vẫn chầm chậm tiến đến trước sân. Trước mặt tôi là ngôi biệt thư lầu, rất rộng toàn bộ được sơn nước màu vàng nghệ nhạt. Chỏm mái hình tam giác như mủi tên vút lên, che mưa nắng cho một phần balcon chạy bọc chung quanh. Phần mái chính, mang dáng của mái lá như nhà ở nông thôn, nhưng hiện đại hơn nhờ lóp ngói đỏ xếp lớp, trên giàn khung bằng gỗ. Chờ cho mọi người đỡ mệt, gia chủ hướng dẫn chúng tôi đi xem tầng trên của ngôi biệt thư. Bước lên hết bậc thang gỗ cuối. Một sảnh lớn hướng ra cổng chính. Kề sau là hai phòng ngủ với hàng cửa sổ rông mở trông thoáng mát lắm! Tôi đoán cả diện tích tầng này chắc phải hơn 100 m2. Đứng giữa không gian mênh mông như vậy, nhưng tôi vẫn không thấy lạc lõng vì màu nâu của lớp ván lót sàn làm ấm hẳn lại.


Bên nhau như thuở trường xưa


Trước căn nhà nhỏ mà vừa lòng nhau


Hành lang, ngày ấy xôn xao

Từ hành lang trên lầu có thể thấy bao quát khu vườn xung quanh. Nhiều loại cây đang ra trái được cắt tỉa gọn, trồng cách khoảng 4 mét đều nhau, trông ngăn nắp hẳn. Dẩn vào vườn là con đường rãi nhựa, quanh co, uốn lượn trên mãng cỏ xanh. Ven đường lố nhố những nhiều loài hoa đang khoe sắc. Lúc này tôi mới hiểu được vì sau bàn tay của Hiệp rắn rỏi và chai sạm đến như thế! Cuối sân là hồ cảnh rộng độ bằng cả một nền nhà. Ở giữa hồ là khoảng không gian dành cho nhà thủy tạ mang phong cách riêng của Hiệp.


Đoàn thời lũ lượt kéo nhau thăm vườn


Cô Lan thấy trái vấn vương


Thoại Vân trèo tót, không nương trái nào


Môt vòng, lòng bớt nao nao


Vào nhà thủy tạ xem bèo dâu trôi.

Trở xuống lầu, lúc này hai cô Vân, Lan giúp chị Liên bày thức ăn ra một chiếc bàn dài, đủ chổ cho cả đoàn đã xong. Hiệp mời tất cả vào bàn. Vài chai rượu vang ướp lạnh được chị mang ra cho chồng đãi bạn. Chúng tôi mời chị cùng ngổi nhưng chị chỉ mĩm cười rồi lại lo phục vụ tiếp cho bữa ăn, làm tôi cảm thấy ái ngại. Cơm nóng phảng phất bên nhiều món ăn ngon nên tôi “mần” một mạch ba chén. Đến nổi, ngày hôm sau tôi phải viết vài câu thơ “con cóc” gởi bạn để cảm ơn vể bữa ăn đáng nhớ này (xem bài thơ ở cuối bài). Không riêng tôi, thầy và các bạn cũng “đánh chén” tưng bừng. Ấy thế mà, thức ăn cũng chẳng hao mòn là bao. Mới biết lòng của gia chủ cũng bao la như ngôi nhà này vậy. Chuyện vui, chuyện buồn trong dịp này cứ tuôn chảy. Hiệp không quên giới thiệu sơ qua phong cảnh Hồ Tràm, Hồ Cốc nằm trong khu vực. Rất hấp dẫn, những bãi biển hoang sơ lượn dài bên hàng dừa xanh bóng ven bờ. Nơi mà bạn có thể thấy quảng cáo trên các trang Du Lịch dạo gần đây. Còn không, hãy thử vào "google search" để xem Hiệp có quá lời không. Tôi ước chi bay được ra đó ngay bây giờ, thì tuyệt quá! Ai cũng cảm thấy hài lòng cho đoạn cuối của chuyến đi, trong không gian yên tĩnh, thoáng mát và bữa cơm thật ngon do bạn thiết đãi.


Chị Liên (vợ bạn Hiệp): Cơm ngon, nhờ nụ cười tươi


Lan Bé (CT5): Gỏi ngon, nhờ có cô nàng xinh xinh


Trầm ngâm, kể chuyện chúng mình


Nâng ly, cho ấm ân tình đồng môn

Tôi và Hiệp từng gặp nhau trong các buổi lể tri ân thầy cô trước đây, thậm chí có lần cùng nhau hát giúp vui cho tiêc. Nhưng lúc ấy cũng chưa thân lắm! Đến dịp gần đây, nhân hôm tiển một bạn học cùng lớp xuất cảnh, tôi có dịp gặp lại Hiệp. Từ Xuyên Mộc xa xôi, bạn không ngại đường xa về Sài gòn góp mặt. Trong dịp này, trước khi ra về bạn còn nhắc lại mời chúng tôi ra chơi. Biết nói sao cho hết về tấm chân tình ấy. Lại nữa, Hiệp cũng giống như tôi, cả hai đều dựng một căn nhà tạm trên “ net” để bạn hữu, đồng môn có nơi tìm về chốn cũ, sau một ngày bộn bề với cuộc sống. Cũng từ đó tôi và Hiệp có dịp trao đổi thư từ nhiều hơn. Và bừa cơm thân mật này như sự thể hiện, phần nào truyền thống đoàn kết, tương thân, của “dân” mà thiên hạ cho là khô khan như cục sắt.

Xin cảm ơn Tân và Hiệp hai bạn và nhóm cựu học sinh San-Jose đã hổ trợ đoàn chúng tôi hoàn thành trách nhiệm của người học sinh đối với Thầy Cô cũ, trong xã hội mà đạo lý " thầy trò" đang có phần phai nhạt. Hy vọng, tương lai với sự đồng hành, ủng hộ của anh chị em, chúng tôi lại tiếp tục thực hiện những chuyến đi tương tự để làm ấm lòng các thầy cô trong lúc tuổi già.

Nguyễn văn Hiếu

Cảm ơn bạn Hiệp lăng xăng,
Bắt con gà mái để làm rô ti.
Trên mâm chẳng thiếu món gì,
Thầy trò vui vẻ, vô…vài chai “vang”.
Chị Liên tất bật hỏi han.
Cóc Hiệp hạnh phúc có em bên mình.
Tri ân cô vợ bạn mình,
Cảm ơn lần nữa, gia đình chị Liên.
Thu xếp tháng chín xuống liền,
Để còn thường thức món cà ri cay.


Muốn thăm căn lều của Hiệp trên net, hảy gỏ: http://caothang76.blogspot.com/

Xem thêm tường thuật:
1./Thăm Thầy Nguyễn Văn Nhâm
2./Thăm Thầy Phan Văn Mão